Nhắc đến những lễ hội lớn của ngư dân Quảng Nam, không thể không kể đến lễ tế Cá Ông. Đây là hoạt động được tổ chức dịp cầu ngư nhằm tỏ sự tôn kính với thần linh – loài sinh vật gắn liền với sự hưng thịnh của làng cá. Du lịch Hội An sẽ trở nên thú vị hơn nếu bạn dành thời gian tham gia lễ hội này.
1. Cá Ông là cá gì? Đôi nét về tục thờ Cá Ông ở Quảng Nam
1.1. Cá Ông là cá gì?
Có thể bạn đã từng nghe đến lễ hội Cá Ông, lễ hội Nghinh Ông, đám tang Cá Ông, vậy có khi nào bạn thắc mắc rằng Cá Ông là cá gì? Với mỗi người dân vùng ven biển miền Trung, Cá Ông thực tế là cá heo, cá voi – loài cá được ngư dân thờ cúng. Tùy vào kích thước của cá lớn hay nhỏ mà sẽ có những tên gọi khác nhau như: Ông Lúc, Ông Ngài, Ông Nhồng…
Trong tâm thức của mỗi người dân vùng biển, Cá Ông là thần Nam Hải, là loài sinh vật luôn đứng ra bảo vệ họ trước sóng gió, uy lực của biển khơi. Cá Ông có mặt ở mọi nơi trên biển, che chắn cho thuyền bè, giúp họ ra khơi thuận lợi, an toàn trở về nhà. Đây cũng chính là lý do mà ngư dân mang ơn Cá Ông, họ tin vào sự hiển linh của Cá Ông. Do đó, lễ tế Cá Ông là tục lệ thường niên để họ thờ cúng loài sinh vật này, cầu mong về một năm biển thuận gió hòa.
1.2. Đôi nét về tục thờ Cá Ông
Lễ tế Cá Ông tại Quảng Nam vốn xuất phát từ tục lệ thờ cúng Cá Ông của người Chăm và tín ngưỡng thờ thần Biển (thần Sóng Biển). Qua thời gian, cùng với nếp sống, tục lệ của từng địa phương, thờ cúng Cá Ông đã trở thành một trong những tín ngưỡng truyền thống của người Việt.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, Cá Ông mà người miền Trung Việt Nam thường xuyên thờ cúng còn được gọi với cái tên khác là Ông Nam Hải. Tại các làng chài này hầu như đều có lăng thờ thần Nam Hải và lễ Nghinh Ông được tổ chức hằng năm. Với người dân, thần Nam Hải là hiện thân của cá voi để cứu giúp ngư dân trên biển, che chở cho họ trước sóng to, biển lớn, vượt qua giông bão. Nhiều truyền thuyết còn cho rằng, Cá Ông là mảnh pháp y của Quan Thế Âm quăng xuống biển để làm cho biển yên sóng lặng, giúp ngư dân vươn khơi thuận lợi.
Theo tục lệ địa phương, nếu ngư dân phát hiện Cá Ông lụy bờ, tức là mắc cạn sẽ có bổn phận chôn cất, làm đám tang như chính cha mẹ của mình. Xác cá sau đó sẽ được tắm bằng rượu, niệm bằng vải đỏ và được mai táng tại các đụn cát gần biển. Hằng năm, người dân địa phương sẽ chọn ngày Cá Ông lụy bờ để làm lễ tế Cá Ông.
Trong ngày lễ này, bàn thờ sẽ được ngư dân trang hoàng rực rỡ, uy nghi. Ngoài ra, các gia đình đều đặt bàn hương án, soạn sửa đồ lễ tế cá voi. Tại các tàu thuyền, ngư dân cũng sẽ chuẩn bị chăng đèn kết hoa. Trong đêm đầu tiên của lễ tế Cá Ông, các vị chánh bái hay còn gọi là các vị cao niên của làng chài sẽ thực hiện nghi lễ cầu an. Họ dâng đồ lễ và đọc văn tế bày tỏ sự biết ơn của dân làng với công đức của Cá Ông, cầu mong về một mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè vươn khơi trở về an toàn.
>>> Xem thêm: Du lịch Đà Nẵng Hội An – Trọn bộ lịch trình ăn gì, chơi gì MỚI nhất 2024
2. Lưu giữ ký ức Hội An với loạt lễ hội truyền thống đặc sắc
Thành phố Hội An (Quảng Nam) là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Không chỉ có sức hút bởi các địa điểm danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, các công trình kiến trúc phố cổ Hội An mà địa phương này còn hấp dẫn bởi hơn 100 lễ hội được tổ chức hằng năm, trong đó có 80 lễ hội cổ truyền và 20 lễ hội đương đại.
Các lễ hội này được người dân và chính quyền địa phương đầu tư tổ chức với quy mô lớn, trải đều, thời gian kéo dài cả tuần, có khi đến cả tháng. Bạn có thể tham khảo thông tin về những sự kiện nổi bật của phố hội dưới đây:
- Lễ hội hoa đăng Hội An: được tổ chức vào ngày 14 và 15 âm lịch hằng tháng tại sông Hoài gần phố cổ Hội An, người dân và du khách sẽ cùng nhau tham gia hoạt động thả đèn hoa đăng kèm theo những lời ước nguyện của riêng mình. Đây cũng là dịp để bạn cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp của Hội An về đêm.
- Lễ hội làng gốm Thanh Hà: diễn ra vào ngày 10/7 âm lịch hằng năm, là một trong những hoạt động truyền thống để giới thiệu hình ảnh làng nghề. Lễ hội như một lời tri ân đến những người đi trước, lời hứa giữ gìn và phát huy bảo tồn nghề gốm.
- Lễ hội Long Chu: đây là lễ hội được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm, đây là văn hóa tín ngưỡng quen thuộc của người dân để cầu mong sức khỏe, bình an cho người dân phố Hội.
- Lễ hội Cầu Bông: đây là lễ hội được tổ chức tại làng rau Trà Quế – một trong những làng nghề Hội An nổi tiếng để bày tỏ lòng biết ơn với Thần Nông, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
- Lễ hội Bà Thu Bồn là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia mang đậm dấu ấn của đời sống tín ngưỡng dân gian. Qua các hoạt động của lễ hội, người dân cầu mong về quốc thái dân an cho cộng đồng làng xã.
- Lễ vía bà Thiên Hậu: đây là lễ hội tâm linh đại diện cho ngư dân Hội An, thể hiện sự gắn kết của hai dân tộc Hoa Việt.
- …
Bên cạnh những lễ hội đặc sắc vào các khoảng thời gian cố định, du khách cũng có thể đến với VinWonders Nam Hội An để cảm nhận trọn vẹn không khí lễ hội khi đến với Quảng Nam vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Phân khu Đảo văn hóa dân gian ở Hội An được ví như là “trái tim” của VinWonders Nam hội An sẽ là nơi du khách được chứng kiến những màn biểu diễn nghệ thuật độc đáo, kèm theo đó là chiêm ngưỡng không gian văn hóa, kiến trúc vùng miền đặc sắc, thưởng thức các show diễn nghệ thuật đỉnh cao.
Bên cạnh các hoạt động văn hóa, khi đến với công viên giải trí lớn bậc nhất miền Trung, du khách còn có cơ hội được trải nghiệm công viên nước VinWonders Nam Hội An, tham gia các trò chơi ở VinWonders Nam Hội An, thưởng thức nhiều món ngon đặc sản Hội An tại hệ thống nhà hàng sang trọng,…
>>> Xem thêm: Review nhanh VinWonders Nam Hội An và kinh nghiệm mua vé VinWonders Nam Hội An
Lễ tế Cá Ông không chỉ là hoạt động văn hóa tín ngưỡng của người dân vùng biển Quảng Nam mà còn là lễ hội truyền thống thu hút rất đông khách du lịch tham gia hằng năm. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm thú vị giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về nếp sống sinh hoạt của bà con làng chài và nhiều trải nghiệm du lịch ý nghĩa khi đến với Hội An.