Turn your device in landscape mode.
logo
27 oC
Thứ sáu
22/03/2024
27oC
Thứ bảy
23/03/2024
27oC
Chủ nhật
24/03/2024
28oC
Thứ hai
25/03/2024
27oC
Thứ ba
26/03/2024
27oC
VinWonders Nha Trang
3
lang-lua-hoi-an

Khám phá làng lụa Hội An: Nơi lưu giữ nghề lụa truyền thống 300 năm tuổi

23/03/2023 7625 views

Đứng trước nguy cơ mai một của nghề dệt thủ công xứ Quảng, làng lụa Hội An đã được “hồi sinh” lại để vừa gìn giữ công thức dệt lụa truyền thống, vừa quảng bá những nét tinh hoa văn hóa lâu đời của làng nghề. Theo bước chân du khách, những sản phẩm lụa Hội An đang ngày càng phổ biến hơn ở cả trong nước và quốc tế.

lang-lua-hoi-an-1

Làng lụa Hội An – điểm tham quan văn hóa không thể bỏ lỡ tại phố Hội (Ảnh: Sưu tầm)

Làng lụa Hội An là một trong những địa điểm du lịch Hội An nổi tiếng hàng đầu. Đến đây, ngoài được mua sắm các sản phẩm lụa tơ tằm Hội An chính hiệu, bạn còn có cơ hội tìm hiểu một cách chân thực nhất về nghề ươm tơ dệt lụa xứ Quảng có lịch sử hơn 300 năm.

1. Lịch sử làng lụa Hội An hơn 300 năm tuổi

Khoảng thế kỷ XVI – XVII là thời kỳ nghề tơ lụa xứ Đàng Trong phát triển cực thịnh. Những làng nghề dệt Hội An thời đó nổi tiếng với quy trình trồng dâu, nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa hoàn toàn thủ công để tạo ra các sản phẩm lụa chất lượng phục vụ vua chúa, giới quý tộc, cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

Giới thương nhân từ các nước phương Đông lẫn phương Tây đã sớm nhận ra giá trị và tiềm năng của nghề dệt lụa đất Quảng Nam và tìm mua tơ sống cùng các loại lụa nơi đây. Chính điều đó góp phần biến thương cảng Hội An trở thành một “mắt xích” quan trọng trong “con đường tơ lụa trên biển” lúc bấy giờ.

Thương cảng Hội An sầm uất những năm thế kỷ XVI - XVII

Thương cảng Hội An sầm uất những năm thế kỷ XVI – XVII (Ảnh: Sưu tầm)

Ngày nay, làng lụa Hội An được đầu tư xây dựng lại với mục tiêu hồi sinh, duy trì và phát triển nghề ươm tơ dệt lụa tỉnh Quảng Nam. Bằng việc tái hiện lại không gian làng nghề một cách chân thực nhất, từ quy trình nuôi tằm đến khi dệt ra thành phẩm, khu du lịch làng lụa Hội An đã trở thành một những địa điểm du lịch Hội An hút khách.

Bên cạnh đó, đi cùng với sự phát triển của làng lụa, lụa Hội An sẽ có cơ hội tiếp cận rộng rãi hơn đến du khách trong nước  và quốc tế thông qua các làng nghề khác trong nước cũng như những Hiệp hội tơ lụa Châu Á, Hiệp hội tơ lụa Thế giới,… Đích đến tương lai của làng lụa là trở thành trung tâm phân phối các sản phẩm lụa hàng đầu Việt Nam.

lang-lua-hoi-an-3

Nét cổ kính của làng lụa Hội An (Ảnh: Sưu tầm)

Trong chuyến tham quan làng lụa, bạn còn có thể kết hợp ghé qua nhiều địa điểm check in Hội An hấp dẫn để tìm hiểu thêm về mảnh đất thương cảng sầm uất một thời như: Chùa Cầu, Hội quán Phúc Kiến, Chợ đêm Hội An, Biển Cửa Đại,….

>>> Xem thêm: Hội quán Triều Châu Hội An: Kinh nghiệm tham quan 2024

2. Khám phá 9 trải nghiệm thú vị nhất tại làng lụa Hội An

2.1. Tham quan nhà truyền thống và khám phá lịch sử nghề lụa

Từ cửa bước vào bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tham quan ngôi nhà truyền thống ở làng lụa Hội An với khoảng 100 bộ áo dài lộng lẫy được trưng bày, mỗi bộ đều mang dấu ấn đại diện cho sự phát triển của làng nghề hơn 300 năm tuổi.

Đặc biệt, không gian gây ấn tượng nhất cho du khách chắc chắn phải kể đến những trang phục truyền thống của 54 dân tộc anh em, thể hiện sự đa dạng văn hóa trên mảnh đất hình chữ S.

2.2. Tìm hiểu văn hóa Chăm và quy trình dệt vải của người Chăm

Đến với làng lụa Hội An, bạn không chỉ được ngắm nhìn những sản phẩm đã hoàn thiện mà sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình nuôi tơ, dệt vải theo công thức của người Chăm xưa.

lang-lua-hoi-an-5

Những mẫu hoa văn đặc sắc trên vải lụa Hội An (Ảnh: Sưu tầm)

Văn hóa Chăm đã tồn tại từ lâu đời, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Quy trình dệt vải của người Chăm rất tỉ mỉ từ việc chọn bông làm sợi. Một trong những chi tiết tạo nên sự độc đáo cho tấm vải của người Chăm đó chính là hoa văn cổ được thuê dệt rất kỳ công. Mỗi người thợ dệt cẩn thận đếm sợi và luồn chỉ đan xen nhau, tất cả tạo nên những đường nét hoa văn trên vải vô cùng bắt mắt, chuẩn chỉ.

2.3. Tham quan vườn dâu tằm truyền thống của Việt Nam

Trong sân vườn tại làng lụa, du khách sẽ ghé thăm cây dâu cổ thụ tán rộng, cao hơn 10m. Theo thông tin từ ban quản lý cho biết, cây đã tồn tại từ thời Chăm Pa xưa và được chuyển về làng lụa từ năm 2012, với cấu tạo lá cây hình chân chim, không có dấu hiệu lai tạo so với các giống cây dâu hiện nay.

lang-lua-hoi-an-6

Cây dâu tại làng lụa Hội An (Ảnh: Sưu tầm)

Thêm vào đó, du khách còn có thể tìm hiểu hiểu về giống dâu lá bầu của Quảng Nam. Đây là loại cây cần có kỹ thuật chăm sóc cao, để thu hoạch được nhiều lá, người trông vườn phải tiến hành đốn phớt theo vụ. Mỗi năm sẽ có khoảng 8 lứa lá dâu để cung cấp cho 8 lứa tằm.

2.4. Ghé thăm ngôi nhà tơ tằm

Nếu muốn tìm hiểu về quy trình dệt vải ở làng lụa Hội An, không thể bỏ qua ngôi nhà tơ tằm. Đây là nơi sau khi thu hoạch, kén sẽ được nấu liên tục trong nước sôi để cho ra sợi tơ mềm mại, dẻo dai. Sợi tơ lớn được tạo thành bởi nhiều sợi kén nhỏ. Công đoạn này yêu cầu người nghệ nhân phải có kinh nghiệm và tính kiên nhẫn cao, bởi ươm tơ chuẩn thì mới có thể dệt ra tấm lụa tốt.

lang-lua-hoi-an-7

Công đoạn nấu kén (Ảnh: Sưu tầm)

2.5. Tham quan nhà dệt Chăm

Sau khi nấu, tơ lụa sẽ được gắn từng sợi lên khung và bắt đầu quy trình dệt lụa. Đây là công đoạn được nhiều du khách yêu thích nhất, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến và có thể thử sức với quy trình tạo ra những tấm vải lụa đẹp với họa tiết tinh xảo.

Tất cả các khung dệt từ thời Chăm Pa cổ đến hiện đại đều được trưng bày tại làng lụa Hội An để cho du khách tham quan.

2.6. Tham quan Cửu Điện

Cửu Điện cũng là một trong những là di tích còn sót lại trong không gian làng lụa Hội An. Nơi đây trưng bày những cổ vật liên quan tới làng nghề truyền thống được sưu tầm ở khắp nơi mang về triển lãm, trưng bày cho khách tham quan.

lang-lua-hoi-an-9

Các khung dệt từ xưa được trưng bày trong làng lụa (Ảnh: Sưu tầm)

Xem thêm:

2.7. Tham quan triển lãm làng lụa Hội An

Triển lãm làng lụa Hội An sẽ là điểm dừng chân cuối trong phần tham quan. Tại đây bạn sẽ được ngắm nhìn những sản phẩm lụa hoàn thiện, sau tất cả các công đoạn trước đó.

lang-lua-hoi-an-10

Rất nhiều mẫu vải hoa văn đẹp được trưng bày trong triển lãm (Ảnh: Sưu tầm)

Ở khu triển lãm, bạn sẽ được hướng dẫn cách phân biệt giữa vải lụa dệt từ khung gỗ truyền thống và vải dệt từ khung hiện đại, những loại lụa có thời gian nấu sợi lâu so với nấu nhanh, lụa thật và lụa giả hoặc lụa bị pha,…. Những mẹo nhận biết này đều được chỉ dẫn bởi các nghệ nhân chuyên nghiệp tại làng lụa.

2.8. Tự tay dệt những tấm lụa óng ả

Không chỉ tham quan, vãn cảnh, mà du khách hoàn toàn có thể tự tay trải nghiệm hái lá dâu cho tằm ăn, nấu kén, dệt lụa dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân lành nghề tại làng lụa.

lang-lua-hoi-an-11

Du khách tham quan quá trình dệt vải tại làng lụa Hội An (Ảnh: Sưu tầm)

2.9. Mua lụa tơ tằm Hội An làm quà tặng bạn bè, người thân

Nếu đã đến làng lụa Hội An thì bạn đừng quên chọn mua những sản phẩm tơ tằm chất lượng như quần áo, khăn choàng, vải lụa nguyên tấm,… được làm ra bằng cả tâm huyết và kinh nghiệm của những người nghệ nhân làm quà cho người thân, bạn bè hoặc dành làm kỷ niệm.

lang-lua-hoi-an-12

Du khách có thể mua các sản phẩm lụa Hội An làm quà tặng (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: Nhà cổ Phùng Hưng Hội An: Độc đáo kiến trúc giao thoa Trung – Nhật – Việt

3. Kinh nghiệm khám phá khu du lịch làng lụa Hội An

  • Thời điểm thích hợp tham quan làng lụa là vào đầu tháng 2 đến cuối tháng 7, thời tiết Hội An nói chung lúc này là mùa khô, trời nắng ráo, ít mưa rất phù hợp để du lịch, trải nghiệm.
  • Bạn nên chọn khoảng thời gian buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để ghé làng lụa vì không gian trải nghiệm chủ yếu ở trong nhà. Nếu có dùng buffet tại làng lụa thì nên đi từ buổi sáng để vừa tham quan và thưởng thức các món ăn truyền thống ở đây nhé.
  • Hãy giữ tấm vé vào cửa trong suốt quá trình tham quan, vì rất có thể sẽ bị kiểm tra lại ở bất kỳ thời điểm nào trong khu vực làng lụa.
  • Khi tham quan bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp, lịch sự. Hạn chế chen lấn, xô đẩy hay to tiếng trong những khu vực đông người.

3.1. Giờ mở cửa, giá vé làng lụa Hội An

  • Làng lụa Hội An địa chỉ ở số 28 Nguyễn Tất Thành, Phường Tân An, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 21:00
  • Giá vé tham quan làng lụa Hội An: 50.000 VNĐ/người

Bạn cũng có thể lựa chọn đi theo tour tham quan làng lụa Hội An với chi phí như sau:

  • Tour ngắn (8:00 – 17:00): Giá vé 100.000 VNĐ/người, thời gian tham quan là 45 phút
  • Tour dài (9:00 hoặc 14:00): Giá vé 595.000 VNĐ/người, thời gian tham quan là 4 giờ, có hướng dẫn viên thuyết minh
lang-lua-hoi-an-14

Cổng vào khu vực làng Lụa Hội An (Ảnh: Sưu tầm)

3.2. Đường đi đến làng lụa Hội An

Quãng đường từ trung tâm Phố cổ Hội An đến làng lụa Hội An không quá xa. Bạn có thể lựa chọn xe đạp hoặc xích lô để vừa đi vừa ngắm phố cổ.

lang-lua-hoi-an-15

Sơ đồ di chuyển từ trung tâm phố cổ đến làng lụa Hội An (Ảnh: Sưu tầm)

3.3. Kinh nghiệm ăn uống tại làng lụa Hội An

Khi đến với làng lụa Hội An, du khách sẽ được thưởng thức đồ uống chào mừng với nước cốt dâu tằm trước khi bắt đầu chuyến tham quan.

Kết thúc chuyến tham quan, du khách sẽ đến với không gian ẩm thực trong khuôn viên. Nơi đây có nhà hàng phục vụ ăn uống tại chỗ với nhiều món đặc sản nổi tiếng Quảng Nam như Bánh Xèo Hội An, Bánh Canh Trà Quế, Cao Lầu Hội An, Mì Quảng Phú Chiêm, Cơm Gà Hội An, Cafe làng lụa Hội An…

Ấn tượng nhất là Buffet Gánh với đầy đủ món khai vị, món chính, món Gánh, món nướng và tráng miệng. Giá buffet là 299.000 VNĐ/người.

lang-lua-hoi-an-16

Nhà hàng buffet ngoài trời trong làng lụa (Ảnh: Sưu tầm)

Tại Hội An còn có một điểm đến mà bạn có thể thỏa sức khám phá các làng nghề truyền thống của Việt Nam – đó chính là khu phố làng nghề thuộc phân khu Đảo Văn Hóa Dân Gian tại VinWonders Nam Hội An.

Tại khu phố làng nghề, bạn sẽ được tìm hiểu về 6 làng nghề, bao gồm nghề dệt tơ tằm, nghề đan lát, nghề thủ công giấy Dó, nghề điêu khắc, nghề làm tranh Đông Hồ và nghề làm gốm. Trong chuyến tham quan mỗi làng nghề, bạn có thể tự tay làm ra những món đồ lưu niệm quý giá dưới sự hướng dẫn của những người nghệ nhân.

lang-lua-hoi-an-17

Không gian làng nghề dệt lụa tơ tằm ở VinWonders Nam Hội An

lang-lua-hoi-an-18

Trải nghiệm làm gốm tại VinWonders Nam Hội An

lang-lua-hoi-an-19

Tìm hiểu nghề truyền thống Thủ công giấy Dó

lang-lua-hoi-an-20

Thử tài điêu khắc là trải nghiệm khá thú vị

>>> Ưu đãi độc quyền giảm tới 10 % combo vé vào cửa & xe buggy với VinWonders Nam Hội An tại website VinWonders.com hoặc App Vinwonders.

Kết hợp với việc khám phá làng nghề, bạn hãy dành thời gian thưởng thức buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống với các điệu dân ca quan họ, chầu văn, hát then…; hay khám phá không gian nhà ở truyền thống đặc trưng 3 miền trong phân khu Đảo Văn Hóa Dân Gian.

Ngoài ra, khi đến với VinWonders Nam Hội An bạn còn có thể tham quan và vui chơi thỏa thích ở các phân khu: River Safari, Thế giới nước, Bến cảng Giao thoa, Vùng đất phiêu lưu và Trò chơi trong nhà với vô vàn trải nghiệm thú vị.

lang-lua-hoi-an-21

Tận hưởng “thả ga” những trò chơi cảm giác mạnh tại VinWonders Nam Hội An

>>> Đặt mua ngay vé vào cửa trực tiếp tại VinWonders Nam Hội An để vui chơi bất tận trong thế giới giải trí đầy màu sắc và khám phá trọn vẹn các làng nghề truyền thống văn hóa ngay hôm nay!

Nghề dệt thủ công tại làng lụa Hội An cần được tiếp tục gìn giữ và phát triển ngày càng mạnh mẽ để khẳng định vị thế của sản phẩm lụa truyền thống Hội An ở cả thị trường trong nước và quốc tế, trở thành một nét đẹp văn hóa tiêu biểu riêng có ở Phố Hội.

 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé