Nhắc tới du lịch Hội An, có lẽ ai cũng sẽ nghĩ ngay tới những căn phố đơn sơ, cổ kính, các công trình kiến trúc phố cổ Hội An độc đáo. Nếu bạn luôn đặt câu hỏi, điều gì đã tạo nên sức quyến rũ khó cưỡng cho Hội An thì hãy tiếp tục cuộc hành trình khám phá phố cổ với bài viết dưới đây.
1. Quá trình tạo nên tổng thể kiến trúc phố cổ Hội An đặc sắc như hiện nay
Sơ lược về phố cổ Hội An thì Hội An là đô thị cổ thuộc tỉnh Quảng Nam, có vị trí nằm ở hạ lưu dòng sông Thu Bồn, cách Đà Nẵng tầm 30km theo hướng Nam. Trong các tài liệu về phố cổ Hội An của phương Tây, Hội An trước đây còn được gọi là Faifo, nơi đây nổi tiếng với những căn nhà cổ, được xây dựng từ thế kỷ XVI và vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp mộc mạc cho đến ngày nay.
Vào năm 1999, Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan hằng năm.
Lịch sử hình thành phố cổ Hội An gắn liền với phong cách kiến trúc truyền thống cổ kính đầy ấn tượng. Trải qua những tác động từ lịch sử, ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa khác nhau, phố cổ Hội An là nơi giao hòa của nhiều kiểu kiến trúc độc đáo.
Tìm hiểu kiến trúc phố cổ Hội An qua các năm:
- Kiến trúc nguyên bản (từ thế kỷ XVIII)
Kiến trúc của phố cổ Hội An nguyên bản chủ yếu là những ngôi nhà gỗ có kiến trúc đơn giản. Vào thời điểm chiến tranh Tây Sơn – Chúa Trịnh, phần lớn các ngôi nhà này đã bị tàn phá nghiêm trọng, được phục dựng lại sau cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và dần hoàn thiện trở thành phố cổ Hội An như hiện nay.
- Kiến trúc nhà trệt (1770 – 1850)
Đây là kiểu kiến trúc cổ nhất ở Hội An, phần mái thường được lợp một hoặc hai tầng. Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về kiểu kiến trúc này có thể ghé thăm những ngôi nhà cổ (tiêu biểu là nhà cổ Đức An) trên đường Trần Phú.
- Nhà lầu 2 tầng (1850 – 1888)
Theo sự phát triển của Hội An, các cửa hàng hoặc gia đình thương lái đã bắt đầu xây dựng kiểu nhà 1 trệt 1 lầu để có thêm không gian sinh hoạt và nơi chứa hàng.
Vào thời gian đầu, khi mới bắt đầu hình thành nhà lầu 2 tầng, nhà có tầng lầu tương đối thấp kèm ban công nhỏ hẹp. Còn các kiểu nhà được xây sau này sẽ có phần tầng cao hơn, tương đương với tầng trệt cùng ban công rộng rãi, thông thoáng.
- Kiến trúc thuộc địa (1888 – 1954)
Những căn nhà được xây vào thời Pháp thuộc nên sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp với các đặc điểm tiêu biểu như: cửa chớp, cột nhà chạm trổ tinh xảo, mái vòm cong. Tuy nhiên, có một điều thú vị không phải ai cũng biết, đó là nhà kiến trúc thuộc địa ở Hội An không phải do thực dân Pháp xây mà được dựng nên bởi thương lái người Hoa. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh là một trong những công trình thể hiện rõ nét kiểu kiến trúc này.
- Kiến trúc giao thoa (1930 đến nay)
Đây là loại hình kiến trúc phố cổ Hội An hiện đại, giao thoa giữa kiến trúc thuộc địa và kiến trúc nhà 2 tầng, bên cạnh cửa chớp nhà sẽ được lắp thêm mẫu cửa ván xáng kết hợp thêm lan can ban công tân tiến hòa lẫn với mái ngói lợp truyền thống. Tiêu biểu như nhà cổ Diệp Đồng Nguyên (nằm ở 80 Nguyễn Thái Học).
>>> Tham khảo: Bản đồ thành phố Hội An & “định vị” 10 địa điểm du lịch nổi tiếng 2024
2. Tìm hiểu nét đặc trưng của kiến trúc phố cổ Hội An
Bố cục không gian kiến trúc phố cổ Hội An được chia thành 3 phần: không gian buôn bán, không gian thờ cúng và không gian sinh hoạt.
Mỗi một công trình sẽ mang nét kiến trúc riêng, nhưng khi giao thoa lại với nhau đã mang đến cho Hội An một vẻ đẹp khó quên.
2.1. Nhà phố cổ
Nhà ở phố cổ Hội An có điểm chung là thường được làm theo dạng hai mái, khu nhà chính và nhà phụ sẽ không sử dụng chung một mái mà được tách ra thành 2 nếp mái kế tiếp nhau.
Vì diện tích phố cổ Hội An không lớn, nên về kết cấu nhà thì thông dụng nhất là kiểu nhà 2 tầng, có hình dạng tương tự với nhà ống với chiều ngang hẹp và chiều sâu dài. Thế nhưng, điều làm nên sự khác biệt của những căn nhà này chính là có kết cấu vuông vắn 3×3 hoặc 5×5 gian. Song song với đó là các đường nét thiết kế mềm mại, uyển chuyển chứ không cứng nhắc như nhà hiện đại thường thấy.
2.2. Kiến trúc các di tích lịch sử
Hệ thống di tích ở phố cổ Hội An còn lại vẫn được giữ gìn cho đến hiện tại bao gồm chùa Hội An, đền miếu, các hội quán, công trình kiến trúc chùa Cầu, nhà thờ tộc. Vì được xây dựng trong cùng một không gian địa lý với thời gian gần nhau nên những công trình này đang mang những đặc điểm tương đồng. Trong đó, đường nét hoa văn như họa tiết rồng phượng, bộ chữ Nho nhắc nhở chân lý sống được điêu khắc vào bảng của những công trình chính là điểm nhấn tạo nên nét nổi bật cho các di tích lịch sử.
2.3. Đặc điểm mái ngói Hội An
Mái ngói Hội An chủ yếu được làm từ những nguyên liệu là đất, mỏng rồi đem nung thô. Ngói có hình vuông vát cong, kích thước mỗi cạnh tầm 22cm.
Cách lợp mái ngói cũng rất đặc biệt, lớp đầu tiên sẽ xếp hàng ngói ngửa lên, lớp thứ hai úp xuống, theo cách gọi của người trong nghề thì đây là kiểu lợp mái ngói âm dương. Sau khi hoàn thành công đoạn lợp mái, những viên ngói sẽ được cố định chắc chắn bằng vữa.
Chiêm ngưỡng thành phẩm, bạn sẽ thấy những dải ngói nhấp nhô lên xuống, xuôi theo thiết kế của mái tạo nên vẻ mạnh mẽ, kiên cường như đang che chở cho ngôi nhà rất thu hút.
2.3. Kiến trúc đường phố
Đường phố ở phố cổ Hội An được sắp xếp theo sơ đồ bàn cờ, xen kẽ là những con phố nhỏ hẹp, đường nét uốn lượn ôm trọn các căn nhà cổ.
Một trong những điều khiến du khách thích thú mỗi khi đến Hội An là được thả bước trên con đường, dạo quanh mọi ngóc ngách của phố cổ, tận hưởng không khí yên bình, lãng mạn không đâu có.
>>> Xem thêm: Hội An về đêm – Bức họa đẹp của thương cảng quốc tế sầm uất một thời
3. Những công trình kiến trúc nổi bật ở Hội An
Dạo một vòng sơ đồ phố cổ Hội An, dưới đây là một số công trình kiến trúc độc đáo mà bạn không nên bỏ qua:
- Chùa Cầu Hội An
- Nhà cổ: nhà cổ Đức An, nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ Tấn Ký
- Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
- Nhà thờ tộc Trần
- Các hội quán: Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quảng Đông
Bên cạnh tìm hiểu và ghé thăm các công trình kiến trúc tiêu biểu, bạn cũng nên đưa VinWonders Nam Hội An vào danh sách những điểm du lịch nhất định phải đến khi du lịch phố Hội. Đây là tổ hợp vui chơi kết hợp với những hoạt động trải nghiệm văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật truyền thống hàng đầu miền Trung.
VinWonders Nam Hội An bao gồm 5 phân khu:
- Bến cảng giao thoa: nơi đưa bạn ngược dòng về quá khứ, khám phá các nền văn hóa kỳ diệu từ Đông sang Tây.
- Đảo văn hóa dân gian: đây chính là “linh hồn” của VinWonders Nam Hội An. Tới đây bạn sẽ được hiểu hơn về những giá trị về văn hóa, kiến trúc truyền thống, đã được lưu giữ và tái hiện sống động qua các hoạt động, màn trình diễn đặc sắc.
- River Safari: công viên bảo tồn động vật hoang dã trên sông duy nhất tại Việt Nam.
- Vùng đất phiêu lưu: nơi hội tụ hàng loạt trò chơi cảm giác mạnh ngoài trời cũng như gần 100 trò chơi trong nhà hấp dẫn.
- Thế giới nước: sở hữu hệ thống đường trượt, bể trò chơi và hàng loạt hoạt động siêu cuồng nhiệt.
>>> Ưu đãi độc quyền giảm tới 10 % combo vé vào cửa & xe buggy với VinWonders Nam Hội An tại website VinWonders.com hoặc App Vinwonders.
>>> Nhanh tay booking vé vào cửa VinWonders Nam Hội An ngay!
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã phần nào giúp bạn khám phá thêm được nhiều điều mới mẻ về kiến trúc phố cổ Hội An. Nếu có dịp quay lại nơi đây, bạn hãy sắp xếp lịch trình, ghé đến các địa điểm du lịch được gợi ý bên trên để chuyến đi thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa hơn nhé!
Đặt ngay vé VinWonders Nam Hội An