- 1. Khu du lịch đầm Chuồn ở Huế có gì đặc sắc?
- 2. Khám phá gì ở đầm Chuồn Phú Vang Thừa Thiên Huế?
- 2.1 Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của làng Chuồn
- 2.2 Ngắm bình minh và hoàng hôn đẹp mê hoặc ở đầm Chuồn
- 2.3 Tham gia lễ hội làng Chuồn truyền thống xứ Huế
- 2.4 Tìm hiểu cuộc sống của ngư dân ở đầm Chuồn Huế
- 2.5 Vừa đi thuyền vừa thưởng thức hải sản tươi ngon
- 2.6 Ghé chợ đầm Chuồn Huế khám phá ẩm thực dân dã
- 3. Kinh nghiệm đi đầm Chuồn ở Huế chi tiết 2025

Nét đẹp hoang sơ độc lạ tại đầm Chuồn Huế (Nguồn: sưu tầm)
Khi nhắc đến du lịch Huế, người ta thường nghĩ đến lăng tẩm, đền đài hay sông Hương, núi Ngự. Thế nhưng ít ai biết rằng tại đây lại có một địa điểm du lịch sinh thái đẹp đến mê người, đó là đầm Chuồn. Phong cảnh trữ tình, thơ mộng mang đậm nét đặc trưng xứ Huế biến nơi đây trở thành điểm đến mới lạ đầy hấp dẫn.
1. Khu du lịch đầm Chuồn ở Huế có gì đặc sắc?
Đầm Chuồn, Đầm Chuồn An Phú, Đầm Chuồn Phú Vang hay Cầu Hai là những cái tên rất đỗi quen thuộc với người dân tỉnh Thừa Thiên, cách trung tâm thành phố khoảng 12km. Đầm Chuồn có diện tích lên đến 100ha, là khu du lịch sinh thái nổi tiếng tại nước ta. Nơi đây thu hút rất đông khách tham quan mỗi năm và đặc biệt đông khách vào mùa khô.

Khu du lịch đầm Chuồn đẹp như tranh vẽ (Nguồn: sưu tầm)
Đầm Chuồn để lại ấn tượng trong lòng du khách bởi vẻ đẹp trữ tình và trong trẻo. Mặt nước trong xanh màu ngọc bích dễ thấy tận đáy đầm, những gợn sóng nhẹ lăn tăn lấp lánh nắng vàng, trên đó tấp nập ghe thuyền đang lững lờ trôi. Khung cảnh khiến ta cảm thấy cuộc sống nơi đây tuy giản dị mà lại bình yên đến lạ. Nét đẹp mộc mạc và đơn sơ ấy lại khiến đầm Chuồn trở nên nổi bật giữa hàng trăm danh lam thắng cảnh Huế.
.>>> Xem ngay: Bỏ túi bản đồ du lịch Huế mới nhất – Top điểm tham quan HOT
2. Khám phá gì ở đầm Chuồn Phú Vang Thừa Thiên Huế?
Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp non nước hữu tình, đầm Chuồn luôn nằm trong top địa điểm du lịch Huế không thể bỏ lỡ. Cùng khám phá những điều thú vị nhất tại đầm Chuồn nhé!
2.1 Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của làng Chuồn
Làng Chuồn hay làng An Truyền là một ngôi làng quê nhỏ nằm cạnh đầm Chuồn. Làng Chuồn được biết đến bởi bề dày văn hóa đáng trân trọng với đình An Truyền là Di tích kiến trúc cấp Quốc gia; có lịch sử khởi nghĩa “Loạn chày vôi” chống lại áp bức, bất công đầy ngang tàng khí phách.

Người dân làng Chuồn ở Huế (Nguồn: sưu tầm)
Trải qua biết bao thế hệ, ngôi làng này vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ như tranh vẽ; người dân vẫn giữ nếp sống bình dị, chân chất.
2.2 Ngắm bình minh và hoàng hôn đẹp mê hoặc ở đầm Chuồn
Bình minh luôn là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất trong ngày, bình minh ở đầm Chuồn lại càng đẹp đẽ đến mê người. Không gian thoáng đãng rộng lớn, chẳng bị thứ gì cản trở tầm nhìn, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh mặt trời mọc rõ ràng hơn bao giờ hết.

Bình minh rực rỡ trên đầm Chuồn (Nguồn: sưu tầm)
Bầu trời trong vắt không một gợn mây được nhuộm một màu cam đỏ rực và bắt mắt, mặt trời dần nhô lên cao, mặt đầm cũng óng ánh nắng vàng. Chẳng còn khói bụi mù mịt như thành phố, chẳng có âm thanh ồn ào nháo nhác tạp nham, chẳng còn muộn phiền lo lắng về khách hàng, về KPI sắp tới, lòng người tĩnh lại, dịu dàng và bình yên. Chỉ còn quanh đây không khí trong lành tươi mát và một tâm hồn đang lâng lâng. Có người đã nói rằng: Vượt hàng trăm cây số đến đầm Chuồn chỉ để bắt trọn một khoảnh khắc cũng không có gì hối tiếc.
>>> Xem thêm: Top 17 địa điểm chụp ảnh đẹp ở Huế, check in mỏi tay
2.3 Tham gia lễ hội làng Chuồn truyền thống xứ Huế

Khung cảnh lễ hội rước tổ làng Chuồn (Nguồn: sưu tầm)
Khi đến làng Chuồn vào tháng 7 âm lịch, du khách sẽ có cơ hội tham gia lễ rước tổ làng. Đây là nét đẹp truyền thống được gìn giữ và lưu truyền khắp nơi trên đất nước ta, thế nhưng lễ rước tổ làng Chuồn lại có nhiều nét khác biệt và công phu hơn. Lễ hội này được tổ chức đều đặn hàng năm, năm nào cũng được người dân thành tâm tổ chức một cách long trọng như kiệu lọng, cờ xí, lễ phục cổ truyền, mỗi năm lại thay đổi một vật thờ cúng khác nhau.
2.4 Tìm hiểu cuộc sống của ngư dân ở đầm Chuồn Huế
Do vị trí địa lý tiếp giáp với đầm Chuồn, cuộc sống người dân nơi đây gắn bó chặt chẽ với con đầm này, chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt cá tôm. Du khách có thể dễ dàng bắt gặp những con thuyền nhỏ đang neo đậu bên bờ hoặc đang di chuyển trên đầm Chuồn, tận mắt nhìn ngư dân quăng lưới bắt cá. Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng rất thân thuộc với những chiếc thuyền như thế này. Đây không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là công cụ lao động chính của người dân.

Cuộc sống thường nhật của ngư dân tại đầm Chuồn (Nguồn: sưu tầm)
Ngoài đánh bắt thì người dân làng Chuồn còn làm bánh Tét, bánh chưng, bánh bao, nấu rượu, tiếng tăm lan rộng khắp phố Huế và cả các tỉnh ngoài. Nếu có điều kiện và thời gian thì du khách nên chọn tour du lịch Huế 3 ngày 2 đêm để khám phá trọn vẹn những trải nghiệm thú vị tại ngôi làng này.
2.5 Vừa đi thuyền vừa thưởng thức hải sản tươi ngon
Đầm Chuồn là vùng nước rộng lớn với nguồn hải sản phong phú từ cá nước lợ, nước ngọt cho đến cá nước mặn. Đã đến đầm Chuồn thì không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức hải sản tươi ngon vừa mới bắt ngay trên thuyền. Nếu không, bạn cũng có thể thưởng thức món ngon tại các nhà hàng gần đó. Nào tôm, nào mực, nào ngao sò, nào cá ong, cá kình, cá dìa, cá mú,…Các món ăn được chế biến từ đơn giản đến công phu, chủ yếu là nướng, hấp, xào tỏi ớt,…Ngoài ra còn có nhiều món bánh được làm từ cá vô cùng hấp dẫn như bánh khoái cá kình, bánh nậm, bánh canh,…

Thưởng thức đặc sản miền sông nước đầm Chuồn (Nguồn: sưu tầm)
Cứ chiều chiều, nhà nào nhà nấy lại lên lửa làm bữa tối, khói bếp nghi ngút đưa hương thơm của hải sản tươi mới bay khắp nơi, không ai mà cầm lòng cho nổi.
>>> Bỏ túi: LIST món ăn ngon ở Huế nổi tiếng tứ phương, ăn là nhớ – làm quà đỉnh
2.6 Ghé chợ đầm Chuồn Huế khám phá ẩm thực dân dã
Chợ đầm Chuồn mang dáng vẻ của một phiên chợ quê truyền thống, người dân họp chợ từ sáng sớm với đủ các loại mặt hàng. Tuy nhiên, phần lớn du khách lại dành sự quan tâm đặc biệt cho kho ẩm thực phong phú trong khu chợ dân dã này.
Chợ Chuồn sáng sớm có đủ món ngon để khỏa lấp cá dạ dày và cả con mắt của bất cứ thực khách nào. Bánh xèo này, bánh khoái này, cháo lòng này, cháo bột xắt này, bún nghệ này,…và biết bao đặc sản Huế khác nữa. Hương vị truyền thống bao đời vẫn được lưu giữ một cách trọn vẹn trong từng gian hàng, từng món ăn bình dị mà ngon đến mức xuýt xoa.
3. Kinh nghiệm đi đầm Chuồn ở Huế chi tiết 2025
3.1 Du lịch đầm Chuồn Huế mùa nào đẹp?
- Mùa đẹp nhất trong năm: Đầm Chuồn lúc nào cũng đẹp, mỗi thời điểm lại đẹp một vẻ, vẻ nào cũng khiến người ta say đắm ngất ngây. Từ mùa xuân đến mùa đông, đầm Chuồn lúc nào cũng tấp nập du khách thập phương. Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch được coi là thời điểm đẹp nhất để đến nơi đây. Lúc này, Huế đang vào mùa khô, thời tiết ấm áp, khô ráo rất thích hợp để săn ảnh và du ngoạn, du khách sẽ có cơ hội cùng tham gia lễ hội làng Chuồn. Bên cạnh đó, đầm Chuồn cũng đang mùa thu hoạch nên dễ dàng thưởng thức hải sản tươi ngon nhất.

Thời điểm đẹp nhất để đi du lịch tại đầm Chuồn (Nguồn: sưu tầm)
- Thời gian đẹp nhất trong ngày: Thời gian đẹp nhất chắc chắn là vào sáng sớm và lúc chiều tối. Thời tiết lúc này khá mát mẻ dễ chịu, bạn có thể ngồi trên thuyền hoặc đứng trên bờ ngắm bình minh và hoàng hôn, chiêm ngưỡng non nước mây trời hùng vĩ. Hoặc nếu thích, bạn cũng có thể lội xuống đầm nước trong xanh lúc thủy triều xuống để cảm nhận rõ sự kỳ diệu của thiên nhiên.
>>> Xem ngay: Giải mã “Du lịch Huế mùa nào đẹp?” & Gợi ý điểm vui chơi
3.2 Đến khu du lịch đầm Chuồn đi đường nào?
- Đi từ trung tâm thành phố Huế: Với khoảng cách 12km, bạn có thể thuê xe máy Huế để di chuyển đến đầm Chuồn. Xuất phát từ trung tâm thành phố, hãy tìm đường Nguyễn Sinh Cung, đi dọc theo đến hết con đường này rồi đi thẳng ra đường quốc lộ 49B. Đi qua ngã ba Diên Trường khoảng 700m, bạn sẽ thấy đầm Chuồn mênh mông rộng lớn ngay trước mắt, cứ đi dọc theo con đường này là sẽ đến làng Chuồn.

Hướng dẫn đường đi đến đầm Chuồn từ thành phố Huế (Nguồn: sưu tầm)
- Đi từ Đà Nẵng: Điểm đầu tiên bạn sẽ gặp trên đường đến đầm Chuồn đó là Hải Vân quan, sau đó là hầm Phước Tượng, sau đó đi thêm 80km trên địa bàn thành phố Huế. Tại chân cầu vượt Thủy Dương, rẽ vào đường Tự Đức, rẽ tiếp vào đường Võ Văn Kiệt, đi hết con đường này là vào đến làng An Truyền hay làng Chuồn mà bạn đang tìm kiếm.
3.3 Đi đầm Chuồn ở Huế mua gì làm quà?
Đến làng Chuồn, bạn không chỉ được thưởng thức đặc sản ngay tại chỗ, bạn còn có thể gói mang về cả một vali đầy ú ụ. Có rất nhiều món ngon mà bạn có thể đem về làm quà cho người thân, bạn bè như bánh tét với nhân đậu xanh thịt mỡ dẻo thơm, rượu làng Chuồn được chưng cất từ nước sông Như Ý trong chum đồng cổ; mắm tép, mắm tôm sú, mắm cá rò tự ủ óng ánh đậm đà,…

Đặc sản đầm Chuồn Huế (Nguồn: sưu tầm)
Đã đến Huế du lịch mà không đến Đà Nẵng, Hội An để khám phá trọn vẹn kho di sản miền Trung đồ sộ thì quả là đáng tiếc. Bạn có thể tham khảo lịch trình Đà Nẵng Hội An Huế 4 ngày 3 đêm để biết thêm những địa điểm vui chơi, khám phá hay ho nhất mà giới trẻ đang mê tít. Ngoài những điểm du lịch thiên nhiên trời phú, đừng quên ghé qua thiên đường giải trí VinWonders Nam Hội An để tận hưởng những phút giây thư giãn vui quên lối về.

Toàn cảnh VinWonders Nam Hội An
VinWonders Nam Hội An là công viên vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế với tổng diện tích lên đến 50ha. Tại đây có hẳn một thế giới động vật thu nhỏ cho du khách tha hồ thám hiểm, có không gian văn hóa truyền thống rộng lớn cho mọi lứa tuổi thỏa sức tìm hiểu, có vô số trò mạo hiểm và trò chơi dưới nước cho giới trẻ tự do xõa hết mình.
Đặt ngay vé VinWonders Nam Hội An
Đầm Chuồn ở Huế thực sự là điểm đến lý tưởng cho những tâm hồn mộng mơ, những người đang tìm kiếm chốn bình yên để “reset” lại tinh thần. Nét đẹp bình dị, dân dã của phong cảnh và cuộc sống nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn ở mãi không muốn về. Còn chờ gì nữa, set kèo cùng hội bạn thân ngay thôi!