Turn your device in landscape mode.
logo
27 oC
Thứ sáu
22/03/2024
27oC
Thứ bảy
23/03/2024
27oC
Chủ nhật
24/03/2024
28oC
Thứ hai
25/03/2024
27oC
Thứ ba
26/03/2024
27oC
VinWonders Nha Trang
3
cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc – biểu tượng kiến trúc độc đáo trong lòng Hà Nội

17/04/2023 2015 views

Cầu Thê Húc nối bờ hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn. Cùng với tháp Bút, đài Nghiên, cây cầu này đã trở thành biểu tượng văn hóa và kiến trúc của người dân Thủ đô.

Cầu nằm vắt qua dòng nước trong xanh của hồ Gươm

Cầu được ví như dải lụa đào mềm mại vắt qua dòng nước trong xanh của hồ Gươm (Ảnh: Sưu tầm)

Cầu Thê Húc với màu đỏ son, được ví như dải lụa đào mềm mại vắt qua làn nước trong xanh của hồ Hoàn Kiếm. Hình ảnh cây cầu đổ bóng xuống hồ đã trở thành biểu tượng của Thủ đô. Nếu có dịp du lịch Hà Nội, hãy ghé cây cầu này để cảm nhận rõ hơn về ý nghĩa cũng như nét kiến trúc độc đáo của cầu.

1. Định vị vị trí cầu Thê Húc ở đâu? Giá vé tham quan

  • Địa chỉ: cầu Thê Húc Hà Nội nằm trong cụm di tích lịch sử đền Ngọc Sơn, thuộc phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Trong bản đồ du lịch Hà Nội, cầu Thê Húc là một trong những địa danh nổi tiếng và thu hút du khách. Cầu với màu đỏ son đặc trưng, nối bờ hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn. Tọa lạc ở vị trí trung tâm của Thủ đô, để di chuyển đến đây bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện như xe máy, ô tô, taxi hoặc xe bus. 

  • Xe bus: để đến cầu, bạn có thể bắt các tuyến bus 02, 04, 42, 146, CNG03 với giá vé giao động từ 7.000 – 9.000 VNĐ/lượt.
  • Xe máy, ô tô: với các phương tiện cá nhân, bạn có thể chọn 1 trong 3 tuyến đường di chuyển gồm: Giảng Võ – Nguyễn Thái Học – Hai Bà Trưng – Đinh Tiên Hoàng; từ Khâm Thiên – Trần Hưng Đạo – Hàng Bài – Đinh Tiên Hoàng hoặc xuất phát từ Đại Cồ Việt – Phố Huế – Đinh Tiên Hoàng. 
Hình ảnh cầu Thê Húc cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn

Hình ảnh cầu Thê Húc cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Lưu ngay: Check-in Hà Nội – Cập nhật LIST tọa độ sống ảo HOT 2024

2. Cầu Thê Húc xây dựng năm nào?

Lịch sử cầu Thê Húc được xây dựng vào năm 1856, Nguyễn Văn Siêu hay còn được gọi là Thánh Siêu đã cho xây dựng cây cầu nối từ bờ hồ Hoàn Kiếm đến đền Ngọc Sơn với chiều dài 45m và đặt tên cầu là Thê Húc. Cầu gồm 15 nhịp với 32 chân cột gỗ tròn được xếp thành 16 đôi, thành sơn màu đỏ sẫm, mặt cầu lát ván, tên cầu được thếp vàng. 

Kể từ khi hoàn thành, cầu đã trải qua hai lần trùng tu. Lần thứ nhất vào triều Thái Thanh vào năm 1897, lần thứ hai vào năm 1952 sau khi một nhịp cầu bị gãy.   

3. Kiến trúc & ý nghĩa cầu Thê Húc đền Ngọc Sơn

Du lịch Hà Nội 1 ngày, bạn nên dành thời gian để đến cầu Thê Húc cong cong như con tôm và khám phá nét độc đáo trong kiến trúc cũng như ý nghĩa của cây cầu này. Trước kia, cầu được làm bằng gỗ thô sơ, tuy nhiên sau sự cố gãy cầu, Thẩm Hoàng Tín – Thị trưởng Hà Nội lúc bấy giờ đã cho phá bỏ cây cầu cũ và xây lại cầu mới dựa vào bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm. 

Cầu được thiết kế dáng vòng cung vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc. Mặt cầu và thành cầu được làm bằng gỗ, nhưng các dầm ngang và dọc được đúc bằng bê tông để đảm bảo sự chắc chắn. 

Cầu được thiết kế dáng vòng cung với 16 hàng cọc

Cầu được thiết kế dáng vòng cung với 16 hàng cọc (Ảnh: Sưu tầm)

Theo tương truyền, cầu xây dựng hướng về phía Đông – phía mặt trời mọc để đón nhận toàn vẹn nguồn dưỡng khí. Đặc biệt, với gam màu đỏ đặc trưng tượng trưng cho sự sống, hạnh phúc. Cái tên Thê Húc với ý nghĩa là “cầu của thần mặt trời”.

4. Những công trình kiến trúc đặc biệt quanh cầu Thê Húc

Cạnh cầu Thê Húc Hà Nội còn có nhiều kiến trúc đặc biệt và có ý nghĩa về mặt lịch sử. Du khách có thể kết hợp khám phá để hiểu hơn về văn hóa và lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến. 

4.1. Hồ Gươm

Hồ Gươm hay còn được gọi với cái tên khác là hồ Hoàn Kiếm. Hồ có diện tích khoảng 12ha và tọa lạc ở trung tâm thành phố, gắn liền với truyền thuyết Rùa Vàng nổi lên đòi gươm thần trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền. Không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà hồ Gươm còn có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Nơi đây trở thành địa điểm du lịch Hà Nội thu hút du khách. 

Hồ Hoàn Kiếm là điểm hẹn lý tưởng bốn mùa. Vào 3 ngày cuối tuần, các đường phố xung quanh hồ trở thành phố đi bộ với nhiều hoạt động hấp dẫn như: trò chơi dân gian, âm nhạc đường phố… thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. 

4.2. Tháp Rùa

Tháp Rùa được xây dựng từ năm 1884 – 1886 trên đảo Rùa và nằm giữa hồ Hoàn Kiếm. Đây được xem là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Tháp được xây dựng vào thời Pháp thuộc nên mang hơi hướng kiến trúc châu Âu. Cấu trúc tháp hình chữ nhật ba tầng và các tầng nhỏ dần lên đỉnh. Tầng đỉnh được thiết kế tương tự chiếc vọng lâu, bên trên cửa tròn của tầng ba nổi hàng chữ Quy Sơn Tháp. 

Tháp Rùa hình chữ nhật với ba tầng và các tầng nhỏ dần lên đỉnh

Cấu trúc tháp Rùa hình chữ nhật ba tầng và các tầng nhỏ dần lên đỉnh (Ảnh: Sưu tầm)

Giữa mặt nước hồ Gươm xanh lục, tháp Rùa hiện lên như một điểm nhấn đầy linh thiêng. Hơn một ngàn năm đã trôi qua, tháp Rùa vẫn đứng đó, hiên ngang và sừng sững, trở thành niềm tự hào của người dân Hà Thành. Nét trầm mặc, cổ kính nhuốm màu thời gian càng khiến ngọn tháp này trở nên hấp dẫn hơn. 

4.3. Di tích đền Ngọc Sơn

Hà Nội ngàn năm văn hiến có đến hàng chục ngôi đền khác nhau. Nhưng nhắc đến ngôi đền linh thiêng nhất thì chắc chắn không thể bỏ qua đền Ngọc Sơn. Không chỉ là biểu tượng văn hóa tâm linh mà đây còn là điểm đến hấp dẫn mọi du khách. 

Đền xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Khu đền chính có ba nếp chính gồm bái đường, trung đường và hậu cung. Đi qua cầu Thê Húc, du khách sẽ vào Đắc Nguyệt Lâu. Lầu được thiết kế mái vòm 2 tầng, phù điêu gợn mây 4 góc. Du khách có thể vãng cảnh, tham quan, thỉnh hương tại đền vào bất cứ thời điểm nào trong năm Tuy nhiên, đầu năm là dịp lý tưởng nhất, lúc này người dân từ nhiều nơi đổ về đây thắp hương cầu nguyện năm mới may mắn, mạnh khỏe, thành công.  

4.4. Tháp Bút – Đài Nghiên

Đài Nghiên – Tháp Bút là hai kiến trúc thuộc khu di tích đền Ngọc Sơn. Mặc dù chỉ là hai công trình nhỏ nhưng lại mang những ý nghĩa lớn về văn hóa, lịch sử của dân tộc. 

  • Tháp Bút có chiều cao 28m, được xây dựng với hình vuông gồm 5 tầng, đỉnh tháp là một ngòi bút lông dựng ngược hướng lên trời. Ở ba tầng giữa của tháp được khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” với ý nghĩa là “Viết lên trời xanh”, thể hiện hào khí ngút trời của các bậc sĩ phu ngày xưa. 
  • Đài Nghiên được tạc nguyên khối từ một tảng đá xanh hình trái đào cắt theo chiều dọc và được khoét lõm lòng chảo. Nghiên có chiều ngang 0.8m và chiều dài khoảng 0.97m, trên thân có khắc bài thơ do Nguyễn Văn Siêu sáng tác. 
Tháp Bút có chiều cao 28m, được xây dựng với hình vuông gồm 5 tầng

Tháp Bút có chiều cao 28m, được xây dựng với hình vuông gồm 5 tầng (Ảnh: Sưu tầm)

4.5. Đền Bà Kiệu

Đền Bà Kiệu là ngôi đền nhỏ nằm ở phía Đông hồ Gươm, phía trước nhìn ra cây cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn. Ngôi đền nhỏ đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa. Vào những ngày mùng 1, ngày Rằm hay đầu xuân, người dân nô nức ghé thăm ngôi đền nhỏ để vãn cảnh và cầu mong một năm may mắn, bình an.  

4.6. Tháp Hòa Phong

Tháp nằm trên con phố Đinh Tiên Hoàng, có hình dáng vuông vức, gồm 3 tầng nhỏ dần về phía trên. Trên đỉnh tháp Hòa Phong có trang trí bầu hồ lô bằng đá, cấu trúc tháp được làm bằng gạch trần. Quy mô tháp không lớn, nhỏ bé duyên dáng bên bờ hồ Gươm nhưng lại là biểu tượng không thể thiếu khi nhắc đến Hà Nội. 

Tháp Hòa Phong nằm trên con phố Đinh Tiên Hoàng

Tháp Hòa Phong nằm trên con phố Đinh Tiên Hoàng (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: TOP 30 địa điểm du lịch Hà Nội nội thành và ngoại thành HOT nhất 2024

5. Các địa điểm tham quan gần cầu Thê Húc Hồ Gươm

Ngoài việc tham quan cầu Thê Húc, du khách còn có thể khám phá những địa điểm du lịch hấp dẫn gần đó như:

Địa điểm Khoảng cách
Phố cổ Hà Nội 500m
Con đường gốm sứ 800m
Đền Bạch Mã 800m
Bốt Hàng Đậu 1,4km
Nhà hát Lớn Hà Nội 1,6km
Hoàng thành Thăng Long 2,2km

 

Ngoài một số địa danh đã được gợi ý ở trên, nếu có dịp đến Hà Nội, du khách cũng đừng bỏ qua cơ hội khám phá khu vui chơi & thủy cung VinKE & Vinpearl Aquarium nằm trong trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Times City.

Với diện tích lên đến 4.000m2, thủy cung Times City hứa hẹn mang đến cho bạn những trải nghiệm lý thú về thế giới đại dương bao la. Tại đây, du khách được ngắm nhìn hơn 30.000 sinh vật biển, check-in với hệ thống đường hầm mái vòm trong suốt dài đến 90m. Ngoài ra, thủy cung Vinpearl Aquarium còn có nhiều show diễn và chương trình đặc sắc như: show diễn nàng tiên cá, chương trình cho chim cánh cụt ăn, làm quen với bò sát, tìm hiểu bữa ăn của loài rùa…

Check-in tại thủy cung Vinpearl Aquarium

Thủy cung Vinpearl Aquarium sở hữu đường hầm mái vòm trong suốt đẹp như mơ

Kết thúc hành trình khám phá thế giới đại dương huyền bí, bố mẹ có thể đưa bé đến khu vui chơi, giáo dục cho trẻ em – VinKE. Đây là sân chơi “chơi mà học” vô cùng thú vị và lạnh mạnh, kích thích trí sáng tạo và khả năng vận động của bé. 

Tại đây, bé có thể hiện thực hóa ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của mình thông qua các mô hình thực tế như: đài truyền hình, sở cứu hỏa, bệnh viện, đầu bếp… Từ đó giúp bé tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới và phát triển toàn diện mọi kỹ năng. Ngoài ra, VinKE còn mang đến không gian giải trí đa dạng với nhiều trò chơi trong nhà hiện đại. Bố mẹ cùng bé có thể thỏa thích vui chơi, tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ cho cả gia đình. 

Bé được hóa thân thành cảnh sát giao thông tại VinKE

Bé được hóa thân thành cảnh sát giao thông tại VinKE

>>> Nhanh tay booking vé vào VinKE & Vinpearl Aquarium để trải nghiệm nhiều điều thú vị đang chờ đón!

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, cầu Thê Húc vẫn dịu dàng và đằm thắm giữa mênh mông sóng nước của hồ Gươm. Nếu có dịp đến Thủ đô, đừng quên ghé cây cầu này để lưu giữ những bức hình đẹp. Đồng thời khám phá thêm quần thể di tích “Đền Ngọc Sơn – tháp Bút – đài Nghiên” – biểu tượng văn hóa của Hà Nội xưa. 

 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé