Turn your device in landscape mode.
logo
32 oC
Chủ nhật
19/05/2024
32oC
Thứ hai
20/05/2024
30oC
Thứ ba
21/05/2024
30oC
Thứ tư
22/05/2024
29oC
Thứ năm
23/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu – cổ tự linh thiêng hơn 200 tuổi ở Sài Gòn

04/01/2024 119 views

Chùa Bà Thiên Hậu là địa điểm du lịch tâm linh hút khách ở Sài Gòn. Không chỉ nổi tiếng về độ linh thiêng mà ngôi cổ tự này còn là sở hữu kiến trúc độc đáo cùng khung cảnh yên bình. Đây là nơi để bạn tìm thấy sự an yên, thanh tĩnh trong tâm hồn.

Du lịch Sài Gòn không chỉ hấp dẫn du khách bởi nhiều địa điểm ăn chơi sôi động mà còn bởi những chốn bình yên, thanh tịnh. Và chùa Bà Thiên Hậu là một nơi như thế. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, ngôi cổ tự linh thiêng hơn 200 tuổi này lại nghi ngút nhang đèn, tấp nập du khách đến chiêm bái, khấn nguyện.

1. Giới thiệu về chùa Bà Thiên Hậu

  • Địa chỉ: 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giờ mở cửa: Thời gian mở cửa của chùa Bà Thiên Hậu là 6h30 đến 16h30 phút tất cả các ngày trong tuần, trừ Chủ nhật (thông tin tham khảo)

Chùa Bà Thiên Hậu – Hội quán Tuệ Thành là một trong những ngôi chùa ở Sài Gòn nổi tiếng linh thiêng. Ngôi cổ tự này còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Bà Chợ Lớn. Đây là địa điểm tâm linh của cộng đồng người Hoa từ Tuệ Thành di cư sang.

Tuệ Thành là tên gọi cũ của Quảng Châu. Do đó, Hội quán cạnh chùa Bà được người Hoa đặt tên là Hội quán Tuệ Thành để thể hiện tình yêu, nỗi nhớ về quê hương. Với tuổi đời hơn 200 năm, ngôi cổ tự này trở thành địa điểm tâm linh thu hút nhiều người đến hành hương, khấn nguyện. Trong đó có nhiều bạn trẻ đến cầu tình duyên. Ngoài ra, với kiến trúc độc đáo, chùa Bà Thiên Hậu còn là địa điểm thu hút nhiều du khách đến check in.

Ngôi chùa này có tuổi đời hơn 200 năm

Ngôi chùa này có tuổi đời hơn 200 năm (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: Quận 5 có gì chơi 

2. Bà Thiên Hậu – Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai?

Theo tìm hiểu và nghiên cứu của học giả Vương Hồng Sển thì Thiên Hậu Thánh Mẫu – vị thần được thờ trong chùa Bà Thiên Hậu có tên là Lâm Mặc Nương. Bà sinh vào ngày 223 tháng 3 năm 1044 (Giáp Thân) là người đảo Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến).

Tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà đã tu theo Đạo giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ “Nguyên vị bí quyết”. Sau đó, bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi bà dựa vào đó để luyện tập đắc đạo. Trong một lần cha ba là Lâm Tích Khánh ngồi thuyền chở muối đến tỉnh Giang Tây cùng hai anh trai của bà để đi buôn nhưng giữa đường gặp bão lớn. Lúc đó, bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh.

Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh trai của mình. Tuy nhiên giữa lúc đó mẹ gọi bà, bà buộc phải trả lời. Vừa hở môi để đáp lại mẹ thì con sóng lớn ập đến cuốn cha bà đi mất, bà chỉ cứu được hai người anh. Từ đó, người dân trong vùng khi có thuyền bè gặp nạn ngoài biển đều gọi vái đến bà. Vào năm 1110 (Canh Dần) nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.

Thiên Hậu Thánh Mẫu – vị thần được thờ trong chùa có tên là Lâm Mặc Nương

Thiên Hậu Thánh Mẫu – vị thần được thờ trong chùa có tên là Lâm Mặc Nương (Ảnh: Sưu tầm)

3. Lịch sử chùa Bà Thiên Hậu Quận 5

Chùa bà Thiên Hậu là tên gọi hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, đối với những người dân sinh sống lâu năm tại đây, họ vẫn quen gọi ngôi cổ tự này là miếu Thiên Hậu. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1760 với kiến trúc theo lối cổ kính, trầm mặc.

Mặc dù đã trải qua nhiều lần sửa sang, trùng tu. Tuy nhiên đến chùa du khách vẫn có thể cảm nhận được rõ nét dấu tích xưa còn đọng lại nơi đây. Chùa cũng vinh dự được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 7/1/1993.

Hình ảnh miếu Bà Thiên Hậu xưa

Hình ảnh miếu Bà Thiên Hậu xưa (Ảnh: Sưu tầm)

4. Đường đi miếu Thiên Hậu

Ngôi cổ tự này tọa lạc ở quận 5, nằm trong khu phố người Hoa lâu đời và nổi tiếng của Sài Gòn, do đó việc tìm đường di chuyển đến đây khá dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn các phương tiện như xe buýt, xe máy, ô tô hoặc taxi tùy theo nhu cầu.

Đối với phương tiện cá nhân, bạn có thể di chuyển theo theo đường Nguyễn Thị Minh Khai đến Hùng Vương, Hồng Bàng. Sau đó rẽ trái tại đường Lương Nhữ Học vào đường Nguyễn Trãi. Bạn có thể tra thông tin trên Google Maps hoặc hỏi người dân địa phương đường đến chùa Bà Thiên Hậu để được hướng dẫn.

5. Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu – Tuệ Thành hội quán

Miếu Bà Thiên Hậu có cấu trúc mặt bằng dạng chữ Quốc và được chia làm 3 dãy gồm tiền điện, trung điện và hậu điện. Dọc hai bên miếu là Hội quán Tuệ Thành và trường học.

5.1. Nóc miếu

Nóc miếu được trang trí nhiều hoa văn, hình nhân bằng chất liệu gốm sứ được sản xuất từ lò Bửu Nguyên và Đồng Hòa. Trong đó có cảnh “bái tổ vinh quy”, “đả võ đài”, mô tuýp “lưỡng long tranh châu”. Cùng với đó là hình ảnh tiên nữ, tiên đồng với hàng chữ “Hòa hợp nhị tiên”.

Chùa được thiết kế với kiến trúc độc đáo

Chùa được thiết kế với kiến trúc độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)

5.2. Tiền điện

Hai bên cửa vào của tiền điện được đặt hai trang thờ. Bên phải thờ Phúc Đức Chánh Thần, bên trái thờ Thần Cửa. Ngoài ra, tiền điện chùa Bà Thiên Hậu còn có bức tranh lớn vẽ cảnh bà hiển linh trên sóng nước cùng bia đá ghi lại truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu. Bia công đức đặt tại tiền điện ghi lại sự đóng góp trùng tu chùa vào các đợi như: Đạo Quang thứ 8, Đạo Quang thứ 10, Hàm Phong cửu niên…

5.3. Trung điện

Trung điện chùa Bà Thiên Hậu được đặt bộ lư phát lam niên hiệu Quang Tự thứ 12. So với bộ lưu được đặt ở các miếu khác trong thành phố, bộ lư tại miếu Thiên Hậu là lớn nhất. Ngoài ra, tiền điện còn có kiệu lớn được sơn son thếp vàng bằng gỗ để rước Bà trong ngày vía. Cùng với đó là bức hoành phi “Hàm Hoằng Quang Đại”.

5.4. Hậu điện

Hậu điện của miếu là gian chính đặt thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trên trang thờ có 3 tượng lớn. Trong đó bức tượng lớn nhất để dùng vào dịp vía bà, cung nghinh ra sân cho bà ngự lãm lễ hội; tượng giữa được đặt trên trang thờ, còn tượng dưới cùng được đặt vào kiệu các ngày lễ hội đưa đi diễu hành quanh các khu phố.

Hậu điện của miếu Bà Thiên Hậu

Hậu điện của miếu Bà Thiên Hậu (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Dắt túi: địa điểm du lịch Sài Gòn

6. Những bảo vật quý tại miếu Bà Thiên Hậu

Không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo mà chùa Bà Thiên Hậu còn là nơi lưu giữ nhiều bảo vật quý. Theo đó tại chùa hiện còn có khoảng 400 hiện vật cổ trong đó có 6 tượng đá, 7 pho tượng thần, 9 bia đã, 10 bức hoành, 2 chuông nhỏ, 41 tranh đối và 23 câu đối.

Các cổ vật này được chế tác tỉ mỉ, công phu với các đường nét tinh tế. Ngoài ra, miếu Thiên Hậu còn có một số pháp khí như: lư trầm, đỉnh trầm, hư hương bằng đá sa thạch… được người Hoa thành kính Bà dâng cúng.

Các bảo vật quý tại miếu Bà Thiên Hậu

Các bảo vật quý tại miếu Bà Thiên Hậu (Ảnh: Sưu tầm)

7. Những trải nghiệm khi đến chùa Bà Thiên Hậu

Đến miếu Bà Thiên Hậu, du khách sẽ được cầu duyên, cầu tài lộc, khám phá kiến trúc cổ kính và tham gia vào nhiều lễ hội đặc sắc.

7.1. Cầu duyên, cầu bình an, tài lộc

Bên cạnh chùa Ngọc Hoàng thì miếu Bà Thiên Hậu cũng là một trong số ít ngôi chùa ở Sài Gòn nổi tiếng linh thiêng về cầu duyên. Vào ngày lễ Thất tịch (mùng 7 tháng 7 Âm lịch), nhiều bạn trẻ sắm lễ đến chùa để thành tâm cầu nguyện, mong con đường tình duyên luôn suôn sẻ, may mắn.

Cách cầu duyên ở chùa Bà Thiên Hậu khá đơn giản. Bạn chỉ cần mua bộ lễ gồm nhang, đèn cầy và giấy cúng đã được nhân viên tại chùa chuẩn bị sẵn với giá dao động từ 40.000 đến 80.000 VNĐ/bộ. Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn cách khấn nguyện trước tượng bà Thiên Hậu rồi đốt đèn cầy, giấy cúng để gửi lời nguyện ước của mình.

Bên cạnh cầu duyên, du khách đến chùa cũng có thể sắm vòng nhang, sau đó viên lên những lời chúc, tâm nguyện, cầu bình an lên giấy. Sau đó treo lên giàn trước chánh điện để bày tỏ tấm lòng thành của mình.

Chùa nổi tiếng là nơi cầu duyên vô cùng linh thiêng

Chùa nổi tiếng là nơi cầu duyên vô cùng linh thiêng (Ảnh: Sưu tầm)

7.2. Chụp ảnh với không gian kiến trúc cổ kính

Du lịch Sài Gòn 1 ngày, bạn nhớ ghé đến miếu bà Thiên Hậu để check in. Với kiến trúc cổ kính độc đáo, nơi đây trở thành tọa độ sống ảo thu hút nhiều bạn trẻ. Đặt chân vào chánh điện, bạn sẽ có cảm giác như mình đang lạc vào một thế giới tâm linh, tách biệt hoàn toàn với những ồn ào, xô bồ của chốn thị thành.

Sự cổ kính của kiến trúc, kết hợp cùng khói nhang nghi ngút khiến không gian trở nên huyền ảo, ma mị hơn. Đây cũng chính là background lý tưởng để cho ra đời những bức ảnh sống ảo ấn tượng.

Với kiến trúc cổ kính, chùa là nơi check in được nhiều bạn trẻ yêu thích

Với kiến trúc cổ kính, chùa là nơi check in được nhiều bạn trẻ yêu thích (Ảnh: Sưu tầm)

7.3. Tham gia lễ hội chùa Bà Thiên Hậu TP.HCM

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Quận 5 hay còn gọi là ngày vía Bà, được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch, đây là ngày hội chính của chùa. Vào ngày này, bà con người Việt, người Hoa đến chùa cúng lễ vô cùng đông đúc. Ngay từ sáng 23, tượng Bà sẽ được đặt vào kiệu do các thanh nữ tú diễu qua các đường phố lớn quanh chùa.

Theo sau kiệu có các tấm bảng đỏ ghi tên các vị thần được thờ phụng trong chùa; thuyền rồng; các đội múa gồm: múa sư tử, múa lân, múa rồng, độ nhạc dân tộc… Lễ rước Bà tạo nên quang cảnh sôi động, náo nhiệt trong các khu phố đông đảo người Hoa.

Đến chùa du khách còn được trải nghiệm hoạt động lễ hội đặc sắc

Đến chùa du khách còn được trải nghiệm hoạt động lễ hội đặc sắc (Ảnh: Sưu tầm)

8. Một số lưu ý khi tham quan chùa Bà Thiên Hậu Sài Gòn

Miếu Bà Thiên Hậu là nơi thờ tự linh thiêng, do đó khi đến tham quan, cầu nguyện tại đây du khách cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, tránh những trang phục phản cảm, hở hang.
  • Không giẫm đạp lên hoa cỏ, cây cối, bàn ghế trong chùa.
  • Không tự ý đụng chạm, lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa về làm của riêng.
  • Có ý thức giữ gìn môi trường, vứt rác đúng nơi quy định.
  • Nếu chưa được sự cho phép và đồng ý của ban quản lý nhà chùa tuyệt đối không tự ý chụp ảnh, quay phim.

Với lịch sử hơn 200 năm, chùa Bà Thiên Hậu là ngôi cổ tự linh thiêng của Sài Gòn. Nơi đây vừa là chốn tâm linh, sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương, vừa là địa điểm tham quan du lịch thu hút đông đảo du khách. Nếu có dịp đến Sài Gòn, bạn nhớ ghé ngôi cổ tự này để chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính và thắp hương, khấn nguyện.

Nếu bạn là người yêu thích trải nghiệm và khám phá thì ngoài chùa Bà Thiên Hậu TP. Hồ Chí Minh, bạn đừng quên viết tiếp hành trình tại các địa danh nổi tiếng như: Hà Nội, Nha Trang, Hội An, Phú Quốc, Hạ Long… Mỗi điểm đến đều có các danh lam thắng cảnh đẹp cùng các món ăn hấp dẫn. Và để kỳ nghỉ thêm trọn vẹn, bạn hãy đặt phòng tại hệ thống nghỉ dưỡng Vinpearl để tận hưởng không gian tiện nghi cùng hàng loạt tiện ích, dịch vụ đi kèm.

Tận hưởng kỳ nghỉ thảnh thơi tại hệ thống khách sạn, resort Vinpearl

Tận hưởng kỳ nghỉ thảnh thơi tại hệ thống khách sạn, resort Vinpearl

Ngoài ra, đến với những thiên đường du lịch nổi tiếng trên, bạn cũng đừng quên ghé đến hệ thống công viên giải trí/công viên chủ đề VinWonders. Mỗi cơ sở VinWonders đều được xây dựng trên diện tích rộng với hàng trăm hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn, phù hợp với mọi lứa tuổi.

Đến đây, bạn sẽ được thử thách bản thân với các trò chơi cảm giác mạnh; khám phá thế giới đại dương bao la; phá đảo công viên nước; khám phá thế giới tự nhiên bán hoang dã. Chưa dừng lại ở đó, đến với VinWonders bạn còn được khám phá & trải nghiệm các hoạt động làng nghề truyền thống; thưởng thức nhiều show diễn thực cảnh đỉnh cao… Tất cả sẽ mang đến cho bạn hành trình trải nghiệm thú vị với vô vàn kỷ niệm đáng nhớ!

Khám phá các tiểu vũ trụ thực vật xanh tươi tại VinWonders

Khám phá các tiểu vũ trụ thực vật xanh tươi tại VinWonders

Khám phá thế giới đại dương với hàng ngàn sinh vật biển

Khám phá thế giới đại dương với hàng ngàn sinh vật biển

>>> Chần chờ gì nữa mà không booking vé vào VinWonders Phú Quốc, Nha Trang, Nam Hội An, Vinpearl Safari Phú Quốc ngay tại đây để ghi dấu hành trình với những kỷ niệm khó quên!

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé