Một địa điểm du lịch Hà Nội mà bạn không thể bỏ qua khi đến đây chính là làng rối nước Đào Thục – làng nghề truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Đây sẽ là một địa điểm vô cùng lý tưởng cho những ai yêu thích trò chơi dân gian và muốn khám phá thêm về nét đẹp nghệ thuật này.
1. Đôi nét về làng nghề múa rối nước Đào Thục
1.1. Địa chỉ làng rối nước Đào Thục
Làng rối nước Đào Thục nằm ở xã Thụy Lâm thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Nơi đây cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, nằm dưới bờ đê sông Cà Lồ, được bao quanh bởi cánh đồng lúa bạt ngàn, bao la. Đào Thục nổi tiếng với truyền thống làm rối nước và là nơi sinh ra rất nhiều những nghệ nhân múa rối nước tài ba.
Khi đi du lịch Hà Nội, đây sẽ là một địa điểm vô cùng lý tưởng cho những ai mong muốn tìm hiểu và khám phá về bộ môn nghệ thuật truyền thống đầy thú vị của dân tộc. Cơ hội được tận mắt nhìn ngắm về quá trình làm rối nước cũng như thưởng thức màn biểu diễn rối nước đặc sắc, tin chắc rằng sẽ cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ.
1.2. Nghề múa rối nước ở làng Đào Thục có từ bao giờ?
Phường múa rối nước làng Đào Thục bắt đầu hình thành và xuất hiện ở thời Hậu Lê. Lúc này, trong làng có một người tên Nguyễn Đăng Vinh giữ chức Nội giám dưới thời nhà Lê. Ông là người Đào Xá, Yên Phong, Bắc Ninh, nay được biết đến là Đào Thục, Thụy Lâm, Đông Anh. Khi còn làm quan ông thường xuyên biểu diễn để phục vụ cho triều đình.
Trong thời gian còn giữ chức quan, Nguyễn Đăng Vinh đã học hỏi rất nhiều kỹ nghệ của những phường nghề khác nhau. Sau này, khi đã từ quan ông mở ra rất nhiều phường hội như: phường Võ, phường Thợ, phường Thó và phường Rối. Và kể từ đó, làng rối nước Đào Thục ra đời.
Tương truyền, ngoài nghề múa rối nước ông còn truyền lại cho người dân nghệ dệt vải và làm mộc. Tuy nhiên, theo thời gian năm tháng qua đi, nghề dệt vải đã thất truyền chỉ còn lại nghề mộc được gìn giữ đến ngày nay.
Khi ông mất, người dân trong làng phong thần và lập bia vinh danh ông. Mỗi năm, vào ngày giỗ của ông tức 24 tháng 2 âm lịch, người dân nơi đây đều dâng hương để tưởng nhớ Nguyễn Đăng Vinh – ông tổ múa rối nước.
Theo chia sẻ của người dân làng rối nước Đào Thục: “ Trải qua hàng trăm năm thăng trầm lịch sử, nghề múa rối nước phường Đào Thục tưởng chừng như bị quên lãng, mai một. Nhưng may thay, vào năm 1995, khi hòa bình miền Bắc được lập lại, nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm đến bộ môn nghệ thuật độc đáo này nên nghề múa rối nước mới được gìn giữ và phát triển đến tận ngày nay. Đào Thục cũng trở thành một trong những làng nghề ở Hà Nội thu hút nhiều khách tham quan cũng như được nhà nước cấp nhiều giấy khen, bằng khen.”
Không như trước kia, hiện nay những nghệ nhân múa rối nước được trang bị đồ bảo hộ. Nên thay vì phải chịu lạnh, chịu rét mỗi khi xuống nước như ngày xưa thì hiện nay các nghệ nhân đều mặc đồ chống nước để có thể đảm bảo được an toàn sức khỏe. Những nghệ nhân múa rối nước luôn cố gắng, cống hiến hết mình để mang đến những màn biểu diễn tuyệt vời nhất cho người xem.
>>> Xem thêm: Bản đồ du lịch Hà Nội mới nhất: Khám phá top địa điểm nổi tiếng 2024
2. Những trải nghiệm thú vị khi đến làng nghề múa rối nước Đào Thục
Khi đến du lịch Hà Nội thì bạn không thể nào bỏ qua việc check in Hà Nội với làng rối nước Đào Thục cùng di sản văn hóa phi vật thể múa rối nước vô cùng đặc sắc và đẹp mắt. Khi đến đây, bạn sẽ có trải nghiệm tìm hiểu về cách múa rối nước, cách làm rối nước, thưởng thức những tiết mục múa rối nước vô cùng hấp dẫn, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
2.1. Xem biểu diễn múa rối nước ở làng Đào Thục
Khi đến làng rối nước Đào Thục, bạn sẽ được thưởng thức những màn múa rối nước hết sức kỳ công và độc đáo. Ở đây có hơn 10 tích trò hấp dẫn, thu hút người xem. Những tiết mục trên đa phần đều bắt nguồn từ những câu chuyện cuộc sống hằng ngày như nông dân cấy lúa, đi cày, chăn trâu, câu cá… Bên cạnh đó những truyền thuyết như Thạch Sanh cũng được tái hiện vô cùng sống động.
Ngày nay, để thu hút thêm nhiều khách tham quan cũng như là tạo nên sự phong phú đa dạng thì làng rối nước Đào Thục cũng bổ sung thêm những tiết mục hiện đại. Những câu chuyện như “chiến thắng Điện Biên Phủ 12 ngày đêm” hay “Rước ảnh Bác Hồ” thu hút được rất nhiều khán giả.
Đặc biệt không thể không nhắc đến hình ảnh chú Tễu với tên gọi thân thương “anh Ba Khí”, nhân vật góp mặt trong hầu hết tất cả các vở diễn. Chú Tễu được chế tác khắc họa vô cùng sống động với chiếc quạt mo trên tay và màn chào “đốt pháo bật cờ” rất độc đáo.
2.2. Tham quan hậu trường buồng trò thú vị
Khi đến với làng rối nước Đào Thục, những vị khách tham quan sẽ được tìm hiểu, giới thiệu về nghệ thuật văn hóa truyền thống múa rối nước của Việt Nam. Đến đây, bạn sẽ được tham quan hậu trường buồng trò của những nghệ nhân múa rối – nơi họ đứng sau tấm rèm để điều khiển. Một điều đặc biệt hơn nữa là bạn có thể trải nghiệm tự mình điều khiến những con rối hay làm quân rối.
Tại nơi đây ngoài hoạt động múa rối nước thì còn có những gian hàng bày bán những món đồ thủ công. Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy và bắt gặp những quân rối làm bằng gỗ hay như gốc tre được khắc hình nghệ thuật độc đáo. Làng nghề này cũng thường tổ chức những buổi văn nghệ, những làn điệu dân ca, những câu hát giao duyên êm ái chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm khó quên cho bạn.
>>> Xem thêm: Đặc sản tiến vua Bần Yên Nhân có gì đặc biệt
2.3. Tìm hiểu quá trình khắc những con rối ở làng rối nước Đào Thục
Mỗi một con rối nước đều mang cả tấm lòng của người làm ra nó. Để có thể chế tạo ra được một con rối nước thành công thì điều đầu tiên là người nghệ nhân phải thật sự tinh tế, khéo léo và tỉ mỉ. Từng công đoạn điêu khắc rối hay tạo hình đều phải chỉn chu hết mức, phải thổi được cái hồn vào từng tác phẩm rối nước.
Rối nước không chỉ là một khối vật thể đơn thuần mà còn là đại diện cho một số phận, một con người có thật. Về nguyên liệu để tạo ra rối nước thì những nghệ nhân thường sử dụng gỗ sung. Ngoài việc gỗ sung mang hàm ý sung túc, sung mãnh thì đây cũng là một loại gỗ tốt, có thể đảm bảo được chất lượng rối nước, giảm được sự nứt vỡ theo thời gian.
Làng rối nước Đào Thục sẽ là một địa điểm du lịch ngoại thành Hà Nội vô cùng xứng đáng để tham quan và trải nghiệm. Vừa được thưởng thức môn nghệ thuật múa rối truyền thống, vừa được nghe kể những câu chuyện xa xưa lại được tự tay thử nghiệm làm rối nước, tin chắc rằng sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm du lịch vô cùng tuyệt vời.
2.4. Trải nghiệm thử điều khiển con rối như nghệ nhân
Khi đến đây, bạn không chỉ được tham quan buồng trò của những nghệ nhân múa rối nước mà bạn còn có cơ hội được tự mình điều khiển những con rối. Điểm khác biệt của rối nước Đào Thục với những làng nghề múa rối khác là khi biểu diễn thì con rối có thể chuyển động một cách rất linh hoạt, nó có thể chuyển động tịnh tiến, đi chéo hay cử động được hai tay rất nhịp nhàng. Khi được tự mình trải nghiệm và cảm nhận thì hẳn rằng bạn sẽ vô cùng khâm phục sự khéo léo và tài năng của những nghệ nhân múa rối nơi đây.
>>> Khám phá những ngôi làng cổ ở Hà Nội tọa độ tham quan hấp dẫn không nên bỏ qua
3. Những điều cần lưu ý khi đến làng nghề rối nước Đào Thục
Nếu bạn lần đầu đến làng rối nước Đào Thục thì những câu hỏi bạn nên đặt ra cho mình là: làng nghề múa rối nước ở đâu? làm thế nào để đến được đó? thời gian biểu diễn như thế nào? có cần lưu ý gì hay không?… Đây sẽ là những câu hỏi giúp bạn tránh được những rủi ro không cần thiết và có được một chuyến đi tuyệt vời.
3.1. Làng múa rối nước Đào Thục biểu diễn ở đâu, khi nào?
Các tiết mục rối nước thông thường sẽ được biểu diễn ở thủy đình của làng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng sẽ có biểu diễn tiết mục múa rối nước. Nên để tránh việc bạn đến nơi mà không được xem biểu diễn thì hãy liên hệ trước với một số nghệ nhân múa rối nước để biết được lịch biểu diễn. Một số nghệ nhân bạn có thể tham khảo để liên hệ trước như là: nghệ nhân Nguyễn Văn Phi (SĐT: 0989896167), nghệ nhân Nguyễn Thế Nghị (SĐT: 0948451973).
3.2. Đường đến phường múa rối nước làng Đào Thục
Vì vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội tầm 25km nên bạn có thể lựa chọn nhiều kiểu phương tiện để di chuyển đến đây. Ô tô, xe máy hay thậm chí là xe bus bạn đều có thể tự do lựa chọn.
Nếu chọn di chuyển bằng ô tô hay xe máy, thì bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng 2 hướng:
- Hướng 1: từ trung tâm bạn di chuyển về hướng Võ Chí Công. Đến cầu Nhật Tân thì qua cầu và rẽ vào hướng Lê Hữu Tựu. Sau đó tiếp tục đi thẳng theo đê sông Cà Lồ là bạn có thể tìm thấy phường Đào Thục.
- Hướng 2: từ trung tâm thành phố bạn đi về hướng cầu Chương Dương. Tiếp tục đi thẳng đến hết đường Nguyễn Văn Cừ và đi theo hướng đường Ngô Gia Tự, đến cầu Đuống thì bạn rẽ trái về phía quốc lộ 3. Đi thêm tầm 20km sẽ đến cầu Phủ Lỗ và đi tiếp men theo sông Cà Lồ sẽ đến nơi.
Còn nếu bạn muốn trải nghiệm theo một cách đặc biệt hơn, thì xe bus cũng là một lựa chọn không tồi. Bạn có thể chọn những tuyến xe số 17,59,54 và 43, tiếp đó chuyển sang xe 65 để đến bến Thụy Lâm. Từ đây, bạn đi bộ thêm 2km thì sẽ đến được làng rối nước Đào Thục.
Đây là địa điểm vui chơi cuối tuần ở Hà Nội vô cùng thích hợp cho những chuyến đi cùng gia đình hay bạn bè. Vừa được vui chơi, xem biểu diễn lại được tìm hiểu về nghệ thuật văn hóa truyền thống của dân tộc thì còn gì bằng.
3.3. Lưu ý trước khi đến làng rối nước Đào Thục
- Do lịch biểu diễn múa rối nước không phải là ngày nào cũng có, do đó trước khi đến đây, bạn nên gọi cho những nghệ nhân múa rối nước để biết trước lịch biểu diễn. Tránh tình trạng bạn đã bỏ công đến nhưng lại không xem được biểu diễn, tiếc nuối ra về.
- Thêm một lưu ý nữa là do đường vào làng có rất nhiều cửa hàng dịch vụ dành cho khách du lịch tham quan. Nên nếu bạn muốn tìm hiểu về quá trình khắc rối thì cũng nên liên hệ trước để được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài làng rối nước Đào Thục thì còn rất nhiều khu vui chơi ở Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ. Một địa điểm mà bạn nhất định phải đi khi đến với Thủ đô là VinKE & Vinpearl Aquarium thuộc trung tâm thương mại Hà Nội Times City bảo đảm sẽ cho bạn những trải nghiệm vui chơi, giải trí, mua sắm thú vị không ngờ.
Đến với thủy cung Vinpearl Aquarium, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thế giới đại dương thu nhỏ với hơn 30.000 sinh vật biển cùng hàng loạt show biểu diễn dưới nước ấn tượng. Đây cũng là thủy cung Hà Nội đầu tiên có đường hầm tại Thủ đô để bạn có cảm giác như được bao trọn dưới lòng đại dương, ngắm nhìn những sinh vật biển ngay trước mắt.
Đặc biệt hơn, tại VinKE các bé sẽ được tham gia hướng nghiệp với các mô hình thực tế như bưu điện, đài truyền hình, bệnh viện, sở công an, sở cứu hỏa… Ngoài ra các bé cũng sẽ được vui chơi hết mình với hệ thống trò chơi vận động như nhà bóng, khu thể thao leo núi, xích đu, xe điện, cầu trượt… và thỏa thích giải trí với hàng trăm máy game hiện đại.
Đặt ngay vé VinKE & Vinpearl Aquarium
Múa rối nước là bộ môn văn hóa nghệ thuật truyền thống vô cùng độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nếu bạn là người yêu thích nét đẹp văn hóa dân tộc và muốn tìm hiểu kỹ hơn về bộ môn múa rối nước thì làng rối nước Đào Thục là địa điểm vô cùng lý tưởng, không nên bỏ lỡ. Hy vọng những thông tin được cung cấp trên đây sẽ giúp cho bạn có chuyến đi thật nhiều niềm vui là bổ ích.