Turn your device in landscape mode.
Chọn điểm đến

Chọn ngày
Người lớn
*cao từ 140cm
Trẻ em
*cao từ 100cm-140cm *cao từ 80cm-140cm
Người cao tuổi *từ 60 tuổi
Chùa Xá Lợi

Ghé thăm chùa Xá Lợi – ngôi chùa có kiến trúc nổi bật ở Sài Gòn

04/12/2024 458 views
5/5 - (1 vote)

Chùa Xá Lợi ở đâu Sài Gòn? Kiến trúc chùa có gì độc đáo? Hay nơi đây có gì đặc biệt? VinWonders sẽ bật mí tất tần tật về ngôi chùa linh thiêng này ngay dưới đây!

Chùa Xá Lợi - ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Sài Gòn

Chùa Xá Lợi – ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)

Du lịch Sài Gòn, bạn nhất định đừng bỏ qua những địa điểm mang đậm bản sắc văn hóa. Trong đó, chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và có kiến trúc độc đáo. Thêm nữa, ngôi chùa có lịch sử lâu đời, gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam.

1. Giới thiệu về chùa Xá Lợi

  • Địa chỉ: 89 Đ.Bà Huyện Thanh Quan, Phường 7, Quận 3
  • Giờ mở cửa tham khảo: 7h – 11h30; 14h – 21h

Chùa Xá Lợi tọa lạc ngay góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, thuộc Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh chùa Ngọc Hoàng, chùa Pháp Hoa, nơi đây cũng được coi là một biểu tượng văn hóa của Sài Gòn. Ngôi chùa ở Sài Gòn này không chỉ nổi bật với kiến trúc hiện đại kết hợp cùng nét truyền thống văn hóa dân tộc, mà còn lưu giữ dấu ấn lịch sử cuộc đấu tranh của Phật giáo chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Hơn nữa, nơi đây còn là địa điểm hình thành nên những cột mốc quan trọng trong quá trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, từ khi mới thành lập cho đến khi Phật giáo được thống nhất toàn diện.

Chùa Xá Lợi

Địa chỉ chùa Xá Lợi tại số 89 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 7, Quận 3 (Ảnh: Sưu tầm)

Mách bạn: TOP địa điểm du lịch Sài Gòn hấp dẫn, không nên bỏ lỡ

1.1. Hướng dẫn đường đi chùa Xá Lợi Quận 3

Để đến chùa Phật học Xá Lợi Quận 3, du khách có thể lựa chọn di chuyển theo các cách sau:

  • Xe bus: Tùy thuộc vào điểm xuất phát, bạn có thể tra cứu thông tin về các tuyến xe trên Google Maps để lựa chọn tuyến xe phù hợp.
  • Phương tiện cá nhân: Bạn có thể lựa chọn hai tuyến đường sau:
    • Qua Cộng Hòa và Hoàng Sa: Bạn đi theo đường Trường Chinh và Cộng hòa đến Út Tịnh (Phường 4). Sau đó, bạn rẽ trái tại Lotteria Hoàng Sa, rồi tiếp tục lái xe đến Bà Huyện Thanh Quan (Phường 7) là đến chùa.
    • Qua Trường Chinh và Hoàng Sa: Du khách đi theo đường Trường Chinh và Hoàng Sa đến Rạch Bùng Binh (Phường 9). Tiếp đó, bạn lái xe đến Bà Huyện Thanh Quan (Phường 7) là đến nơi.
Bạn có thể di chuyển tới chùa Xá Lợi Sài Gòn bằng phương tiện cá nhân

Bạn có thể di chuyển tới chùa Xá Lợi Sài Gòn bằng phương tiện cá nhân (Ảnh: Sưu tầm)

1.2. Lịch sử chùa Phật học Xá Lợi Sài Gòn

Chùa Xá Lợi Sài Gòn được khởi công xây dựng vào ngày 5/8/1956, trên một thửa đất rộng hơn 2500m2 được nhượng lại từ câu lạc bộ Đông Dương với giá một đồng bạc Việt Nam. Khu đất tọa lạc tại góc đường Lê Văn Thạnh (hiện là Sư Thiện Chiếu) và Bà Huyện Thanh Quan. Công trình được xây dựng theo bản vẽ của hai kiến trúc sư nổi tiếng Trần Văn Đường, Đỗ Bá Vinh và được giám sát xây dựng bởi hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh, Hồ Tố Thuận. Chùa được hoàn thành và khánh thành vào ngày 2/5/1958.

Ban đầu, chùa được xây dựng để thờ Xá Lợi Phật tổ do đó có tên là “chùa thờ Xá Lợi”. Tuy nhiên, do người dân quen gọi tắt là “chùa Xá Lợi” nên hòa thượng Khánh Anh đã quyết định chính thức đặt tên chùa là Xá Lợi cho hợp lòng người.

Diện tích chùa Xá Lợi rộng hơn 2500m2

Diện tích chùa Xá Lợi rộng hơn 2500m2 (Ảnh: Sưu tầm)

2. Giá trị lịch sử và văn hoá của chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi có một không gian yên tĩnh, thanh tịnh, để mọi người có thể tìm đến đọc sách, sinh viên, học sinh ôn tập học bài, còn người già thì đến để vãng cảnh trầm tư. Như bao ngôi chùa Phật giáo, đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động giáo lý hàng tuần cho tín đồ và những người muốn tìm hiểu về triết lý Phật giáo. Không chỉ vậy, chùa còn là một di tích lịch sử, một thắng cảnh văn hóa của thành phố. Nơi đây cũng là niềm tự hào về truyền thống Phật giáo Việt Nam và những người con Phật giáo trên khắp thế giới. 

Du khách thường đến chùa Xá Lợi để vãng cảnh, nghe thuyết pháp…

Du khách thường đến chùa Xá Lợi để vãng cảnh, nghe thuyết pháp… (Ảnh: Sưu tầm)

3. Kiến trúc chùa Xá Lợi TP HCM

Chùa Xá Lợi TPHCM là ngôi chùa đầu tiên tại Sài Gòn, được xây dựng theo lối kiến trúc mới. Phía trên là bái đường, phía dưới là giảng đường. Tầng trệt của giảng đường có 400 chỗ ngồi. Xung quanh giảng đường là thư viện, tăng phòng, nhà trai đường… tạo nên một không gian linh thiêng và thuận tiện cho du khách tới vãng cảnh, học tập, tu tâm.

3.1. Khu Chính điện

Khu Chính điện của chùa rộng khoảng 15m2 và dài 31m2. Chính điện được thiết kế rộng rãi, thoáng đãng nhờ hệ thống cửa sổ cao và mặt tường được tô đá rửa màu vàng lợt.

Trên tường xung quanh Chính điện có 14 bộ tranh mô tả lịch sử cuộc đời của đức Phật từ lúc Đản sanh cho đến khi nhập Niết bàn. Các bức tranh này do giáo sư Nguyễn Văn Long tại Trường Đại học Mỹ thuật Gia Định thực hiện vào năm 1958. Vì sử dụng chất liệu sơn bột màu nên tranh rất sinh động, trông như đắp nổi. Bên cạnh đó, trên Chính điện còn có một tháp bằng ngọc, có hình dạng lá Bồ đề, bên trong đựng ngọc Xá Lợi của đức Phật Thích Ca. Tháp được đặt trên cao, ngay phía trước tượng Phật Thích Ca.

Không gian chính điện của chùa Xá Lợi

Không gian chính điện của chùa Xá Lợi (Ảnh: Sưu tầm)

3.2. Tháp Chuông bảy tầng

Đặc biệt, điểm nhấn của chùa nằm ở tháp chuông, một công trình cao 32m, gồm bảy tầng, được xây dựng vào năm 1960. Từ khi hoàn thành cho đến đầu thế kỷ 21, đây là tháp chuông cao nhất tại Việt Nam. Mặc dù sau này, chùa Linh Phước Đà Lạt đã xây dựng một tháp chuông cao hơn (cao 37,84m), nhưng tháp chuông vẫn cao nhất tại TP Hồ Chí Minh.

Mỗi tầng của tháp thờ một vị Phật, ở từng tầng có bốn mặt phẳng lớn và bốn mặt góc nhỏ, tạo thành hình bát giác độc đáo. Tầng cao nhất là một cổ lầu, bên trong treo một chiếc đại hồng chung bằng đồng nặng 2 tấn, đường kính 1,2m, cao 1,6m, được đúc tại Huế theo mẫu của chuông chùa Thiên Mụ. 

Tháp chuông bảy tầng tại chùa Xá Lợi TPHCM

Tháp chuông bảy tầng tại chùa Xá Lợi TPHCM (Ảnh: Sưu tầm)

4. Những điểm đặc biệt của chùa Phật học Xá Lợi

Bạn đang băn khoăn, chùa Phật học Xá Lợi Quận 3 có gì đặc biệt, VinWonders sẽ bật mí ngay dưới đây.

4.1. Nơi nhục thân của bồ tát Thích Quảng Đức

Chùa Xá Lợi là nơi nhục thân của bồ tát Thích Quảng Đức, là nơi an táng sau khi ngài tự thiêu. Hành động này thể hiệu sự phản đối chế độ đàn áp Phật giáo do chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm thực hiện vào năm 1963. Hiện nay, xung quanh chùa vẫn còn treo những bức ảnh tư liệu ghi lại sự kiện này, nhằm tôn vinh tinh thần kiên định và sự hy sinh của bồ tát Thích Quảng Đức.

Nơi nhục thân của bồ tát Thích Quảng Đức

Hình ảnh bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu (Ảnh: Sưu tầm)

4.2. Cây Bồ đề linh thiêng

Ngoài sân, ở bên trái của Chính điện còn có một cây Bồ đề được ông Trần Văn Hậu mang về từ Colombo, thay thế cho cây Bồ đề mà ngài Narada mang sang tặng vào năm 1953 đã bị chết. Gần cây Bồ đề có đài Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên. Tượng Phật được đúc hoàn thiện vào ngày 24/12/1958 và được làm lễ an vị vào ngày 12/2/1958 (tức là ngày 24/12 âm lịch năm Đinh Dậu).

4.3. Pho kinh bối diệp cổ

Chùa Xá Lợi Sài Gòn còn có một bộ kinh bối diệp cổ chép bằng chữ Pali trên lá Ô bôi (lá Muôn), có tuổi đời hơn 1.000 năm, dài 45cm, ngang 6cm, hai đầu có dùi lỗ để xỏ chỉ xâu lại. Bìa của bộ kinh được làm từ gỗ sơn son thếp vàng với hoa văn cầu kỳ, được bọc trong một tấm khăn lụa ngũ sắc.

Bộ kinh này được giáo hội Tăng già Tích Lan tặng cho ngài Thích Quảng Liên sau khi du học hơn 5 năm tại xứ này. Khi trở về nước, ngài quyết định tặng lại cho hội Phật học Nam Việt làm chứng tích cho Pháp bảo thường trụ tại quốc độ này. Bộ kinh ghi chép lời ngọc đức của Thế Tôn, khi ngài bắt đầu chuyển pháp luân tại thành phố Ba La Nại (Bénarès) cho anh em Kiều Trần Như nghe. Pháp tạng này được lễ cung thỉnh về chùa vào ngày 16/06/1957.

4.4. Tháp bạc đựng viên xá lợi của Đức Hoạt Phật

Thêm vào đó, chùa Xá Lợi còn lưu giữ một tháp bạc quý giá chứa viên xá lợi của đức Hoạt Phật Chương Gia Đồ do Pháp sư Diễn Bồi từ Đài Loan đã mang sang tặng vào ngày 11/12/1960. Đức Hoạt Phật (Phật sống) là người gốc Thanh Hải – Mông Cổ thường được người Trung Hoa biết đến với danh hiệu Thập Cửu Thế Chương Gia Đại sư.

5. Các hoạt động nổi bật tại chùa

Tại chùa Xá Lợi cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động nổi bật như:

  • Các buổi thuyết pháp, pháp thoại, lớp học giáo lý
  • Hoạt động tu tập tại chùa cho tín đồ Phật tử
  • Các ngày lễ Phật giáo: Lễ Vu Lan, lễ Khánh đản Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, lễ tắm Phật…
  • Hội thảo khoa học thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Trao tặng học bổng cho tăng ni sinh
Chùa Xá Lợi thường xuyên tổ chức các hoạt động thuyết pháp, tu tập

Chùa Xá Lợi thường xuyên tổ chức các hoạt động thuyết pháp, tu tập (Ảnh: Sưu tầm)

6. Những lưu ý khi đến chùa Xá Lợi

Là một địa điểm du lịch tâm linh nên khi ghé thăm chùa, du khách cần lưu ý một vài điều sau:

  • Thay vì đốt nhiều hàng mã, bạn nên chỉ thắp một nén hương để tránh ảnh hưởng đến không gian của chùa.
  • Bạn hãy tránh mặc váy quá ngắn, nói chuyện to làm ảnh hưởng tới những vị khách khác.
  • Du khách không nên vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung. 
  • Đặc biệt, bạn cần lưu ý không phải khu vực nào tại chùa cũng được chụp ảnh.
  • Bạn có thể kết hợp tham quan một vài địa điểm gần chùa như: Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (cách 1,1km), Dinh Độc Lập (cách 1,2km), chợ Bến Thành (cách 1,7km), công viên Tao Đàn (cách 1,9km)…
Chùa Xá Lợi

Bạn cần lưu ý một số điều khi du lịch chùa Xá Lợi (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Xá Lợi là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Sài Gòn. Ngôi chùa là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam và cảm nhận được sự bình yên, thanh tịnh.

Sau khi khám phá chùa Phật học Xá Lợi, bạn có thể làm mới hành trình của mình bằng cách ghé công viên Grand Park. Với không gian hiện đại và nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn, nơi đây sẽ mang lại trải nghiệm đầy sôi động và thú vị cho chuyến đi Sài Gòn của bạn:

  • Bắt đầu hành trình tại công viên nước Hòn đảo nhiệt đới với bể tạo sóng Vịnh sóng thần, Đường trượt siêu lòng chảo, và hàng loạt trò chơi nước hiện đại đầy hấp dẫn.
  • Khám phá Khu vườn mộng mơ với những trải nghiệm độc đáo như Đĩa quay siêu tốc – Khiên thần Achilles, hay thách thức bản thân với đường trượt ngoạn mục của Cuộc phiêu lưu kỳ thú.
  • Trải nghiệm cảm giác “dạo biển” giữa lòng thành phố với hoạt động chèo thuyền kayak sôi động.
  • Check-in bên 15 cây ánh sáng cao 20m, lấy cảm hứng từ Gardens By The Bay.
  • Hòa mình vào không khí náo nhiệt của các minishow, show diễn suốt 365 ngày và thưởng thức tinh hoa ẩm thực kết hợp mua sắm tại các tuyến phố thương mại nhộn nhịp.
Thiên đường giải trí VinWonders Grand Park

Thiên đường giải trí cho mọi lứa tuổi công viên Grand Park

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé