Bên cạnh các địa điểm tham quan nổi tiếng, nền ẩm thực tinh hoa… nhà rường Huế cũng là một trong những khám phá thú vị mà du khách không nên bỏ qua trong chuyến du lịch Huế. Ghé thăm nhà rường, khách du lịch sẽ được tìm hiểu về đời sống, văn hóa của ông cha ta thuở xưa.
1. Nguồn gốc hình thành nhà rường ở Huế
Cuộc sống càng hiện đại, những ngôi nhà cao tầng xuất hiện ngày càng nhiều khiến người ta dần quên đi những giá trị xưa cũ. Tuy nhiên, nhà rường Huế vẫn giữ được một vị trí nhất định trong tiềm thức của người Việt. Vậy nhà rường là gì?
Rường là cách gọi rút ngắn của rường cột. Nhà rường có hệ thống cột kèo gỗ chắc chắn được dựng nên tuân theo những quy chuẩn nhất định. Thông thường, ngôi nhà được bố trí theo mô hình chữ công, chữ đinh, chữ khẩu hoặc nội công ngoại quốc. Kết cấu nhà rường gồm hệ thống chốt và mộng gỗ. Đặc điểm này giúp người xưa dễ dàng lắp ghép và tháo dỡ.
Dưới thời vua Minh Mạng thứ 3 năm 1822, đạo luật về xây dựng nhà cửa được ban hành. Theo đó, những ngôi nhà xây bên ngoài Đại nội không được phép vượt quá 2 chái 3 gian. Vì vậy, nhà rường Huế thời xưa thường khá nhỏ. Sau đó, đạo luật này đã bị xóa bỏ thay bằng việc nhà không được xây cao hơn cung điện. Từ đó đến nay, các ngôi nhà rường ở Huế thường có thiết kế thấp và độ dốc mái lớn.
Ngoài các địa điểm du lịch Huế, nhà rường luôn được khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu. Khi khám phá nhà rường, nếu quan sát kỹ, du khách sẽ thấy các chi tiết nhỏ như kèo, cột, đòn đều được chạm khắc tỉ mỉ, công phu, tựa như bức họa sinh động và đẹp mắt.
>>> Xem thêm: Đại Nội Huế – Di sản Văn hoá Thế giới đậm dấu ấn triều Nguyễn
2. Nhà rường được làm từ chất liệu gì? Những điểm đặc biệt của nhà rường Huế
Mẫu nhà rường Huế nổi bật với thiết kế thấp, mái nhà thấp giúp thoát nước tốt. Để đảm bảo an toàn, gỗ xây nhà sẽ được lựa chọn kỹ càng từ những loại gỗ chắc chắn như mít rừng, gõ, kền…
Thông thường, thiết kế nhà rường Huế 3 gian 2 chái và trung bình 56 cột. Số gian nhà được tính bằng các vách ngăn 2 chái và số cột bởi kiến trúc nhà rường Huế có dạng chữ khẩu, chữ đinh.
Điểm đặc biệt của nhà rường Huế là hệ thống cửa bao quanh gian giữa được chạm khắc tỉ mỉ với nhiều câu đối, tứ quý, bát bảo để cầu mong bình an và may mắn cho gia đình. Phần mái của nhà rường Huế không cao để đảm bảo không phạm quá chiều cao của Hiểu Lâm Các và tránh mưa bão.
Khung gỗ và giàn trò là những bộ phận quan trọng nhất trong kết cấu nhà rường Huế. Tổ hợp kèo – cột – đòn – xuyên – trến – xà kết hợp với nhau một cách chặt chẽ tạo nên bộ khung vững chắc cho ngôi nhà. Trong đó, cột cái nằm ở chính giữa, liên kết với các kèo để đỡ phần mái.
>>> Tham khảo: LIST món ăn ngon ở Huế nổi tiếng tứ phương, ăn là nhớ – làm quà đỉnh
3. Các kiểu kiến trúc nhà rường Huế tiêu biểu
3.1 Nhà rường Huế 3 gian
Nhà rường cổ ở Huế có thiết kế 3 gian, thường sử dụng gian giữa làm gian chính. Đây là gian có diện tích lớn nhất, được xây dựng và trang trí nổi bật hơn so với 2 gian còn lại. Tại đây, gia chủ thường đặt bộ bàn ghế để tiếp khách. Đối với 2 gian còn lại, chủ nhà có thể dùng làm phòng ngủ hoặc thiết kế công trình phụ.
3.2 Nhà rường Huế 3 gian 2 chái
Mẫu nhà rường Huế này có gian giữa là nơi thờ tự và tiếp khách. Hai chái là 2 phòng nhỏ hai bên, thường dùng làm phòng ngủ, nơi chứa lúa hoặc đồ đạc trong nhà.
>>> Xem thêm: Giải mã “Du lịch Huế mùa nào đẹp?” – Gợi ý địa điểm vui chơi 2023
3.3 Nhà rường Huế 5 gian
Nhà rường Huế 5 gian bao gồm 3 gian chính ở giữa và 2 gian phụ 2 bên. Nhìn chung, thiết kế của các gian chính khá giống nhau và đều được thiết kế thành phòng khách.
3.4 Nhà rường Huế 5 gian 2 chái
Bên cạnh nhà rường 5 gian, nhà rường 5 gian 2 chái cũng là mẫu nhà được người Huế xưa ưa chuộng. Đặc biệt, các tầng lớp cao quý trong xã hội như vua chúa, quan lại thường chọn mẫu nhà này làm nơi ở vì có diện tích lớn.
>>> Bỏ túi: Top 17 địa điểm chụp ảnh đẹp ở Huế, check in mỏi tay 2023
4. Nhà vườn An Hiên – Công trình nhà rường nổi bật nhất ở Huế
- Địa chỉ: số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, Xuân Hòa, Hương Long, thành phố Huế
- Giá vé vào cửa tham khảo: 200.000 VNĐ/khách
Nhà vườn An Hiên là cái tên không thể bỏ qua khi nhắc đến nhà rường Huế đẹp. Tọa lạc ngay cạnh sông Hương thơ mộng, đây là công trình kiến trúc có giá trị văn hóa to lớn ở Huế.
Với vị trí đắt giá, từ nhà rường An Hiên, khách du lịch không chỉ nhìn thấy thấp thoáng chùa Thiên Mụ phía xa mà còn thuận tiện ghé thăm nhiều địa điểm nổi tiếng khác khi du lịch Huế 1 ngày.
Ngoài ra, 2 quán cafe đẹp ở Huế là Cafe Nam Giao Hoài Cổ và Cafe Vỹ Dạ xưa cũng mang phong cách thiết kế nhà rường ấn tượng. Đây chính là những địa điểm thích hợp để khách du lịch vừa thưởng thức cafe, vừa tìm hiểu nét đẹp trong văn hóa, đời sống của ông cha ta ngày xưa.
Đi du lịch Huế hay du lịch Hội An, du khách đừng quên ghé thăm VinWonders Nam Hội An – tổ hợp vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời quy mô bậc nhất miền Trung.
VinWonders Nam Hội An không chỉ mang đến những trải nghiệm độc đáo về không gian văn hóa truyền thống, mà còn quy tụ hệ thống trò chơi vui nhộn tại phân khu Vùng đất phiêu lưu, khám phá văn hóa 3 miền tại Đảo văn hóa dân gian, vui chơi thả ga tại Thế giới nước, đến River Safari Nam Hội An ngắm nhìn các loài động vật quý hiếm hay check in tại Bến cảng giao thoa,… Chắc chắn, các hoạt động, trải nghiệm tại VinWonders Nam Hội An sẽ mang đến cho bạn những giây phút thư giãn, thoải mái nhất bên gia đình và bạn bè.
Đặt ngay vé VinWonders Nam Hội An
Trong nhịp sống hiện đại, nhà rường Huế được xem như một nét đẹp độc đáo của văn hóa, đời sống tinh thần người Việt nói chung và người Huế nói riêng. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên bạn đã có thêm gợi ý về điểm đến tham quan hấp dẫn khi có dịp đến với Cố đô Huế.