Turn your device in landscape mode.
logo
27 oC
Thứ tư
09/10/2024
27oC
Thứ năm
10/10/2024
27oC
Thứ sáu
11/10/2024
26oC
Thứ bảy
12/10/2024
27oC
Chủ nhật
13/10/2024
27oC
VinWonders Cửa Hội
3
chùa hà nội

Tổng hợp các ngôi chùa Hà Nội đẹp, nổi tiếng linh thiêng, thanh tịnh

05/05/2023 1464 views

Chùa Hà Nội là điểm đến mà du khách khó lòng bỏ qua khi ghé thăm Thủ đô ngàn năm văn hiến Hà Nội. Đến đây, du khách vừa có thế cầu bình an, may mắn vừa có thể vãn cảnh và thả mình vào không gian an yên, thanh tịnh của chùa.

Ghé thăm chùa Hà Nội để tìm không gian yên bình, thư thái

Ghé thăm chùa Hà Nội để tìm không gian yên bình, thư thái (Ảnh: Sưu tầm)

Với lối kiến trúc, văn hóa độc đáo, ấn tượng và giá trị tâm linh cao, chùa Hà Nội trở thành một trong những tọa độ đầy hấp dẫn, thú vị mà du khách không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Hà Nội. Cùng điểm tên những ngôi chùa đẹp, linh thiêng nhất Hà Nội qua bài viết dưới đây.

1. Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa Hà Nội yên tĩnh, linh nghiêm

  • Địa chỉ: đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội

Nằm trên gò đất ở phía đông quận Tây Hồ, chùa Trấn Quốc gây ấn tượng sâu sắc với du khách bởi lối kiến trúc cổ kính, độc đáo và cảnh quan của chùa. Xung quanh là làn nước xanh biếc, ngôi chùa Hà Nội này hiện lên với vẻ đẹp trang nghiêm, thanh nhã và tinh tế, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp.

Theo sử sách, ngôi chùa Hà Nội này được xây dựng từ thế kỉ 6 dưới thời Tiền Lý với cái tên ban đầu là chùa Khai Quốc. Tên chùa Trấn Quốc ngày nay được đổi từ đời vua Lê Hy Tông với ý nghĩa là nơi đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Với tuổi đời lên đến 1500 năm, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa phật linh thiêng bậc nhất Hà Nội.

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa Hà Nội có vẻ đẹp độc đáo tựa như bức tranh sơn thủy hữu tình

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa Hà Nội có vẻ đẹp độc đáo tựa như bức tranh sơn thủy hữu tình (Ảnh: Sưu tầm)

Kết cấu và kiến trúc của chùa Trấn Quốc Hà Nội cũng giống như bao ngôi chùa khác ở Việt Nam đều tuân theo tiêu chuẩn khắt khe của Phật giáo gồm 3 hạng mục là tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công (工).

Hàng năm, nơi đây còn diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc lễ hội Tết, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan…

2. Chùa Hương – chùa ở Hà Nội thu hút nhiều du khách

  • Địa chỉ: bên bờ sông Đáy, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội

Chùa Hương, ngôi chùa Hà Nội nằm trong động Hương Tích là một trong những danh thắng lịch sử, điểm du lịch nổi tiếng được đông đảo du khách gần xa ghé thăm đặc biệt là vào mùa lễ hội hàng năm. Chùa Hương Hà Nội là tên gọi chung cho cả một quần thể văn hóa tôn giáo gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật cùng các ngôi đền linh thiêng khác nhau như chùa Thiên Trù, chùa Giải Oan, chùa Hang Tiên Sơn, động Tuyết Sơn…

Chùa Hương - chùa hà Nội nổi tiếng với quần thể kiến trúc độc đáo

Chùa Hương – chùa hà Nội nổi tiếng với quần thể kiến trúc độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)

Tham quan chùa Hương, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác đi thuyền trên suối Yến, được biết tới bến Đục, bến Trong. Lênh đênh trên con thuyền nhỏ độc mộc, bạn sẽ được ngắm nhìn cánh đồng lúa xanh mơn mởn ngút ngàn và những ngọn núi đá vôi hiểm trở đến tận chân núi Hương.

Ngôi chùa Hà Nội này được xây dựng vào những năm cuối của thế kỷ 17. Tuy nhiên, những năm kháng chiến chống Pháp (1947) diễn ra khốc liệt, ngôi chùa gần như bị phá hủy hoàn toàn, sau đó đến năm 1988 chùa mới được tái dựng dưới sự hướng dẫn của cố hòa thượng Thích Thanh Chân.

Du khách có thể đến chùa Hương vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng nhộn nhịp và đông vui nhất vẫn là vào dịp lễ hội chùa Hương. Lễ hội bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 vì thế đây được xem là lễ hội dài nhất năm.

>>> Khám phá: Lạc vào tiên cảnh tại 13 ngôi chùa miền Bắc đẹp vượt thời gian 

3. Chùa Một Cột nổi tiếng với kiến trúc đẹp, độc đáo

  • Địa chỉ: phố chùa Một Cột, trung tâm quận Ba Đình, TP.Hà Nội

Chắc hẳn, ai đã từng một lần tới Hà Nội cũng ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng giữa trung tâm Thủ đô – chùa Một Cột, một cái tên gắn liền với biểu tượng văn hóa ngàn năm văn hiến Hà Nội.

Ngôi chùa Hà Nội cổ nổi tiếng này sở hữu lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo nhất Việt Nam cũng như châu Á với nghệ thuật điêu khắc, thiết kế và hội họa mang đậm tinh hoa văn hóa dân tộc.

Chùa Một Cột là ngôi chùa Hà Nội sở hữu lối kiến trúc cổ kính tráng lệ, mang giá trị văn hóa - lịch sử to lớn

Chùa Một Cột là ngôi chùa Hà Nội sở hữu lối kiến trúc cổ kính tráng lệ, mang giá trị văn hóa – lịch sử to lớn (Ảnh: Sưu tầm)

Kiến trúc độc đáo của chùa được lấy cảm hứng từ hình ảnh của một đóa hoa sen vươn mình nở rộ trên mặt nước. Mang dáng dấp của của một đài sen, chùa Một Cột Hà Nội được đặt trên một cột đá lớn duy nhất với cấu trúc gồm 3 phần chính là cột trụ, đài Hoa Liên và mái chùa.

Ngôi chùa Hà Nội này được xây dựng vào năm năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông, từ đó trở thành một biểu tượng nổi bật mỗi lần nhắc tới Thủ đô Hà Nội. Vào năm 1954, khi Pháp rút khỏi Hà Nội và cũng là lúc chùa bị phá hủy. Đến năm 1955, chùa đã được dựng lại theo kiến trúc để lại từ thời nhà Nguyễn dưới sự hướng dẫn của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng.

4. Chùa Pháp Vân Giải Phóng Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1299, đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội

Giữa ồn ào của Thủ đô Hà Nội, chùa Pháp Vân Giải Phóng Hà Nội mang một vẻ thanh bình của chốn cửa thiền.

Vẻ đẹp thanh tịnh, trang nghiêm của chùa Pháp Vân giữa lòng Thủ đô nhộn nhịp

Vẻ đẹp thanh tịnh, trang nghiêm của chùa Pháp Vân giữa lòng Thủ đô nhộn nhịp (Ảnh: Sưu tầm)

Không ai xác định được chính xác ngôi chùa có từ năm nào nhưng theo bia cũ còn lưu giữ lại ở chùa thì đến nay chùa Pháp Vân cũng có tuổi đời hơn 100 năm. Ngôi chùa Hà Nội này được xây dựng khang trang bề thế gồm các công trình tam quan, chính điện, nhà Tổ và nhà Mẫu. Tuy được xây mới nhưng chùa Pháp Vân ngày nay vẫn có nét kiến trúc của chùa Việt truyền thống.

Chùa Pháp Vân thờ một trong bốn vị Tứ Pháp, tạo nên một sự giao thoa độc đáo giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian của người Việt xưa.

5. Chùa Hà – chùa cầu duyên ở Hà Nội “khi đi lẻ bóng khi về có đôi”

  • Địa chỉ: phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Tọa lạc tại một trong những con phố sầm uất nhất của Thủ đô Hà Nội, cụm di tích Đình – chùa Hà, ngôi chùa với tên chữ là Thánh Đức Tự, là một trong hai ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng của miền Bắc.

Chùa Hà Nội này thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thắp hương, lễ Phật cầu mong một mối tình trọn vẹn, đặc biệt là vào ngày mùng một, ngày rằm hay đầu năm mới. Những bạn trẻ độc thân đến ngôi chùa Hà Nội này để sắp lễ khấn cầu tìm được một nửa yêu thương. Những cặp đôi đang yêu cũng thành kính mong đợi tình duyên luôn bền chặt, hạnh phúc.

Chùa Hà - ngôi chùa Hà Nội cầu duyên linh thiêng nổi tiếng

Chùa Hà – ngôi chùa Hà Nội cầu duyên linh thiêng nổi tiếng (Ảnh: Sưu tầm)

Trong dân gian vẫn lưu giữ câu chuyện vua Lý Thánh Tông xây ngôi chùa này và đặt tên là chùa Thánh Đức để tỏ lòng biết ơn với các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã giúp đỡ mình lên ngôi vua.

Kiến trúc chùa Hà mang đậm nét thời đại với sự kết hợp tinh tế giữa nét đẹp cổ xưa và hiện đại cùng với kết cấu kiểu chữ Đinh gồm có Tiền đường, Thượng điện, Tam Bảo với năm gian.

Hàng năm, tại chùa Hà Nội này tổ chức không ít lễ hội như kỷ niệm ngày sinh của Thành hoàng Triệu Chí Thành, kỷ niệm ngày hóa của Thành hoàng… cùng với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như kéo co, đánh đu, đánh cờ người, hát cửa đình…

6. Chùa Láng Đống Đa Hà Nội

  • Địa chỉ: 112 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Chùa Láng hay với tên gọi khác là Chiêu Thiền Tự là một thắng tích nổi tiếng chốn thiền tâm giữa lòng Hà Nội. Ngôi chùa Hà Nội này từng được xem là “Đệ nhất tùng lâm” của kinh thành Thăng Long xưa.

Chùa Láng Hà Nội được xây dựng khi Lý Anh Tông đang trị vì đất nước. Theo thời gian, chùa Láng đã trải qua không ít lần trùng tu nhưng kiến trúc ngôi chùa vẫn được giữ nguyên với vẻ bề thế, cân xứng với không gian mang đậm nét nghệ thuật thời nhà Lý.

Ghé thăm chùa Hà Nội này, du khách sẽ cảm thấy ngỡ ngàng trước kiến trúc hoài cổ nơi đây. Các kiến trúc bên trong chùa hài hòa với các lối đi, sân vườn và những hàng cây cổ thụ tạo nên một không gian bình yên, sâu lắng và cổ kính khác xa với ồn ào nơi phố thị.

Du khách mê mẩn trước kiến trúc hoài cổ của chùa Láng

Du khách mê mẩn trước kiến trúc hoài cổ của chùa Láng (Ảnh: Sưu tầm)

Ngày khai hội của ngôi chùa Hà Nội cổ kính này diễn ra vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, chính là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Vào ngày này, hàng ngàn người dân đổ về chùa để tham dự các nghi thức lễ cúng và rước kiệu thánh từ chùa Láng sang chùa Hoa Lăng, nơi thờ thân mẫu của Ngài. Bên cạnh đó, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động thú vị khác như: thi thổi cơm, đập niêu…

>>> Tìm hiểu thêm: Thăng Long tứ trấn – Biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn hiến

7. Chùa Bộc – chùa Hà Nội lưu giữ nhiều di sản quý

  • Địa chỉ: phố Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Từ lâu, Chùa Bộc đã là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân Thủ đô và du khách thập phương. Chùa Bộc Hà Nội hay còn được gọi là Sùng Phúc Tự, là nơi đánh dấu một trang sử vang dội của quân đội Tây Sơn trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu.

Ngôi chùa Hà Nội này là một công trình kiến trúc đặc biệt được thiết kế theo hình dáng chữ “Đinh” gồm có cổng tam quan, gian thờ Tổ, thờ Mẫu, điện Tam Bảo, các gò và khuôn viên.

Chùa Bộc - chùa Hà Nội lưu giữ những di vật, tài liệu quý

Chùa Bộc – chùa Hà Nội lưu giữ những di vật, tài liệu quý (Ảnh: Sưu tầm)

Theo thông tin được ghi trên bia đá vào năm 1676, chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, khi vua Lê Hy Tông còn trị vì đất nước. Đây không chỉ là nơi người dân đến dâng hương, lễ Phật mà còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý giá mang tính lịch sử cao như tượng Phật, lò đúc tiền, câu đối từ thời Tây Sơn….

Ghé thăm ngôi chùa Hà Nội linh thiêng này, du khách sẽ có cơ hội khám phá lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam qua những di vật, tài liệu quý được trưng bày tại đây hay tham gia các lễ hội đặc sắc đặc biệt là lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức hàng năm vào ngày 5 Tết Âm lịch.

8. Chùa Quán Sứ – trụ sở của TW hội Phật giáo Việt Nam

  • Địa chỉ: Số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội

Chùa Quán Sứ Hà Nội là tọa độ yêu thích của người dân Thủ đô và và du khách thập phương đến tìm kiếm sự an yên, thư thái trong cuộc sống. Có lịch sử hàng trăm năm tuổi, chùa Quán Sứ không chỉ là ngôi chùa cổ linh thiêng bậc nhất Hà thành mà đây còn là trụ sở của trung tâm hội Phật giáo Việt Nam.

Theo sử sách, ngôi chùa Hà Nội này được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV – XV dưới thời vua Trần Dụ Tông. Theo đó, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, công trình ngày nay gồm các hạng mục tiêu biểu: tam quan, chính điện, nhà khách, tăng phòng, giảng đường và thư viện.

Quán Sứ sở hữu lối kiến trúc độc đáo, được thiết kế theo bố cục “nội Công ngoại Quốc” với các khung cửa được làm bằng gỗ quý, mang đến sự hài hòa và nét cổ kính cho ngôi chùa.

Chùa Quán Sứ - chùa Hà Nội thu hút rất đông du khách đến tham quan

Chùa Quán Sứ – chùa Hà Nội thu hút rất đông du khách đến tham quan (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Quán Sứ luôn thu hút đông đảo các Phật tử và du khách thập phương đến dâng hương, lễ Phật để cầu bình an, sức khỏe, may mắn…cho bản thân và gia đình, đặc biệt là các ngày mùng 1, ngày rằm, hay những dịp lễ, Tết. Ngoài ra, hàng năm tại chùa Hà Nội này còn tổ chức nhiều hoạt động mừng Lễ Phật Đản, Lễ Mông Sơn Thí Thực, Lễ Quy Y Tam Bảo.

9. Chùa Thầy Sài Sơn Quốc Oai Hà Nội

  • Địa chỉ: chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội

Chùa Thầy Hà Nội hay còn gọi là chùa Cả, là nơi có cảnh quan non nước hùng vĩ, thiên nhiên hòa hợp. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý và gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền Sư Từ Đạo Hạnh, người đã có công lao to lớn với nhân dân, ông tổ của nghệ thuật múa rối nước.

Khu di tích chùa Thầy là một quần thể danh thắng nổi tiếng với nhiều điểm tham quan hấp dẫn như chùa Cao, đền Văn Xương, hang Cắc Cớ…nhưng kiến trúc nổi bật nhất của khu di tích này nằm ở ba toà của chùa Cả với những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ XVII.

Chùa Thầy - ngôi chùa Hà Nội cổ kính được xây trên mảnh đất hình Rồng

Chùa Thầy – ngôi chùa Hà Nội cổ kính được xây trên mảnh đất hình Rồng (Ảnh: Sưu tầm)

Từ ngày mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, chùa Thầy thu hút đông đảo du khách thập phương về trẩy hội, góp vui. Hơn nữa, khi đến đây bạn sẽ có cơ hội thưởng thức buổi trình diễn múa rối nước hay các hoạt động thú vị đặc sắc khác như chăn vịt, đi cày, đấu vật…

10. Chùa Phúc Khánh Đống Đa Hà Nội

  • Địa chỉ: phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Chùa Phúc Khánh là một điểm đến tâm linh quen thuộc không chỉ với người dân Hà thành mà còn đối với cả nhiều du khách thập phương.

Theo tương truyền, ngôi chùa Hà Nội này được xây dựng từ cuối thời nhà Trần. Vào thời Hậu Lê, nơi đây trở thành cơ sở đào tạo tài năng Phật giáo.

Kiến trúc của chùa Phúc Khánh Hà Nội được thiết kế tinh tế và hài hòa khi kết hợp giữa phong cách thiền phái Bắc Tông và Lâm Tế, kết cấu hướng đến nét đẹp đơn sơ, bình dị nhưng vẫn mang phong thái uy nghiêm, cổ kính. Chùa được xây dựng theo kiến trúc thờ Phật truyền thống gồm các gian: tiền đường, chánh điện, hậu cung, nhà tổ…

Nét kiến trúc phòng kiến thời xưa của chùa Phúc Khánh

Nét kiến trúc phong kiến thời xưa của chùa Phúc Khánh (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Hà Nội này không chỉ nổi tiếng với kiến trúc cổ kính độc đáo, mà nơi đây còn là một điểm đến vô cùng linh thiêng thu hút đông đảo các Phật tử tới lễ bái.

11. Chùa Linh Ứng mang đậm kiến trúc thời Nguyễn

  • Địa chỉ: 290 phố Khâm Thiên, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Chùa Linh Ứng hay còn được biết với tên chữ là Linh Ứng Tự, là ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ XIX.

Ngoài Phật điện, chùa Linh Ứng còn thờ đức thánh Trần đó là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Ngôi chùa Hà Nội này mang đậm kiến trúc thời Nguyễn với các gian: nhà thờ Mẫu, tiền đường, hậu đường thờ Tổ…

Theo dòng chảy của thời gian, chùa Linh Ứng Hà Nội đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng nơi đây vẫn gìn giữ được các di vật quý đặc biệt là bức tượng đức thánh Trần, hai pho tượng cổ mang niên đại thế kỷ 19, 20.

Chùa Linh Ứng - ngôi chùa Hà Nội được xây dựng vào thế kỷ 19

Chùa Linh Ứng – ngôi chùa Hà Nội được xây dựng vào thế kỷ 19 (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Gợi ý: Du lịch tâm linh là gì? 10 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Việt Nam

12. Chùa Đậu – chùa cổ Hà Nội huyền bí

  • Địa chỉ: thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội

Một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nữa tại Hà Nội mà du khách không nên bỏ lỡ trong hành trình khám phá thủ đô chính là chùa Đậu. Chùa Đậu Hà Nội còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: chùa Bà, chùa Vua, Thành Đạo Tự.

Theo sử liệu, chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên và đã nhiều lần sửa chữa, tôn tạo. Ngôi chùa Hà Nội này hấp dẫn du khách bởi bề dày lịch sử – văn hóa với những giá trị kiến trúc, mỹ thuật.

Chùa được thiết kế với quy mô tổng thể lớn, kết cấu theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Nằm trong khuôn viên của chùa là các công trình kiến trúc thờ Phật, được thiết kế theo hình dáng chữ công, xung quanh là các cụm kiến trúc khác tạo ra hình chữ “国” (Quốc) theo mẫu chữ hán.

Ấn tượng nhất ở ngôi chùa Hà Nội này là hai pho tượng của vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Đây là hai vị trụ trì chùa vào khoảng thế kỷ XVII.

Sở hữu bức ảnh xinh xắn tại chùa Đậu cổ kính huyền bí

Sở hữu bức ảnh xinh xắn tại chùa Đậu cổ kính huyền bí (Ảnh: Sưu tầm)

13. Chùa Tứ Kỳ – địa điểm văn hóa tâm linh có tiếng ở Hà Nội

  • Địa chỉ: đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Nằm ngay gần trung tâm thành phố Hà Nội, chùa Tứ Kỳ  là một trong những điểm đến tâm linh quen thuộc của rất nhiều Phật tử và du khách.

Chùa Tứ Kỳ có tên chữ là Linh Tiên Tự, được xây dựng từ thế kỷ XVII dưới thời nhà Lê và được tôn tạo lớn vào thời nhà Nguyễn.

Ngôi chùa Hà Nội này được xây dựng với quy mô bề thế khang trang hơn so với một số ngôi chùa khác trong khu vực. Với không gian rộng lớn và thanh tịnh, các hạng mục công trình kiến trúc nổi bật tại đây được quy hoạch tập trung theo chiều sâu, bao gồm cổng tam quan, nhà tiền đường, tòa thượng điện, nhà bia, hai nhà dải vũ, tháp Phật và điện thờ Mẫu.

Chùa Tứ Kỳ là ngôi chùa Hà Nội có thư viện Phật giáo lớn nhất miền Bắc

Chùa Tứ Kỳ là ngôi chùa Hà Nội có thư viện Phật giáo lớn nhất miền Bắc (Ảnh: Sưu tầm)

Đặc biệt, ngôi chùa Hà Nội này không chỉ là nơi du khách đến dâng hương mà đây còn là địa điểm thường xuyên tổ chức các khóa tu, các lớp võ quyền, thư pháp…

14. Chùa Phổ Quang – chùa gần Hà Nội cách trung tâm chừng 15km

Xuất hiện từ 800 năm trước, chùa Phổ Quang hay chùa Tình Quang là một di tích lịch sử văn hóa thời Trần do Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử kiến tạo và thành lập.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử và những lần sửa chữa, tôn tạo, dáng hình xưa của ngôi chùa Hà Nội linh thiêng này đã còn nữa nhưng chùa vẫn luôn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm.

Các công trình của chùa Phổ Quang Hà Nội được quy hoạch trên khu đất rộng bao gồm: tam quan, chùa chính, 5 gian nhà mẫu, 5 gian nhà khác. Hơn nữa, ngày nay chùa vẫn lưu giữ một số pho tượng Phật quý như: tượng A Di Đà, tượng Tam Thế, tượng A Nan, Ca Diếp… vừa tăng thêm dáng vẻ trang nghiêm cho ngôi chùa vừa mang lại giá trị nghệ thuật cao.

Chùa Phổ Quang, góc yên bình giữa nhịp sống tấp nập Hà Nội

Chùa Phổ Quang, góc yên bình giữa nhịp sống tấp nập Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Hàng năm chùa Hà Nội này đón lượng lớn các tín đồ Phật tử và du khách lui tới chiêm bái bởi nơi đây thường tổ chức nhiều hoạt động Phật giáo lớn như: lễ Phật Đản (ngày 15/04 âm lịch), lễ Vu Lan (ngày 17/04 âm lịch), Vía Đạt Ma sư tổ (ngày 05/10 âm lịch)…

15. Chùa Khai Nguyên – chùa lớn nhất Sơn Tây Hà Nội

  • Địa chỉ: thôn Ninh Tây, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội

Một địa điểm tâm linh ở Hà Nội cũng thu hút đông đảo Phật tử và du khách gần xa ghé thăm phải kể đến đó chính là chùa Khai Nguyên.

Nằm giữa vùng quê yên bình, tươi đẹp, chùa Khai Nguyên Hà Nội có quy mô bề thế khang trang cùng bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á, cao 72m tạo nên không gian vô cùng thanh tịnh, trang nghiêm.

Ngôi chùa Hà Nội này được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVI. Kiến trúc của chùa mang đậm nét kim – cổ giao hòa, theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Các gian thờ chính của chùa được bố cục theo kiểu “tiền Phật hậu Tổ” phía cuối là Tăng đường, Tả vu – Hữu vu, tháp Báo Ân, gác trống, gác chuông…

Chiêm ngưỡng bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Khai Nguyên Hà Nội

Chiêm ngưỡng bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Khai Nguyên Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Không chỉ là nơi dâng hương, lễ Phật cầu an, chùa Khai Nguyên còn tổ chức các khóa tu học giáo lý Phật giáo cho các tăng ni, Phật tử, khóa tu học ngắn hạn cho các bạn trẻ, gắn liền với các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo.

16. Chùa Vạn Niên Hà Nội

  • Địa chỉ: đường Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội

Tọa lạc ở phía Tây của Hồ Tây, chùa Vạn Niên Hà Nội xuất hiện vào năm thứ 2 Thuận Thiên, tính đến nay chùa đã có tuổi đời hàng ngàn năm kể từ ngày Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra kinh thành Thăng Long.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngôi chùa Hà Nội này đã không ít lần phải trùng tu, và kiến trúc ngày nay mang theo hơi hướng của thời nhà Nguyễn gồm: tam quan, tiền đường, nhà Tổ, lầu Quan Âm, nhà khách…

Kiến trúc và kết cấu của ngôi chùa Hà Nội này được thiết kế vô cùng tinh tế và độc đáo. Các công trình trong chùa được tạo từ gỗ với các hoa văn, họa tiết được chạm khắc tinh xảo và và đậm nét văn hóa phương Đông. Đặc biệt, vườn cây cổ thụ bao quanh kiến trúc nơi đây là điểm nhấn làm tôn thêm vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm và mang đến không gian yên bình, thanh tịnh nơi cửa thiền, làm nên một tổng thể di tích văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hài hòa.

Công trình kiến trúc được làm bằng gỗ với những họa tiết được chạm khắc tinh xảo tại chùa Vạn Niên

Công trình kiến trúc được làm bằng gỗ với những họa tiết được chạm khắc tinh xảo tại chùa Vạn Niên (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Bỏ túi: Bản đồ du lịch Hà Nội mới nhất – Khám phá top địa điểm nổi tiếng 2024

17 – 27. Những ngôi chùa Hà Nội linh thiêng khác

Ngoài những ngôi chùa quen thuộc, nổi tiếng được gợi ý bên trên, bạn có thể khám phá thêm một số ngôi chùa Hà Nội khác để có thể tìm cho mình một không gian yên bình và thư thái, tạm quên đi những ồn ào, nhộn nhịp của phố thị:

  1. Chùa Bồ Đề Hà Nội
  2. Chùa Kim Liên Hà Nội
  3. Chùa Thiên Phúc Hà Nội
  4. Chùa Bà Đanh Hà Nội
  5. Chùa Non Nước Hà Nội
  6. Chùa Quan Âm Hà Nội
  7. Chùa Báo Ân Hà Nội
  8. Chùa Keo Hà Nội
  9. Chùa Long Quang – chùa Mật tông ở Hà Nội
  10. Chùa Bằng Hà Nội
  11. Chùa Tây Phương Hà Nội

Sau khi tham quan, dâng hương, lễ Phật tại các ngôi chùa Hà Nội, bạn đừng quên ghé qua thiên đường vui chơi, giải trí hấp dẫn bậc nhất Thủ đô là VinKE & Vinpearl Aquarium Hà Nội nằm bên trong TTTM Vincom Mega Mall Times City để có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, đáng nhớ cùng người thân.

Thủy cung Times City có diện tích gần 4.000m2 gồm 3 phân khu: khu cá nước ngọt, khu hang động bò sát, khu cá nước mặn. Đây là một trong những thủy cung lớn bậc nhất Việt Nam, là nơi tái hiện được đại dương huyền bí giữa lòng Thủ đô. Đến thủy cung Vinpearl Aquarium Times City du khách sẽ cơ hội tận mắt ngắm nhìn “ngôi nhà hạnh phúc” của hơn 3.000 cá thể sinh vật biển độc đáo đến từ khắp nơi trên thế giới ngay dưới đường hầm mái vòm trong suốt có chiều dài lên đến 90m.

Ngỡ ngàng trước đại dương thu nhỏ đầy sống động tại thủy cung Vinpearl Aquarium Times City

Ngỡ ngàng trước đại dương thu nhỏ đầy sống động tại thủy cung Vinpearl Aquarium Times City

Không chỉ gây ấn tượng với du khách bởi hệ sinh thái biển đa dạng, thủy cung Times City còn làm du khách thích thú với show diễn nàng tiên cá đặc sắc cùng các chương trình thú vị như cho chim cánh cụt ăn, làm quen với bò sát, tìm hiểu bữa ăn của loài rùa.

VinKE là khu vui chơi hướng nghiệp được nhiều gia đình có trẻ nhỏ ưa thích. Tại VinKE, các bé sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều nghề nghiệp với các mô hình thực tế như: sở công an, sở cứu hỏa, đài truyền hình, bưu điện… cùng hàng loạt trò chơi hấp dẫn như xe điện đụng, mê cung gương, ốc đảo diệu kỳ…

VinKE - khu vui chơi thú vị đầy bổ ích cho các bạn nhỏ

VinKE – khu vui chơi thú vị đầy bổ ích cho các bạn nhỏ

Đặt ngay vé VinKE & Vinpearl Aquarium

Trên đây là những ngôi chùa Hà Nội nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất Thủ đô mà bạn có thể tham khảo cho kế hoạch du lịch sắp tới của mình. Tới đây, du khách không những được khám phá những công trình kiến trúc độc đáo, hiểu hơn về những giá trị lịch sử hay cầu nguyện những điều tốt lành cho bản bản thân và gia đình mà bạn còn có thể tận hưởng sự bình yên, thư thái.

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé