Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở lưu vực sông Amazon của Nam Mỹ. Với kích thước lớn nhất có thể lên đến hơn 2 mét và trọng lượng lên đến 200kg, hải tượng được xem là một trong những loài cá lớn nhất trên thế giới. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về loài cá này.
1. Những thông tin thú vị về giống cá hải tượng
Để hiểu rõ hơn về loài cá lớn nhất hành tinh này, các bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây!
1.1 Cá hải tượng có nguồn gốc từ đâu?
Cá hải tượng có tên khoa học là Arapaima Gigas, thuộc Họ và Bộ cá Rồng. Loài cá này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1892 bởi nhà sinh vật học người Thụy Sĩ – Louis Agassiz. Hải tượng có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, được tìm thấy ở các quốc gia như: Brazil, Peru và Colombia. Tuy nhiên, hiện nay loài cá này cũng đã được du nhập phân bố ở một số khu vực khác trên thế giới như châu Á và châu Phi.
1.2 Đặc tính của loài cá hải tượng
Cá hải tượng có thân dài và thon, với chiều dài có thể lên đến hơn 2 mét và trọng lượng lên tới 200 kg. Chúng có đầu lớn và cổ dày, miệng rộng với 2 mảnh xương ghép vào nhau. Hàm trên của cá có 32 răng, hàm dưới 35 răng.
Loài cá này sở hữu lưỡi xương, rất ít cử động. Thân của cá hải tượng được bao phủ bởi một lớp vảy dày, đây là “tấm áo giáp” bảo vệ chúng khỏi các tấn công từ con mồi hoặc các kẻ săn mồi.
Đặc biệt, cá hải tượng có vây lưng to ở phía sau đầu giúp chúng có thể bơi nhanh và nhảy cao trên mặt nước. Nhờ có bóng cá mà hải tượng có thể thở được ở trên bờ. Chính sự tiến hóa này giúp chúng thích nghi tốt với môi trường thiếu hụt oxy ở Amazon. Màu sắc của cá hải tượng khá sặc sỡ, với các mảng màu xanh lá cây, đỏ, cam hoặc vàng trên thân.
Cá hải tượng được biết đến là loài cá có tính cách hung hăng và dữ dội. Đặc biệt là khi cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ tấn công con mồi hoặc những kẻ xâm nhập vào lãnh thổ.
>>> Xem thêm: [LƯU NGAY] 06 thủy cung ở Việt Nam đẹp, nổi tiếng & lớn nhất 2024
1.3 Cá hải tượng đẻ trứng hay đẻ con?
Loài cá này sinh sản bằng hình thức đẻ trứng, kích thước trứng khá lớn, từ 2,5mm – 3mm. Độ tuổi sinh sản của cá hải tượng khoảng 4 – 5 tuổi. Thông thường, cá sẽ đẻ trứng vào tháng mưa (từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 năm sau).
Vào thời điểm này, cá mẹ sẽ đẻ trứng trong tổ cát, sau đó cá bố tưới tinh dịch lên và ấp tất cả trứng vào miệng từ tháng 1 đến tháng 4. Khi mực nước dâng cao, trứng sẽ bắt đầu nở ra cá con. Lúc này, cả cá mẹ và cá bố sẽ cùng nhau kiếm thức ăn và chăm sóc cá hải tượng con.
Trong một năm, loài cá này có thể sinh đến 6 lần. Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì hải tượng con 1 tuổi có thể đạt trọng lượng từ 12kg đến 15kg.
1.4 Cá hải tượng có nguy hiểm không?
Cá hải tượng có nguy hiểm không? Cá hải tượng có ăn thịt người không? Đây là thắc mắc chung của nhiều người hiện nay. Thực tế, hải tượng là loài cá không hề gây hại cho con người.
Tuy nhiên, tương tự như nhiều sinh vật biển khác, cá cũng có khả năng tự vệ khi cảm thấy bị đe dọa. Chúng có thể tác động lực bằng cách đâm mạnh và trực diện con mồi.
>>> Xem thêm: Những điều thú vị về cá bò hòm – Hải sản ngon, lạ miệng của miền biển
2. Bí quyết nuôi cá hải tượng đúng cách, giúp cá khỏe mạnh
Cách nuôi cá hải tượng con lớn nhanh, khỏe mạnh là vấn đề được nhiều người chơi cá quan tâm. Về cơ bản, để cá phát triển tốt cần 2 yếu tố quan trọng. Thứ nhất là đảm bảo kỹ thuật xây bể và môi trường nước lý tưởng cho cá. Thứ hai là đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ dưỡng chất để cá phát triển tốt.
2.1 Môi trường sống của cá hải tượng
Tốc độ sinh trưởng của cá hải tượng vô cùng nhanh, do đó không nên làm bể quá nhỏ. Tốt nhất nên chọn bể với kích thước 4mx4m, sức chứa tối thiểu 600 lít nước.
Ngoài ra, để tránh cá nhảy ra ngoài, bể cần có nắp. Cá hải tượng trung bình khoảng 20 phút sẽ ngoi lên trên mặt nước để thở. Do đó không nên đổ nước đầy bể, từ đó làm mất không gian trao đổi khí của cá.
Nhiệt độ lý tưởng để cá sinh sống và phát triển giao động từ 24 độ C đến dưới 30 độ C., độ pH từ 6 – 7. Thêm vào đó, loài cá này sống ở tầng đáy và giữa do đó nhu cầu cần khí oxy không quá cao.
Trung bình mỗi tuần nên thay nước cho cá khoảng 2 lần để đảm bảo nước không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, chỉ nên thay 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 nước cũ sau đó đổ thêm nước mới vào. Tuyệt đối không thay toàn bộ nước sẽ làm cá bị sốc môi trường và chết.
>>> Xem thêm: Khám phá Thủy cung Hà Nội Times City – Đại dương thu nhỏ giữa lòng Thủ đô
2.2 Cá hải tượng ăn gì? Hướng dẫn cho cá ăn đúng cách
Hải tượng là loài cá ăn tạp, do đó thức ăn của chúng khá đa dạng. Thức ăn gồm các loại thịt động vật gồm: thịt gà, thịt lợn nạc, thịt ếch, thịt bò…; các loài giáp xác như cua, tôm hoặc mực xay nhỏ.
Bên cạnh thức ăn tươi, chúng có thể ăn các thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp. Việc bổ sung nguồn thức ăn phong phú giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt. Trung bình, một con hải tượng trưởng thành có thể ăn khoảng 5kg thức ăn các loại.
Riêng đối với cá hải tượng con, vì kích thước và đường ruột chưa ổn định nên chúng chỉ có thể ăn ấu trùng và sinh vật phù du nhỏ. Để đảm bảo cá sinh trưởng ổn định, cá cần ăn mỗi ngày tối thiểu 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Thủy cung lớn nhất Việt Nam ở đâu? Có gì hấp dẫn?
2.3 Các loại bệnh thường gặp, cách phòng bệnh
Một số bệnh thường gặp ở loại cá này bao gồm: sình bụng, mỏ neo, nấm vảy, bong vảy, nấm đuôi, mắt cá bị lồi, cá lờ đờ thở gấp… Để phòng tránh bệnh cần duy trì chất lượng nước tốt. Thay nước theo định kỳ, đồng thời khi thay nước hãy nhỏ vài giọt thuốc tím để sát khuẩn và cân bằng độ pH.
Nếu muốn chiêm ngưỡng các loài cá đặc sắc, hoặc tìm hiểu về thế giới động vật hoang dã thì bạn có thể ghé đến một số địa điểm được gợi ý dưới đây:
- Thủy Cung Vinpearl Aquarium Times City là điểm đến thú vị mà bạn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Thủy cung Times City có tổng diện tích lên đến 4.000 m2, với sức chứa hơn 3 triệu khối nước biển. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng hơn 30.000 sinh vật biển đến từ khắp nơi trên thế giới.
Ghé thăm thủy cung Vinpearl Aquarium, bạn sẽ có cảm giác được lạc vào thế giới đại dương sâu thẳm. Dưới đường hầm mái vòm trong suốt với chiều dài 90m, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều loài cá như: cá mú nghệ, cá hề Nemo, cá mao tiên, cá đuối khổng lồ… đang tự do bơi lượn.
- Khu Thủy cung ở VinWonders Nha Trang: Thuộc phân khu Sea World, thủy cung Nha Trang còn được biết đến với tên gọi khác là Cung điện Hải Vương. Đây là mái nhà chung của hơn 30.000 sinh vật biển. Với hệ thống đường hầm mái vòm độc đáo, thủy cung mang đến cho bạn cảm giác như đang lạc bước giữa lòng đại dương sâu thẳm.
Thủy cung ở VinWonders Nha Trang được thiết kế với 2 tầng. Tầng trên là khu triển lãm trưng bày các loại côn trùng, bò sát phổ biến như: tắc kè hoa, kỳ nhông, rùa… Tầng dưới gồm bể cá lớn đặt ở đại sảnh, hai bên là khu vực trưng bày các loại cá, sinh vật biển quý hiếm được đặt trong các bể kính mái vòm.
- Cung điện Hải Vương thuộc VinWonders Phú Quốc: Cung điện Hải Vương Phú Quốc thuộc top 5 bể thủy cung lớn nhất thế giới. Đến đây, bạn sẽ được khám phá đời sống của 255.000 cá thể thuộc 300 loài; ngắm nhìn các rạn san hô; check-in với thế giới cá đầy màu sắc. Đồng thời thưởng thức nhiều show diễn và chương trình thú vị.
- River Safari thuộc VinWonders Nam Hội An: River Safari Nam Hội An là một trong những phân khu của VinWonders Nam Hội An. Đây là công viên bảo tồn động vật hoang dã trên sông đầu tiên ở nước ta.
Đến đây, bạn sẽ được ngồi thuyền lênh đênh trên sông và chiêm ngưỡng hơn 50 loài động vật khác nhau. Hành trình 1,4km trên sông chỉ kéo dài khoảng 15 phút nhưng mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Chắc chắn bạn sẽ không kìm được sự thích thú khi được tận mắt gần gũi và chứng kiến với nhiều loài động vật thường chỉ bắt gặp qua sách báo, truyền hình.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, tập tính, thức ăn của cá hải tượng. Cùng VinWonders tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị về loài cá này nhé!