Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian mang đậm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam. Đây là dịp để bà con tưởng nhớ và biết ơn công lao che chở của bà để cuộc sống được ấm no. Do vậy, nếu du lịch Hội An vào tháng 2, bạn đừng nên bỏ lỡ lễ hội đặc sắc này.
1. Tìm hiểu lễ hội Bà Thu Bồn
1.1. Nguồn gốc lễ hội Bà Thu Bồn
Lễ hội Bà Thu Bồn Quảng Nam là một trong những lễ hội quan trọng trong năm để tưởng nhớ và ghi ơn Bà Thu Bồn. Với người dân sinh sống tại đây, lễ hội Bà được xem như một món ăn tinh thần mang đậm dấu ấn đời sống tín ngưỡng dân gian của quê hương. Lễ hội truyền thống Bà Thu Bồn thể hiện khát vọng phồn vinh, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời cũng là dịp bà con gần xa sum họp, thể hiện sự đoàn kết dân tộc.
Hằng năm, cứ vào khoảng thời gian từ ngày 10 – 12 tháng 2 âm lịch, chính quyền và người dân địa phương sinh sống quanh sông Thu Bồn lại nô nức tổ chức lễ hội Bà Thu Bồn với nhiều lễ và hội đặc sắc. Trong phần lễ có lễ bài trí, lễ đại tế, lễ rước nước, rước sắc và lễ hoàn sắc. Còn ở phần hội thì có giải đua thuyền, hô bài chòi, hội thi nữ công gia chánh, biểu diễn dân ca kịch, thả hoa đăng,…
1.2. Truyền thuyết lễ hội Bà Thu Bồn
Có rất nhiều truyền thuyết kể về Bà Thu Bồn, trong đó có một truyền thuyết tương truyền rằng Bà là nữ tướng xinh đẹp người Chăm dưới triều Lê. Bà không những có tài điều binh khiển tướng, mà bà còn là người có tấm lòng rộng mở. Tuy nhiên trong một lần chinh chiến, đến lúc thế cùng lực kiệt, Bà đành gieo mình xuống dòng sông tự vẫn, xác Bà trôi theo dòng nước về dưới miền xuôi dạt vào làng Thu Bồn, được dân làng mai táng và thờ phụng.
Cũng kể từ đó, Bà nhiều lần hiển linh ứng cứu giúp đỡ nhân dân trong muôn cơn bi cực, thiên tai, lũ lụt, bệnh dịch,… sau đó người dân biết ơn và lập đền thờ chiêm bái. Đến ngày nay, lễ hội Bà được người dân trên cả nước biết đến như là một nét đẹp trong văn hóa Hội An với nhiều giá trị truyền thống đáng trân quý.
>>> Gợi ý: Định vị 101 địa điểm du lịch Hội An hấp dẫn HOT nhất 2024
2. Lễ hội Bà Thu Bồn có gì đặc sắc?
2.1. Phần lễ với các nghi thức long trọng
Sở dĩ lễ hội Bà Thu Bồn có phần đặc sắc hơn so với những lễ hội khác là bởi những lễ hội này nằm trong chương trình lễ hội “Quảng Nam – hành trình di sản”. Do vậy phần lễ sở hữu nhiều nghi thức long trọng và hấp dẫn.
Trong lễ hội Bà, phần lễ tế được chuẩn bị rất chỉn chu và tổ chức từ đêm hôm trước đến trưa ngày 12 – 2 âm lịch.
Theo lời kể của ông Trần Văn Bốn (thành viên của ban tổ chức), trong lễ hội sẽ có lễ tế âm linh và cúng tiền nhân tiền bối, sau đó là tới phần lễ rước sắc phong vua ban cho Bà, tiếp đó mới đến phần lễ rước nước, lễ tiên thường để dâng nước cho bà. Đến tối sẽ bắt đầu hoạt động thả hoa đăng trên sông, dòng hoa đăng trải dài như dải lụa đào sáng rực một dòng sông Thu Bồn.
2.2. Phần hội sôi động với nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao
Nếu ở phần lễ mang lại một không khí rực rỡ, long trọng với những đoàn rước cùng tán lọng, cờ kiệu diễu hành thì ở phần hội mang đến những phút giây hồi hộp và vỡ òa ở những hoạt động trò chơi dân gian ở Hội An như kéo co, đua thuyền, thi đấu bóng chuyền, đốt lửa thiêng trên những bãi bồi của dòng Thu Bồn.
Đặc biệt, vào ngày hội sông Thu Bồn, du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản làm nên văn hóa ẩm thực Hội An: mì Quảng, bánh đập, gỏi cá mòi, cơm gà, bánh xèo,…
>>> Xem thêm: Phố đèn lồng Hội An – Địa điểm check-in lung linh, huyền ảo giữa phố cổ
3. Các lễ hội khác ở Quảng Nam hấp dẫn du khách
Với người dân Quảng Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung thì lễ hội chính là một nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Do vậy, nếu có dịp du lịch Quảng Nam, Hội An vào mùa lễ hội, bạn hãy khám phá thêm những lễ hội thú vị sau nhé!
- Lễ vía Bà Thiên Hậu Hội An: đây là lễ tục truyền thống hằng năm của cộng đồng Hoa thương tại phố cổ Hội An. Lễ hội này ngoài được tổ chức để tưởng nhớ, suy tôn Bà Thiên Hậu mà còn nhằm tăng cường tình đoàn kết, gắn bó của hai dân tộc Hoa Việt.
- Lễ tế Cá Ông: là một trong những lễ hội nằm trong danh sách Di sản văn hóa thế giới, lễ tế Cá Ông được tổ chức tại lăng Ông vào ngày kỵ tức ngày mất của Cá Ông hoặc nơi có Cá Ông mất. Với những người dân sinh sống ở ven biển hoặc sinh sống nhờ nghề đánh bắt thì lễ tế Cá Ông là một trong những ngày lễ quan trọng và được đầu tư chỉn chu.
- Lễ Cầu Bông: được tổ chức vào mùng Bảy tháng Giêng hằng năm ở tại thôn Trà Quế, thành phố Hội An, lễ hội Cầu Bông mang ý nghĩa như nghi thức cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm tại làng rau Trà Quế.
- Lễ hội làng gốm Thanh Hà: cứ vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch, người dân tại làng Thanh Hà lại nô nức chuẩn bị lễ hội. Đây là dịp người dân tại Thanh Hà tri ân tổ tiên truyền nghề và gầy dựng làng gốm cho con cháu đời sau. Lễ hội này hằng năm thu hút lượng khách đông đảo đến tham quan và khám phá văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Giỗ Tổ nghề Yến: là một lễ hội đặc sắc đậm nét văn hóa đời sống tâm linh của người dân Cù Lao, Giỗ Tổ nghề Yến Hội An được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Đến nay, Giỗ Tổ nghề Yến vào mùng 10 tháng 3 âm lịch tại thôn Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An.
Du lịch Hội An ngoài khám phá các lễ hội đặc sắc, bạn còn có thể “quẩy tung” VinWonders Nam Hội An với nhiều trò chơi hấp dẫn.
VinWonders Nam Hội An có tọa độ cách trung tâm phố cổ Hội An chỉ khoảng 15km. Nơi đây được mệnh danh là thiên đường giải trí quy tụ những màu sắc khác nhau phù hợp với mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Đến với VinWonders Nam Hội An bạn sẽ được trải nghiệm các trò chơi hấp dẫn với 5 phân khu chính gồm: Vùng đất phiêu lưu, Thế giới nước, Bến cảng giao thoa, Đảo văn hóa dân gian và River Safari – Khu bảo tồn động vật bán hoang dã trên sông đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.
Đặt ngay vé VinWonders Nam Hội An
Trải qua hơn 300 năm lễ hội Bà Thu Bồn được người dân xứ Quảng xem là một nét văn hóa tâm linh truyền thống, mang nhiều ý nghĩa. Nếu đến mùa lễ hội ở Quảng Nam, bạn nên khám phá ngay lễ hội Bà Thu Bồn thú vị này.