- 1. Địa chỉ & giờ mở cửa Nhà hát Thành phố
- 2. Cách di chuyển đến Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
- 3. Lịch sử Nhà hát Thành phố
- 4. Kiến trúc độc đáo của Nhà hát Thành phố Quận 1
- 5. Những trải nghiệm hấp dẫn tại Nhà hát Thành phố
- 6. Giá vé show diễn & cách đặt mua vé Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
- 7. Một số lưu ý khi đến Nhà hát lớn Sài Gòn
Hình ảnh Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Sưu tầm)
Nhà hát Thành phố được ví là “cái nôi nghệ thuật” của Sài Gòn. Công trình này không chỉ sở hữu vẻ đẹp vượt thời gian mà còn là nơi diễn ra các chương trình biểu diễn quy mô lớn. Với kiến trúc đậm chất Gothic, nơi đây còn trở thành tọa độ check in lý tưởng của nhiều du khách khi du lịch Sài Gòn.
1. Địa chỉ & giờ mở cửa Nhà hát Thành phố
- Địa chỉ: 7 Công trường Lam Sơn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa:
-
- Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6: 8h30 đến 17h.
- Thứ Bảy, Chủ nhật và ngày Lễ chỉ phục vụ khi có chương trình biểu diễn trong ngày: Mở cửa từ 9h đến 20h.
Nhà hát Thành phố là một trong những địa điểm du lịch Sài Gòn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Công trình này ban đầu có tên gọi là Nhà hát lớn Sài Gòn – L’Opera de Saigon. Nơi đây từng là biểu tượng văn hóa của “Hòn ngọc Viễn Đông”.
Là một trong những công trình lâu đời, Nhà hát đã trải qua nhiều thăng trầm và trở thành chứng nhân lịch sử. Vào năm 2012, Nhà hát Thành phố được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Nơi đây không chỉ là địa điểm thường xuyên diễn ra các chương trình văn hóa nghệ thuật mà còn được sử dụng để tổ chức các sự kiện lớn của thành phố mang tên Bác.
Nhà hát là công trình có ý nghĩa đặc biệt đối với thành phố mang tên Bác (Ảnh: Sưu tầm)
Bật mí: Tổng hợp những địa điểm vui chơi Quận 1 siêu hấp dẫn
2. Cách di chuyển đến Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc ở trung tâm Quận 1. Do đó để di chuyển đến đây bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức như: xe buýt, xe máy, ô tô hoặc taxi.
- Taxi: Taxi là phương tiện di chuyển vừa an toàn lại vô cùng tiện lợi. Hiện nay tại Sài Gòn có nhiều hãng taxi, tuy nhiên uy tín và chất lượng nhất vẫn phải kể đến Xanh SM. Đây là hãng taxi thuần điện với nhiều ưu điểm vượt trội như: an toàn, thân thiện, tiết kiệm chi phí lại góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt, với Xanh SM, hành khách có thể đặt xe trực tiếp qua tổng đại, gọi trực tiếp hoặc thông qua ứng dụng của hãng.
- Xe buýt: Nếu muốn tiết kiệm chi phí thì bạn có thể lựa chọn xe buýt đến Nhà hát Thành phố. Hiện nay có một số tuyến buýt có điểm dừng gần công trình này như: xe buýt 03; xe buýt 19; xe buýt 45… Tùy theo vị trí xuất phát mà bạn có thể trang cứu thông tin trên mạng hoặc hỏi người dân địa phương để lựa chọn tuyến buýt phù hợp nhất.
- Phương tiện cá nhân: Để chủ động trong chuyến hành trình, bạn có thể di chuyển đến Nhà hát Thành phố bằng xe máy hoặc ô tô. Nhìn chung đường đi khá thuận lợi, bạn có thể tra cứu trên Google Maps. Khi đến đây, bạn có thể lựa chọn gửi xe tại bãi gửi xe trực thuộc Nhà hát Thành phố với mức giá niêm yết.
Để di chuyển đến nhà hát bạn có thể lựa chọn dịch vụ taxi của Xanh SM (Ảnh: Sưu tầm)
3. Lịch sử Nhà hát Thành phố
Nhà hát Thành phố Sài Gòn được xem là một trong những công trình lâu đời và là biểu tượng của thành phố mang tên Bác. Hãy cùng xuôi dòng lịch sử để hiểu rõ hơn vì sao công trình này lại được xem là chứng nhân lịch sử của Sài Gòn!
- Năm 1898: Công trình được khởi công xây dựng bởi nhóm kiến trúc sư Ernest Guichard, Félix Olivier và Eugène Ferret.
- Năm 1900: Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh L’Opera de Saigon được khánh thành theo trường phái kiến trúc Gothique Flamboyant.
- Năm 1918: Nhà hát từ nơi biểu diễn cho các đoàn hát từ Pháp sang phục vụ cho người Pháp ở Sài Gòn đã được chính quyền Pháp tại Sài Gòn cho phép trở thành nơi biểu diễn cho cả người Việt và người Pháp.
- Năm 1975: Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm lịch sử, công trình này trở lại làm nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật với tên gọi là Nhà hát TP. Hồ Chí Minh.
- Năm 1998: Chính quyền đã cho trùng tu toàn diện nhà hát với tôn chỉ bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, phục hồi một số điêu khắc nổi, trang trí ở mặt tiền nhà hát.
- Tháng 11/2007: Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục cho tân trang một số hạng mục của nhà hát như: các tượng bên trong, mái ngói, các điêu khắc nổi trên tường theo đúng nguyên mẫu. Cùng với đó là thay thế lát gạch nền và ghế ngồi bằng ghế đệm.
- Cuối năm 2009: Nhà hát Thành phố được trang bị hệ thống chiếu sáng mỹ thuật về đêm từ số tiền 160 nghìn Euro tài trợ của thành phố Lyon (Pháp).
Hình ảnh nhà hát từ ngày xưa (Ảnh: Sưu tầm)
4. Kiến trúc độc đáo của Nhà hát Thành phố Quận 1
Công trình này có diện tích xây dựng hơn 2.000 m2 và được lấy cảm hứng từ nhà hát Opera Garnier ở Paris theo lối kiến trúc Flamboyant Gothic. Điều đặc biệt của công trình này là hầu hết các vật liệu xây dựng và họa tiết trang trí đều được đặt hàng sản xuất và vận chuyển từ Pháp sang. Nhờ sở hữu kiến trúc ấn tượng mà nơi đây trở thành tọa độ check in lý tưởng của nhiều du khách khi đến Sài Gòn.
4.1. Kiến trúc bên ngoài
Nhà hát Thành phố có một tầng trệt, hai lầu, ở bên hông là các ô cửa vòm với dãy lan can nhô cao. Đây là nét kiến trúc đặc trưng, thường thấy trong các công trình cổ điển Pháp. Chính diện lối ra vào của công trình được đặt hai bức tượng nữ thần bán thân đỡ cột cao khoảng 4.5m đứng trên bệ được thiết kế theo phong cách Hy Lạp Erechtheyon.
Ở giữa mặt tiền là vòm cung lớn với phần đỉnh là họa tiết hai thiên thần ngồi cạnh nhau, giữa là cây đàn Lyre đặc trưng trong những câu chuyện thần thoại Hy Lạp. Xung quanh vòm cung phù điêu hình đầu của thần Pan – vị thần âm nhạc đồng quê. Bên trong có hình vòm cung nhỏ với bức bích họa vẽ 5 vị thần trên nền gạch men. Ở giữa có hình dáng tựa như ngôi đền với hình ảnh nữ thần bên trong cùng dòng chữ “Nhà hát Thành phố” dưới cùng.
Kiến trúc Nhà hát Thành phố bên ngoài với các bức tượng, họa tiết, phù điêu được chế tác tỉ mỉ, tinh tế (Ảnh: Sưu tầm)
4.2. Kiến trúc bên trong
Bên trong Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là khán phòng với gần 500 chỗ ngồi, trong đó có 338 ghế tầng trệt và 130 ghế ở hai tầng lầu. Trong đợt trùng tu vào năm 2007, ghế ngồi nhà hát được thay bằng nệm nhằm phục vụ khán giả thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật như: múa ballet, âm nhạc hàn lâm, nghệ thuật dân tộc…
Nhìn từ phía sân khấu, có thể thấy trần nhà bên trong khán phòng được thiết kế hình vòm với những đường nét, hoa văn được chế tác tinh xảo, mang đậm phong cách kiến trúc Flamboyant. Không gian được trang trí nhiều chi tiết phù điêu cùng đèn chiếu sáng cổ điển mang đến cảm giác sang trọng, ấm cúng. Ngoài ra, quanh trần của tầng trên được thiết kế nhiều ống thông gió với những vòng hoa trang trí vô cùng đẹp mắt.
Khán phòng bên trong nhà hát được thiết kế với gần 500 chỗ ngồi (Ảnh: Sưu tầm)
5. Những trải nghiệm hấp dẫn tại Nhà hát Thành phố
Đến với nhà hát, du khách sẽ được thỏa thích sống ảo với nhiều background “sang – xịn – mịn” và thưởng thức những show diễn đặc sắc.
5.1. Check in cùng kiến trúc cổ điển
Nhắc đến list các địa điểm chụp hình đẹp ở Sài Gòn thì chắc chắn không thể thiếu Nhà hát Thành phố. Với gam màu trắng chủ đạo cùng kiến trúc Gothic ấn tượng, không khó để bạn có thể tạo dáng và cho ra những bức ảnh đẹp như bìa tạp chí.
Nhà hát có vô vàn những background cực xịn để bạn thỏa thích sống ảo. Bạn có thể tạo dáng với các bức tượng được chạm khắc tinh tế ở lối vào, dãy hành lang với kiến trúc đậm chất Pháp, chiếc cổng mái vòm đầy ấn tượng hay không gian biểu diễn bên trong nhà hát. Chẳng cần phải chuẩn bị phụ kiện cầu kỳ, đến đây chỉ cần giơ máy lên bạn sẽ có ngay bức ảnh lung linh với background cực chất.
Với kiến trúc độc đáo, nhà hát trở thành địa điểm check in lý tưởng của nhiều du khách (Ảnh: Sưu tầm)
5.2. Thưởng thức các show diễn đặc sắc
Không chỉ là thiên đường sống ảo, Nhà hát Thành phố còn nơi để du khách thưởng thức các show diễn đặc sắc. Xứng với tên gọi Thánh đường nghệ thuật, nhà hát là sân khấu của nhiều loại hình biểu diễn, từ nhạc thính phòng, opera cho đến nhạc kịch cùng nhiều thể loại múa.
Mua vé coi show biểu diễn, du khách vừa được tham quan bên trong nhà hát vừa được thưởng thức các tiết mục nghệ thuật hấp dẫn. Với sân khấu hoành tráng, hệ thống ánh sáng, âm thanh đẳng cấp cùng sự chuyên nghiệp của các nghệ sĩ chắc chắn sẽ mang đến các tiết mục mãn nhãn người xem.
Vở diễn À Ố Show
À Ố Show là show diễn nghệ thuật khắc họa vẻ đẹp và sự phong phú về văn hóa cũng như đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam ở khu vực nông thôn. Sự kết hợp giữa nhào lộn, múa, xiếc tre cùng nghệ thuật tạo hình sân khấu mang đến màn biểu diễn vô cùng ấn tượng. À Ố Show cũng là một trong những show diễn “ăn khách” nhất tại nhà hát Thành phố.
Vở diễn có sự kết hợp giữa nhào lộn, múa, xiếc tre cùng nghệ thuật tạo hình sân khấu (Ảnh: Sưu tầm)
Vở múa Sương Sớm
Sương Sớm là vở múa kể về cuộc sống của những người nông dân ở miền Nam Việt Nam gắn liền với hoạt động canh tác lúa nước. Lấy việc trồng lúa làm ẩn dụ, vở múa Sương Sớm thể hiện công việc làm nông vất vả của người nông dân. Thông qua những điệu múa tân cổ điển và đương đại của các nghệ sĩ người xem có thể thấy được hình ảnh người nông dân tất bật từ lúc bình minh đến chiều tà và khi thu hoạch mùa màng.
Vở múa Sương Sớm mang đến nhiều cảm xúc cho người xem (Ảnh: Sưu tầm)
Teh Dar
Vở diễn Teh Dar tại Nhà hát Thành phố đưa người xem phiêu lưu vào thế giới của người dân vùng cao Việt Nam. Từ những cuộc săn bắt động vật cho đến chuyện tình yêu lãng mạn dưới ánh trăng… tất cả đều được tái hiện bằng Xiếc tre Việt Nam với những màn nhào lộn đầy táo bạo. The Dar Show được ví như một chương trình văn hóa dân tộc của người vùng cao với nét văn hóa độc đáo của người K’ho.
Teh Dar cũng là một trong những vở diễn hút khách tại nhà hát (Ảnh: Sưu tầm)
Các chương trình nghệ thuật khác
Nhà hát Thành phố còn là nơi tổ chức nhiều chương trình ca nhạc Việt Nam cũng như các đêm nhạc giao hưởng của các nhà soạn nhạc tài ba trên thế giới. Dưới đây là một số chương trình nghệ thuật độc đáo khác diễn ra tại nhà hát mà bạn có thể tham khảo:
- Đêm nhạc hữu nghị Việt – Mỹ
- Đêm nhạc Beethoven, Chopin & Grieg
- Chương trình kỷ niệm Quốc khánh Ba Lan
- Vũ kịch Kẹp hạt dẻ…
Mách bạn: Sài Gòn đi đâu chơi? 27+ điểm vui chơi ngày & đêm HOT nhất
6. Giá vé show diễn & cách đặt mua vé Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
Giá vé Nhà hát thay đổi tùy thuộc vào chương trình biểu diễn, với hai loại giá vé: từ 150.000 đến 900.000 VNĐ cho các chương trình đặc biệt và từ 80.000 đến 650.000 VNĐ cho các chương trình định kỳ. Để biết thông tin chi tiết về lịch biểu diễn cũng như giá vé, bạn vui lòng truy cập vào website của Nhà hát.
Du khách có thể đặt mua vé trực tuyến tại website www.luneproduction.com và tự chọn ghế ngồi theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Bấm vào nút “Mua Vé” (By Tickets) rồi lựa chọn ngày xem show.
- Bước 2: Nhập số lượng người lớn và trẻ em (trẻ em từ 5 đến 12 tuổi được giảm 30% trên giá chính thức) sau đó bấm “Chọn Ghế” (Select Seats On Map).
- Bước 3: Bấm chọn vào các ghế màu trắng
- Bước 4: Tiến hành thanh toán bằng thẻ ngân hàng mà bạn đang sử dụng. Sau khi thanh toán thành công, Vé Điện Tử sẽ được gửi về email của bạn.
Đặt vé trực tiếp tại quầy vé Nhà hát hoặc đặt online qua website tiện lợi, nhanh chóng (Ảnh: Sưu tầm)
7. Một số lưu ý khi đến Nhà hát lớn Sài Gòn
Một số kinh nghiệm hữu ích dưới đây sẽ giúp hành trình khám phá Nhà hát Thành phố của bạn được trọn vẹn nhất!
- Nếu muốn thưởng thức các show diễn tại nhà hát bạn hãy mua vé trước khi đến và đến sớm trước giờ biểu diễn khoảng 20 phút để ổn định chỗ ngồi. Ngoài ra việc đến sớm cũng giúp bạn có thể tham quan nhà hát và thỏa thích check in.
- Ở cuối chương trình bạn có thể chụp hình giao lưu cùng nghệ sĩ, do đó hãy chuẩn bị chiếc máy ảnh hoặc điện thoại thật xịn để chụp hình kỷ niệm nhé!
- Tuyệt đối không mang theo đồ uống hoặc thức ăn có mùi vào bên trong nhà hát vì sẽ ảnh hưởng đến không khí và gây khó chịu cho mọi người xung quanh. Bạn có thể ghé những nhà hàng, quán ăn quanh Nhà hát như: Poke Sài Gòn, Bếp Nhà Lục Tỉnh, nhà hàng San Fu Lou – Chi nhánh Lê Lai, Pizza 4P’s Hai Bà Trưng,…
- Nhà hát Thành phố là công trình mang tính biểu tượng và có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, do đó khi đến đây bạn nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự, tránh trang phục lố lăng, phản cảm.
- Gần Nhà hát Thành phố còn có nhiều công trình nổi tiếng khác. Do đó du lịch Sài Gòn 1 ngày, bạn có thể sắp xếp lịch trình để kết hợp tham quan các địa điểm như: Phố Nhật (cách 500m), Chợ Bến Thành (cách 1km), Bến Bạch Đằng (cách 1,5km), Dinh Độc Lập (cách 1,6km), Công viên Tao Đàn (cách 1,7km).
Nếu mua vé đến nhà hát bạn nên đến sớm để ổn định chỗ ngồi và tham quan bên trong (Ảnh: Sưu tầm)
Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn là điểm đến thú vị mà bạn không thể bỏ qua trong hành trình tham quan Sài Gòn. Không chỉ là thánh địa sống ảo mà công trình này còn là thánh đường của những show diễn nghệ thuật đặc sắc. Khám phá nhà hát chắc chắn sẽ giúp bạn có nhiều kỷ niệm ý nghĩa khi đến thành phố mang tên Bác.
Và để có thêm nhiều trải nghiệm lý thú trong chuyến du lịch Sài Gòn, bạn hãy ghé tâm điểm giải trí đặc sắc mới của thành phố – VinWonders Grand Park. Công viên nước Hòn đảo nhiệt đới chinh phục du khách với đường trượt “Thủy Quái Biển Khơi” dài 195m, bể sóng “Vịnh sóng thần” và khu Ốc đảo diệu kỳ rộng 1.680m² dành riêng cho trẻ nhỏ.
Không gian Khu vườn mộng mơ như bước ra từ truyện cổ tích với đu quay “Vũ điệu mùa xuân”,”Chuyến tàu phiêu lưu” ngắm toàn cảnh và những trò cảm giác mạnh như “Cuộc phiêu lưu kỳ thú” hay “Thế giới đảo ngược”. Điểm nhấn đặc biệt là 15 cây ánh sáng khổng lồ và tổ hợp 20 trò chơi có thưởng, hứa hẹn mang đến khoảnh khắc giải trí khó quên.
Thiên đường giải trí cho mọi lứa tuổi VinWonders Grand Park