Turn your device in landscape mode.
Chọn điểm đến

Chọn ngày
Người lớn
*cao từ 140cm
Trẻ em
*cao từ 100cm-140cm *cao từ 80cm-140cm
Người cao tuổi *từ 60 tuổi
Chùa Ông quận 5

Chùa Ông Quận 5: cổ tự mang nét kiến trúc Trung Hoa ấn tượng

09/12/2024 475 views
5/5 - (1 vote)

Chùa Ông quận 5 thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, cầu may mắn, tài lộc và bình an. Đặc biệt, vào những ngày rằm, mùng 1 hay dịp lễ Tết không khí tại chùa trở nên náo nhiệt hơn bởi các tục lễ phong phú, độc đáo.

Chùa Ông quận 5

Review chi tiết miếu Quan Đế quận 5 (Ảnh: Sưu tầm)

Khi đi du lịch Sài Gòn ngoài chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Hoằng Pháp… bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm chùa Ông quận 5. Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Sài Gòn nơi du khách đến tham quan kiến trúc độc đáo cũng như cầu khấn sự an yên, phát tài, phát lộc cho bản thân và gia đình.

1. Giới thiệu về chùa Ông quận 5

1.1. Chùa Ông Sài Gòn ở đâu?

  • Địa chỉ: Đ. Nguyễn Trãi, Q5, TP. HCM

Chùa Ông quận 5 là một trong những ngôi chùa ở Sài Gòn nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách ghé đến tham quan. Chùa còn được biết đến với tên gọi khác là Miếu Quan Đế hay Hội quán Nghĩa An. Ngôi chùa không chỉ gây ấn tượng về kiến trúc độc đáo mà còn có giá trị về nghệ thuật chạm đá, nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật chạm gỗ nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, chùa Ông quận 5 được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 7/11/1993 bởi Bộ Văn hóa.

Chùa Ông Hội quán Nghĩa An

Chùa Ông Hội quán Nghĩa An thu hút nhiều du khách tham quan (Ảnh: Sưu tầm)

1.2. Chùa Ông quận 5 thờ ai? Tìm hiểu lịch sử chùa

Chùa Ông quận 5 không rõ được xây dựng vào năm nào, có lẽ muộn nhất là vào đầu thế kỷ XIX. Miếu Quan Đế vốn là hội quán của bang Triều Châu và được trùng tu nhiều lần vào các năm 1866, 1901, 1966, 1984. Chùa thờ Quan Công – một nhân vật lịch sử thời Tam Quốc đã được dân gian Trung Hoa tôn thành thần và gọi là Quan Thánh đế quân.

Chùa Ông ở Sài Gòn

Tìm hiểu lịch sử chùa Ông ở Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)

Bỏ túi: Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn 1 ngày chi tiết từ ăn, chơi HOT nhất 

2. Khám phá kiến trúc miếu Ông Hội quán Nghĩa An

Kiến trúc chùa Ông quận 5 có hình chữ khẩu và mang đậm phong cách Trung Hoa gây ấn tượng độc đáo với du khách đến tham quan. Sân miếu có diện tích gần 2.000m2, các khu vực còn lại gồm sân thiên tỉnh, tiền điện, chính điện, nhà hương và văn phòng hội quán dọc hai bên các điện thờ. Cùng khám phá kiến trúc chùa Ông quận 5 chi tiết dưới đây:

2.1. Khu vực bên ngoài chùa

Ngay khi đặt chân đến chùa Ông quận 5, du khách sẽ ngay lập tức bị thu hút bởi 5 cặp kỳ lân lớn nhỏ được đặt đối xứng nhau. Trong đó, cặp “lân hàm châu” đặt 2 bên cửa có thiết kế tinh xảo nhất. Ngoài ra, trước biển chữ “Nghĩa An hội quán” còn được treo bức nghi môn chạm nổi cảnh rất độc đáo và ấn tượng. Trên vách mặt tiền hai bên cửa miếu, những bức chạm chìm chữ Hán và sáu tác phẩm chạm khắc cành trúc độc đáo không chỉ làm phong phú thêm không gian mà còn là những tác phẩm nghệ thuật đá đáng giá.

Mỗi dịp lễ Tết miếu Quan Đế lại náo nhiệt hơn

Mỗi dịp lễ Tết miếu Quan Đế lại náo nhiệt hơn (Ảnh: Sưu tầm)

2.2. Chính điện hội quán Nghĩa An

  • Khu vực giữa chính điện: Ở chính điện miếu, gian thờ Quan Thánh đế quân được trang trí lộng lẫy với bao lam chạm lưỡng long tranh châu. Đặc biệt, tượng Quan Đế cao đến 300cm ngồi trên ngai và mặc áo gấm xanh nổi bật. Đứng hầu 2 bên trước bệ thờ là tượng Quan Bình và Châu Xương với chiều cao gần 200cm được trưng bày trong tủ kính, tôn lên vẻ trang nghiêm và quý phái của không gian thờ.
  • Hai bên tả hữu: Hai bên tả hữu thờ Thần Tài và Thiên Hậu nguyên quân với bao lam phụng hoàng và khám thờ được chạm cảnh vinh quy bái tổ, mai điểu, trúc điểu… 
  • Hai bên góc tường: Hai bên góc tường được đặt 2 bộ chuông trống đối xứng nhau. Chuông bên phải được làm bằng hợp kim còn chuông bên trái làm bằng gang. 
Ngôi miếu linh thiêng

Ngôi miếu linh thiêng được nhiều người dân đến hành hương, chiêm bái (Ảnh: Sưu tầm)

2.3. Trung điện

Khu vực trung điện của miếu có đặt trước bàn thờ Văn Xương đế quân tức Khổng Tử là người đứng đầu Nho giáo. Tượng Quan Đế được làm bằng gỗ thếp vàng có chiều cao 80cm.

Trung điện là địa điểm hành hương quen thuộc

Địa điểm hành hương quen thuộc của người dân Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)

2.4. Tiền điện

Khu vực chính giữa tiền điện của chùa Ông quận 5 được bày một hương án, ở trên đặt một chiếc lư hương bằng đồng. Hai bên tiền điện được bài trí 2 gian thờ đối diện với chính điện. Ở gian bên trái là Phúc Đức chính thần cùng hai người hầu, ở gian bên phải là tượng Mã Đầu tướng quân.

Khám phá kiến trúc độc đáo chùa Ông

Đến chùa Ông khám phá kiến trúc độc đáo sẽ là trải nghiệm đáng nhớ cho du khách (Ảnh: Sưu tầm)

2.5. Nội thất miếu

Nội thất của miếu hiện lên với sự trang nghiêm từ những cột gỗ cao treo các câu đối, những bức bao lam cửa được chạm trổ ở cả hai mặt cho đến những thiết kế tinh xảo, tỉ mỉ khác đều khiến du khách bất ngờ.

Nét kiến trúc độc đáo tại chùa

Tìm hiểu những nét kiến trúc tại chùa (Ảnh: Sưu tầm)

3. Trải nghiệm các phong tục độc đáo tại chùa Ông quận 5

Không chỉ dừng lại ở việc khám phá kiến trúc độc đáo của miếu, đến chùa Ông quận 5 bạn sẽ có dịp trải nghiệm các phong tục độc đáo như:

3.1. Tục “vay lộc”

Vào dịp Tết Nguyên Đán, hình ảnh rất nhiều du khách đến chùa Ông để “vay lộc” là hình ảnh không khó để bắt gặp. Tục lệ “vay lộc” là tục lệ đã có khoảng trăm năm nay, lộc được vay sẽ là trái cây, phong bao lì xì và tờ giấy quý nhân. Tương truyền rằng, nếu vay được của Quan Công thì việc làm ăn của mọi người sẽ phát đạt. Sau khi vay được lộc thì năm sau du khách sẽ phải đến miếu trả gấp đôi.

Những tục lệ linh thiêng với cộng đồng người Hoa

Những tục lệ linh thiêng với cộng đồng người Hoa (Ảnh: Sưu tầm)

3.2. Tục treo đèn lồng cầu may mắn, phát tài

Tục thứ 2 khi đến chùa Ông quận 5 mà du khách không nên bỏ lỡ chính là treo đèn lồng cầu may mắn, phát tài. Du khách có thể mua lồng đèn phát tài hoặc bình an ở phía đối diện nơi vay lộc. Sau khi mua lồng đèn, du khách có thể treo tại chùa hoặc mang về nhà. 

3.3. Hành lễ và chui qua bụng ngựa Xích Thố

Vào ngày mùng 4 tết hàng năm, rất nhiều người dân và du khách đến miếu để hành lễ và chui qua bụng ngựa Xích Thố để cầu may mắn, tài lộc. Sau khi hành lễ xong, du khách đến chùa sẽ chui qua bụng ngựa từ 1 – 3 lần với hy vọng cả năm sẽ hanh thông, may mắn. Sau đó, người đi lễ sẽ rung chuông trên cổ Xích Thố để cho tiếng kêu vang.

Tục cầu may nổi tiếng tại chùa

Tục cầu may nổi tiếng tại chùa (Ảnh: Sưu tầm)

Khám phá: Quận 5 có gì chơi? 10+ tọa độ vui chơi, check in thú vị nhất

4. Bỏ túi kinh nghiệm đi Nghĩa An hội quán

4.1. Cách di chuyển đến miếu Quan Đế

Có nhiều cách để du khách có thể di chuyển đến miếu Quan Đế như xe bus, taxi hay phương tiện cá nhân. Tùy thuộc vào lịch trình cũng như điều kiện cá nhân mà bạn có thể lựa chọn phương tiện phù hợp nhất: 

  • Xe bus: Một số tuyến xe bus có tuyến đường đi qua gần chùa Ông du khách có thể tham khảo như 01, 07, 08, 68, 91, 150.
  • Taxi: Taxi là một trong những phương tiện di chuyển nhanh chóng và an toàn bạn có thể lựa chọn. Trong đó, taxi Xanh SM với các dòng xe hiện đại, đội ngũ tài xế nhiệt tình, giá cước hợp lý… đang là lựa chọn của rất nhiều du khách khi đến Sài Gòn.
  • Phương tiện cá nhân: Nếu bạn đi xe máy hoặc ô tô cá nhân có thể tra tuyến đường trên Google Maps để có lộ trình di chuyển nhanh chóng nhất.

4.2. Gợi ý các địa điểm tham quan nổi tiếng gần chùa Ông quận 5

Để có chuyến du lịch Sài Gòn trọn vẹn nhất, ngoài chùa Ông quận 5 du khách có thể kết hợp tham quan thêm một số địa điểm lân cận. Một số điểm đến nổi tiếng gần chùa Ông mà du khách không nên bỏ lỡ như: 

  • Chùa Ông Bổn: Là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất của người Hoa tại Sài Gòn, chùa Ông Bổn gây ấn tượng với du khách ở kiến trúc độc đáo cũng như những giá trị về mặt nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc.
  • Hội quán Ôn Lăng: Hội quán Ôn Lăng cũng nằm ngay tại quận 5 nên du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đây để cầu an, cầu may mắn. Đây cũng là điểm đến linh thiêng của nhiều người Hoa tại Sài Gòn. 
  • Chợ An Đông: Với hàng trăm cửa hàng bán buôn, bán lẻ các mặt hàng khác nhau, chợ An Đông là điểm đến thu hút rất nhiều du khách bốn phương đến mua sắm. Đặc biệt đến chợ bạn có thể mua sỉ quần áo, phụ kiện… với mẫu mã đa dạng, giá hợp lý. 
  • Chùa Bà Thiên Hậu: Là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, miếu là điểm đến linh thiêng nổi tiếng ở Sài Gòn để du khách tham quan và hành hương.
Ghé thăm chùa Ông Bổn nổi tiếng

Ghé thăm chùa Ông Bổn nổi tiếng (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Ông quận 5 với kiến trúc độc đáo cùng những tục lệ phong phú hiện đang là một trong những điểm đến du khách không nên bỏ lỡ khi đến Sài Gòn. Có dịp đến chùa, du khách sẽ hiểu thêm về lịch sử chùa cũng như trải nghiệm những tục lệ độc đáo tại đây. Nếu bạn đang có kế hoạch đến chùa Ông trong chuyến du lịch Sài Gòn thì hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có chuyến đi trọn vẹn và ý nghĩa nhất.

Đừng quên, hành trình khám phá Sài Gòn sẽ thêm phần sôi động khi bạn ghé thăm VinWonders Grand Park – điểm đến giải trí đầy hấp dẫn, nơi hội tụ những trò chơi hiện đại, sự kiện đặc sắc và không gian lý tưởng cho mọi lứa tuổi. 

  • Tận hưởng cảm giác sảng khoái tại công viên nước Hòn đảo nhiệt đới với đường trượt siêu lòng chảo đầy kịch tính và những cơn sóng bất ngờ tại Vịnh sóng thần.
  • Khám phá Khu vườn mộng mơ với vô vàn trò chơi hấp dẫn như: Chuyến tàu phiêu lưu, đu quay ngựa gỗ Dạ tiệc cổ tích, Thế giới đảo ngược,… cùng các trò chơi trúng thưởng như Đập búa trúng thưởng hay Súng nước diệu kỳ, mang đến niềm vui bất ngờ.
  • Trải nghiệm chèo thuyền kayak độc đáo, hòa mình vào nhịp sống năng động ngay giữa lòng thành phố.
  • Lưu giữ khoảnh khắc tuyệt đẹp bên 15 cây ánh sáng rực rỡ, biểu tượng độc đáo lấy cảm hứng từ Gardens by the Bay.
  • Dạo chơi, mua sắm và thưởng thức ẩm thực tinh hoa tại các khu phố thương mại sầm uất.
Thiên đường giải trí VinWonders Grand Park

Thiên đường giải trí cho mọi lứa tuổi VinWonders Grand Park

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé