Turn your device in landscape mode.
Đặt vé VinWonders
Chọn điểm đến

Chọn ngày
Người lớn
*cao từ 140cm
*cao từ 140cm
Trẻ em
*80-140cm
*cao từ 100cm-140cm *cao từ 80cm-140cm
Người cao tuổi
*từ 60 tuổi
*từ 60 tuổi
Lịch sử chùa Yên Tử

Lịch sử chùa Yên Tử: Khám phá dấu ấn Phật giáo Trúc Lâm

13/03/2025 299 views

Lịch sử chùa Yên Tử không chỉ là câu chuyện về những công trình kiến trúc mà còn là hành trình phát triển rực rỡ của Thiền phái Trúc Lâm – dòng Phật giáo đậm chất Việt Nam. Cùng khám phá lịch sử hình thành chùa Yên Tử qua các thời kỳ và những giá trị độc đáo mà nơi đây mang lại!

Các giai đoạn lịch sử chùa Yên Tử

Lịch sử chùa Yên Tử trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm (Ảnh: Sưu tầm)

1. Lịch sử chùa Yên Tử qua các thời kỳ

Yên Tử – danh sơn linh thiêng của Quảng Ninh – đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Nằm giữa vùng Đông Bắc của Việt Nam, Yên Tử không chỉ là một dãy núi thuộc cánh cung Đông Triều mà còn là biểu tượng tâm linh trường tồn cùng lịch sử dân tộc.

Được mệnh danh là “phúc địa thứ tư của Giao Châu”, Yên Tử từ lâu đã thu hút các bậc thiền sư và tín đồ Phật giáo nhờ sự giao hòa tuyệt diệu giữa trời đất, mang đến không gian thanh tịnh, thoát tục. Từ một vùng núi hoang sơ, nơi đây dần trở thành trung tâm Phật giáo với sự góp mặt của các thiền sư lỗi lạc qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn.

1.1. Thời Lý

Vào thời Lý, Yên Tử bắt đầu ghi dấu ấn trong lịch sử về chùa Yên Tử khi thiền sư Hiện Quang chọn nơi đây làm chốn tu hành. Lúc bấy giờ, Yên Tử vẫn là một khu rừng nguyên sinh chưa có công trình kiến trúc quy mô. Thiền sư Hiện Quang kết am tranh đơn sơ giữa núi rừng để thiền định, và khi viên tịch, ông được môn đồ an táng trong hang núi.

Một số tài liệu cho rằng lịch sử chùa Yên Tử đã xuất hiện từ thời Lý. Thời này đã bắt đầu hình thành những ngôi chùa thờ Phật đầu tiên tại Yên Tử, nhưng chưa có bằng chứng khảo cổ rõ ràng để khẳng định. Dù vậy, đây là bước khởi đầu quan trọng trong lịch sử hình thành của chùa Yên Tử, đặt nền móng cho sự phát triển sau này.

Lịch sử hình thành chùa Yên Tử thời Lý

Chùa Yên tử có lịch sử hình thành bắt đầu từ thời nhà Lý (Ảnh: Sưu tầm)

1.2. Thời Trần

Thời Trần là giai đoạn vàng son của lịch sử chùa Yên Tử Quảng Ninh, gắn liền với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm. Năm 1236, vua Trần Thái Tông đã đến Yên Tử tìm chốn thanh tịnh, mở đầu cho hành trình biến nơi đây thành trung tâm Phật giáo. Đỉnh cao là khi Thượng Hoàng Trần Nhân Tông – vị vua anh hùng hai lần đánh bại quân Nguyên Mông – từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử tu hành. Với pháp hiệu Điều Ngự Giác Hoàng, ngài sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền mang bản sắc Việt Nam.

Lịch sử chùa Yên Tử thời kỳ này ghi nhận hàng loạt công trình kiến trúc như chùa Yên Tử, Ngọa Vân, am Ly Trần, am Thiền Định được xây dựng. Sau khi Trần Nhân Tông viên tịch, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa tiếp tục mở rộng các công trình như chùa Vân Tiêu, chùa Giải Oan, chùa Long Động, lăng Quy Đức, tháp Huệ Quang. Tuy nhiên, cuối thời Trần, do chiến tranh và sự suy vi của triều đại, nhiều công trình bị giặc Minh phá hủy, để lại dấu vết đau thương trong lịch sử Yên Tử.

Chùa Ngọa Vân Yên Tử 

Theo lịch sử về chùa Yên Tử, chùa Ngọa Vân được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Trần (Ảnh: Sưu tầm)

1.3. Thời Lê

Sang thời Lê, sau khi đất nước giành lại độc lập từ giặc Minh, lịch sử chùa Yên Tử bước sang trang mới với sự phục hồi Thiền phái Trúc Lâm. Các chùa tháp được trùng tu, đặc biệt dưới triều Lê Thánh Tông và thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVIII). Những công trình như chùa Hoa Yên, tháp đá cổ khắc dòng chữ “Lâm Tế chân truyền phù lãng phái” phản ánh ảnh hưởng giao lưu với Thiền phái Trúc Lâm Tế ở Trung Quốc trong thời kỳ này.

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên Yên Tử được xây dựng dưới thời Lê (Ảnh: Sưu tầm)

1.4. Thời Nguyễn

Dưới triều Nguyễn, Thiền phái Trúc Lâm suy vi, các công trình tại Yên Tử không còn được đầu tư lớn như trước. Việc tôn tạo chủ yếu dựa vào công đức của các nhà hảo tâm, mang tính nhỏ lẻ. Dẫu vậy, Yên Tử vẫn giữ được nét linh thiêng, là nơi lui tới của các ni sư như Đàm Thái, để lại dấu ấn trong lịch sử hình thành chùa Yên Tử.

Lịch sử chùa Yên Tử thời Nguyễn

Giai đoạn lịch sử chùa Yên Tử dưới thời Nguyễn có suy vi, nhiều công trình bị đổ nát (Ảnh: Sưu tầm)

1.5. Từ Hội nghị Khoa học Yên Tử (ngày 28-30/1/1981) đến nay

Hội nghị Khoa học Yên Tử năm 1981 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử chùa Yên Tử về việc bảo tồn và phát huy giá trị của danh thắng Yên Tử. Từ đó, các dự án trùng tu, xây dựng được triển khai, đưa Yên Tử trở thành trung tâm Phật giáo và du lịch tâm linh hàng đầu. Hệ thống cáp treo hiện đại ra đời năm 2002, cùng với sự bảo vệ rừng quốc gia Yên Tử, giúp du khách dễ dàng tiếp cận và khám phá vẻ đẹp nơi đây. Ngày nay, Yên Tử không chỉ là di tích lịch sử mà còn là điểm đến văn hóa, sinh thái, tâm linh nổi bật của tỉnh Quảng Ninh.

Chùa Yên Tử ngày nay

Chùa Yên Tử ngày nay là điểm đến tâm linh nổi tiếng, thu hút Phật tử và du khách thập phương tìm về (Ảnh: Sưu tầm)

Xem thêm: Yên Tử bao nhiêu bậc – Hành trình chinh phục 6km bậc đá lên đỉnh thiêng

2. Những giá trị nổi bật của chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử mang những giá trị vượt thời gian, từ lịch sử, văn hóa đến tư tưởng và cảnh quan thiên nhiên.

2.1. Giá trị lịch sử

Danh thắng Yên Tử mang giá trị lịch sử sâu sắc, là cái nôi hình thành và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt, do chính người Việt sáng tạo. Đây là một trong những di tích lớn và cổ xưa bậc nhất tại Việt Nam, với hệ thống chùa, am, tháp, bia, tượng… trở thành những chứng tích vật chất quý giá. Nơi đây gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp tu hành của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông cùng nhiều thế hệ thiền sư danh tiếng như Huyền Quang, Chân Nguyên, ni sư Đàm Thái.

Đặc biệt, các văn bia tại Yên Tử chứa đựng khối lượng thông tin phong phú, giúp tái hiện phả hệ các nhà sư tu hành và lược sử của họ. Qua đó, ta có thể nghiên cứu sự phát triển của Phật giáo Trúc Lâm qua từng giai đoạn lịch sử. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Yên Tử không chỉ là danh sơn linh thiêng mà còn là điểm hội tụ của những bậc thiền sư đạo cao đức trọng, khẳng định vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam.

Giá trị lịch sử chùa Yên Tử

Hệ thống tháp, bia, tượng ở Yên Tử mang giá trị thông tin, giá trị lịch sử lớn (Ảnh: Sưu tầm)

2.2. Giá trị văn hóa

Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Phật giáo Việt Nam. Lễ hội Yên Tử diễn ra từ mùng 10 tháng Giêng đến hết 3 tháng xuân, thu hút hàng vạn du khách và Phật tử thập phương. Những nghi lễ như dâng hương, cầu quốc thái dân an, cùng các hoạt động văn hóa như múa bài bông thời Trần, làm sống lại giá trị truyền thống độc đáo.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử để lại cho hậu thế các bản kinh văn, sách quý như Thiền tâm thiết chủy ngữ lục, Đại Hương Hải ấn thi tập… cùng nhiều công trình văn hoá vật thể như chùa, tháp tại Yên Tử. Những di sản này phản ánh sự phát triển của kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc Việt Nam qua các triều đại Lý – Trần – Lê – Nguyễn, là báu vật văn hoá độc đáo của dân tộc.

Lễ hội Yên Tử

Du khách tham gia lễ hội Yên Tử Quảng Ninh (Ảnh: Sưu tầm)

2.3. Giá trị tư tưởng

Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ 7 đến 18 chủ yếu do Thiền tông lãnh đạo, với các phái như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường từ Trung Hoa truyền sang, do các tổ người Trung Hoa, Ấn Độ đứng đầu. Chỉ riêng Thiền phái Trúc Lâm có tổ là người Việt, do người Việt sáng lập ra, phù hợp với tâm tư, phong tục và nhu cầu của Phật tử Việt Nam.

Lịch sử chùa Yên Tử Quảng Ninh

Lịch sử chùa Yên Tử Quảng Ninh gắn liền với sự ra đời, phát triển của Thiền phái Trúc Lâm (Ảnh: Sưu tầm)

2.4. Giá trị thắng cảnh

Với độ cao 1.068m, Yên Tử là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, nơi rừng sâu, thác đổ, mây giăng hòa quyện cùng các công trình cổ kính. Du lịch Yên Tử không chỉ là hành trình tâm linh mà còn là cơ hội khám phá vẻ đẹp hoang sơ của rừng quốc gia Yên Tử, từ suối Giải Oan trong veo đến chùa Đồng trên đỉnh núi. Tất cả đều trở thành những địa điểm tham quan nổi tiếng, thu hút du khách thập phương.

Cảnh sắc non thiêng Yên Tử

Cảnh sắc non thiêng Yên Tử đẹp thơ mộng (Ảnh: Sưu tầm)

Lịch sử chùa Yên Tử là cuốn sách quý ghi lại hành trình phát triển của Phật giáo Trúc Lâm và tinh thần dân tộc Việt Nam. Ngày nay, Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử là địa điểm du lịch văn hóa, tâm kinh nổi tiếng, điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá Quảng Ninh. Sau khi chinh phục non thiêng Yên Tử, bạn có thể tiếp tục chuyến du lịch Hạ Long để tận hưởng vẻ đẹp kỳ vĩ của biển cả.

Khám phá Vịnh Hạ Long, đừng quên đặt phòng tại Vinpearl Resort & Spa Hạ Long – khu nghỉ dưỡng sang trọng với tầm nhìn hướng biển, mang đến trải nghiệm thư giãn tuyệt vời để chuyến đi thật trọn vẹn. Nghỉ dưỡng tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm hệ thống phòng nghỉ sang trọng cùng loạt tiện ích đẳng cấp đạt chuẩn 5 sao.

Vinpearl Resort & Spa Hạ Long

Vinpearl Resort & Spa Hạ Long nằm ở vị trí tuyệt đẹp

Đặt phòng Vinpearl Resort & Spa Hạ Long

Ngoài Hạ Long, Việt Nam còn nhiều điểm đến nổi bật như Nha Trang, Hội An, Phú Quốc… Tại đây, bạn có thể ghé thăm các công viên giải trí VinWonders với hàng loạt trò chơi thú vị, phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Đến VinWonders, bạn sẽ được thỏa sức trải nghiệm hàng trăm hoạt động vui chơi thú vị như: thử sức với vô vàn trò chơi cảm giác mạnh hấp dẫn, khám phá những đường trượt nước đầy thách thức, ngắm nhìn các loài kỳ hoa dị thảo đến từ khắp nơi trên thế giới, thưởng thức những show diễn đặc sắc đầy ấn tượng, thỏa thích check in…

VinWonders Phú Quốc

Du khách thỏa thích vui chơi, check in VinWonders Phú Quốc

Đặt ngay vé VinWonders Phú Quốc

VinWonders Nha Trang

Show diễn thực cảnh đặc sắc tại VinWonders Nha Trang

Đặt ngay vé VinWonders Nha Trang

VinWonders Nam Hội An

Du khách thử sức với các đường trượt nước tại VinWonders Nam Hội An

Đặt ngay vé VinWonders Nam Hội An

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé