Không chỉ là loài động vật quý hiếm, ở một số quốc gia, sư tử trắng còn được tôn thờ như một biểu tượng của sức mạnh và quyền lực. Tuy nhiên thông tin cũng như hình ảnh về loài động vật này vẫn còn khá ít. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về loài sư tử trắng thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.
1. Giới thiệu về sư tử trắng
Sư tử trắng tên khoa học là Panthera Leo và tên tiếng anh là White Lion. Đây là một loài động vật đặc biệt của chi báo, có thể dài đến 3 mét và nặng đến 240kg. Tình trạng giảm sắc tố hiếm gặp đã tạo nên bộ lông trắng muốt của chúng. Hiện nay chúng đang được bảo vệ bởi GWLPT (Uỷ ban Bảo vệ Sư tử trắng toàn cầu).
>>> Tìm hiểu thêm: Báo động tình trạng sụt giảm số lượng loài báo hoa mai & biện pháp bảo vệ
2. Ý nghĩa biểu tượng của sư tử trắng
Sư tử trắng được xem như một biểu tượng của sức mạnh, sự kiên trì và lòng trung thành. Bộ lông trắng tinh khôi còn thể hiện sự thuần khiết, tinh khiết và sự cao quý. Loài động vật này cũng được xem là một biểu tượng của sự may mắn, thành công và tự do.
Ngoài ra, trong văn hóa phương Tây, sư tử trắng còn được coi là một con thú huyền thoại, đại diện cho sự tinh khiết và đức hạnh. Cụ thể nó được coi là tài sản quốc gia và là niềm tự hào của người dân Botswana và người Kenya. Đối với người Sepedi và Tsonga thì động vật này là linh vật thiêng liêng.
>>> Xem ngay: 9 vườn thú HOT nhất Việt Nam cho hội yêu thiên nhiên, động vật
3. Tìm hiểu đặc trưng của sư tử trắng
Đây là một loài động vật quý hiếm, hình ảnh của nó được tôn thờ, trân quý ở rất nhiều quốc gia. Tuy nhiên thông tin liên quan đến loài động vật này lại không nhiều. Cùng khám phá những nét đặc trưng của loài động vật này ngay sau đây nhé!
3.1. Sư tử trắng sống ở đâu?
Môi trường sống tự nhiên của chúng rất đa dạng, chúng có thể sống ở thảo nguyên, sa mạc hoặc xa – van. Nhưng chủ yếu ở vùng sa mạc Sahara thuộc châu Phi. Vì sa mạc Sahara là môi trường khắc nghiệt và ít ẩm ướt, điều này giúp chúng phát triển khả năng săn mồi và chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt của khu vực này. Ngoài ra, sư tử trắng còn có khả năng tránh bị những kẻ thù khác săn đuổi trong vùng đất sa mạc rộng lớn này.
3.2. Hình dạng bên ngoài
Giống như hầu hết các loài sư tử thông thường khác, sư tử trắng đực và cái đều có chiều cao khoảng 1,2 mét. Về chiều dài, con đực sẽ dài hơn con cái một chút. Một con đực có thể dài trung bình 3 mét trong khi con cái chỉ khoảng 1,8 mét. Vì sự khác biệt chiều dài như vậy nên cân nặng của con đực cũng lớn hơn khoảng 240 – 260 kg còn con cái chỉ khoảng 180 – 200 kg.
Không giống như các loài động vật khác bị bệnh bạch tạng vì thiếu sắc tố thì mắt, mũi sẽ màu hồng. Tuy lông sư tử màu trắng nhưng có mắt màu vàng hoặc xanh và phần mũi, viền mắt cùng với sau tai đều màu đen. Ngoài ra phần đuôi, bờm của con đực có thể có thêm màu vàng.
3.3. Sư tử trắng ăn gì?
Chúng ăn thịt và thường săn các loài động vật ăn cỏ như linh dương, ngựa vằn, trâu rừng, thỏ rừng và rùa. Chúng có hàm răng và “bộ nails” thần thánh có thể dễ dàng tấn công và kết liễu con mồi.
Chúng là động vật cần phải ăn hàng ngày, nhưng vẫn có thể sống đến 4 ngày mà không cần uống nước. Thực đơn ưa thích của sư tử phụ thuộc vào vùng đất sống. Ví dụ, tại Công viên Quốc gia Serengeti, linh dương đầu bò, linh dương Thomson và ngựa vằn là các con mồi được săn nhiều nhất.
3.4. Tập tính săn mồi
Sư tử trắng là loài thú có kỹ năng săn mồi siêu hạng. Với khả năng săn mồi đầy quyết đoán và khôn khéo, chúng thường lặng lẽ, lén lút đi theo con mồi và vồ lấy con mồi mà không mất quá nhiều sức lực. Chúng thường sẽ đi săn theo bầy đàn để có thể thu hoạch được những con mồi lớn.
Nếu chỉ sống đơn lẻ, sư tử trắng sẽ chọn những con mồi nhỏ hơn chúng như: linh dương, sơn dương, thỏ, lợn để làm thức ăn. Ngoài ra nếu sống gần biển thì hải cẩu cũng trở thành một trong những món ăn ưa thích của chúng.
Thông thường ngay sau khi tóm được con mồi, sư tử trắng sẽ ăn tươi ngay. Nếu có lượng thức ăn dồi dào thì cứ khoảng 3 – 4 ngày chúng mới lại đi săn. Mỗi ngày chúng tiêu thụ khoảng 5 – 7 kg thịt. Trong một số hoàn cảnh khó khăn thiếu thức ăn, chúng sẵn sàng ăn lại phần thức ăn đã thối rữa của các con thú khác. Nhưng chúng có khả năng sống không có thức ăn đến một tuần.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về heo vòi – loài sinh vật rừng kỳ lạ hiếm thấy ở Việt Nam
3.5. Tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình của một con sư tử trắng sống ngoài tự nhiên là khoảng 7 – 10 năm. Những con sư tử được nuôi nhốt có tuổi thọ cao hơn lên đến 15 năm. Thông thường khi sư tử đực trưởng thành (3 – 4 tuổi), chúng sẽ có đặc tính thích đi thách thức và muốn thay thế con đực ở một bầy đàn khác.
Những trận hỗn chiến giữa bầy sư tử đực với nhau khiến nhiều con bị chết, vì vậy sư tử đực rất hiếm khi sống quá 10 tuổi. Ngoài ra có đến hơn 80% sư tử sẽ chết trước khi chúng 2 tuổi.
3.6. Di truyền
Về mặt di truyền, sư tử trắng cũng giống với loài sư tử ở miền Nam châu Phi. Chúng được tìm thấy ở các công viên động vật trên khắp thế giới và nhất là khu bảo tồn động vật hoang dã ở Nam Phi.
Loài động vật này bị khiếm khuyết tế bào sắc tố chứ không phải mắc chứng bạch tạng. Nguyên nhân gây ra tình trạng khiếm khuyết tế bào sắc tố là vì sự đột biến lặn trong gen Tyrosinase – một loại enzim có khả năng sản xuất melanin. Thông thường, chúng có sắc tố ở mắt màu xanh dương, xanh xám, xanh lục hoặc màu nâu mà bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy. Sự tồn tại của sư tử trắng mắt xanh là có và được chọn lọc.
3.7. Tập tính xã hội (tính bầy đàn)
Một đàn sư tử trắng thường được ghi nhận số lượng là 10 con, cá biệt có những đàn lên đến 20 con. Mỗi đàn sẽ có 2 – 4 con đực, còn lại là sư tử cái và sư tử con. Sau khoảng 2 – 3 năm đầu đời, sư tử con trường thành và bắt đầu tách đàn.
Hầu hết các cá thể sư tử trong đàn đều có mối liên hệ về mặt huyết thống nên tình cảm rất khăng khít và ổn định. Chúng đặc biệt không tiếp nhận và chào đón sự gia nhập của những con sư tử từ đàn khác. Số lượng cá thể trong một đàn chỉ bị tác động bởi quá trình sinh và tử hoặc một con nào đó tách đàn.
Một số con chọn lối sống du mục, chúng sống một mình hoặc sống có cặp. Tình trạng trên có thể chấm dứt khi nó tìm được một đàn sư tử phù hợp chấp nhận cho nó gia nhập. Có một thực tế là những con sư tử sống trong bầy đàn có mối quan hệ thù địch với những con sống đơn độc mặc dù không liên quan gì đến nhau.
3.8. Tập tính sinh sản
Đặc điểm sinh sản của sư tử trắng cũng tương tự như sư tử vàng. Độ tuổi trưởng thành để chúng bắt đầu giao phối là khi 3 – 4 tuổi. Hiện nay đa số sư tử con đang được sinh ra do lai tạo và được nuôi nhốt, chúng không sinh sản tự nhiên. Vì vậy số lần giao phối tăng lên nhiều lần trong một năm. Tuy nhiên thông thường mỗi lứa sư tử mẹ vẫn chỉ sinh 2 – 4 con và nó sẽ bị mù tạm thời sau khi sinh.
Cũng giống như sư tử vàng, các con sư tử cái trong cùng một bầy có khả năng cao cùng sinh con trong một thời điểm và sẽ cùng nhau nuôi nấng con. Đây cũng là một thuận lợi khi sư tử con được bú thêm nguồn sữa của những bà mẹ sư tử khác. Ngoài ra việc sinh cùng nhau cũng giúp đàn sư tử dễ quản lý số lượng con cái hơn. Sư tử đực không trực tiếp nuôi con nhưng sẽ luôn bảo vệ chúng khỏi các nguy hiểm tiềm ẩn.
3.9. Giải mã màu da của sư tử trắng
Như đã phân tích, bộ lông trắng của chúng không phải do bệnh bạch tạng mà do hội chứng bạch thể (Leucistic) gây ra. Đây là hội chứng suy giảm sắc tố, cũng là một dạng đột biến gen hiếm ở sắc tố sinh học. Từ đó gây nên tình trạng thiếu hụt sắc tố, nhất là hắc sắc tố melanin (sắc tố quan trọng được tìm thấy trong mắt, lông, tóc và da). Cụ thể ở tình trạng của chúng là do thiếu đi một phần hoặc hoàn toàn tế bào sản xuất sắc tố Melanocytes.
Các nghiên cứu đã chứng minh bộ lông trắng muốt của sư tử trắng không phải là điều bất lợi của chúng. Hơn nữa nó còn có tác dụng ngụy trang và giúp chúng trở thành kẻ đứng đầu trong chuỗi thức ăn ở nơi chúng sinh sống.
>>> Khám phá: Tất tần tật về hổ Bengal – 1 trong 6 loài hổ quý hiếm nhất hành tinh
4. Thực trạng & bảo tồn loài sư tử trắng hiện nay
Chính vì sự đặc biệt và khan hiếm của mình khiến chúng bị các thợ săn rình rập. Với mức giá giao dịch vô cùng cao nên người ta thường xuyên săn bắt và mua bán trái phép loài động vật này. Ngoài ra các nhà khoa học cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng nếu để chúng sinh sống ngoài tự nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì những lý do đó mà ngày nay hầu hết các cá thể đều được đưa về nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ tại các khu bảo tồn trên thế giới.
Sư tử trắng ở Việt Nam đang được chăm sóc và bảo tồn tại vườn thú bán hoang dã Vinpearl Safari Phú Quốc. Nơi đây được xây dựng dựa trên mô hình đồng cỏ xavan ở các nước châu Phi. Về cảnh quan và thực vật thiên nhiên khá tương đồng với môi trường tự nhiên nơi loài động vật này vẫn sống giúp chúng thích nghi và phát triển tốt hơn. Khi đến với Vinpearl Safari Phú Quốc, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng và quan sát cuộc sống của các gia đình sư tử trắng.
Những năm qua nơi đây đã chứng kiến và chào đón sự ra đời của nhiều cá thể sư tử con. Vào mỗi buổi sáng sớm, đàn sư tử con hiếu động thường nô đùa, rượt đuổi nhau rất vui vẻ. Nhưng ẩn chứa phía sau những động tác đùa nghịch đó chính là sư tử đang được rèn luyện kỹ năng săn mồi và sinh tồn để xứng đáng là vua của muôn loài trong tương lai.
Vinpearl Safari Phú Quốc được xem là môi trường sống lý tưởng của các loài động vật quý hiếm bậc nhất hiện nay như: đười ươi Sumatra, gấu chó, khỉ đầu chó, voọc bạc, vượn pile, vượn má vàng… cùng hàng ngàn cá thể khác.
Đặt ngay vé Vinpearl Safari Phú Quốc
Sư tử trắng hiện đang được bảo tồn và nuôi dưỡng trong các vườn quốc gia hoặc vườn thú. Mặc dù đây là một trong những loài động vật hung dữ nhất thế giới. Nhưng với bộ lông trắng muốt cùng dáng vẻ oai phong, con người vẫn khao khát khám phá và ngắm nhìn cận cảnh loài vật này. Đến ngay Vinpearl Safari Phú Quốc để chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp của sư tử trắng cùng các loài đồng vật quý hiếm khác.