- 1. Danh sách các chùa ở Huế cổ kính, xây dựng dưới thời vua chúa
- 2. Những ngôi chùa ở Huế nổi tiếng nhất định phải ghé thăm
- 2.1 Chùa Từ Đàm Huế – Danh lam cổ tự đất cố đô
- 2.2 Chùa Phật Đứng Huế
- 2.3 Chùa Huyền Không Sơn Thượng – Ngôi chùa Huế thanh tịnh, cổ kính
- 2.4 Chùa Ba La Mật Huế
- 2.5 Huế có chùa gì đẹp? – Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
- 2.6 Chùa Tường Vân
- 2.7 Chùa Phước Duyên Huế
- 2.8 Ngôi chùa Huế cổ bậc nhất – Chùa Quốc Ân
- 2.9 Chùa Thiên Minh
- 2.10 Chùa Ông Huế – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đất kinh kỳ
- 2.11 Chùa Giác Lương
- 2.12 Chùa Diệu Viên – ngôi chùa Huế đầu tiên cho sư nữ
- 2.13 Chùa Từ Lâm
- 2.14 Ngôi chùa ở Huế nổi tiếng không thể bỏ qua – Chùa Báo Quốc
- 3. Lưu ý chung khi ghé thăm các ngôi chùa Huế
Thành phố Huế là một trong những điểm đến nổi bật về văn hóa tâm linh tại Việt Nam với hàng loạt ngôi chùa Huế lâu đời, linh thiêng. Hãy lên lịch trình du lịch Huế ngay hôm nay để có dịp tham quan 18 ngôi chùa Huế nổi tiếng lưu giữ nhiều giá trị tâm linh và văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô.
1. Danh sách các chùa ở Huế cổ kính, xây dựng dưới thời vua chúa
1.1 Chùa Từ Hiếu Huế – Ngôi cổ tự lâu đời ở Huế
- Địa chỉ: Thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
- Thời gian tham quan/chiêm bái: Cả ngày
Chùa Từ Hiếu là một trong những địa điểm du lịch Huế nổi tiếng thu hút du khách bởi sự trầm mặc, an tĩnh. Ngôi chùa Huế này sở hữu không gian sơn thủy hữu tình, thoáng đãng, mát mẻ. Kiến trúc chùa cổ kính mang dáng dấp của những cung điện trong kinh thành Huế, được bao bọc bởi rừng thông um tùm, xanh mướt.
Không chỉ đơn thuần là chốn thiền tu, chùa Từ Hiếu còn gắn liền với câu chuyện cảm động về đạo hiếu của người con với mẹ già. Đặc biệt, đây còn là ngôi chùa Huế duy nhất có khu nghĩa trang, là nơi an nghỉ của 24 vị thái giám triều Nguyễn có công với triều đình.
1.2 Chùa Thiên Mụ Huế – Biểu tượng tâm linh xứ Huế
- Địa chỉ: 140 – 142 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: 8h00 – 18h00 hàng ngày
Chùa Thiên Mụ Huế được xem là biểu tượng tâm linh nổi bật nhất trong số các ngôi chùa Huế. Chùa được xây dựng trên ngọn đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương Huế vào khoảng thế kỷ XVII, đến nay đã tồn tại hơn 400 năm.
Đến chùa Thiên Mụ, bạn sẽ cảm nhận được sự tổng hòa hoàn hảo giữa các giá trị lịch sử, tâm linh và nghệ thuật. Công trình biểu tượng của chùa là tháp Phước Duyên gồm 7 tầng với chiều cao 21m được xây dựng ngay phía trước chùa.
>>> Xem thêm: Chùa Thiên Mụ Huế – Biểu tượng tâm linh, huyền bí của cố đô Huế
1.3 Ngôi chùa Huế dưới triều Nguyễn – Chùa Diệu Đế
- Địa chỉ: 10B đường Bạch Đằng, phường Phù Cát, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: 8h00 – 18h00
Chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi chùa Huế được phong Quốc tự còn tồn tại đến nay ở Cố đô Huế. Chùa được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị vào năm 1844 để cầu phúc cho nhân dân.
Tọa lạc bên dòng sông Hạ Thành thơ mộng, chùa Diệu Đế sở hữu lối kiến trúc khác biệt so với bất cứ ngôi chùa Huế nào khác. Tổng diện tích chùa vào khoảng 2.500m2, được bao bọc bởi hệ thống La thành kiến cố và trổ 4 cửa đối xứng tượng trưng cho Tứ thánh đế. Bên trong gồm có 10 công trình kiến trúc lớn nhỏ.
1.4 Chùa Thánh Duyên do vua Minh Mạng trùng tu
- Địa chỉ: Núi Túy Vân, xã Vĩnh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: Cả ngày
Chùa Thánh Duyên còn có tên gọi là chùa Túy Vân, được xây dựng vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu, khoảng cuối thế kỷ XVII. Đến năm 1830, vua Minh Mạng hạ lệnh trùng tu lại chùa, sau đó sắc phong là Quốc tự. Vào năm 1996, chùa Huế Thánh Duyên Tự được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.
Kiến trúc của chùa Thánh Duyên được bố cục thành 3 phần Chùa – Các – Tháp. Trong khuôn viên chùa Huế này còn có một công trình khá ấn tượng chính là tấm bia cao 0,16m, tóm tắt lại toàn bộ lịch sử đất nước dưới thời vua Thiệu Trị.
>>> Bỏ túi: Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng Huế Hội An tự túc chi tiết 2023
2. Những ngôi chùa ở Huế nổi tiếng nhất định phải ghé thăm
2.1 Chùa Từ Đàm Huế – Danh lam cổ tự đất cố đô
- Địa chỉ: Số 1 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: 06h00 – 21h00
Chùa Từ Đàm là ngôi chùa Huế được xây dựng vào đời chúa Nguyễn Phúc Thái, khoảng cuối thế kỷ XVII với tên gọi chùa Ấn Tôn, nghĩa là lấy sự truyền tâm làm tôn chỉ. Đến năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa thành “Từ Đàm Tự” nghĩa là đám mây lành với ý nghĩa tượng trưng cho đức Phật.
Được biết đến là biểu tượng Phật giáo xứ Huế và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam hàng trăm năm qua, chùa Từ Đàm hiện nay được sử dụng làm trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế.
2.2 Chùa Phật Đứng Huế
- Địa chỉ: Đồi Quảng Tế, thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: 06h00 – 21h00
Chùa Phật Đứng còn có tên gọi khác là chùa Thiền Lâm, là điểm đến tâm linh có một không hai mà bạn không thể bỏ qua trong bản đồ du lịch Huế. Đây là chùa Huế duy nhất theo Phật giáo phái Nam Tông, được thành lập năm 1960 bởi Hòa Thượng Hộ Nhẫn.
Kiến trúc của chùa có sự pha trộn giữa các đặc trưng kiến trúc chùa cổ Phật giáo Nam Tông tại Ấn Độ, Thái Lan và Myanmar và được mệnh danh là “xứ Chùa Vàng giữa lòng Cố đô”.
Điểm nhấn của chùa Thiền Lâm chính là hai bức tượng Phật Đứng – Phật Nằm. Tượng Phật đứng cao 8m khắc họa hình ảnh Phật Thích Ca trì bình khất thực đầy uy nghiêm, từ ái. Còn tượng Phật nằm dài 7m là hình ảnh Phật Thích Ca nhập niết bàn.
2.3 Chùa Huyền Không Sơn Thượng – Ngôi chùa Huế thanh tịnh, cổ kính
- Địa chỉ: Thôn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, thành phố Huế.
- Thời gian tham quan/chiêm bái: Cả ngày
Nằm ẩn trong thung lũng được bao bọc bởi rừng thông xanh mướt cùng những dãy núi, chùa Huyền Không Sơn Thượng được xem như nơi trú ẩn thanh tịnh cho những ai đang đi tìm một không gian để thư thái tâm hồn.
Huyền Không Sơn Thượng là chùa Huế thuộc hệ Phật giáo Nam Tông được xây dựng từ năm 1989. Chùa được xây dựng ở độ cao 300m so với mực nước biển, bao quanh là đồi thông, hồ nước cùng bạt ngàn cỏ cây hoa lá nên không khí luôn trong lành, mát mẻ.
>>> Xem thêm: [Khám phá] Chùa Huyền Không 1 và Huyền Không 2 Huế
2.4 Chùa Ba La Mật Huế
- Địa chỉ: Số 366 Nguyễn Sinh Cung, thôn Nam Phổ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, thành phố Huế.
- Thời gian tham quan/chiêm bái: Cả ngày
Chùa Ba La Mật là chùa Huế được bà Công Tôn Nữ Thị Tư cho xây dựng vào năm 1886 để làm nơi tu hành cho chồng là ông Bố chánh Nguyễn Khoa Luận, đạo hiệu là Viên Giác Đại Sư, pháp danh Thanh Chân. Ông là người thuộc dòng họ Nguyễn Khoa danh giá hàng đầu Kinh đô Huế thời bấy giờ.
Khuôn viên chùa Ba La Mật Huế có diện tích khoảng 2.500m2, bao quanh bởi la thành, có nhiều cây xanh tạo không gian thoáng mát. Những nét kiến trúc cổ kính của chùa gần như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn dù đã trải qua một số đợt trùng tu hay mở rộng quy mô.
2.5 Huế có chùa gì đẹp? – Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
- Địa chỉ: Xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: 06h00 – 17h00
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã là thiền viện đầu tiên của miền Trung thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Chùa Huế này thường được nhắc đến như một danh lam thắng cảnh Huế nổi bật.
Thiền viện tọa lạc trên một ngọn đồi giữa lòng Hồ Truồi thuộc dãy núi Bạch Mã ở vị trí đón được cả gió lục địa và gió biển nên không khí quanh năm mát mẻ.
Khung cảnh của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã hệt như chốn bồng lai tiên cảnh với cỏ cây chen lá đá chen hoa, có núi rừng, có hồ nước mênh mông cùng sinh vật phong phú.
2.6 Chùa Tường Vân
- Địa chỉ: Đường Trần Thái Tông, phường Thủy Xuân, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: 07h00 – 17h00
Chùa Tường Vân được xây dựng từ khoảng năm 1850, đến nay đã có niên đại hơn 170 năm. Vị trí của chùa ở ngay phía trước chùa Từ Hiếu. Đây là ngôi chùa Huế cổ kính, bề thế giữa mảnh đất Cố đô, mang đậm nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử và kiến trúc trong số các thiền môn tại xứ Huế. Hiện nay chùa Tường Vân là một trong những Tổ Đình lớn của Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Hệ thống kiến trúc của chùa được xây dựng theo hình chữ “khẩu” với các công trình chùa, hậu tổ, tăng đường và trai đường khép kín. Không gian ở giữa là một khoảng sân để trồng cây trồng hoa tạo sinh khí trong chùa.
>>>Tham khảo: Giải mã “Du lịch Huế mùa nào đẹp?” & Gợi ý điểm vui chơi 2023
2.7 Chùa Phước Duyên Huế
- Địa chỉ: Thôn An Ninh thượng, phường Hương Long, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: 07h00 – 17h00
Chùa Phước Duyên Huế hay Phước Duyên Thiền Uyển được xây dựng năm 1948 bởi Hòa Thượng Thích Đảnh Lễ. Nằm bên bờ sông Bạch Yến, dưới chân ngọn đồi Rú Vị, cách biệt với khu dân cư, ngôi chùa Huế này sở hữu cảnh quan sơn thủy hữu tình, không gian tĩnh lặng phù hợp với chốn thiền tu.
Tổng diện tích chùa Phước Duyên khoảng 4000m2 với lối kiến trúc hình chữ “khẩu”, mặt chính hướng về phía Đông Nam. Các công trình quan trọng trong chùa bao gồm Chính điện, giảng đường tu viện, Hậu đường, khách đường, Tàng Kinh Các, các bảo tháp của của Hòa thượng Thích Đảnh Lễ, ngài Thanh Tuệ hay tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát…
2.8 Ngôi chùa Huế cổ bậc nhất – Chùa Quốc Ân
- Địa chỉ: Phía Tây núi Ngự Bình, phường Trường An, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: 07h00 – 17h00
Chùa Quốc Ân là Tổ đình đầu tiên của Thiền phái Lâm Tế từ Trung Hoa truyền sang nước ta cuối thế kỷ XVII. Ngôi chùa được xây dựng khoảng năm 1682 – 1684 bởi tổ sư Tạ Nguyên Thiều. Tính đến nay, chùa đã có lịch sử tồn tại khoảng 340 năm và có giá trị to lớn đối với lịch sử phát triển Phật giáo ở Huế.
Toàn bộ quy mô của chùa rộng khoảng 5000m2 trong đó diện tích xây dựng là 550m2. Hệ thống kiến trúc xây dựng theo hình chữ “khẩu”, hướng chính là hướng Tây Nam. Xung quanh chùa và trong khuôn viên cây cối um tùm nên không khí luôn mát mẻ, trong lành.
Đến với chùa Huế Quốc Ân Tự bạn còn được chiêm ngưỡng kho tàng các tượng khí, pháp khí tiêu biểu cho văn hóa Phật giáo xứ Thuận Hóa xưa kia như tượng Phật Thích Ca, tượng Tam Thế Phật, Đại hồng chung, khánh đồng thời vua Minh Mạng, các bia ký…
2.9 Chùa Thiên Minh
- Địa chỉ: Số 91 đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: Cả ngày
Trong chuyến du lịch Huế 3 ngày 2 đêm bạn hãy dành thời gian ghé thăm chùa Thiên Minh. Ngôi chùa Huế này được xây dựng từ năm 1905, vốn chỉ là một thảo am. Đến năm 1930 khi về làm trụ trì đầu tiên của chùa, Hòa thượng Quảng Huệ đã cho xây dựng lại thành một ngôi chùa trang nghiêm. Để có quy mô như hiện nay, chùa đã trải qua hai cuộc đại trùng tu vào năm 1970 và năm 2001.
Chùa Thiên Minh là chùa Huế hấp dẫn các học giả thiền môn, Phật tử cũng như du khách đến để vãn cảnh, bái Phật, học Phật pháp, tham gia các lễ hội truyền thống…
2.10 Chùa Ông Huế – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đất kinh kỳ
- Địa chỉ: 114 đường Bạch Đằng, phường Phù Cát, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: Cả ngày
Chùa Ông Huế tiền thân là Đền Quan Thánh, thờ Quan Công – người đại diện cho tấm gương trung nghĩa. Đến năm 1932, khi vua Bảo Đại thành lập Hội Phật Học An Nam để chấn hưng Phật giáo trong nước, chùa được đổi tên thành Thuận Hóa và chuyển sang thờ Phật Thích Ca Mâu Ni.
Kiến trúc của chùa trông giống như những Hội quán người Hoa ở Hội An và là một trong những công trình chùa Huế đẹp nổi tiếng đất kinh kỳ thời đó. Không gian bên trong chùa được trồng rất nhiều cây và hoa nên không khí luôn trong lành, mát mẻ.
>>> Xem thêm: Lăng Khải Định Huế – lăng tẩm đẹp nổi tiếng, “đốn tim” du khách
2.11 Chùa Giác Lương
- Địa chỉ: Làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: Cả ngày
Chùa Giác Lương là điểm dừng chân lý tưởng trong hành trình du lịch Huế 1 ngày để tìm về những điều xưa cũ. Chùa được xây dựng vào cuối thời Lê đầu thời Nguyễn với những nét kiến trúc độc đáo, tiêu biểu cho sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc giữa hai thời kỳ. Năm 1992, ngôi chùa Huế này được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Hiện nay tại chùa Giác Lương thờ 7 tượng Phật, cùng các vị thánh Quan Công – Quan Bình – Châu Xương. Phía bên trái tiền đường là quả chuông lớn đúc từ năm 1819. Bên trên quả chuông có khắc tên những người thợ rèn, các quan lại và những người giàu có đã quyên góp tiền đúc chuông và trùng tu chùa.
2.12 Chùa Diệu Viên – ngôi chùa Huế đầu tiên cho sư nữ
- Địa chỉ: Núi Ngũ Phong, xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: Cả ngày
Chùa Diệu Viên là chùa Huế đầu tiên dành cho các nữ sư. Chùa do một số Phật tử phát tâm xây dựng trên một ngọn đồi ở xã Thủy Dương và thỉnh Sư bà Thích Nữ Hướng Đạo khai sơn. Năm 1926, chùa được vua ban “Sắc tứ Diệu Viên Sư Nữ Tự”. Chùa được trùng tu mở rộng vào các năm 1929, 1953 và 2001 nên khang trang hơn và đường sá dễ đi lại hơn.
Không chỉ là chốn thiền vị, tu hành, ni chúng trong chùa Diệu Viên còn sản xuất nhang, bánh trái, tương chao; mở bệnh xá, cấp thuốc miễn phí do dân nghèo; mở viện dưỡng lão chăm sóc người già neo đơn, người tàn tật; mở xưởng may tạo công ăn việc làm cho thanh thiếu nữ ở địa phương; mở trường mẫu giáo…
2.13 Chùa Từ Lâm
- Địa chỉ: Số 36 đường Thanh Hải, thôn Hạ I, xã Thủy Xuân, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: Cả ngày
Chùa Từ Lâm là ngôi chùa Huế được xây dựng cuối thời chúa Nguyễn Phúc Tân, do Thiền sư Từ Lâm khai sơn. Trải qua hơn 400 năm, các nét kiến trúc của chùa vẫn được gìn giữ gần như nguyên bản, chỉ khoác thêm dáng vẻ cổ kính, nhuốm màu thời gian.
Không gian chùa Từ Lâm tương đối thoáng đãng với nhiều cây xanh, hoa cỏ được trồng trong khuôn viên tạo cảm giác mát mẻ, thư thái, thích hợp để vãn cảnh, tu hành.
>>> Tham khảo: Lịch trình Đà Nẵng Hội An Huế 4 ngày 3 đêm lý tưởng 2023
2.14 Ngôi chùa ở Huế nổi tiếng không thể bỏ qua – Chùa Báo Quốc
- Địa chỉ: 17 Bảo Quốc, phường Đúc, thành phố Huế
- Thời gian tham quan/chiêm bái: Cả ngày
Chùa Báo Quốc được xây dựng từ thế kỷ XVII, dưới thời vua Lê Dụ Tông và đặt tên là Hàm Long Tự. Đến năm 1747, chùa được chúa Nguyễn Phúc Khoát ban tấm biển Sắc Tứ Báo Quốc Tự, đổi tên thành chùa Báo Quốc.
Chùa có tổng diện tích lên tới 2ha, các công trình trong khuôn viên được xây theo lối kiến trúc hình chữ “khẩu”. Ở chính giữa là khu vực sân vườn trồng nhiều cây xanh tạo cảnh quanh xanh, không khí mát mẻ, thoáng đãng.
Không chỉ đơn thuần là nơi thờ tự, chùa Báo Quốc còn là trung tâm tu học và hành đạo lớn của kinh đô Huế. Trong những năm 1930, tại chùa Huế này đã đào tạo ra các tăng tài, đóng góp to lớn trong phong trào chấn hưng và phát triển Phật giáo trong nước.
3. Lưu ý chung khi ghé thăm các ngôi chùa Huế
Sau đây là một số lưu ý bạn cần nhớ khi tham quan, lễ bái ở các chùa Huế:
- Xem trước thời gian mở cửa đón khách của các chùa Huế
- Mặc trang phục lịch sự, kín đáo
- Không chụp hình ở những khu vực cấm
- Đi nhẹ, nói khẽ, không gây huyên náo trong khuôn viên chùa
- Không nói lời tục tĩu, báng bổ ở nơi cửa Phật linh thiêng
- Nên chuẩn bị trước đồ lễ khi chiêm bái các chùa Huế
Kết hợp hành trình tham quan, chiêm bái các ngôi chùa Huế nổi tiếng trong chuyến du lịch Huế, bạn cũng nên ghé thăm cả Đà Nẵng, Hội An để khám phá thêm được nhiều công trình tâm linh nổi bật như chùa Cầu, chùa Ông, chùa Bà Mụ…
Ngoài ra, để chuyến đi có thêm nhiều trải nghiệm thú vị khó quên, bạn đừng quên dành thời gian khám phá công viên giải trí VinWonders Nam Hội An nhé!
VinWonders Nam Hội An được chia thành 5 phân khu với các hoạt động giải trí, trải nghiệm văn hóa đỉnh cao có một không hai mà bạn không thể bỏ lỡ:
- Bến cảng Giao thoa: Bối cảnh đối lập giữa một bên là lối kiến trúc truyền thống và một bên lối kiến trúc châu Âu xa hoa sang trọng thể hiện sự giao thoa văn hóa Đông – Tây.
- Đảo Văn hóa Dân gian: Nơi hội tụ các làng nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam, các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống, các công trình kiến trúc nguyên bản đặc trưng của mỗi dân tộc…
- Vùng đất Phiêu lưu: Tổ hợp 20 trò chơi cảm giác mạnh cực đỉnh, đánh thức mọi giác quan và 100+ trò chơi trong nhà phù hợp cho mọi đối tượng trải nghiệm.
- River Safari: Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật hoang dã trên sông đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam là “ngôi nhà chung” của hàng trăm cá thể động vật, trong đó nhiều loài quý hiếm, cần được bảo vệ đặc biệt.
- Thế giới Nước: 11 trò chơi dưới nước sôi động, hệ thống đường trượt đỉnh cao và các bể trò chơi tương ứng với từng lứa tuổi đem đến cho bạn những giây phút thư giãn dưới nước thả ga, xua tan cái nóng nực của miền Trung.
Đặt ngay vé VinWonders Nam Hội An
Trên đây là danh sách chùa Huế cập nhật mới nhất với 19 địa điểm mà bạn không thể bỏ qua khi muốn trải nghiệm du lịch tâm linh tại mảnh đất Cố đô. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ là hành trang hữu ích để bạn bắt đầu hành trình khám phá chùa Huế.