1. Địa chỉ, giờ mở cửa & giá vé Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Số 02 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa tham khảo: Từ thứ 2 – thứ 6 (thứ 7, Chủ nhật đóng cửa)
- Sáng: 07:30 – 11:00
- Chiều: 13:30 – 16:30
- Giá vé tham quan: Miễn phí
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh nằm gần bảo tàng nào? Bảo tàng tọa lạc tại trung tâm TP. HCM, gần Thảo Cầm Viên và Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh là điểm đến ý nghĩa để tìm hiểu về công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước qua hàng nghìn hình ảnh và hiện vật được trưng bày.
Không gian bảo tàng được chia thành hai khu vực chính gồm: khu trưng bày trong nhà và khu vực ngoài trời. Khu vực trong nhà có diện tích 1.000m² là nơi lưu giữ các tài liệu, hiện vật quan trọng. Trong khi đó, khu vực ngoài trời rộng 2.000m² là nơi trưng bày các phương tiện, vũ khí gắn liền với chiến dịch Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh giá vé miễn phí, mở cửa từ thứ 2 – thứ 6 (Ảnh: Sưu tầm)
Xem thêm: Các bảo tàng ở TPHCM: 15 điểm đến nổi tiếng, hấp dẫn du khách
2. Phương tiện di chuyển tới Bảo tàng
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh có vị trí thuận tiện để bạn dễ dàng ghé thăm trong chuyến du lịch Sài Gòn. Tùy vào vị trí khởi hành và nhu cầu trải nghiệm, bạn có thể lựa chọn những phương tiện sau:
- Xe buýt: Các tuyến xe buýt có điểm dừng gần bảo tàng bao gồm: tuyến 14, 18, 30, 45, 53. Điểm dừng xe buýt gần nhất là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cách bảo tàng khoảng 5 phút đi bộ.
- Taxi: Bạn có thể sử dụng dịch vụ Taxi Xanh SM để thuận tiện tham quan Bảo tàng. Với ứng dụng thông minh và xe điện thân thiện môi trường, Taxi Xanh SM mang lại trải nghiệm di chuyển êm ái, an toàn và dễ dàng đặt xe nhanh chóng từ tổng đài 1900 2088 hoặc ứng dụng Taxi Xanh SM.
- Phương tiện cá nhân: Từ trung tâm TP. HCM (chợ Bến Thành), bạn di chuyển theo đường Lê Lợi, rẽ trái vào đường Pasteur, tiếp tục đi thẳng và rẽ phải vào đường Lê Duẩn. Đi thẳng khoảng 1km, bảo tàng sẽ nằm bên phải, gần Thảo Cầm Viên.

Thuận tiện di chuyển đến Bảo tàng Chiến dịch bằng taxi Xanh SM
3. Lịch sử hình thành & phát triển Bảo tàng
Quá trình hình thành và phát triển Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh gắn liền với những dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước:
- Trước năm 1975: Bảo tàng là Trường Cao đẳng Quốc phòng, nơi đào tạo sĩ quan cao cấp cho chính quyền Sài Gòn.
- Năm 1987: Địa điểm được chuyển đổi thành “Phòng trưng bày Chiến dịch Hồ Chí Minh” nhằm tái hiện sự kiện thống nhất đất nước. Trong một thời gian dài, hệ thống cơ sở vật chất xuống cấp, nội dung trưng bày chưa đáp ứng được kỳ vọng, chưa xứng tầm với ý nghĩa lịch sử của chiến dịch.
- Năm 2017: Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tiến hành đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng hồ sơ xếp hạng để đưa phòng trưng bày vào hệ thống bảo tàng quốc gia.
- Ngày 11/12/2020: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang ký quyết định chính thức nâng cấp Phòng Trưng bày Chiến dịch Hồ Chí Minh thành Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, do Quân khu 7 quản lý.
Trước đây, Chiến dịch Hồ Chí Minh có tên gọi là Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn – Gia Định. Chiến dịch được đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày 14/4/1975, theo phê chuẩn của Bộ Chính trị nhằm thể hiện tầm vóc và ý nghĩa lịch sử đặc biệt của chiến dịch này. Hiện nay, bảo tàng là địa điểm tham quan ý nghĩa, lưu giữ và truyền tải những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với sự kiện trọng đại của dân tộc.

Bảo tàng tiền thân là Phòng trưng bày Chiến dịch Hồ Chí Minh thành lập năm 1987 (Ảnh: Dân Trí)
Lưu ngay: Quận 1 có gì chơi? 15+ địa điểm vui chơi Quận 1 thú vị nhất
4. Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh có gì?
4.1. Khu trưng bày hiện vật ngoài trời
Khu vực ngoài trời của Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh trưng bày xe tăng, máy bay chiến đấu từng tham gia chiến dịch, cùng xác một máy bay đối phương bị bắn rơi trong tháng 4/1975. Điểm nhấn đặc biệt là tượng đài chiến thắng 30/4, biểu tượng cho khát vọng độc lập, hòa bình, tái hiện sống động khí thế hào hùng của chiến dịch lịch sử.

Máy bay được trưng bày tại Khu vực bên ngoài Bảo tàng (Ảnh: Dân Trí)
4.2. Khu trưng bày trong nhà theo chuyên đề
Khu vực trong nhà của Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh có 2 tầng được thiết kế thành 6 chuyên đề theo dòng thời gian của toàn bộ chiến dịch. Các chuyên đề bao gồm:
- Từ Hiệp định Paris đến Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975
- Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 – 3/4/1975)
- Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (5/3 – 29/3/1975)
- Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 – 30/4/1975)
- Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh
- Sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn
Trung tâm khu vực trưng bày trong nhà là sa bàn điện tử và tivi màn hình lớn, tái hiện toàn bộ diễn biến chiến dịch bằng tiếng Việt, Anh và Pháp. Thiết bị mang đến trải nghiệm tham quan sống động và chân thực cho du khách.

Hình ảnh của Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh – khu vực trưng bày trong nhà (Ảnh: Dân Trí)
4.3. Những hình ảnh, tài liệu lịch sử tiêu biểu
Bảo tàng lưu giữ hàng ngàn hình ảnh, tài liệu và hiện vật tiêu biểu thể hiện sức mạnh toàn dân trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Dưới đây là một số hình ảnh, tài liệu nổi bật:
- Bức ảnh chụp hai chiếc xe tăng T54B số hiệu 843 và T59 số hiệu 390. Xe tăng T59 được xác nhận là chiếc húc đổ cổng Dinh Độc lập.
- Bức điện mật đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Quân đoàn 2
- Bản kế hoạch nghi binh của Trung tá Khuất Duy Tiến
- Bộ lễ phục của Đại tướng Lê Đức Anh
- Bộ quân phục, kính lúp và sổ tay ghi chép của Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh Đại tướng Văn Tiến Dũng
- Xe đạp thồ, xe Honda 90 dùng trong chiến dịch
- Chân dung của những vị tướng trong Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Hình ảnh tái hiện Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng vào trưa ngày 30/4/1975

Các hiện vật lịch sử được lưu giữ tại Bảo tàng (Ảnh: Dân Trí)
4.4. Hai bảo vật quốc gia vô giá
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh tự hào lưu giữ hai bảo vật quốc gia vô giá. Đó là Sổ trực ban tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh, ghi lại những khoảnh khắc của cuộc chiến. Bảo vật thứ hai là Bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh (phục chế). Bản đồ có chữ ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng và đồng chí Phạm Hùng, minh chứng cho quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sổ trực ban chiến dịch Hồ Chí Minh – Bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Chiến dịch (Ảnh: Dân Trí)
Khám phá: Địa điểm du lịch Sài Gòn: 30 tọa độ gây sốt hội xê dịch
5. Những lưu ý khi đến Bảo tàng
Khi tham quan Bảo tàng, du khách nên lưu ý:
- Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh giờ mở cửa tham quan miễn phí từ thứ 2 đến thứ 6 và đóng cửa vào thứ 7 và Chủ nhật.
- Ưu tiên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp với không gian lịch sử tôn nghiêm.
- Giữ trật tự, hạn chế nói to, chạy nhảy để không ảnh hưởng đến người khác.
- Không chạm vào hiện vật, không xả rác, chú ý giữ gìn vệ sinh chung.
- Chỉ chụp ảnh, quay phim tại khu vực cho phép, tuyệt đối không sử dụng đèn flash để bảo vệ hiện vật.
- Tuân thủ quy định và nghe theo hướng dẫn của nhân viên bảo tàng để có trải nghiệm tham quan trọn vẹn.

Lưu ý giữ trật tự và tôn trọng hiện vật khi tham quan (Ảnh: Dân Trí)
6. Các địa điểm tham quan gần Bảo tàng Chiến dịch
Sau khi tham quan Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, bạn có thể tiếp tục hành trình khám phá Sài Gòn tại các điểm đến nổi tiếng lân cận. Những điểm đến gợi ý sau đây sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm tham quan đáng nhớ và phần nào cảm nhận được vẻ đẹp, sức sống của thành phố mang tên Bác.
- Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh (300m): Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý, phản ánh lịch sử, văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử đến cận đại. Cùng với kiến trúc độc đáo và chuyên đề trưng bày phong phú, bảo tàng trở thành điểm tham quan, check in hấp dẫn ở TP. Hồ Chí Minh.
- Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (900m): Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên đường Nguyễn Văn Bình (Quận 1) là không gian văn hóa đặc sắc, quy tụ nhiều nhà xuất bản, cửa hàng sách uy tín. Điểm đến còn có không gian xanh mát và thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, triển lãm.
- Dinh Độc Lập (1,3km): Dinh Độc Lập là biểu tượng lịch sử gắn liền với sự kiện thống nhất đất nước. Ngoài giá trị lịch sử to lớn, công trình còn ghi dấu ấn với kiến trúc độc đáo và hiện vật trưng bày phong phú.
- Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (1,7km): Bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý tái hiện sinh động hành trình phát triển của Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh qua các thời kỳ. Ngoài ra, bảo tàng còn là điểm chụp ảnh nổi tiếng do sở hữu không gian độc đáo và kiến trúc ấn tượng.

Không gian xanh mát của đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Sưu tầm)
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử hào hùng, giúp các thế hệ sau hiểu rõ hơn về sự hy sinh, lòng quả cảm của cha ông trong công cuộc thống nhất đất nước. Qua chuyến tham quan, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những hiện vật quý mà còn cảm nhận sâu sắc giá trị của hòa bình, độc lập hôm nay. Hy vọng rằng với cẩm nang chi tiết này, hành trình khám phá bảo tàng của bạn sẽ trở nên ý nghĩa, trọn vẹn hơn.
Sau khi khám phá những dấu ấn lịch sử tại bảo tàng, bạn hãy dành thời gian thư giãn và tái tạo năng lượng tại Công Viên Grand Park. Với quy mô rộng lớn và thiết kế hiện đại, Công Viên Grand Park trở thành địa điểm giải trí hàng đầu TP. Hồ Chí Minh. Công viên hứa hẹn mang đến trải nghiệm tham quan, vui chơi sảng khoái, tràn đầy hứng khởi dành cho mọi du khách.

Đến Công Viên Grand Park và khám phá thế giới vui chơi, giải trí đặc sắc
Đến Công Viên Grand Park, bạn có thể khám phá công viên nước Hòn đảo nhiệt đới với bể tạo sóng khổng lồ và hệ thống đường trượt đẳng cấp. Cạnh bên là Khu vườn mộng mơ, nơi bạn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn và chinh phục hàng loạt trò chơi cảm giác mạnh thú vị.
ĐẶT NGAY VÉ CÔNG VIÊN GRAND PARK