Turn your device in landscape mode.
logo
33 oC
Chủ nhật
19/05/2024
33oC
Thứ hai
20/05/2024
30oC
Thứ ba
21/05/2024
30oC
Thứ tư
22/05/2024
29oC
Thứ năm
23/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Khám phá lễ hội Tháp Bà Ponagar: Lễ hội dân gian đặc sắc của đồng bào Chăm

29/11/2022 2652 views

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra từ ngày 20 – 23 tháng 3 (âm lịch) hàng năm tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là hoạt động văn hóa đặc sắc, được tổ chức với quy mô lớn, trang trọng và có nhiều hoạt động thú vị, thu hút đông đảo du khách đến tham dự.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar 2022

Lễ hội Tháp Bà Ponagar 2022 đón hơn 100 đoàn khách tham gia (Ảnh: Sưu tầm)

Du lịch Nha Trang hấp dẫn không chỉ vì cảnh đẹp, món ngon mà còn nhờ sự đặc sắc của văn hóa. Tiêu biểu là lễ hội Tháp Bà Ponagar – một lễ hội ở Nha Trang được tổ chức hàng năm, nổi tiếng với quy mô lớn, ý nghĩa trọng đại, nghi thức linh thiêng và nhiều trải nghiệm thú vị.

1. Lễ hội Tháp Bà ở đâu? Nguồn gốc lễ hội Tháp Bà Ponagar là gì?

1.1 Lễ hội Tháp Bà diễn ra ở đâu?

Lễ hội Tháp Bà Ponagar là hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức hàng năm tại di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia Tháp Bà Ponagar Nha Trang. Đây là một trong những địa điểm du lịch Nha Trang nổi tiếng nằm trên ngọn đồi Cù Lao, ngay cửa sông Cái (thuộc Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa).

1.2 Nguồn gốc lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà diễn ra vào mùa nào? Đây vốn là lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm tại Nha Trang, Khánh Hòa, được tổ chức vào mùa xuân hàng năm để tưởng nhớ nữ thần Ponagar (còn gọi là Bà Thiên Y A Na, Thánh Mẫu Chúa Ngọc). Lễ hội cũng là dấu ấn văn hóa điển hình, gắn liền với tâm thức thờ mẫu có từ lâu đời của dân tộc Việt.

Đối với người Chăm, Bà Ponagar là mẹ xứ sở, một vị nữ thần có công lao tạo dựng và bảo trợ cho cuộc sống của đồng bào nơi đây. Theo truyền thuyết, bà đã dạy người dân cách lao động sản xuất, từ trồng trọt, chăn nuôi đến dệt vải để từ đó mọi người có được cuộc sống no ấm, đủ đầy.

Tượng Mẹ xứ sở Ponagar

Tượng Mẹ xứ sở Ponagar (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem ngay: TOP 30 khu du lịch tại Nha Trang HOT NHẤT 2024 không nên bỏ lỡ

2. Các nghi thức chính linh thiêng của lễ hội Tháp Bà Ponagar

Là lễ hội dân gian truyền thống, các nghi thức chính của lễ hội Tháp Bà Ponagar được thực hiện cầu kỳ, trang trọng và vô cùng trang nghiêm với các phần sau:

  • Lễ thay y: giờ Ngọ ngày 20/3 âm lịch

Chủ trì lễ tế dâng trầm hương, nhang, hoa trái và tiến hành khấn vái. Trong lúc đó các thành viên đội thay y sẽ sắp xếp đồ lễ, cởi xiêm y, mũ miễn và thực hiện nghi thức tắm tượng bằng nước rượu nấu cùng với 5 loại hoa thơm. Cuối cùng là mặc xiêm y mũ miện mới cho tượng Mẹ.

Bộ xiêm y thay ra được giặt sạch bằng nước thơm, sau đó bày cho du khách và đồng bào chiêm ngưỡng. Phần nước dùng để tắm tượng được người dân xin lấy phước, trừ tà, cầu may mắn và sức khỏe. Nước đó dùng để rửa mặt, tưới lên ghe thuyền hoặc tắm cho trẻ con.

Lễ thay y diễn ra tại đền chính

Lễ thay y diễn ra tại đền chính khu di tích Ponagar (Ảnh: Sưu tầm)

  • Lễ thả hoa đăng: từ 19:00 – 21:00 ngày 20/3 âm lịch

Những người tham gia lễ hội cùng nhau thả nến và hoa trên sông, bao gồm 5 bông lớn và 10.000 bông nhỏ trên sông. Đây là nghi thức để cầu siêu cho vong linh.

  • Lễ cầu quốc thái dân an: từ 6:00 – 8:00 ngày 21/3 âm lịch

Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo tỉnh Khánh Hòa tiến hành nghi lễ chính này. Đại lễ hướng tới sự mong cầu bình an, phồn vinh và hạnh phúc cho đất nước.

  • Lễ cúng Ngọ, cúng thí thực: từ 12:00 – 12:30 ngày 21/3 âm lịch

Tại Tháp chính, lễ vật được bày biện và dâng lên Mẫu và cúng cô hồn.

  • Tế lễ cổ truyền: từ 4:00 – 6:00 ngày 23/3

Lễ do các cụ hào lão của đình dâng lên, tiến hành theo nghi thức trang nghiêm, cổ truyền.

Nghi thức trang nghiêm được thực hiện trong Lễ hội

Nhiều nghi thức trang nghiêm được thực hiện trong Lễ hội Tháp Bà Ponagar (Ảnh: Sưu tầm)

  • Lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương: từ 06:00 – 09:00 ngày 23/3 âm lịch

Ở tiền đình, sân lễ được dựng lên, hướng vào điện thờ Mẹ xứ sở, dâng vật phẩm cúng gồm hương, trầu cau, rượu, vàng bạc, phong bì đựng tiền và 2 roi chầu. Trong lúc dâng cúng, đoàn Hát Bội hát cúng Bà bằng các tích tuồng đã được tuyển chọn từ trước. Trước khi kết thúc bài hát, Lễ Tôn Vương sẽ được cử hành một cách trang nghiêm.

  • Lễ Dâng hương tạ Mẫu: 23:00 – 24:00 ngày 23/3 âm lịch

Đúng như tên gọi, đây là lễ để dâng hương đăng lễ tạ mẫu trước khi kết thúc 3 ngày diễn ra Lễ hội Tháp Bà Ponagar.

  • Múa Bóng và hát Văn: diễn ra trong suốt 3 ngày từ 21 – 23/3 âm lịch

Thông thường, dịp lễ hội này sẽ đón khoảng hơn 100 đoàn trong và ngoài tỉnh đến dâng lễ. Chào đón các đoàn là những thành viên hầu lễ đứng ở sân tháp chính. Sau đó là các màn múa Bóng và hát Văn ngay trước tháp chính. Những ngày này còn có kịch diễn tích tuồng cổ liên quan đến Mẹ xứ sở.

Hoạt động văn nghệ xuyên suốt lễ hội

Hoạt động văn nghệ diễn ra xuyên suốt lễ hội (Ảnh: Sưu tầm)

  • Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu: từ 10:00 – 15:00 ngày 23/3

Hội được tổ chức với sự tham gia của các đoàn dự lễ. Theo đó, Ban tổ chức chuẩn bị sẵn các vại đựng nước lấy từ chùa hang, đặt trước sân thấp chính. Những người tham gia sẽ đội chum lên đầu, rưới nước lên tháp. Trong khi đó từng đoàn thi bày biện mâm quả. Đội nào sắp xếp đẹp nhất sẽ được dùng để dâng Mẫu tháp chính, những mâm khác dâng cửa các tháp còn lại trong khu di tích.

Thi rước nước trong lễ hội Tháp Bà Ponagar

Thi rước nước trong lễ hội Tháp Bà Ponagar (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Tham khảo: TOPLIST 18 đặc sản Nha Trang NGON không thể bỏ lỡ “ăn 1 lần nhớ 1 đời” 

3. Ý nghĩa lễ hội Tháp Bà Ponagar

Lễ hội Tháp Bà Ponagar thu hút sự tham gia của đông đảo người dân đồng bào dân tộc Kinh, Chăm, Raglai khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Được lưu truyền, gìn giữ qua nhiều thế hệ, lễ hội là dịp để người dân bày tỏ thành kính và lòng biết ơn đến Mẹ xứ sở. Đây cũng là cơ hội cho bà con hướng về cội nguồn, tôn vinh các giá trị truyền thống, kết nối cộng đồng. Bên cạnh đó, qua phần thuyết minh về lễ hội Tháp Bà Ponagar, dịp lễ còn là bài học giáo dục thế hệ sau về lòng biết ơn, đạo lý và văn hóa dân tộc.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar đón nhiều đoàn khách từ khắp nơi đến tham gia

Lễ hội Tháp Bà Ponagar đón nhiều đoàn khách từ khắp nơi đến tham gia (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Lưu ngay: Khách sạn Nha Trang: TOP địa chỉ nghỉ dưỡng TỐT NHẤT 2024 

4. 03 trải nghiệm hấp dẫn khác không thể bỏ qua khi tới Tháp Bà Ponagar

Nha Trang có gì chơi? Nếu muốn có những trải nghiệm khác biệt, bạn hãy một lần đến đây vào dịp diễn ra lễ hội Tháp Bà Ponagar và thưởng thức văn hóa đặc sắc nơi đây. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với du lịch khám phá khu di tích lịch sử đồ sộ này với các trải nghiệm sau:

4.1. Chiêm ngưỡng kiến trúc Chăm Pa độc đáo

Quần thể di tích Tháp Bà Ponagar được xây dựng từ khoảng hơn 10 thế kỷ trước. Đây là công trình quy mô lớn, đại diện cho kiến trúc thời Chăm cổ và được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Tháp Bà Ponagar được xây dựng từ những viên gạch đất nung liên kết chặt chẽ với nhau mà không cần dùng đến chất kết dính. Khắp quần thể di tích vẫn còn tồn tại những kiến trúc điêu khắc độc đáo, thể hiện nền văn minh thời xa xưa.

Kiến trúc Chăm Pa điển hình tại Tháp Bà Ponagar

Kiến trúc Chăm Pa điển hình tại Tháp Bà Ponagar (Ảnh: Sưu tầm)

4.2. Khám phá 3 tầng khu di tích Tháp Bà Ponagar

Toàn bộ khu di tích có 3 tầng mặt bằng và 4 tháp lớn, từ chân núi đi lên lần lượt là:

  • Tầng tháp cổng: hiện nay đã không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại những dấu tích về kiến trúc cổ, bao gồm các cột trụ, bậc thang đá dẫn đến tầng 2.
  • Tầng Mandapa (nhà tĩnh tâm): đây là địa điểm diễn ra các nghi thức chính của lễ hội Tháp Bà Ponagar, nơi du khách đến hành hương, an tĩnh và thư giãn.
  • Tầng 3: tại đây có ngọn tháp đồ sộ, cao hơn 23m, được xây bằng gạch nung. Từ nơi đây, du khách có thể ngắm nhìn cảnh thiên nhiên tráng lệ xung quanh.

4.3. Thỏa sức check in với ngàn background xịn sò

Tại Tháp Bà Ponagar, dấu ấn thời gian được thể hiện qua từng chi tiết, gợi đến một nền văn minh cổ thời xa xưa. Với cảnh đẹp và kiến trúc độc đáo, đây còn là một trong những điểm check in Nha Trang tuyệt vời, cho du khách có được những bức hình ấn tượng, đẹp – độc – lạ.

Check-in tại Tháp Bà Ponagar

Check-in tại Tháp Bà Ponagar (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh kế hoạch khám phá cảnh đẹp Nha Trang và tìm hiểu văn hóa độc đáo nơi đây, du khách đừng quên sắp xếp thời gian để cùng bạn bè, người thân vui chơi thả ga với những cảm xúc bùng nổ tại VinWonders Nha Trang. Đây là công viên giải trí tọa lạc trên Hòn Tre xinh đẹp và hiện đang nắm giữ nhiều kỷ lục ấn tượng về quy mô và công trình, kiến trúc.

Với 6 phân khu khác nhau, du khách khi đến VinWonders Nha Trang sẽ được trải nghiệm những hoạt động giải trí đẳng cấp thế giới. Điển hình là công viên dưới nước, trò chơi cảm giác mạnh, loạt show diễn đỉnh cao và hệ động – thực vật quý hiếm, đa dạng và đầy sắc màu nơi đây. Ở bất kỳ đâu trong khu vui chơi, bạn cũng có thể dễ dàng chụp được những bức hình lung linh, rực rỡ.

Vui chơi tại VinWonders Nha Trang

Vui chơi tại VinWonders Nha Trang (Ảnh: Sưu tầm)

Đặt ngay vé VinWonders Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một trong những nét văn hóa đặc sắc mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến Nha Trang vào mùa xuân. Với sự đông vui, nhộn nhịp nhưng không kém phần trang trọng, chắc chắn bạn sẽ có được trải nghiệm thú vị và khó quên. Tham gia lễ hội cũng là dịp để mỗi du khách nâng tầm hiểu biết văn hóa, tiếp thu và học hỏi những giá trị tốt đẹp của cha ông ta để lại

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé