Turn your device in landscape mode.
logo
26 oC
Thứ năm
16/05/2024
26oC
Thứ sáu
17/05/2024
30oC
Thứ bảy
18/05/2024
30oC
Chủ nhật
19/05/2024
30oC
Thứ hai
20/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
Lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu – lăng miếu đẹp và linh thiêng ở Sài Gòn

31/01/2024 107 views

Lăng Ông Bà Chiểu là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Sài Gòn. Đồng thời đây còn là công trình cổ nhất Sài Gòn với lịch sử lâu đời, kiến trúc ấn tượng và các lễ hội độc đáo.

Lăng Ông Bà Chiểu linh thiêng

Ngôi đền linh thiêng thu hút nhiều du khách thập phương (Ảnh: Sưu tầm)

Lăng Ông Bà Chiểu là một điểm dừng chân lý tưởng trong chuyến du lịch Sài Gòn để du khách có thể tìm hiểu về lịch sử cũng như khám phá những nét kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Cùng tìm hiểu chi tiết về lăng từ lịch sử, kiến trúc, lễ hội… cùng những thông tin hữu ích khác dưới đây.

1. Lăng Ông Bà Chiểu địa chỉ ở đâu?

  • Địa chỉ: Số 1 Đ. Vũ Tùng, P1, Q. Bình Thạnh

Lăng Ông Bà Chiểu hay còn có tên gọi khác là Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng giữa lòng Sài Gòn. Lăng được bao quanh bởi 4 con đường là Trịnh Hoài Đức, Lê Văn Duyệt, Vũ Tùng và Phan Đăng Lưu. Lăng nằm trong khuôn viên rộng tới 18.500m2, nằm ngay cạnh chợ Bà Chiểu nên còn có tên gọi dân gian khác là Lăng Ông Bà Chiểu. Có dịp ghé đây, du khách sẽ được tham quan kiến trúc độc đáo cũng như tham dự các lễ hội linh thiêng tại lăng.

Lăng Ông Bà Chiểu nằm trong khuôn viên rộng

Tìm hiểu Lăng Ông Bà Chiểu ở đâu giúp du khách lên kế hoạch tham quan trọn vẹn (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: Tổng hợp 10 ngôi chùa ở Sài Gòn đẹp và nổi tiếng linh thiêng

2. Lăng Ông Bà Chiểu thờ ai?

Nhiều du khách khi nghe đến Lăng Ông Bà Chiểu thường nhầm lẫn rằng lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Nhưng trên thực tế, nơi đây là khu đền và ngôi mộ đôi thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và bà Đỗ Thị Phận là vợ ông. Ngoài lăng mộ của 2 ông bà còn có 2 ngôi mộ của 2 cô hầu được xây bên ngoài khuôn viên lăng. 

Lăng Ông Bà Chiểu

Thuyết minh về Lăng Ông Bà Chiểu chi tiết giúp du khách hiểu thêm về lịch sử, kiến trúc… (Ảnh: Sưu tầm)

3. Lịch sử Lăng Lê Văn Duyệt

Lịch sử hình thành Lăng Ông Bà Chiểu được thể hiện qua các cột mốc quan trọng sau:

  • Năm 1835: Sau sự biến thành Phiên An ông Lê Văn Duyệt bị buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn. Cùng lúc, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, ở trên bia đá có khắc tám chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử”.
  • Năm 1841: Khi vua Thiệu Trị lên ngôi, ngài đã cho dẹp bỏ trụ đá hài tội và đắp lại mộ.
  • Năm 1848: Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước cho ông Lê Văn Duyệt. Nhà vua Tự Đức nhận đề nghị, truy phong ông và trao phẩm hàm cho con cháu ông. Sau đó, vua cho mở rộng mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định và cải tạo miếu thờ.
  • Năm 1988: Lăng được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Một góc của ngôi đền cổ nhất Sài Gòn

Một góc của ngôi đền cổ nhất Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)

4. Kiến trúc độc đáo của Lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu mang đậm kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn với kiểu mái “trùng thiềm điệp ốc” và các kỹ thuật chạm khắc gỗ, đá tinh xảo. Lăng Ông Bà Chiểu được bao quanh bởi cây xanh, nằm trên một gò đất cao hình lưng rùa và gồm 4 cổng. Đi vào lăng từ cổng Tam quan, du khách sẽ nhìn rõ kiến trúc của lăng gồm Nhà bia, lăng mộ và miếu thờ với kiến trúc độc đáo, ấn tượng.

4.1. Nhà bia

Nhà bia tại Lăng Ông Bà Chiểu được xây dựng như một điện nhỏ với mái lợp ngói âm dương, tường gạch. Trên bia đá được khắc chữ Hán với nội dung ca tụng công đức của ông Lê Văn Duyệt. Ngoài ra, phần cuối của bia cũng có nhắc đến phu nhân ông Lê Văn Duyệt và Phan Công Lương Khê. 

Nhà bia trong lăng

Nhà bia trong lăng (Ảnh: Sưu tầm)

4.2. Khu lăng mộ

Khu lăng mộ trong Lăng Ông Bà Chiểu gồm 2 ngôi mộ của ông Lê Văn Duyệt và vợ. Hai ngôi mộ được xây dựng giống nhau, đặt song song nhau và mang hình dạng như một con rùa đang nằm. Du khách đến đây có thể làm lễ, hành hương vì trước một có một khoảng sân nhỏ để làm lễ.

Khu lăng mộ gồm 2 ngôi mộ có cấu trúc tương tự nhau

Khu lăng mộ gồm 2 ngôi mộ có cấu trúc tương tự nhau (Ảnh: Sưu tầm)

4.3. Miếu thờ

Khu miếu thờ trong Lăng Ông Bà Chiểu là khu vực có kiến trúc độc đáo nhất nên thường được du khách đến check in nhiều. Khu miếu thờ mang đậm phong cách kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn gồm tiền điện, trung điện, chính điện. Các kỹ thuật chạm khắc gỗ, đá, sành sứ trong miếu thờ cũng rất tinh xảo tạo nên vẻ đẹp cổ kính cho miếu thờ đến tận ngày nay.

Kiến trúc Lăng Ông Bà Chiểu ấn tượng

Kiến trúc Lăng Ông Bà Chiểu với nhiều nét độc đáo, ấn tượng (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Lưu ngay: 15 địa điểm du lịch Sài Gòn nổi tiếng thu hút khách bốn phương nhất năm 2024

5. Tìm hiểu lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu

Hàng năm tại Lăng Ông Bà Chiểu sẽ diễn ra 2 lễ hội là lễ giỗ ông Lê Văn Duyệt và lễ Khai hạ – Cầu an. Nếu có dịp đến lăng vào 2 lễ hội này, du khách sẽ có dịp được cầu may mắn, cầu bình an cho bản thân và gia đình.

5.1. Lễ giỗ Lê Văn Duyệt

Vào ngày mùng 2 và ngày mùng 2 tháng 8 Âm lịch, tại Lăng Ông Bà Chiểu sẽ tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng. Khi ông Lê Văn Duyệt mất, dân gian xem ông như một vị thần nên lễ giỗ sẽ được cử hành theo nghi thức cấp tiểu cung đình triều Nguyễn và việc thờ cúng, tế lễ ông sẽ mang nghi thức thờ thần, tế thần. 

Lễ giỗ ông Lê Văn Duyệt

Nhiều người dân, du khách đi lễ giỗ ông Lê Văn Duyệt (Ảnh: Sưu tầm)

5.2. Lễ Khai hạ – Cầu an

Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội Khai hạ – Cầu an tại Lăng Ông Bà Chiểu thu hút rất nhiều người dân và du khách bốn phương về tham dự. Lễ hội được tổ chức vào mùng 7 Tết Âm lịch hàng năm và được chia thành các phần hạ nêu, khai hạ, khai bút, khai ấn. Du khách đến tham dự lễ hội này với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, mọi sự bình an và hanh thông.

Lễ Khai hạ - Cầu an

Lễ hội được diễn ra hàng năm (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Dắt túi: Review chi tiết du lịch Sài Gòn 1 ngày về địa điểm vui chơi, ăn uống nổi tiếng

6. Tục xin xăm ở Lăng Lê Văn Duyệt

Ngoài 2 lễ hội nổi tiếng ở trên, Lăng Ông Bà Chiểu còn nổi tiếng với tục xin xăm. Ở khu Tây Lang của lăng, rất nhiều người dân và du khách đến xin xăm, sau khi xin được xăm sẽ ra khu bên cạnh đến giải xăm. Đây là một phong tục đẹp và quen thuộc của người Sài Gòn xưa với mong muốn cầu xin sức khỏe và giải trừ bệnh tật.

Đến lăng, để xin xăm du khách có thể thực hiện như sau:

  • Du khách quỳ gối, chắp 2 tay và thành tâm cầu khấn xin xăm. Khi khấn, bạn cần nói rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở và những nguyện vọng của bản thân.
  • Sau khi khấn xong, du khách vái 3 lạy và xin rút quẻ. Du khách chỉ rút duy nhất 1 lần và rút đúng 1 quẻ.
  • Trên thẻ có viết số thứ tự và chữ nho, bạn chỉ cần tìm bài thơ tương ứng theo số thứ tự và đọc phần dịch nghĩa để có thể hiểu về thẻ.
Xin xăm ở Lăng Ông Bà Chiểu

Phong tục xin xăm rất phổ biến với người Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)

7. Những lưu ý khi tham quan, chụp hình ở Lăng Ông Bà Chiểu

Để có chuyến tham quan, chụp hình ở Lăng Ông Bà Chiểu được ý nghĩa, trọn vẹn nhất du khách đừng quên lưu lại những lưu ý hữu ích dưới đây:

  • Trang phục: Để tôn trọng không gian lăng mộ, du khách nên lựa chọn những bộ trang phục lịch sự, kín đáo, không quá hở hang. Một gợi ý cho du khách là bạn có thể lựa chọn mặc những bộ áo dài khi đến lăng vừa thể hiện được nét văn hóa Việt, vừa lưu lại được những bức ảnh đẹp.
  • Thời gian tham quan: Du khách nên tìm hiểu trước thời gian tham quan của lăng để tránh đến lăng vào khung giờ lăng đã đóng cửa.
  • Tuân thủ các nội quy/quy định của lăng: Lăng có quy định không được mang đồ ăn và nước uống vào bên trong nên bạn không nên chuẩn bị hoặc mua đồ ăn từ ngoài vào.
  • Giữ vệ sinh: Du khách nên vứt rác đúng nơi quy định, tránh vứt rác bừa bãi. 
Không gian thanh tịnh của Lăng Ông Bà Chiểu

Mẹo nhỏ khi đến lăng (Ảnh: Sưu tầm)

Là điểm đến tâm linh nổi tiếng của người dân Sài Gòn và du khách thập phương, Lăng Ông Bà Chiểu là nơi “cầu bình an – thấy bình an” của nhiều du khách. Nếu có dịp đến lăng, du khách không chỉ được khám phá kiến trúc độc đáo của lăng mà còn có thể tìm thấy không gian thanh tịnh, yên bình giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp. Hy vọng với những thông tin mà VinWonders chia sẻ trên đây, bạn sẽ có chuyến tham quan, hành hương trọn vẹn nhất.

Sau khi kết thúc hành trình khám phá Hồ Chí Minh, nếu bạn đang lên kế hoạch đến những địa điểm tiếp theo thì nhất định đừng bỏ qua Nha Trang, Hội An, Phú Quốc, Hạ Long, Hà Nội… Đây đều là những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, gây ấn tượng với du khách bốn phương ở các địa danh đẹp, các món ăn ngon và các khu vui chơi hấp dẫn. Trong đó không thể không kể đến các cơ sở của VinWonders đang là điểm đến thu hút rất nhiều du khách đến vui chơi cùng gia đình, bạn bè. 

Khi đến VinWonders, một loạt các hoạt động, trải nghiệm thú vị và hấp dẫn đang chờ du khách khám phá và chinh phục. Nếu bạn là team của các trò chơi cảm giác mạnh hãy thử sức mình với Cú rơi thế kỷ, Đu quay dây văng… Nếu bạn yêu thích khám phá các sinh vật biển quý hiếm thì hãy ghé thế giới đại dương lung linh để chiêm ngưỡng. Nếu du khách thích tận hưởng làn nước mát lạnh và chinh phục các trò chơi nước thì đừng quên công viên nước. Chắc chắn VinWonders sẽ giúp du khách lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất bên gia đình, bạn bè.

Thế giới đại dương với nhiều sinh vật biển quý hiếm 

Thế giới đại dương với nhiều sinh vật biển quý hiếm

Đường trượt đầy thách thức tại VinWonders

Những đường trượt đầy thách thức đang chờ đón du khách

Ngoài ra, để chuyến du lịch được trọn vẹn hơn bạn đừng quên đặt phòng tại hệ thống nghỉ dưỡng Vinpearl. Vinpearl mang đến kỳ nghỉ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc cho du khách với hệ thống phòng nghỉ sang trọng cùng các dịch vụ, tiện ích đạt chuẩn 5 sao quốc tế.

Resort, khách sạn của Vinpearl

Các resort, khách sạn của Vinpearl đều nằm ở các vị trí đắc địa

>>> Ngay hôm nay Booking vé vào VinWonders Phú Quốc, Nha Trang, Nam Hội An, Vinpearl Safari Phú Quốc, VinKE & Vinpearl Aquarium để vui chơi quên lối về với những hoạt động hấp dẫn

 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé