Turn your device in landscape mode.
logo
27 oC
Thứ bảy
02/11/2024
27oC
Chủ nhật
03/11/2024
27oC
Thứ hai
04/11/2024
22oC
Thứ ba
05/11/2024
21oC
Thứ tư
06/11/2024
24oC
Học viện ngựa Vũ Yên
3
Chọn điểm đến

Chọn ngày
Người lớn
*cao từ 140cm
Trẻ em
*cao từ 100cm-140cm *cao từ 80cm-140cm
Người cao tuổi *từ 60 tuổi
Tháp Hòa Phong

Tháp Hòa Phong Hà Nội: dấu tích còn sót lại của chùa Báo Ân năm xưa

24/04/2023 781 views

Nhắc đến vẻ đẹp cổ kính của mảnh đất nghìn năm văn hiến không thể không nhắc đến tháp Hòa Phong, dấu tích còn sót lại của chùa Báo Ân năm xưa. Cùng khám phá tháp Hòa Phong Hà Nội để không bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị nhé.

Khi đến với du lịch Hà Nội, đừng bỏ lỡ trải nghiệm chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính của tháp Hòa Phong. Nhìn ngắm nét đẹp duyên dáng của ngọn tháp bên hồ Gươm và lắng nghe câu chuyện về những gì mà mà nó đã trải qua trong mưa bom bão đạn, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

1. Giới thiệu về tháp Hòa Phong Hà Nội

Nằm cạnh bên Hồ Gươm, lấp ló sau con đường rợp bóng cây xanh là hình ảnh tòa tháp Hòa Phong quá đỗi thân thuộc với người dân Hà thành. Tháp Hòa Phong tọa lạc trên con đường Đinh Tiên Hoàng nằm ở phía Đông Nam hồ Hoàn Kiếm.

Để có thể dễ dàng xác định được vị trí của nó bạn có thể tìm đường đến Bưu điện trung tâm là sẽ thấy. Tòa tháp cổ kính nhuốm màu rêu phong theo năm tháng, vừa lạ lại vừa quen.

Quen vì nó đã sừng sững nơi đây từ hàng thế kỷ trước. Lạ vì ít ai biết được rằng nó là điều duy nhất còn sót lại của di tích chùa Báo Ân ngày xưa.

Nét đẹp cổ kính của tháp Hòa Phong nghiêng mình bên hồ Gươm

Nét đẹp cổ kính của tháp Hòa Phong nghiêng mình bên hồ Gươm (Ảnh: Giang Huy)

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Chùa Khai Nguyên Sơn Tây – cổ tự ở ngoại thành Hà Nội

Để đến được tháp Hòa Phong rất đơn giản. Nếu như bạn xuất phát từ Phố Lý Thái Tổ thì hãy tiếp tục đi về hướng Nam để đến được phố Hàng Khay. 

Đi thẳng về phía trước thêm 200m nữa bạn rẽ phải sẽ đến đường Đinh Tiên Hoàng. Đi thêm 80m nữa, nhìn sang trái là bạn có thể thấy ngay tháp Hòa Phong. 

Theo như những gì sử sách ghi lại, tháp Hòa Phong là một phần của ngôi chùa gọi là Báo Ân. Tuy nhiên thì ngày nay công trình kiến trúc này chỉ còn lại tháp Hòa Phong. Tháp Hòa Phong có diện tích khá nhỏ, gồm có 3 tầng, trên đỉnh có một bầu hồ lô làm điểm nhấn.

Tầng 1 của tháp được thiết kế với 4 cửa vòm, phía trên đề lần lượt là Báo Ân môn, Báo Nghĩa môn, Báo Đức môn và cuối cùng là Báo Phúc môn. Tầng 2 thì được trang trí bằng bốn bức tượng nghê đá. Tầng 3 đề biển hiệu “Hòa Phong tháp”. Lối kiến trúc của tòa tháp này mang đậm chất Á Đông.

2. Ý nghĩa của di tích tháp Hòa Phong

Sự sót lại của tháp Hòa Phong không chỉ đại diện cho một thời lịch sử oanh liệt của ông cha mà còn thể hiện được những giá trị văn hóa sâu sắc từ xưa đến nay. Nhìn vào tháp như hiện lên trước mắt về một thời quá khứ oai hùng sống động.

Tháp là chứng tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật vô giá của Thăng Long – Hà Nội. Việc tồn tại như một điều cuối cùng của công trình kiến trúc lớn thời xưa đánh dấu cho giá trị lịch sử và văn hóa không thể xóa nhòa. Tháp là hình ảnh để người ta có thể tìm lại dấu vết của một thời quá khứ đã xa.

Hình ảnh ngọn tháp Hòa Phong mang dấu vết tháng năm (Ảnh: sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: Chùa Thiên Phúc Hà Nội – di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia 

3. Những trải nghiệm thú vị khi tham quan tháp Hòa Phong hồ Gươm

3.1. Tìm hiểu sự tích Tháp Hòa Phong

Tháp Hòa Phong Hà Nội mang vẻ đẹp cổ kính của đất Thủ đô. Nhưng mấy ai biết được về sự tích tháp Hòa Phong cũng như là những điều mà nó trải qua trong những năm lửa đạn chiến tranh.

Theo như sử sách ghi lại thì nơi đây được xây dựng bởi Tổng đốc Hà Ninh. Ông là một vị quan tốt có tiếng thời Thiệu Trị. Năm 1846 khi đang giữ chức Tổng đốc Hà Ninh, ông chính là người kêu gọi quyên góp để xây một ngôi chùa tên gọi là Báo Ân có quy mô hoành tráng lúc bấy giờ.

Theo như bản vẽ để lại, chùa có khuôn viên rộng lớn, dọc theo con đường ven hồ về phía Đông chính là tháp Hòa Phong. Tháp nằm ngoài cổng chùa, chắc cũng vì lí do đó mà tháp có thể tồn tại đến tận ngày nay.

Có nhiều mốc thời gian về thời điểm mà chùa bị phá hủy. Tư liệu còn sót lại có đề cập đến tháng 11 năm 1885, viên Toàn quyền Đông Dương De Lanessan đã cho người thiêu cháy hết những ngôi nhà lá dọc hồ Gươm. Hơn 300 căn nhà chỉ còn lại tro than vào đêm 22/01/1886.

Hình ảnh tư liệu về tháp Hòa Phong ngày xưa

Hình ảnh tư liệu về tháp Hòa Phong ngày xưa (Ảnh: sưu tầm)

Ngày 28 lại có thêm một vụ cháy lớn thiêu đốt toàn bộ thôn Cự Lâu, khiến cho ngôi chùa cũng chỉ còn là quá khứ. Đến năm 1888 thì thực dân Pháp đã phá bỏ chùa và xây nên bưu điện Hà Nội ngày nay, chỉ còn để lại tháp Hòa Phong như một chứng nhân lịch sử.

>>> Xem thêm: Ga Hàng Cỏ Hà Nội – Minh chứng cho lịch sử thăng trầm của dân tộc

3.2. Check in lưu giữ kỷ niệm đẹp tại di tích cổ

Khi đến với mảnh đất cố đô ngàn năm văn hiến bạn không thể bỏ lỡ việc check in Hà Nội với kiến trúc cổ xưa của tháp Hòa Phong bên bờ hồ Hoàn Kiếm thơ mộng. Một chút cổ xưa giữa lòng Hà Nội hiện đại đảm bảo sẽ cho bạn những bức ảnh đầy chất thơ.

Đi dạo một vòng quanh bờ hồ Gươm, lắng nghe câu chuyện về lịch sử của những khối kiến trúc nơi đây, chụp một bức ảnh làm kỉ niệm là những trải nghiệm đáng nhớ mà bạn không nên bỏ qua. Vừa thưởng thức không khí trong lành của Hà Nội vừa  trở về thời quá khứ qua từng lời nói, viên gạch thì còn gì bằng.

Một tips nhỏ khi đến đây là bạn có thể lựa chọn trang phục áo dài. Nét đẹp duyên dáng của trang phục truyền thống cùng với nét cổ kính của kiến trúc cổ sẽ tạo nên một bức ảnh tuyệt vời để ghi dấu chuyến đi của bạn.

Check-in tại tháp Hòa Phong để lưu giữ kỉ niệm đáng nhớ

Check-in tại tháp Hòa Phong để lưu giữ kỉ niệm đáng nhớ (Ảnh: sưu tầm)

3.3. Ngắm nhìn kiến trúc nhỏ bé mà duyên dáng của Tháp Hòa Phong

Ngọn tháp Hòa Phong hay còn có nghĩa là tháp của gió thuận, nằm ngoài cổng cũng như là điểm khởi nguồn của chùa. Tháp được xây theo hình vuông, và theo kiểu càng về phía đỉnh sẽ càng nhỏ dần.

Mỗi tầng đều có nét đặc biệt riêng, từ những lối cửa vòm tầng 1, đến những tượng con nghê, những hình bát quát ở tầng 2 và điểm nhấn đỉnh nhọn ở tầng 3. Tháp Hòa Phong là một công trình nhỏ bé nhưng duyên dáng, là sự kết hợp hoàn hảo của 3 nền tôn giáo Nho, Phật, Đạo.

Sau khi tham quan Tháp Hòa Phong, du khách có thể khám phá thêm các địa điểm ở gần Tháp như Đền Ngọc Sơn, Nhà Hát Lớn, Hoàng thành Thăng Long. Bên cạnh đó bạn có thể lựa chọn tham quan VinKE & Vinpearl Aquarium, đây là khu vui chơi mang đến những trải nghiệm vui chơi vô cùng thú vị, hứa hẹn làm bạn vui quên lối về.

Vinpearl Aquarium Times City hiện đang là khu thủy cung khổng lồ với diện tích 4.000m2 và hơn 30.000 sinh vật biển. Với sự đa dạng của các loài sinh vật biển và thiết kế độc đáo sẽ mang đến cho bạn cảm giác như được đi giữa lòng đại dương bao la.

VinKE là khu vui chơi giáo dục dành cho trẻ nhỏ với hàng loạt hoạt động hấp dẫn. Khu vực này được xây với diện tích hơn 6.000m2 được chia thành nhiều khu như: khu vực hướng nghiệp, khu vực trò chơi máy, khu vực trò chơi vận động. Nơi đây vô cùng phù hợp để kích thích sức sáng tạo và cải thiện khả năng vận động của trẻ.

Khu thủy cung với đa dạng loài sinh vật biển hấp dẫn

Khu thủy cung với đa dạng loài sinh vật biển hấp dẫn

VinKE - nơi vui chơi lý tưởng cho bạn và trẻ

VinKE – nơi vui chơi lý tưởng cho bạn và trẻ

Đặt ngay vé VinKE & Vinpearl Aquarium

Nếu có cơ hội ghé thăm Hà Nội, thì bạn đừng quên ngắm nhìn vẻ đẹp của tháp Hòa Phong, ngọn tháp mang trên mình dấu tích của tháng năm, vẫn lặng lẽ nghiêng mình soi bóng hồ Gươm qua hàng thế kỷ. Biết bao mùa đi qua, Hà Nội cũng dần đổi khác nhưng ngọn tháp vẫn ở đó, tựa như những giá trị văn hóa, như một lẽ thường tình, một điều tự nhiên, luôn tồn tại xung quanh chúng ta.

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé