
Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội truyền thống độc đáo của huyện Cần Giờ (Ảnh: Sưu tầm)
1. Giới thiệu về lễ hội Nghinh Ông ở Cần Giờ
1.1. Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?
Trước đây, lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ được diễn ra vào khoảng trung tuần tháng 3 Âm lịch. Từ năm 1914, vì điều kiện đánh bắt thuỷ hải sản của ngư dân, kinh tế nên lễ hội được dời vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch. Đây là thời điểm ngư dân đánh bắt được mùa. Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức theo quy mô cấp thành phố, kéo dài trong 3 ngày từ 15 đến 17 tháng 8 Âm lịch.
Vậy lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ tổ chức ở đâu? Lễ hội này được tổ chức chính ở di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố Lăng Ông Thuỷ Tướng (tên gọi khác là Thạnh Phước Lạch). Các địa điểm như di tích lịch sử cấp thành phố đình Cần Thạnh, công viên văn hóa di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Rừng Sác, các con đường trung tâm của thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ và trên biển cũng là địa điểm tổ chức lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ. Bên cạnh đó, một số địa điểm là miếu, đình có thờ cá Ông cũng tổ chức cúng Ông vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch, bao gồm:
- Miếu Bà (xã Long Hòa)
- Đình Bình Khánh (xã Bình Khánh)
- Đình An Thới Đông, đình Thạnh An (xã Thạnh An)
- Đình An Thới Đông (xã An Thới Đông)
- Đình Đồng Hòa (xã Long Hoà)
- Đình Tam Thôn Hiệp (xã Tam Thôn Hiệp)

Hình ảnh lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ sôi động và náo nhiệt (Ảnh: Sưu tầm)
1.2. Nguồn gốc hình thành
Cần Giờ là một huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Cuộc sống hằng ngày của người dân nơi đây gắn liền với sông nước, đánh bắt thuỷ hải sản. Vì vậy, qua bao giai đoạn của lịch sử, ngư dân Cần Giờ luôn quan niệm rằng Thần Nam Hải (cá Voi, cá Ông) là vị thần che chở cho họ trong cuộc sống. Và từ xa xưa, ngư dân đã lập miếu Hải Thần (nay là di tích Lăng Ông Thuỷ) để thờ cúng Thần Nam Hải (cá Voi, cá Ông). Qua thời gian, việc thờ cúng cá Voi, cá Ông đã hình thành lễ hội, người dân địa phương gọi là lễ hội Nghinh Ông hay còn gọi là tục thờ cúng cá Voi, cá Ông.
Sự ra đời của tín ngưỡng thờ cá Ông gắn liền với 2 truyền thuyết dân gian độc đáo được lưu truyền đến nay, bao gồm:
- Truyền thuyết 1 – gắn với buổi đầu lập quốc của Nguyễn Ánh: khi quân Tây Sơn truy đuổi, thuỷ quân của ông đã tháo chạy ra biển, gặp phải sóng to gió lớn. Trong lúc nguy khốn, một con cá Ông to lớn đã ghé đưa thuyền vào bờ. Khi chiến thắng quân Tây Sơn và lên ngôi vua, Nguyễn Ánh đã cho dân lập miếu thờ cúng cá Ông và phong tặng cá Ông là Nam Hải Đại Tướng.
- Truyền thuyết 2 – gắn với Phật giáo: có nội dung cá Ông là tiền thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát, có lần hoá thân để cứu khổ chúng sinh.
Riêng tại huyện Cần Giờ, truyền thuyết về cá Ông được lưu truyền đến ngày nay là ngày 16 tháng 8 Âm lịch, do cá Ông lơ là nhiệm vụ để một chiếc ghe bị chìm trong cơn bão khiến nhiều người chết. Do đó, cá Ông bị Long Vương Thuỷ Tề trừng phạt, cho cá Đao chém thành 3 khúc, xác lấp vào Phước Tỉnh (Long Đất), Thắng Tam (Vũng Tàu) và Cần Thạnh (Cần Giờ). Sau đó, mỗi làng thỉnh một phần thi thể của cá Ông về thờ cúng.

Câu chuyện về nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ khiến nhiều du khách cảm thấy thích thú (Ảnh: Sưu tầm)
1.3. Ý nghĩa của lễ hội
Bên cạnh địa điểm, thời gian tổ chức, lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ có ý nghĩa gì cũng là vấn đề được nhiều du khách tìm hiểu. Đây là lễ hội truyền thống gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông nhằm cầu mong sự bình an, cuộc sống hạnh phúc và ấm no. Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ giống như cột mốc tổng kết một mùa đánh bắt trên biển của ngư dân và chuẩn bị cho một mùa đánh bắt mới thắng bội thu hơn. Đây là dịp để ngư dân Cần Giờ thể hiện lòng thành kính, cảm tạ Thần Nam Hải, Thần Biển đã che chở và bảo vệ họ an toàn.
Không chỉ vậy, lễ hội còn thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là dịp để ngư dân tưởng nhớ những người con Cần Giờ có công đầu trong việc chế tạo ra các ngư cụ đánh bắt thuỷ hải sản, phương tiện đi biển đã qua đời, những người đã nằm lại nơi biển cả. Đặc biệt, lễ hội Nghinh Ông còn là khoảng thời gian cho ngư dân nghỉ ngơi, vui chơi sau những ngày đi biển mệt nhọc, bạn bè thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau và trao đổi kinh nghiệm đi biển.
Ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ vô cùng to lớn, là sự kiện văn hoá đặc biệt của người dân TP Hồ Chí Minh. Do đó, vào năm 2013, lễ hội Nghinh Ông đã được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ mang nhiều ý nghĩa to lớn (Ảnh: Sưu tầm)
2. Công tác chuẩn bị lễ hội Nghinh Ông
Quá trình chuẩn bị lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được diễn ra trong không khí phấn khởi, vui tươi và đoàn kết từ những gia đình, hội Vạn Lạch và các cấp chính quyền. Chợ, đình, miếu, đền, đường xá, công viên… được sửa chữa sạch đẹp, khang trang; khẩu hiệu, băng rôn, cờ hội treo khắp nơi, rất lộng lẫy. Tại nơi diễn ra các nghi lễ chính – di tích Lăng Ông Thuỷ Tướng, người dân hỗ trợ hội Vạn Lạch chuẩn bị chu đáo, phân công dọn dẹp, tu sử, trang trí bàn thờ, cảnh quan xung quanh di tích. Với các địa điểm diễn ra lễ hội, chính quyền địa phương phối hợp hỗ trợ chuẩn bị sân lễ; chuẩn bị lễ đài biểu diễn nghệ thuật, tổ chức trò chơi dân gian, sân thi đấu…; tổ chức triển lãm trưng bày thành tựu phát triển nghề biển của huyện trong năm; dựng rạp đón tiếp đại biểu, khách tham quan…
Các gia đình, đặc biệt là những gia đình nằm ở hai bên đường lập bàn hương án trước nhà. Lễ vật gồm gạo, muối, hoa quả, hương đèn, rượu trà (có khi có bài vị). Những bàn hương án này dùng để tế lễ Nghinh Ông, mừng đón Ông đi, chờ Ông về với lòng tin rằng Ông sẽ mang lại sự bình an, hạnh phúc và phước lành cho mọi người. Tất cả thuyền, ghe dù ở xa hay gần, lớn hay nhỏ đều sơn sửa, trang trí rực rỡ và dành thời gian về tham dự lễ Nghinh Ông.

Khắp mọi nẻo đường của Cần Giờ đều được trang trí rực rỡ cờ hoa, tưng bừng chào đón lễ hội Nghinh Ông (Ảnh: Sưu tầm)
3. Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ gồm mấy phần?
Diễn trình lễ hội Nghinh Ông gồm có 2 phần: phần lễ và phần hội đan xen nhau. Tuy nhiên, thời gian và địa điểm tổ chức các hoạt động lễ và hội lại khác nhau.
3.1. Phần Lễ long trọng và trang nghiêm
Phần lễ được tổ chức long trọng và trang nghiêm tại di tích Lăng Ông Thuỷ Tướng và vùng biển thuộc thị trấn Cần Thạnh. Lễ hội bắt đầu từ ngày 15 đến hết ngày 17 tháng 8 Âm lịch theo lịch trình như sau:
- Ngày 15 Âm lịch: có các chương trình lễ như lễ Thượng Kỳ (lễ treo cờ), lễ cúng bạn cũ lái xưa, lễ mừng công ngư dân Cần Giờ, lễ Cầu An. Trong đó, lễ Thượng Kỳ là nghi thức mở đầu cho lễ hội Nghinh Ông. Hiện nay, lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác được bổ sung thêm và tổ chức trước lễ Thượng Kỳ nhằm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và ngư dân đã hy sinh trên biển.
- Ngày 16 Âm lịch: đây là ngày lễ chính, trọng tâm là lễ Nghinh Ông (còn gọi là lễ cúng Ông) trên biển.
- Ngày 17 Âm lịch: tất cả các ban chủ sự đứng ra làm Đại lễ cổ truyền, tiếp theo là lễ tạ ơn Thần Nam Hải. Trong ngày này, khách dự lễ và ngư dân tiếp tục về Lăng Ông Thuỷ Tướng dự Đại lễ tạ ơn Ông và cầu tài, cầu an và cầu hạnh phúc cho gia đình.

Lễ Thượng Kỳ được diễn ra trong không khí trang nghiêm và long trọng (Ảnh: Sưu tầm)
3.2. Phần Hội sôi động với nhiều hoạt động hấp dẫn
Song song với phần lễ là phần hội, gồm các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ như đá bóng, cà kheo, thả chài, bắt vịt trên biển, trói cua… Các hoạt động trong lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ diễn ra sôi nổi từ bãi biển chợ Cần Giờ đến bãi biển Công viên Cần Thạnh suốt 3 ngày từ 15 – 17 Âm lịch. Vài năm gần đây, lễ hội Nghinh Ông được tổ chức thêm một số hoạt động văn hoá thể thao lành mạnh như chạy marathon, đánh bi sắt, bóng chuyền, cờ tướng… Thông qua đó, người dân địa phương và du khách có thể cùng nhau giao lưu, kết nối.
Không chỉ vậy, những điệu múa lân được đoàn lân, sư, rồng chuyên nghiệp của TP Hồ Chí Minh biểu diễn góp phần đem đến sự đa dạng cho lễ hội. Do tổ chức cùng với Tết Trung thu nên ban tổ chức lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ đã tổ chức hội rước đèn Trung thu vào lúc 18h30 ngày 15 tháng 8 Âm lịch nhằm tạo ra hoạt động vui chơi lý thú cho các em thiếu nhi.

Các trò chơi dân gian trong phần hội thu hút nhiều du khách và người dân địa phương theo dõi (Ảnh: Sưu tầm)
4. Kinh nghiệm tham gia lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ
4.1. Hướng dẫn di chuyển
Để đến lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển khác nhau, tùy vào vị trí xuất phát. Nếu bắt đầu từ trung tâm TP Hồ Chí Minh, du khách có thể sử dụng ô tô, xe máy cá nhân hoặc xe bus đến Cần Giờ.
- Xe bus: đây là phương tiện đi lại tiết kiệm với những tuyến xe đi thẳng từ trung tâm thành phố đến Cần Giờ.
- Phương tiện cá nhân: nếu muốn chủ động về thời gian, xe máy, ô tô cá nhân là lựa chọn lý tưởng. Du khách di chuyển đến vòng xoay Phú Lâm rồi tiếp tục đi theo quốc lộ 50 để tới bến phà Bình Khánh. Sau khi qua phà, bạn đi về phía đường liên huyện để đến thị trấn Cần Thạnh và các địa điểm tổ chức lễ hội.
- Taxi Xanh SM: đây là phương tiện di chuyển công cộng thân thiện với môi trường và rất thuận tiện. Do sử dụng điện 100% nên xe di chuyển rất êm ái, nhẹ nhàng, không phát thải. Du khách có thể đặt xe thông qua ứng dụng XANH SM hoặc hotline 1900 2088.

Taxi Xanh SM là hình thức di chuyển lý tưởng cho du khách (Ảnh: Sưu tầm)
4.2. Các trải nghiệm không nên bỏ qua
Khi tới lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, du khách đừng quên tham gia các hoạt động hấp dẫn như:
- Tham gia lễ hội Nghinh Ông trên biển, chứng kiến các đoàn rước kiệu trang nghiêm ra biển khơi thực hiện những nghi thức cúng bái truyền thống
- Xem lễ Thượng Kỳ khai mạc lễ hội
- Tham gia các nghi thức chính, cầu mong mưa thuận gió hoà, bình an và một mùa đánh bắt bội thu
- Hoà mình vào không gian nghệ thuật truyền thống vui tươi với múa lân, hát bội và nhiều trò chơi dân gian độc đáo
- Thưởng thức ẩm thực đa dạng và thơm ngon
- Cảm nhận sự vui tươi, náo nhiệt và tinh thần đoàn kết của cộng đồng ngư dân huyện Cần Giờ trong ngày hội lớn nhất năm
- Tìm hiểu nét đặc sắc của tín ngưỡng thờ cúng cá Ông
- Gặp gỡ, giao lưu và khám phá cuộc sống hằng ngày của người dân địa phương
- Tham quan Lăng Ông Thuỷ Tướng và tìm hiểu những câu chuyện lịch sử liên quan
- Lưu lại những bức hình tuyệt đẹp trong lễ hội độc đáo này
- Kết hợp tham gia một số địa danh nổi tiếng khác của huyện Cần Giờ như rừng Sác, đảo Khỉ, đảo Thạnh An, khu sinh thái Dần Xây, biển Cần Giờ…

Lễ hội Nghinh Ông diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn (Ảnh: Sưu tầm)
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Cần Giờ 1 ngày kèm lịch trình thuận tiện
4.3. Một số lưu ý khác
Để hành trình khám phá lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ diễn ra an toàn và trọn vẹn, du khách đừng quên lưu lại một số lưu ý sau:
- Thời gian, địa điểm tổ chức
Lễ hội Nghinh Ông thường diễn ra tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, vào rằm tháng 8 Âm lịch. Bạn nên tìm hiểu kỹ lịch trình chi tiết của từng năm để không bỏ lỡ các nghi lễ quan trọng.
- Di chuyển
Huyện Cần Giờ cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 50km. Du khách có thể di chuyển bằng nhiều loại phương tiện như ô tô, xe máy, xe bus… Bạn có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc xe buýt. Tùy vào vị trí xuất phát, du khách có thể chủ động sắp xếp thời gian, lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp.
- Trang phục
Bạn nên mặc trang phục, quần áo kín đáo, lịch sự, phù hợp với không khí trang nghiêm của lễ hội tín ngưỡng.
- Lễ vật
Nếu có lòng thành, du khách có thể chuẩn bị một số lễ vật như nhang đèn, hoa quả để tham gia các nghi lễ cúng biển hoặc dâng cúng tại lăng Ông.
- Tham gia các nghi lễ
Khi tham gia các nghi lễ như lễ Thượng Đại Kỳ, lễ Nghinh Ông trên biển, lễ Tế Chánh, du khách nên giữ thái độ tôn kính và trang nghiêm.
- Văn hóa ứng xử
Bạn cần chú ý ứng xử lịch sự, văn minh, tôn trọng phong tục tập quán và người dân địa phương; không nói tục, chửi thề, gây rối trật tự.
- An toàn cá nhân
Khu vực lễ hội, chợ thường rất đông người. Du khách nên chú ý bảo quản tài sản cá nhân, tránh thất lạc hoặc bị móc túi. Nếu đi cùng trẻ em, bạn nên để mắt đến các bé cẩn thận.
- An toàn giao thông
Du khách đến lễ hội cần tuân thủ luật lệ giao thông. Khi tham gia các hoạt động trên biển, bạn hãy mặc áo phao và tuân theo hướng dẫn của ban tổ chức để đảm bảo an toàn.
- Hỏi giá trước khi mua
Nếu có ý định mua sắm hoặc thưởng thức ẩm thực tại các gian hàng trong lễ hội, du khách hãy hỏi giá trước để tránh bị ép giá.

Bạn cần lưu ý một số vấn đề để hành trình khám phá lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ diễn ra an toàn (Ảnh: Sưu tầm)
Có thể thấy, lễ hội Nghinh Ông mang ý nghĩa rất sâu sắc, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của ngư dân huyện Cần Giờ. Các hoạt động hấp dẫn trong lễ hội chắc chắn sẽ đem đến cho du khách những góc nhìn mới mẻ, từ đó hiểu rõ hơn đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, du khách đã có kinh nghiệm khám phá lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, từ đó lên kế hoạch chi tiết cho kỳ nghỉ sắp tới.
Ngoài các lễ hội truyền thống độc đáo, TP Hồ Chí Minh còn hấp dẫn du khách bởi những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tọa độ vui chơi sầm uất, điển hình là công viên Grand Park. Đây là tâm điểm giải trí và lễ hội mới của thành phố mang tên Bác. Đặt chân đến công viên Grand Park, du khách có thể thoải mái khám phá vô vàn hoạt động thú vị như:
- Tận hưởng mùa hè sảng khoái trong công viên nước “Hòn đảo nhiệt đới”
- Thưởng thức các show diễn sôi động và độc đáo như Welcome Show, Mini Wonder Circus, Xiếc hề hoạt náo…
- Thử thách bản thân qua những trò chơi cảm giác mạnh như Tàu lượn tốc độ, Vòng xoay 360 độ…

Vui chơi thả ga cùng bạn bè tại công viên Grand Park

Check-in những tấm hình tuyệt đẹp tại công viên Grand Park