Turn your device in landscape mode.
logo
32 oC
Thứ năm
25/04/2024
32oC
Thứ sáu
26/04/2024
30oC
Thứ bảy
27/04/2024
30oC
Chủ nhật
28/04/2024
30oC
Thứ hai
29/04/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Chùa Đậu

Viếng thăm chùa Đậu Thường Tín gần 2000 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội

05/05/2023 1749 views

Chùa Đậu ở Thường Tín Hà Nội là ngôi chùa có lịch sử lâu đời 2000 năm, xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, lưu giữ Nhục thân Bồ tát của hai vị thiền sư tu hành đắc đạo và nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa cao.

Chùa Đậu từng được mệnh danh là “Đệ nhất danh lam”

Chùa Đậu từng được mệnh danh là “Đệ nhất danh lam” (Ảnh: sưu tầm)

Nhắc đến những điểm du lịch Hà Nội có lịch sử lâu đời, không thể kể thiếu chùa Đậu ở Thường Tín. Đây là ngôi chùa Hà Nội từng được mệnh danh là “Đệ nhất danh lam”, xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa. Cùng tìm hiểu về chùa qua những thông tin dưới đây!

1. Chùa Đậu nằm ở đâu? Di chuyển đến đây như thế nào?

  • Địa chỉ: thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Chùa Đậu nằm ở khu vực huyện Thường Tín, Hà Nội

Chùa Đậu nằm ở khu vực huyện Thường Tín, Hà Nội (Ảnh: sưu tầm)

Chùa Đậu nằm ở đâu? Chùa Đậu nằm ở khu vực huyện Thường Tín, trước đây thuộc địa phận tỉnh Hà Tây. Hiện tại theo địa giới hành chính thì chùa Đậu Hà Tây thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Vị trí của chùa Đậu Hà Nội nằm cách trung tâm thành phố khoảng 25km. Đường đi chùa Đậu Thường Tín bằng phẳng, dễ di chuyển nên bạn có thể lựa chọn những phương tiện như xe máy, ô tô, xe bus.

  • Di chuyển xe máy, ô tô: từ trung tâm thành phố, bạn đi dọc theo Quốc lộ 1A cũ theo hướng về Thường Tín. Khi đi đến xã Nguyễn Trãi thì rẽ phải và đi thêm khoảng 2km nữa sẽ có biển chỉ dẫn đến chùa Đậu.
  • Di chuyển xe bus: bắt tuyến bus số 06 Giáp Bát – Phú Xuyên và xuống ở bến Quất Động. Bạn có thể bắt xe ôm hoặc taxi rẽ hướng Tây vào khu công nghiệp Quất Động rồi đi thêm 1,7km sẽ thấy biển chỉ dẫn đến chùa Đậu.

2. Tại sao chùa Đậu được xem là “Đệ nhất danh lam” của Hà Nội?

2.1. Chùa có lịch sử lâu đời lên đến 2000 năm

Chùa Đậu có lịch sử tồn tại lâu đời gần 2000 năm

Chùa Đậu có lịch sử tồn tại lâu đời gần 2000 năm (Ảnh: sưu tầm)

Theo cuốn sách được lưu trữ tại chùa, lịch sử chùa Đậu Hà Nội đã tồn tại lâu đời gần 2.000 năm, từ thời Sĩ Nhiếp thế kỷ thứ 3. Trải qua nhiều thế kỷ, chùa Đậu đã nhiều lần được sửa chữa, tôn tạo.

Vào đời vua Lê Thần Tông (thế kỷ XVII), chùa Đậu còn được biết đến là “Đệ nhất danh lam”. Chùa Đậu linh thiêng cũng gắn liền với quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Từ năm 1964, chùa đã được xếp hạng là Di tích lịch sử, nghệ thuật loại A.

Chùa Đậu Thường Tín thờ ai? Chùa nằm trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp nên ngoài thờ Phật thì còn thờ những vị thần tự nhiên là Pháp Vân (thần mây), Pháp Vũ (thần mưa), Pháp Lôi (thần sấm), Pháp Điện (thần chớp).

Chùa Đậu cầu gì? Theo sử sách ghi lại, từ khi mới lập chùa đã nổi tiếng rất linh thiêng. Trước kia, chùa là nơi chốn dành cho các bậc vua, quan và bậc trí sĩ tới vãn cảnh, lễ bái, cầu an hay cầu mùa màng tươi tốt, nhiều hoa, nhiều lộc, quả trĩu cành. Ngày nay, chùa là nơi để Phật tử tứ phương và nhân dân, các bạn trẻ tới cầu bình an, thành công trong sự nghiệp, học tập.

2.2. Kiến trúc của chùa Đậu có giá trị nghệ thuật cao

Cột xà chạm khắc rồng tinh xảo trong chùa Đậu

Cột xà chạm khắc rồng tinh xảo trong chùa Đậu (Ảnh: sưu tầm)

Kiến trúc chùa Đậu có gì đặc biệt? Chùa nằm trên khoảng đất rộng hơn 1ha, có quy mô rộng lớn, khung cảnh bao xung quanh đều là những hàng cây cổ thụ xanh ngát tỏa bóng mát. Kiến trúc của chùa xây dựng theo cấu trúc hệ thống tứ pháp của nhà Phật, tuân theo phong cách “nội công, ngoại quốc”, “tiền Phật, hậu thánh”.

Kiến trúc khu vực khuôn viên chùa sắp xếp theo bố cục giống hình chữ công, xung quanh là các cụm công trình khác tạo thành hình chữ quốc. Các công trình trong khuôn viên chùa bao gồm tam quan, tiền đường, tam bảo, nhà tả vu, nhà hữu vu, nhà tổ.

Nét kiến trúc của chùa mang đặc trưng của nền nghệ thuật dân gian hưng thịnh trong thế kỷ 17 với nhiều nét độc đáo. Điểm nổi bật trong nghệ thuật kiến trúc chùa là các vách gỗ đều được bàn tay người thợ thủ công chạm khắc tinh xảo.

Đặc biệt, ngôi chính điện từ thời Lê có kiến trúc đặc sắc nhất, từ mái lợp ngói mũi hài, cột xà chạm khắc rồng, bệ đá chạm hoa sen đến bộ cửa tám cánh chạm khắc tứ linh, sơn son thếp vàng.

2.3. Chùa lưu giữ Nhục thân Bồ tát của hai vị thiền sư tu hành đắc đạo

Nhục thân Bồ tát của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường

Nhục thân Bồ tát của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường (Ảnh: sưu tầm)

Nổi bật trong chùa Đậu Thường Tín Hà Nội đó là pho tượng táng của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường. Hai vị thiền sư chùa Đậu là trụ trì trong khoảng thời gian thế kỷ 17. Hai vị thiền sư đắc đạo để lại toàn thân xá lợi.

Theo kết quả kiểm tra X-quang, pho tượng táng là toàn bộ Nhục thân Bồ tát của hai vị thiền sư, không hề có dấu vết đục đẽo hay bị rút bỏ nội tạng. Tượng của thiền sư Vũ Khắc Minh cao khoảng 57cm và có trọng lượng 7,5kg. Tượng của thiền sư Vũ Khắc Trường cao khoảng 75cm và có trọng lượng 31kg.

Thời gian trôi qua đã gần 400 năm nên pho tượng táng chùa Đậu của thiền sư Vũ Khắc Trường có xuất hiện nhiều vết hư hỏng. Tuy nhiên pho tượng táng của thiền sư Vũ Khắc Minh lại vẫn duy trì được vẻ nguyên vẹn như ban đầu.

2.4. Chùa lưu giữ rất nhiều hiện vật có giá trị khác

Đôi rồng đá ở bậc thềm nhà tiền đường

Đôi rồng đá ở bậc thềm nhà tiền đường (Ảnh: sưu tầm)

Hiện nay, trong chùa Đậu ở Thường Tín vẫn đang lưu giữ hệ thống di vật và các cấu kiện kiến trúc có giá trị cao, lâu đời. Một số di vật có giá trị cao tại chùa như hệ thống bia cổ, gạch thời Mạc trang trí hình rồng, nét chạm khắc hình thú, họa tiết hoa lá, cá hóa long…

Đặc biệt, hiện vật có giá trị cao đang được lưu giữ tại chùa Đậu đó là đôi rồng đá ở bậc thềm khu vực nhà tiền đường và cuốn sách quý bằng đồng. Đôi rồng đá có niên đại lâu đời, được dựng từ thời Trần và hiện đã được bảo tàng Lịch sử quốc gia “sao lại” một bản để phục vụ trưng bày. Cuốn sách bằng đồng có niên đại rất lâu đời, từ thời Sĩ Nhiếp – đầu thế kỷ thứ 3 (năm 200 – 210), cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho quá trình nghiên cứu lịch sử.

3. Lưu ý khi tham quan chùa Đậu Hà Nội

3.1. Giờ mở cửa & vé tham quan chùa Đậu

Lưu ý tham quan chùa Đậu

Lưu ý tham quan chùa Đậu (Ảnh: sưu tầm)

Chùa Đậu có mở cửa không? Chùa mở cửa hàng ngày và không thu vé tham quan với tất cả du khách. Trong quá trình tham quan chùa, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý như sau:

  • Trang phục ăn mặc đơn giản, gọn gàng và hạn chế mặc váy ngắn, quần cộc hay áo hở quá nhiều.
  • Khi đi dạo trong khuôn viên chùa không vứt rác bừa bãi, tùy tiện khạc nhổ ở những vị trí đặt điện thờ.
  • Tham quan khuôn viên chùa không được tự ý sử dụng hay thay đổi vị trí của bất kỳ món đồ nào.
  • Giữ yên lặng, không nói cười to tiếng khi vào chùa, tắt điện thoại hoặc để chuông để tránh làm ồn khi thắp nhang, thờ cúng.
  • Khi thắp hương cần cắm hương vào đúng vị trí bát hương trong điện thờ, không cắm bừa bãi vào các bồn hoa hay cây cảnh ở chùa.
  • Nên tìm hiểu trước về chùa, xem kỹ các ban trong chùa trước khi thực hiện dâng hương, lễ bái để tránh đặt nhầm ban, kêu nhầm tên Phật, Thánh.

3.2. Lễ hội chùa Đậu

Lễ hội chùa Đậu với nghi lễ rước kiệu đặc sắc

Lễ hội chùa Đậu với nghi lễ rước kiệu đặc sắc (Ảnh: sưu tầm)

Bên cạnh các hoạt động dâng hương, lễ bái thì tháng Giêng hàng năm chùa Đậu sẽ tổ chức lễ hội truyền thống. Lễ hội chùa đậu Thường Tín thường được tổ chức trong 3 ngày từ mùng 8 đến mùng 10 tháng Giêng. Lễ hội chùa được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tứ phương tới tham dự.

Ý nghĩa của lễ hội chùa Đậu là dịp để Phật tử, du khách cùng nhân dân chiêm bái, lễ Phật và cầu mong cho một năm mới bình an, thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu, tươi tốt.

Hoạt động nổi bật trong lễ hội ở chùa đó là nghi lễ rước kiệu từ các thôn trong ngày mùng 9 tháng Giêng. Thanh niên trai tráng của các thôn sẽ rước kiệu vào trong sân chùa rồi xoay tròn, xô đẩy trước khi vào chính điện. Kiệu của thôn nào xoay càng mạnh thì càng gặp nhiều may mắn, sung túc trong năm.

Song song với nghi lễ rước kiệu, lễ hội chùa Đậu ở Thường Tín cũng diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc khác như biểu diễn võ, tổ chức trò chơi dân gian…

Sau khi ghé thăm chùa Đậu, bạn cùng gia đình có thể ghé đến TTTM Vincom Mega Mall Times City để tận hưởng khoảng thời gian thư giãn, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí sôi động. Đến TTTM Vincom Mega Mall Times City, bạn đừng bỏ lỡ khu vui chơi hướng nghiệp và thủy cung VinKE & Vinpearl Aquarium.

Tận hưởng thời gian thư giãn cùng gia đình trong VinKE

Tận hưởng thời gian thư giãn cùng gia đình trong VinKE

Khu vui chơi VinKE được thiết kế dành riêng cho trẻ nhỏ cùng gia đình với nhiều trò chơi, hoạt động mang tính giáo dục hướng nghiệp. Điểm nổi bật của VinKE là khu hướng nghiệp với những mô hình nghề nghiệp thực tế và khu máy trò chơi đa dạng, sôi động. Trẻ và gia đình sẽ tận hưởng khoảng thời gian vui chơi sảng khoái cùng nhau.

Khám phá thế giới dưới lòng đại dương tại thủy cung Vinpearl Aquarium

Khám phá thế giới dưới lòng đại dương tại thủy cung Vinpearl Aquarium

Thủy cung Times City Vinpearl Aquarium có diện tích gần 4.000m2, bao gồm 3 phân khu riêng biệt là khu nước ngọt, khu hang động bò sát và khu nước mặn. Đến thủy cung, du khách sẽ được khám phá thế giới đại dương bao la, tìm hiểu về các loài sinh vật biển, loài bò sát đa dạng. Đồng thời, du khách sẽ được xem biểu diễn nàng tiên cá, vũ điệu đại dương và xem chương trình cho cá ăn, cho chim cánh cụt ăn…

Đặt ngay vé VinKE & Vinpearl Aquarium

Như vậy, với những thông tin trên bài viết, chắc hẳn bạn đã biết thêm về chùa Đậu – ngôi chùa ở Hà Nội có lịch sử lâu đời gần 2000 năm. Không chỉ là một điểm du lịch tâm linh, chùa còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc truyền thống. Nếu có kế hoạch du lịch Hà Nội, bạn đừng quên ghé thăm chùa Đậu nhé!

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé