Turn your device in landscape mode.
logo
26 oC
Thứ năm
16/05/2024
26oC
Thứ sáu
17/05/2024
30oC
Thứ bảy
18/05/2024
30oC
Chủ nhật
19/05/2024
30oC
Thứ hai
20/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp – ngôi chùa đẹp và linh thiêng bậc nhất Sài Gòn

31/12/2023 81 views

Chùa Hoằng Pháp Sài Gòn là ngôi chùa có bề dày lịch sử hơn nửa thế kỷ. Không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo mà ngôi chùa này còn có nhiều khóa tu, thu hút các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham gia.

Hoằng Pháp là ngôi chùa đẹp và nổi tiếng linh thiêng

Hoằng Pháp là ngôi chùa đẹp và nổi tiếng linh thiêng (Ảnh: Sưu tầm)

Du lịch tâm linh Sài Gòn thì chắc chắn không thể bỏ qua chùa Hoằng Pháp. Là ngôi chùa đẹp và nổi tiếng bậc nhất Sài thành, Hoằng Pháp thu hút du khách bởi kiến trúc độc đáo cùng với đó là nhiều khóa tu và lễ hội độc đáo. Nếu có cơ hội du lịch Sài Gòn, đừng bỏ qua cơ hội khám phá ngôi chùa linh thiêng này!

1. Địa chỉ chùa Hoằng Pháp ở đâu?

  • Địa chỉ: Tân Hiệp, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại liên hệ: 02837.130.002

Bên canh chùa Vĩnh Nghiêm hay chùa Ngọc Hoàng thì Hoằng Pháp cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Sài Gòn. Chùa thuộc địa phận xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km về phía Tây Bắc. 

Chùa Hoằng Pháp luôn nằm trong top những ngôi chùa đẹp và linh thiêng bậc nhất Sài thành. Chùa sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp, không gian thanh tịnh. Ngoài ra, ngôi chùa này còn thu hút nhiều du khách đến hành hương chiêm bái để cầu bình an, sức khỏe vì chùa nổi tiếng là rất linh thiêng. 

Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía Tây Bắc

Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía Tây Bắc (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Khám phá: chùa ở Sài Gòn 

2. Phương tiện đi chùa Hoằng Pháp Hóc Môn

Cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía Tây Bắc, để đến chùa Hoằng Pháp du khách có thể lựa chọn các phương tiện như xe máy, ô tô hoặc xe bus. Đường đi lại khá thuận tiện và dễ dàng, bạn có thể tham khảo chỉ dẫn dưới đây!

2.1. Phương tiện cá nhân

Nếu bạn ở các khu vực lân cận Sài Gòn, có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô. Xuất phát từ chợ Bến Thành ở trung tâm quận 1, bạn chạy xe theo hướng đường Trương Định đi về kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Sau đó tiếp tục di chuyển vào đường Trường Sa. 

Tiếp tục chạy thẳng hướng đường Cộng Hòa rồi đến Trường Chinh. Sau khi qua hầm chui An Sương vào đường Xuyên Á. Lúc này bạn di chuyển thêm một đoạn nữa là đến địa phận xã Tân Hiệp huyện Hóc Môn. Từ đây bạn có thể tra Google Maps hoặc hỏi người dân địa phương đường đi đến chùa Hoằng Pháp. 

Đường đi chùa Hoằng Pháp khá thuận tiện, bạn có thể tra Google Maps để di chuyển

Đường đi chùa Hoằng Pháp khá thuận tiện, bạn có thể tra Google Maps để di chuyển (Ảnh: Sưu tầm)

2.2. Tuyến xe buýt đi chùa Hoằng Pháp

Hiện nay có nhiều tuyến bus đi qua hoặc có điểm dừng gần chùa. Do đó nếu muốn tiết kiệm chi phí thì bạn có thể bắt các tuyến bus như: 04, 14, 74 hoặc 94. Sau đó hỏi bác tài điểm dừng gần nhất ở chùa Hoằng Pháp. 

>>> Bỏ túi: du lịch Sài Gòn 1 ngày 

3. Lịch sử hình thành và phát triển chùa Hoằng Pháp

Hoằng Pháp không chỉ là ngôi chùa đẹp về cảnh quan, kiến trúc mà còn đẹp về đạo hạnh của vị Tổ khai sơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về lịch sử hình thành và phát triển của chùa Hoằng Pháp ngay dưới đây!

  • Năm 1957: Chùa được sáng lập bởi cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử. 
  • Năm 1959: Hòa thượng mới bắt đầu xây dựng chùa bằng gạch đinh, tai tầng mái ngói, mặt chùa quay về hướng Tây Bắc.
  • Năm 1971: Hòa thượng xây nối thêm hai mặt tiền cánh điện, tượng xây bằng gạch block, mái lợp tole cement để làm nơi lễ bái, thuyết giảng. 
  • Năm 1965: Hòa thượng đã đón nhận 60 gia đình về chùa nuôi dưỡng trong suốt 8 tháng, sau đó mua đất xây cất 55 căn nhà cho đồng bào định cư. 
  • Năm 1968: Hòa thượng thành lập viện Dục Anh – đây là nơi tiếp nhận các trẻ em thất lạc cha mẹ do chiến tranh hoặc trẻ không nơi nương tựa, nghèo đói thất học. Sau khi đất nước thống nhất, số trẻ em được thân nhân nhận về, viện Dục Anh giải tán. Hòa thượng lại tiếp tục hạnh nguyện từ bi cứu khổ nhận nuôi dưỡng các cụ hoàn cảnh khó khăn, neo đơn.
  • Năm 1988: Hòa thượng an nhiên thị tịch tại chùa Hoằng Pháp. Kết tục sự nghiệp tại chùa là đệ tử của Hòa thượng – Thượng tọa Thích Chân Tính. 
  • Ngày 23/3/1995: Do chánh điện bị xuống cấp nặng sau khi được sự cho phép của chính quyền địa phương, Thượng tọa đã cho khởi công xây dựng lại. 
  • Tháng 6/1999: Cổng tam quan của chùa được xây dựng. 
Ngôi chùa này được sáng lập bởi cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử

Ngôi chùa này được sáng lập bởi cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử (Ảnh: Sưu tầm)

4. Trụ trì chùa Hoằng Pháp Thành phố Hồ Chí Minh

Hoằng Pháp là ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông và đã trải qua ba đời Trụ trì:

  • Giai đoạn từ năm 1957 – 1988: Cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử. Đến năm 1988 ông viên tịch. 
  • Giai đoạn năm 1988 đến 2022: Hòa thượng Thích Chân Tính. 
  • Từ năm 2022 đến nay: Đại đức Thích Tâm Trường. 

Vào ngày 16 tháng 10 Âm lịch hàng năm, chùa Hoằng Pháp tổ chức ngày húy kỵ cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử vô cùng long trọng. Cố hòa thượng Ngộ Chân Tử thế danh là Trần Rinh, sinh ngày mùng 3 tháng 3 năm 1901 tại Thái Bình trong một gia đình Nho học. Sớm hấp thụ và am hiểu Nho học từ thời niên thiếu, khi trưởng thành dưới sự hướng dẫn của Sư Tổ Quang Huy, ngài đã chuyển sang nghiên cứu Phật học. 

Nhờ túc căn sẵn có lại thêm sự chăm chỉ, tìm tòi nghiên cứu nên không bao lâu ngài đã thâm nhập Nhật pháp và quyết tâm hướng tâm về đạo giải thoát của Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni. Sau thời gian tầm sư học đạo ngài gặp được Tôn Sư Hư không Tử và nhanh chóng được cảm hóa. Ngày 8 tháng 2 năm Kỷ Mùi, ngài được Tôn Sư trao quyền quy giới với pháp danh Ngộ Chân Tử. 

Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử

Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử (Ảnh: Sưu tầm)

5. Kiến trúc độc đáo của chùa Hoằng Pháp

Kiến trúc chùa Hoằng Pháp ở Hóc Môn có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Đến chùa, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng vô số những công trình ấn tượng, có bề dày lịch sử. 

5.1. Cổng tam quan

Cổng tam quan của chùa được xây dựng vào tháng 6 năm 1999. Từ ngoài nhìn vào, cổng chính có đề chữ “CHÙA HOẰNG PHÁP”, hai cổng phụ bên phải đề chữ “TRÍ TUỆ”, bên trái đề chữ “TỪ BI”. Dọc theo hai cột của cổng chính có hai câu đối:

“HOẰNG dương đại đạo chỉ bày nhân loại nhận ra chân thật tính

PHÁP Phật nhiệm màu khai thị chúng sinh ngộ được Bồ đề tâm”

Dọc hai cổng phụ là hai câu đối:

“TỪ BI cứu bốn loài qua bể khổ đau

TRÍ TUỆ độ ba cõi đến bờ hạnh phúc”.

Các câu đối trên cổng tam quan của chùa Hoằng Pháp được khắc bằng chữ Việt.  

Cổng tam quan chùa Hoằng Pháp

Cổng tam quan chùa Hoằng Pháp (Ảnh: Sưu tầm)

5.2. Chánh điện

Chánh điện được Thượng tọa Thích Chân Tính cho trùng tu lại vào năm 1995 với kiến trúc theo lối chữ “công”. Mặc dù hình thức mới nhưng vẫn mang dáng vẻ cổ kính của các ngôi chùa miền Bắc với 2 tầng mái ngói màu đỏ, góc đao cong vút. Toàn bộ nền nóng, trần, cột, đà, mái của chánh điện được đúc bê tông kiên cố, mặt ngoài dán gạch men, mặt trong sơn nước, tường xây gạch, nền lót gạch granite nhập từ Tây Ban Nha. Ở chánh điện, toàn bộ bao lam, cánh cửa, án thờ đều được làm bằng gỗ quý và chạm trổ tinh vi. 

Chánh điện chùa được thiết kế theo kiến trúc chữ “công”

Chánh điện chùa được thiết kế theo kiến trúc chữ “công” (Ảnh: Sưu tầm)

5.3. Các công trình kiến trúc khác

Ở hai bên cấp bậc dẫn lên thềm tiền đình chánh điện là hai con sư tử lớn bằng cement. Hai bên cửa của chánh điện là hai bức phù điêu khắc tượng thần Kim Cang với thân hình khỏe mạnh, vẻ mặt cương nghị. 

Tiền điện thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ngự trên tòa sen ở tư thế thiền định. Xung quanh vách tường ở phía trên gồm 7 bức phù điêu bằng cement chạm khắc hình ảnh cuộc đời đức Phật. Phía trên và dưới bức phù điêu đối diện tượng Phật là hai hàng chữ “Phật Nhật Tăng Huy – Pháp Luân Thường Chuyển”. Hậu Tổ thờ cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử , trên tường được treo hai bức phù điêu miêu tả về cuộc đời hành đạo của ngài. Hai bên là bàn thờ chư hương linh. 

5.4. Tháp Nhị Nghiêm

Một trong những công trình độc đáo, thu hút du khách khi đến chùa Hoằng Pháp chính là tháp Nhị Nghiêm. Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của người đã cố công khai lập chùa – cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử.

Tháp Nhị Nghiêm được thiết kế tinh xảo với móng tròn rộng, cao 3 bậc, càng lên cao thì vòng tròn càng thu hẹp lại, bên trên là tòa tháp hình vòm ốp gạch men. Trước mặt tháp là một đỉnh đồng, qua đỉnh đồng du khách có thể bước lên thành đá để dâng hương tưởng nhớ công lao của cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử. 

Tháp Nhị Nghiêm tại chùa Hoằng Pháp

Tháp Nhị Nghiêm tại chùa Hoằng Pháp (Ảnh: Sưu tầm)

5.5. Công trình non bộ

Nhìn từ ngoài vào ở phía bên phải chánh điện là vườn cây với thảm cỏ xanh tươi. Sát bên bờ tre là tòa non bộ cao hơn 10m nằm trên hồ nước. Bên trong hồ ngay chính giữa tôn trí tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng cẩm thạch trắng. Đây được xem là một trong những công trình non bộ lớn và đẹp nhất ở các chùa tại thành phố mang tên Bác. 

Công trình non bộ tại chùa là điểm nhấn thu hút du khách tham quan

Công trình non bộ tại chùa là điểm nhấn thu hút du khách tham quan (Ảnh: Sưu tầm)

5.6. Khuôn viên chùa

Ngay khi bước chân vào khuôn viên chùa Hoằng Pháp bạn sẽ cảm nhận được không gian thanh tịnh cùng bầu không khí trong lành. Chùa có khuôn viên rộng lớn với nhiều cây cao tỏa bóng mát quanh năm. Đặc biệt, một số cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm giúp tô điểm khuôn viên chùa càng thêm cổ kính. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để các tăng ni, Phật tử đến sinh hoạt dã ngoại và cắm trại. 

Khuôn viên chùa rộng lớn với nhiều cây xanh

Khuôn viên chùa rộng lớn với nhiều cây xanh (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Lưu ngay: địa điểm du lịch Sài Gòn

6. Các khóa tu chùa Hoằng Pháp

Bên cạnh kiến trúc độc đáo cùng sự linh thiêng thì chùa Hoằng Pháp cũng nổi tiếng với nhiều khóa tu. Dưới đây là một số khoa tu nổi tiếng tại chùa mà bạn có thể tham khảo!  

6.1. Khóa tu Phật thất

Đây là khóa tu bảy ngày được tổ chức lần đầu vào năm 1999 với 68 người tham dự. Sau này, khóa tu Phật thất ngày càng được nhiều người hưởng ứng và con số cũng đã tăng lên hàng ngàn người. Vào năm 2006, chùa Hoằng Pháp vinh dự nhận danh hiệu “Ngôi chùa tổ chức nhiều khóa tu Phật thất có số lượng Phật tử tham dự đông nhất”. Đến nay, mô hình khóa tu này đã được phát triển ở nhiều nơi trên khắp cả nước.

6.2. Khoá tu mùa hè chùa Hoằng Pháp

Khóa tu mùa hè tại chùa được tổ chức lần đầu vào năm 2005. Đây là khóa tu dành cho thanh thiếu niên được tu học trong bảy ngày đêm,  thu hút sự tham gia của đông đảo bạn trẻ. Đây được xem là sân chơi lành mạnh, bổ ích, kết hợp giữa giải trí và định hướng nhân cách giáo dục. Nhằm đảm bảo cho việc tu học và các sinh hoạt tối thiểu, hiện nay chùa Hoằng Pháp chỉ duy trì trên dưới 3000 em cho khóa tu Mùa hè.  

Khóa tu mùa hè tại chùa thu hút nhiều bạn trẻ tham gia

Khóa tu mùa hè tại chùa thu hút nhiều bạn trẻ tham gia (Ảnh: Sưu tầm)

6.3. Khóa tu thiếu nhi Em về bên Phật

Mỗi tháng một lần vào ngày Chủ nhật, chùa Hoằng Pháp sẽ tổ chức khóa tu thiếu nhi Em về bên Phật dành các em trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi. Khóa tu này được xem là sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp gieo trồng thiện căn và giúp các em ý thức được đạo đức cùng lối sống có trách nhiệm. 

6.4. Ngày tu niệm Phật

Ngày tu niệm Phật là khóa tu được chùa Hoằng Pháp tổ chức mỗi tháng một lần vào ngày Chủ nhật đầu tháng Âm lịch. Khóa tu này thu hút đông đảo cả người đi học và đi làm tham dự, đôi khi con số lên đến cả hàng chục ngàn. 

Ngày tu niệm Phật được tổ chức mỗi tháng một lần vào ngày Chủ nhật đầu tháng Âm lịch

Ngày tu niệm Phật được tổ chức mỗi tháng một lần vào ngày Chủ nhật đầu tháng Âm lịch (Ảnh: Sưu tầm)

6.5. Ngày tu Sinh viên hướng về Phật pháp

Khóa tu này được chùa tổ chức hai tháng một lần dành cho các bạn học sinh, sinh viên. Bên cạnh tham gia một ngày tu học, các bạn còn được giao lưu, học hỏi và thể hiện sự quan tâm của mình với mọi người xung quanh. Ngày tu Sinh viên hướng về Phật pháp của chùa Hoằng Pháp đã giúp nhiều bạn trẻ vượt qua được những trở ngại, khó khăn và giúp họ có thái độ sống lạc quan, tích cực hơn. 

>>> Xem thêm: Chùa Bửu Long – “tuyệt tác kiến trúc” với lịch sử hình thành hơn 80 năm

7. Những ngày lễ lớn của chùa Hoằng Pháp Hóc Môn

Bên cạnh các khóa tu thì những ngày lễ lớn tại chùa cũng được đông đảo du khách quan tâm. Bạn có thể ghé chùa Hoằng Pháp vào những ngày lễ dưới đây để được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa thú vị!

  • Lễ Cầu An: Lễ này được tổ chức vào ngày 15/01 Âm lịch  hàng năm. 
  • Đại lễ Phật Đản: Được tổ chức vào ngày 15/04 Âm lịch để kỷ niệm và tri ân mộc bậc Đại Giác – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã xuất hiện trên cuộc đời. 
  • Lễ Quy y Tam bảo: Lễ này được chùa Hoằng Pháp tổ chức 3 lần/năm nhằm đặt nền móng vững chãi của chánh tín và điều kiện tiên quyết để thực hành đúng chánh pháp là quy y Tam bảo. 
  • Lễ Giỗ Tổ: Lễ này được tổ chức vào ngày 16 tháng 10 Âm lịch. Đây là dịp để chư tăng tưởng nhớ công ơn thầy Tổ – người đã sáng lập ra chùa Hoằng Pháp. 
  • Đêm hoa đăng kỷ niệm đức Phật Di Đà: Được tổ chức vào ngày 17 tháng 11 Âm lịch vào buổi tối. Đêm hoa đăng được tổ chức nhằm lan tỏa thông điệp thắp sáng và truyền trao trí tuệ Phật Pháp. 
Lung linh đêm hoa đăng tại chùa

Lung linh đêm hoa đăng tại chùa (Ảnh: Sưu tầm)

8. Những lưu ý khi ghé thăm chùa Hoằng Pháp

Để hành trình khám chùa Hoằng Pháp thêm trọn vẹn, bạn nhớ dắt túi một số lưu ý nhỏ dưới đây!

8.1. Thời gian nên đi

Thời tiết Sài Gòn có hai mùa nắng – mưa rõ nét, mỗi mùa chùa đều thu hút du khách bằng những vẻ đẹp riêng. Do đó bạn có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu muốn tận hưởng không gian thanh tịnh thì bạn có thể ghé chùa Hoằng Pháp vào ngày thường vì những dịp lễ Tết đầu năm hoặc ngày rằm, mùng một chùa sẽ đông đúc hơn. 

8.2. Ăn uống tại chùa

Chùa Hoằng Pháp có khu nhà ăn vô cùng rộng lớn. Tại đây phục vụ nhiều món chay như: nui chay, phở chay, lẩu nấm chay… được chế biến rất ngon. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn ăn đồ chay thì có thể ghé các quán ăn gần chùa để thưởng thức nhiều món ăn đặc sản Sài Gòn như: hủ tiếu, cơm tấm, bánh mì chảo…

Ngoài các món ăn chay tại chùa bạn có thể ghé một số quán bên ngoài để thưởng thức đặc sản Sài Gòn

Ngoài các món ăn chay tại chùa bạn có thể ghé một số quán bên ngoài để thưởng thức đặc sản Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)

8.3. Cầu xin dưới gốc hoa vô ưu

Hoằng Pháp từ lâu đã nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Sài Gòn. Theo kinh nghiệm của nhiều du khách, khi đến chùa, nếu muốn “cầu được ước thấy” thì hãy cầu dưới gốc hoa vô ưu. Đây là loài cây cổ thụ, mọc theo chùm, cánh hoa đỏ rực. 

8.4. Một số lưu ý khác

  • Khi đến chùa bạn nên mặc trang phục giản dị, sạch sẽ, không mặc váy ngắn, quần áo hở hang. 
  • Trước khi vào chùa nên để điện thoại chế độ rung hoặc tắt điện thoại. Nên chuẩn bị trước nhang thắp, đồ thờ cúng.
  • Không tự ý chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa. 
  • Giữ gìn trật tự, đi nhẹ, nói khẽ, cấm trêu đùa khi vào khuôn viên chùa. 
  • Có ý thức giữ gìn cảnh quan chung của chùa, không vứt rác bừa bãi.
  • Không tự ý sử dụng, lấy bất cứ đồ đạc nào trong chùa về làm của riêng.

Chùa Hoằng Pháp không chỉ là địa điểm tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Sài Gòn mà còn là điểm đến hấp dẫn du khách. Đến chùa, bạn không chỉ được khám phá kiến trúc độc đáo mà còn được trải nghiệm nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc. Nếu có dịp đến Sài Gòn bạn nhất định không được qua ngôi chùa linh thiêng bậc nhất này!

Ngoài chùa Hoằng Pháp Sài Gòn, dải đất hình chữ S còn nhiều thiên đường du lịch nổi tiếng như: Hà Nội, Hạ Long, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc… Đây đều là những thiên đường lý tưởng để bạn trải nghiệm văn hóa ẩm thực và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng. 

Hành trình vi vu sẽ càng thêm đáng nhớ khi bạn đặt phòng tại hệ thống khách sạn, resort Vinpearl để tận hưởng không gian nghỉ dưỡng sang trọng, hiện đại với dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng tiện ích đẳng cấp. Đặc biệt, bạn cũng đừng quên ghi dấu kỳ nghỉ  cùng nhiều trải nghiệm thú vị tại VinWonders

Tận hưởng không gian nghỉ dưỡng sang trọng, tiện nghi tại hệ thống khách sạn, resort Vinpearl

Tận hưởng không gian nghỉ dưỡng sang trọng, tiện nghi tại hệ thống khách sạn, resort Vinpearl

Là thương hiệu vui chơi, giải trí hàng đầu Việt Nam với nhiều cơ sở tại các thiên đường du lịch nổi tiếng như: VinWonders Nam Hội An, VinWonders Nha Trang, VinWonders Hà Nội, VinWonders Phú Quốc… Mỗi cơ sở đều mang đến cho du khách hành trình trải nghiệm với hàng loạt hoạt động độc đáo, mới lạ và đầy hấp dẫn. 

Đến đây, bạn sẽ có cơ hội thử thách bản thân với những trò chơi cảm giác mạnh; chiêm ngưỡng thế giới đại dương bao la; “phá đảo” công viên nước; thưởng thức các show diễn thực cảnh được đầu tư hoành tráng… Tất cả sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị và khó quên!

Khám phá thế giới đại dương kỳ thú

Khám phá thế giới đại dương kỳ thú

Chinh phục các đường trượt đầy thử thách

Chinh phục các đường trượt đầy thử thách

>>> Bạn hãy booking vé vào VinWonders Phú Quốc, Nha Trang, Nam Hội An, Vinpearl Safari Phú Quốc, VinKE & Vinpearl AquariumVinWonders Hà Nội để nhận nhiều ưu đãi cho hành trình vui chơi, khám phá thêm trọn vẹn!

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé