Turn your device in landscape mode.
Đặt vé VinWonders
Chọn điểm đến

Chọn ngày
Người lớn
*cao từ 140cm
*cao từ 140cm
Trẻ em
*80-140cm
*cao từ 100cm-140cm *cao từ 80cm-140cm
Người cao tuổi
*từ 60 tuổi
*từ 60 tuổi
Sếu đầu đỏ

Sếu đầu đỏ – loài sếu quý hiếm bậc nhất có nguy cơ tuyệt chủng

25/03/2023 6957 views
5/5 - (2 votes)

Sếu đầu đỏ hay còn được gọi là sếu phương Đông, lớn nhất trong họ nhà sếu với trọng lượng 8-10kg, cao từ 150 – 180cm. Chúng sống chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia…

Sếu đầu đỏ trong quan niệm văn hóa của nhiều quốc gia tượng trưng cho sự thánh thiện và chung thủy. Tuy nhiên, số lượng sếu những năm gần đây bị giảm mạnh. Để có thể quan sát kỹ hơn về loài chim quý này, du khách có thể ghé thăm Vinpearl Safari Phú Quốc, nơi chăm sóc và bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất cả nước.

1. Giới thiệu sếu đầu đỏ – loài chim quý cần được bảo tồn

Sếu đầu đỏ, tên khoa học Grus antigone, gồm có 3 loại là sếu Ấn Độ (Grus antigone antigone), sếu phương Đông (Grus antigone sharpii) và sếu Australia (Grus antigone gilla) với tổng số lượng quần thể trên thế giới vào khoảng 15.000 – 20.000 cá thể.

Sếu đầu đỏ hiện tại là loài chim sở hữu chiều cao lớn nhất trong số các loài chim biết bay trên thế giới với 1,75m khi đứng, sải cánh rộng 2,5 m. Trọng lượng của một con sếu trưởng thành vào khoảng 7 – 8kg.

Sếu đầu đỏ

Đặc điểm sếu đầu đỏ là có phần lông xám nhạt, đầu và cổ họng được phủ lớp da màu vàng cam

Lông chúng có màu xám nhạt, mào được phủ bởi lớp da hơi lục. Phần còn lại gồm đầu, cổ họng và phần cổ phía trên có lớp da ráp màu vàng cam. Tai sếu với phần lông có màu xám nhạt nổi rõ trên mảng da trần màu đỏ ở hai bên đầu.

Khoang cổ của chúng có màu trắng phân chia giữa phần da màu đỏ và phần lông xám phía dưới cổ. Từ khuỷu chân đến các ngón chân có màu đỏ. Rất khó để phân biệt con đực và con cái giữa một bầy nhưng khi bắt cặp với nhau, sếu cái thường nhỏ hơn.

Sếu đầu đỏ chưa trưởng thành có phần lông đầu màu nâu vàng và tai xám nhạt. Khi trưởng thành, lông chúng sẽ chuyển từ nâu vàng sang màu xám.

Sếu đầu đỏ sống ở đâu? Chúng sống tách biệt với con người ở những vùng đất ngập nước và thường sinh sản vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 tại khu vực Đông Nam Á. Những tổ sếu tìm được tại Đông Bắc Campuchia mới đây cho thấy chúng ưa sinh sản ở vùng đất ngập nước riêng biệt với diện tích không lớn hơn 150ha, xung quanh là rừng hoặc khu vực trống. Khi mùa khô bắt đầu, chúng sẽ tập trung theo bầy và di cư đến đồng bằng sông Cửu Long hoặc Mekong tại những vùng nước nông, bãi lau sậy hoặc các vùng cỏ ướt đã bị đốt cháy.

Sếu đầu đỏ

Sếu đầu đỏ thường sống ở những vùng đất ngập nước và sinh sản vào mùa mưa (Ảnh: Sưu tầm)

Sếu đầu đỏ ăn gì? Chúng là loài chim ăn tạp, tuỳ thuộc vào khu vực có thể kiếm ăn. Một số loại thức ăn phổ biến của sếu là trái cây nhỏ, lứa trời, cỏ năng, ếch nhái, thằn lằn, côn trùng, cá hoặc trứng của các loài chim khác…

Không giống với nhiều loài chim khác, sếu đầu đỏ thường có nơi ngủ cố định dù ban ngày chúng có di chuyển đến đâu để kiếm ăn. Nơi ngủ của chúng là những vùng nước nông hoặc đôi khi là vùng đất khô cạn, bãi cát, bãi bùn… Việc sinh sống theo bầy nhằm đảm bảo an toàn cho con non và giúp những con sếu “cô đơn” tìm được bạn đời cho mình.

Khi ngủ, sếu đầu đỏ không nằm xuống như những loài động vật khác mà thường co một chân sát vào thân, đầu cuộn xuống cổ hoặc được giấu dưới cánh. Mặc dù ngủ nhưng chúng rất cảnh giác. Chỉ cần nghe thấy tiếng động lạ là sếu sẽ kêu đánh thức nhau huyên náo cả một vùng và luôn trong tư thế sẵn sàng để bay đi.

Khi sếu tức giận, chúng xù lông, đầu vươn cao, cổ dài ra, đùi dang rộng, chúng đập cánh, khịt mũi, bước đi không gập gối, chân dậm mạnh.

Sếu đầu đỏ

Sếu sống theo bầy, mặc dù ngủ nhưng luôn cảnh giác, sẵn sàng bay đi khi bị đe dọa (Ảnh: Sưu tầm)

Sếu đầu đỏ sống khá hiền hoà, đoàn kết, thường tụ tập thành bầy lớn và có đòi hỏi rất cao về môi trường sống. Chúng chỉ sinh sản trong điều kiện thuận lợi. Những cá thể hoang dã có thể sống tới 20 – 30 năm, chỉ bắt cặp với một bạn đời duy nhất.

Ở một số nền văn hoá, sếu đầu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, chung thuỷ và trường thọ. Đây cũng là loài chim biểu tượng quốc gia của Trung Quốc, mang ý nghĩa thanh cao, thánh thiện.

2. Tại sao sếu đầu đỏ có nguy cơ tuyệt chủng?

Mùa sếu đầu đỏ di cư thường từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm và tháng 3 là thời điểm chúng về Việt Nam nhiều nhất. Nhưng từ năm 2020 đến nay, vườn quốc gia Tràm Chim không đón thêm con sếu đầu đỏ nào đến. Nhiều khu vực tại Lào và Campuchia cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Lý giải cho điều này, có một vài nguyên nhân như:

  • Người dân khai phá đất để trồng lúa, diện tích cây năng giảm, nước lũ về ít đồng nghĩa với việc nguồn thức ăn chính của sếu đầu đỏ là thủy hải sản cũng dần cạn kiệt.
  • Việc chuyển từ đồi đồng cỏ ngập nước tự nhiên sang đất nuôi trồng thủy sản, trồng lúa và lạm dụng hóa chất nông nghiệp đã phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái khiến sếu gần như không còn cơ hội để tồn tại.
  • Nạn buôn bán, làm thịt trứng, chim non và chim trưởng thành. Trứng sếu đầu đỏ non thường phải chịu sự đe dọa tấn công của loài quạ và nhiều loài động vật khác nên tỷ lệ chim non ra đời rất thấp.

3. Vinpearl Safari Phú Quốc – “ngôi nhà hạnh phúc” của sếu đầu đỏ

Một số nơi trú ngụ của sếu đầu đỏ Việt Nam:

  • Vườn quốc gia Tràm Chim: nơi này có địa hình bằng phẳng, nhiều sông suối tự nhiên cùng các bãi sình lầy. Chính vì vậy, sếu phân loài phương Đông thường tìm về đây kiếm ăn và tránh rét.
  • Đồng Hà Tiên: là cánh đồng bằng phẳng có diện tích hơn 14.000ha với mức ngập chỉ 1,4 – 2m vào mùa lũ, lại mang một số đặc trưng của vùng nước lợ, là nơi thích hợp cho việc sinh sản của sếu.
  • Vinpearl Safari Phú Quốc: là công viên chăm sóc và bảo tồn động vật bán hoang dã lớn nhất Việt Nam với quy mô 500ha. Nơi đây đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho sếu đầu đỏ với những đặc điểm như nguồn cung cấp cỏ năng dồi dào – thức ăn chính của sếu đầu đỏ; đội ngũ nhân viên chăm sóc, bác sĩ thú y chuyên môn giỏi;…

Bên cạnh sếu đầu đỏ, Vinpearl Safari Phú Quốc cũng đang chăm sóc hàng nghìn cá thể, thuộc hàng trăm loài động vật khác nhau, trong đó có không ít những cá thể quý hiếm như hổ Bengal, tê giác, hồng hạc, heo vòi

Sếu đầu đỏ

Vinpearl Safari Phú Quốc là một trong những nơi có môi trường sống lý tưởng cho nhiều động vật quý hiếm, trong đó có sếu đầu đỏ ở Việt Nam

Ngoài ra, đến với vườn thú Việt Nam Vinpearl Safari Phú Quốc, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động tham quan, biểu diễn, mua sắm vô cùng thú vị như:

  • “Nhốt người thả thú” tại vườn thú safari Phú Quốc, khám phá lãnh địa của các loài thú hoang dã
  • Thưởng thức show diễn đặc sắc đến từ các “người bạn” động vật tinh nghịch
  • Đắm chìm trong những màn biểu diễn Zulu sôi động
  • Tương tác với các loài động vật đáng yêu tại vườn thú

Nhiều trải nghiệm vui chơi, tham quan thú vị tại Vinpearl Safari Phú Quốc

>>> Đặt vé Vinpearl Safari Phú Quốc để chiêm ngưỡng cuộc sống đa dạng của sếu đầu đỏ cũng như nhiều loài động vật hoang dã khác!

>>> Tham khảo: Giá vé Safari Phú Quốc 2025 & combo voucher HOT nhất

Sếu đầu đỏ là loài chim hiền lành và sống rất đoàn kết. Chúng ưa chuộng những khu vực nước nông, trũng, có nhiều cỏ năng và các loại thủy sản nhỏ. Tuy nhiên, môi trường sống ngày càng bị thu hẹp đã khiến loài chim này dần dần biến mất. Hiện tại, du khách chỉ có thể ngắm nhìn sếu đầu đỏ tại một vài địa điểm như vườn quốc gia Tràm Chim hay Vinpearl Safari Phú Quốc, một trong những nơi đem lại môi trường sinh trưởng tốt nhất để bảo tồn loài sinh vật quý hiếm này.

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé