Turn your device in landscape mode.
logo
32 oC
Thứ tư
24/04/2024
32oC
Thứ năm
25/04/2024
30oC
Thứ sáu
26/04/2024
30oC
Thứ bảy
27/04/2024
31oC
Chủ nhật
28/04/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Chùa Hương

Chùa Hương – địa điểm du lịch tâm linh hút khách bậc nhất miền Bắc

11/05/2023 472 views

Chùa Hương từ lâu đã nổi tiếng là điểm đến tâm linh hàng đầu khu vực miền Bắc. Mỗi năm, nơi đây đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu an và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ.

Du lịch tâm linh gần Hà Nội không thể bỏ qua chùa Hương Tích

Du lịch tâm linh gần Hà Nội không thể bỏ qua chùa Hương Tích (Ảnh: Sưu tầm)

Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nhiều di tích thắng cảnh đền, chùa nổi tiếng linh thiêng. Mỗi ngôi chùa Hà Nội dù lớn hay nhỏ đều chứa đựng một câu chuyện và ý nghĩa riêng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng du ngoạn một chuyến khám phá chùa Hương – ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng bậc nhất miền Bắc.

1. Chùa Hương ở đâu? Các cách di chuyển

  • Địa chỉ: thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Hương Tích, chùa Trong. Đây là quần thể đền, chùa, miếu tọa lạc trên núi Hương Sơn, nằm bên hữu ngạn sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội khoảng 55km. 

Để di chuyển đến chùa, du khách có thể lựa chọn một trong các hình thức dưới đây:

1.1. Xe buýt 103 bến xe Mỹ Đình – Hương Sơn

Để tiết kiệm chi phí, bạn có bắt xe bus 103 (Bến xe Mỹ Đình – Hương Sơn) từ Hà Nội để đến chùa Hương Tích. 

  • Tần suất: 15 phút/chuyến
  • Giá vé: 9.000 VNĐ/lượt
  • Thời gian hoạt động: 05:00 – 20:00

Mặc dù tiết kiệm chi phí nhưng di chuyển bằng xe bus mất khá nhiều thời gian. Đặc biệt vào những giờ cao điểm bạn phải chen chúc và không có chỗ ngồi.

Để đến chùa, du khách có thể di chuyển bằng xe bus 103

Để đến chùa, du khách có thể di chuyển bằng xe bus 103 (Ảnh: Sưu tầm)

1.2. Xe máy, ô tô tự lái

Để chủ động hơn trong chuyến hành trình, bạn có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc thuê xe tự lái. Xuất phát từ Hà Nội, bạn di chuyển qua thị xã Hà Ðông, tới Vân Ðình, đến Bến Ðục thì dừng xe để chuyển sang đi thuyền. Sau đó dọc theo Suối Yến với chiều dài khoảng 4km để vào tham quan chùa Hương.  

>>> Khám phá: Lạc vào tiên cảnh tại 13 ngôi chùa miền Bắc đẹp vượt thời gian

2. Giá vé chùa Hương 2024

Giá vé tham quan chùa Hương Tích có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm trong năm. Tuy nhiên, thường giá vé vào cổng chùa cho khách du lịch sẽ bao gồm các khoản phí sau:

  • Giá đi đò: dao động từ 35.000 – 50.000 VNĐ/người 
  • Giá cáp treo khứ hồi: dao động từ 100.000 – 220.000 VNĐ/người
  • Giá tham quan Đền Trình – chùa Thiên Trù – động Hương Tích từ Bến Đục: dao động khoảng 80.000 VNĐ/người

* Giá vé có thể thay đổi theo từng thời điểm.

3. Lịch sử quần thể văn hóa – tôn giáo Hương Sơn

Lịch sử của chùa Hương Sơn bắt đầu từ thế kỷ 15. Tuy nhiên, chùa chính thức được xây dựng với quy mô lớn vào khoảng cuối thế kỷ 17. Vào năm 1947, trong cuộc chiến tranh Đông Dương, chùa gần như bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1988, dưới sự hướng dẫn của cố hòa thượng Thích Thanh Chân, chùa đã được xây dựng lại. 

Vào năm 1994, cổng Nam Thiên Môn cũng được xây dựng, sừng sững giữa núi rừng Hương Sơn. Vào những năm sau này, trụ trì đời thứ 12 – Thượng tọa Thích Minh Hiền đã mở mang và cho xây dựng thêm nhiều công trình mới. Để đến ngày hôm nay, chùa Hương trở thành quần thể kiến trúc hoành tráng, nguy nga.

Chùa được chính thức xây dựng với quy mô lớn vào cuối thế kỷ 17

Chùa được chính thức xây dựng với quy mô lớn vào cuối thế kỷ 17 (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: Du lịch tâm linh là gì? 10 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Việt Nam

4. Kiến trúc chùa Hương Hà Nội

Kiến trúc chùa Hương Hà Nội nằm rải rác trong thung lũng suối Yến. Bao gồm chùa Ngoài (hay còn gọi là Chùa Trò) và chùa Trong. Chùa Ngoài có tam quan được cất trên 3 khoảng sân rộng lớn được lát gạch hoàn toàn và có một tháp chuông 3 tầng mái được dựng ở sân thứ ba. Điểm nhấn đặc biệt của khối kiến trúc này nằm ở hai đầu hồi tam giác được lộ ra ở tầng cao nhất. 

Chùa Trong có nguồn gốc từ một hang động cổ tự nhiên. Trên lối vào động có khắc bốn chữ “Hương Tích động môn” cùng một lối đi lát đá dài tổng cộng 120 bậc dẫn vào động. 

5. Review du lịch chùa Hương có gì?

Chùa Trong là điểm đến tâm linh và du lịch nổi tiếng ở miền Bắc. Không chỉ có không gian tươi mát, yên tĩnh mà nơi đây còn có nhiều kiến trúc độc đáo và cổ kính. Nếu chưa biết khám phá gì ở chùa Hương Tích thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây!

5.1. Động Hương Tích – “Nam thiên đệ nhất động”

Động Hương Tích ở độ cao 390m, để chinh phục động du khách có thể lựa chọn leo bộ hoặc đi cáp treo. Với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, nơi đây được Chúa Trịnh ban tặng danh hiệu “Nam thiên đệ nhất động”. 

Bên trong động là các khối thạch nhũ với nhiều hình dáng khác nhau như: cây vàng, hình con trâu, Cửu Long tranh châu… Hiện nay, động Hương Tích là nơi thờ phụng Phật Bà Quan Âm. Do đó cứ vào dịp đầu năm mới, động lại thu hút nhiều khách du lịch hành hương đến đây thăm viếng, cầu may mắn, bình an. 

Động Hương Tích là nơi thờ phụng Phật Bà Quan Âm

Động Hương Tích là nơi thờ phụng Phật Bà Quan Âm (Ảnh: Sưu tầm)

5.2. Suối Yến nên thơ

Suối Yến chùa Hương nổi tiếng với dòng nước xanh, trong suốt. Cùng với những bức tường đá và khe núi, nơi đây mang đến khung cảnh thơ mộng, hữu tình. Dòng suối dài khoảng 4km và là con đường thủy duy nhất dẫn vào khu chùa Hương. 

Ngồi thuyền xuôi theo dòng nước, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác thư giãn và bình yên. Đồng thời có cơ hội ngắm cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp ở hai bên bờ. Vào mùa lễ hội, dòng suối Yến hiền hòa bỗng sôi động hẳn lên bởi những con thuyền thoi chở khách ra vào vãn cảnh và lễ phật.  

5.3. Bến Đục

Bến Đục chùa Hương nằm bên bờ sông Đáy, là điểm khởi hành để đến chùa Hương. Vào những tháng lễ hội, bến Đục có hàng nghìn chiếc thuyền được sử dụng để đưa đón du khách. Hành trình hơn một giờ đi thuyền trên Suối Yến Vĩ từ bến Đục mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Đặc biệt, nơi đây cũng trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho nhiều nhà thơ. 

Bến Đục nằm bên bờ sông Đáy, là nơi bắt đầu để đến chùa Hương

Bến Đục nằm bên bờ sông Đáy, là nơi bắt đầu để đến chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)

5.4. Đền Trình

Tham quan chùa Hương chắc chắn bạn không được bỏ qua đền Trình. Đền nằm dưới chân núi Ngũ Nhạc với kiến trúc được xây dựng theo phong cách thời Lê với kiểu chữ Tam. 

Đền là nơi thờ tướng Tư Mã – người có công giúp vua Hùng chống giặc ngoại xâm. Không chỉ nổi bật với lối kiến trúc độc đáo mà các tượng võ sĩ, tượng voi chầu ở ngoài sân cùng phong cảnh uy nghiêm, hùng vĩ của núi Ngũ Nhạc mang đến khung cảnh đẹp tựa chốn bồng lai. 

5.5. Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù nằm trong khu vực danh thắng Hương Sơn. Nơi đây còn được mệnh danh là “Biệt chiếm nhất nam phủ”, tức là lâu đài tráng lệ, nguy nga nhất trời Nam. 

Muốn đặt chân đến chùa, bạn phải ngồi thuyền xuôi dòng suối Yến khoảng 4km. Chùa Thiên Trù hấp dẫn du khách bởi không gian thanh tịnh, yên bình, tựa chốn thần tiên. Ngoài ra, ngôi chùa này cũng được xem là công trình nổi bật mang phong cách kiến trúc cổ thời Lê – Nguyễn. 

5.6. Chùa Giải Oan

Ngôi chùa này được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền, là nơi thờ phụng đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Trong chùa có giếng Thanh Trì nước trong suốt không bao giờ cạn. Theo truyền thuyết, đây là nơi đức Chúa Ba dùng để tắm, tẩy sạch bụi trần trước khi đi vào cõi Phật. Do đó giếng này còn được gọi là giếng Giải Oan. 

Du khách đi lễ chùa Hương thường ghé nơi đây múc nước giếng uống để cầu mong thoát khỏi mọi nỗi oan ức. Chùa giải Oan có kiến trúc độc đáo, nằm giữa khung cảnh thiên nhiên u tịch càng tăng thêm vẻ huyền bí, tôn nghiêm. 

Chùa Giải Oan được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền

Chùa Giải Oan được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền (Ảnh: Sưu tầm)

5.7. Chùa Tuyết Sơn

Chùa Tuyết Sơn hay còn gọi là chùa Bảo Đài nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh chùa Hương. Chùa được xây dựng theo kiến trúc cổ Việt Nam thời Lê – Trịnh. 

Bước qua khu vực tam quan là khoảng sân rộng, hai bên là hàng câu vua thẳng tắp. Khuôn viên chùa khiêm tốn, bước qua vài chục bậc thang là đến chính điện. Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc và cách bài trí tượng Phật trong chùa vẫn được giữ nguyên vẹn. 

Sau khi vãn cảnh chùa Tuyết Sơn, du khách có thể men theo con đường nhỏ sát vách núi để đến động Tuyết Sơn. Động có nhiều khối nhũ đá với đủ mọi hình thù và được chia thành hai nhánh nhỏ. Một bên là tam bảo thờ Phật, một bên được sắp xếp như điện thờ Mẫu. 

5.8. Chùa Long Vân

Chùa được xây dựng vào năm 1920, tựa như cái nhà ở trên đồi. Cổng chùa ở dưới thấp, gần sát bến đò. Đứng ở hiên chùa Long Vân nhìn xuống sẽ trông rõ cả suối và ruộng đồng, khung cảnh vô cùng thơ mộng, hữu tình. Tham quan chùa Hương, chắc chắn du khách không thể bỏ qua ngôi chùa độc đáo này. 

5.9. Chùa Thanh Sơn

Chùa Thanh Sơn nằm trong khu danh thắng chùa Hương. Chùa được xây dựng vào năm 1860 trên thế đất Phượng Hoàng ẩm Thủy. Chùa Thanh Sơn nằm bên suối nước từ Thung Luôn chảy ra, cạnh là động sâu vào lòng núi. Ngôi chùa này nổi bật với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tiêu biểu cho tín ngưỡng mang màu sắc Việt Nam.  

Chùa Thanh Sơn

Chùa Thanh Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

5.10. Mùa lễ hội nô nức vào tháng 1 – tháng 4

Mùa lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm mà hàng ngàn du khách và phật tử đổ về chùa để tham gia các nghi thức tín ngưỡng và lễ hội truyền thống. 

Đến chùa Hương Tích vào thời gian này, du khách không chỉ được thắp hương, chiêm bái, cầu an mà còn có cơ hội tham gia nhiều trò chơi như: kéo co, thổi cơm…

5.11. Mùa hoa gạo nở đỏ rực khoảng tháng 5 – tháng 9

Cứ vào độ tháng 5 đến tháng 9, du khách đến chùa Hương sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của những cây hoa gạo cổ thụ bung nở dọc hai bên suối Yến, lối vào động Hương Tích. 

Đây là thời điểm hoa gạo nở rực rỡ nhất và đẹp nhất. Du khách có thể ngồi thuyền trôi nhẹ trên dòng suối Yến hoặc đi cáp treo để ngắm nhìn những cây gạo nở đỏ thắm trước ngôi chùa Giải Oan.

5.12. Mùa hoa súng nở bung trên mặt nước từ tháng 10 – tháng 12

Hoa súng nở rộ trên suối Yến là một trong những điểm thu hút du khách khi đến khu thắng cảnh chùa Hương. Cứ vào độ tháng 10, tháng 11 và tháng 12, những bông hoa súng lại phủ đầy trên mặt nước, tô điểm cho dòng suối Yến thơ mộng dẫn đến chùa Hương Tích. 

Hoa súng nở vào sáng sớm khi sương vẫn còn giăng kín cả núi non chùa Hương và khép lại khi nắng trưa bắt đầu gay gắt. Do đó nếu muốn thưởng thức hoa và chụp hình sống ảo thì bạn nên đến suối Yến vào khoảng 7 giờ đến 9 giờ. Chắc chắn khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây sẽ khiến bạn phải mê đắm. 

Hoa súng nở rộ trên dòng suối Yến

Hoa súng nở rộ trên dòng suối Yến (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Mách bạn: [Lưu gấp] 15 địa điểm du lịch ngoại thành Hà Nội ĐẸP & HOT nhất 2024

6. Tìm hiểu về lễ hội chùa Hương

  • Địa điểm tổ chức: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
  • Thời gian diễn ra lễ hội: bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng Ba Âm lịch

Lễ hội chùa Hương là một trong những sự kiện tôn giáo lớn nhất ở khu vực miền Bắc. Hội thường kéo dài trong vòng 3 tháng từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch, thu hút sự tham gia của hàng triệu Phật tử và du khách từ khắp nơi trên cả nước.  

Phần Hội chùa Hương bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí diễn ra trên các thôn làng, tuyến đường của xã Hương Sơn. Trong đó có thể kể đến như: leo núi, chèo thuyền, hát chầu văn. Vào những ngày này, đi dọc trên các bến đò, du khách sẽ được nghe những làn điệu dân ca hát xẩm, hát chèo vô cùng độc đáo. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về lễ hội chùa Hương các bạn có thể tham khảo tại đây.

7. Ăn gì ở Hương Sơn?

Là khu du lịch nổi tiếng, do đó quanh chùa Hương có rất nhiều nhà hàng phục vụ nhiều món ăn ngon đáp ứng nhu cầu của du khách. Đến đây, bạn có thể thưởng thức một số món ăn đặc sản như: dê núi, bò rừng, nhím… Tuy nhiên, vào mùa lễ hội, không ít quán ăn ở đây thường chặt chém giá, do đó để tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn một số món ăn nhẹ để mang đi. 

>>> Gợi ý: Du lịch Hà Nội ăn gì? Toplist các món ăn Hà Nội SIÊU NGON, NỔI TIẾNG nhất

8. Đặc sản chùa Hương làm quà

Du lịch chùa Hương nếu chưa biết mua gì làm quà thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Rau sắng: hay còn được gọi là rau ngót rừng, rau mì chính. Rau sắng có thể nấu canh, xào vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Loại rau này thu hoạch vào khoảng tháng 2, tháng 3 Âm lịch, do đó đi hội chùa Hương bạn dễ dàng mua đặc sản này về làm quà. 
  • Chè lam: chè được làm từ bột gạo nếp cái, gừng tươi, bột quế, lạc rang dẻo. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị cay cay của dừng, vị mềm dẻo của bột gạo và vị ngọt của mật mía. Đây là đặc sản mua về làm quà vô cùng lý tưởng. 
  • : đây là loại quả nổi tiếng nhất ở chùa Hương. Mơ khi chín có màu vàng, mùi thơm nhẹ, không chua gắt nên từ trẻ em đến người gia đều có thể thưởng thức. Ngoài ra, bạn có thể mua mơ về ngâm làm siro để giải nhiệt ngày hè. 
  • Bánh củ mài: loại bánh này cực kỳ phổ biến ở chùa Hương. Bạn có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi. Bánh được bán dưới dạng khối to hoặc đóng thành gói nhỏ, giá bánh khá mềm, thích hợp để bạn mua về làm quà cho người thân, bạn bè.   
Du lịch chùa Hương bạn có thể mua rau sắng về làm quà

Du lịch chùa Hương bạn có thể mua rau sắng về làm quà (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, nếu trên đường về di chuyển qua Vân Đình, bạn đừng quên ghé mua 1 vài con vịt nướng để thưởng thức và làm quà cho người thân.

9. Kinh nghiệm đi chùa Hương cần biết

Để hành trình khám phá chùa Hương Tích thêm trọn vẹn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự. 
  • Ở gần khu vực chùa có chuẩn bị lễ, tuy nhiên giá thành thường cao. Do đó bạn nên chuẩn bị lễ trước ở nhà để tiết kiệm chi phí. 
  • Đến chùa Hương vào dịp lễ hội, bạn nên bảo quản tư trang cá nhân cẩn thận vì khách ghé thăm rất đông. 
  • Nên chuẩn bị trước nước uống và một số đồ ăn nhẹ vì các mặt hàng này ở chùa Hương được bán với giá rất cao. 
  • Trước khi đến chùa, nên cập nhật trước dự báo thời tiết để chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. 

Bên cạnh chùa Hương, du lịch Hà Nội du khách còn có thể vui chơi, giải trí tại nhiều địa điểm thú vị khác. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến VinKE & Vinpearl Aquarium tại TTTM Vincom Mega Mall Times City

Thủy cung Times City Vinpearl Aquarium với diện tích lên đến 4.000m2. Đây là mái nhà chung của hơn 30.000 sinh vật biển. Tại đây, du khách không chỉ thỏa thích chụp hình dưới đường hầm mái vòm, khám phá hệ sinh thái biển kỳ thú mà còn được thưởng thức nhiều chương trình và show diễn độc đáo. 

Thủy cung Vinpearl Aquarium là nơi cư trú của hơn 30.000 sinh vật biển

Thủy cung Vinpearl Aquarium là nơi cư trú của hơn 30.000 sinh vật biển

Cạnh thủy cung là khu vui chơi cho trẻ em VinKE. Được xây dựng với mô hình chơi mà học vô cùng bổ ích, đến đây các bé sẽ được học hỏi và trải nghiệm mô hình nghề nghiệp thực tế như: đầu bếp, lính cứu hỏa, cảnh sát giao thông… Ngoài ra, bé có thể thỏa thích vui chơi với hàng trăm máy Games hiện đại cùng nhiều trò chơi hấp dẫn khác. 

VinKE mang đến mô hình học mà chơi bổ ích

VinKE mang đến mô hình học mà chơi bổ ích

Đặt ngay vé VinKE & Vinpearl Aquarium

Chùa Hương không chỉ là thắng cảnh du lịch mà còn là điểm đến tâm linh cho những ai muốn tìm về với đất Phật. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn bỏ túi được nhiều kinh nghiệm hữu ích để có chuyến khám phá chùa Hương thú vị và ý nghĩa.

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé