Turn your device in landscape mode.
logo
28 oC
Thứ ba
14/05/2024
28oC
Thứ tư
15/05/2024
30oC
Thứ năm
16/05/2024
29oC
Thứ sáu
17/05/2024
30oC
Thứ bảy
18/05/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Lăng vua Thiệu Trị Huế

Kinh nghiệm tham quan lăng vua Thiệu Trị Huế đầy đủ và MỚI nhất 2024

25/02/2023 715 views

Lăng vua Thiệu Trị Huế trầm mặc và thanh thoát, nổi bật với kiến trúc độc đáo cùng những đường nét chạm khắc tinh xảo. Bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây để chuyến tham quan lăng vua Thiệu Trị Huế thêm ý nghĩa nhé.

Nếu có cơ hội đi du lịch miền Trung nói chung, du lịch Huế nói riêng, du khách không nên bỏ qua lăng vua Thiệu Trị Huế. Đây là công trình kiến trúc độc đáo mang nhiều giá trị lịch sử nằm nép mình bên ngọn đồi hùng vĩ và hữu tình.

1. Giới thiệu đôi nét về vua Thiệu Trị – vị vua thứ ba của Triều Nguyễn

Lăng vua Thiệu Trị Huế còn được gọi là Xương Lăng. Đây là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị – vị vua thứ 3 trong triều đại nhà Nguyễn. Địa điểm này được biết đến là một trong những khu lăng tẩm nổi tiếng nhất ở Huế với nhiều giá trị lịch sử quý giá. Ngày 11/12/1993, UNESCO đã chính thức công nhận lăng vua Thiệu Trị là di sản văn hóa thế giới. 

Xét về kiến trúc và cấu trúc, công trình này có nhiều nét tương đồng với lăng Minh Mạng và lăng Gia Long. Tuy nhiên, kiến trúc lăng Thiệu Trị vẫn có những nét riêng biệt do được chọn lọc, đúc kết từ kinh nghiệm xây dựng lăng từ hai đời vua trước đó.  

Lăng vua Thiệu Trị Huế

Lăng vua Thiệu Trị Huế thờ vua thiệu Trị – vị vua thứ 3 của triều Nguyễn (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế)

2. Lăng Thiệu Trị Huế ở đâu?

Lăng Thiệu Trị tọa lạc trên địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách Kinh Thành Huế khoảng 8km. Không uy nghiêm như lăng vua Gia long cũng không đậm chất cách tân, mới mẻ như lăng vua Khải Định, địa điểm du lịch Huế nổi tiếng này nằm ẩn mình giữa đất trời bao la, tựa lưng vào chân núi Thuận Đạo. 

Bao quanh lăng vua Thiệu Trị Huế là những vườn cây xanh ngát và đồng lúa tươi tốt trải dài từ sông Hương đến cầu gỗ Lim. Trong bản đồ du lịch Huế, đây là công trình lăng tẩm duy nhất ở thời Nguyễn nằm ở hướng Tây Bắc.

Trong số các lăng vua ở Huế, lăng vua Thiệu Trị có đường đi khá dễ dàng, thuận tiện cho nhiều loại phương tiện khác nhau. Nếu xuất phát từ đường Điện Biên Phủ, du khách chỉ cần chạy cho tới khi gặp Nam Giao là sẽ đến lăng Thiệu Trị. Trong trường hợp không biết cách di chuyển, khách du lịch có thể sử dụng Google Maps hoặc nhờ sự trợ giúp của người dân địa phương.

>>> Xem ngay: Du lịch Huế Đà Nẵng – Kinh nghiệm ĂN CHƠI vui quên lối 

3. Lăng Thiệu Trị có gì đặc biệt?

Nên đi lăng nào ở Huế không còn là câu hỏi khó khi đã có lăng vua Thiệu Trị Huế. Không chỉ mang ý nghĩa to lớn về lịch sử, công trình này còn có thiết kế độc đáo, chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những kỉ niệm khó quên. 

3.1 Lịch sử và quá trình xây dựng lăng Thiệu Trị

Lăng vua Thiệu Trị là lăng tẩm Huế dùng để thờ vua Thiệu Trị – vị vua vốn nổi tiếng yêu nước, thương dân, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 

Vua Thiệu Trị có tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Miên Tông, con trai trưởng của vua Minh Mạng. Lên ngôi vương ở tuổi 34, nhà vua đã trị vì đất nước được 7 năm (từ 1841 – 1847) thì băng hà khi mới 41 tuổi.   

Sinh thời, vua Thiệu Trị không muốn binh dân hao tổn quá nhiều của cải và sức lực nên ông chưa xây cất Sơn lăng. Đến khi chuẩn bị thăng hà, nhà vua đã trăn trối với người con trai sắp kế vị rằng chỗ đất xây Sơn lăng nên chọn bãi cao, gần chân núi để thuận tiện công việc. Quá trình đưa quan tài đến huyệt nên đi qua đường ngầm, bắt đầu từ Hiếu Lăng. Bên cạnh đó, vua Thiệu Trị cũng căn dặn không được làm nhiều đền đài, tránh gây hao phí đến tài lực của binh dân.

Lăng vua Thiệu Trị nhìn từ trên cao

Vua Tự Đức cho xây dựng lăng vua Thiệu Trị cho vua cha sau khi lên ngôi (Ảnh: Sưu tầm)

Vâng mệnh cha, vua Tự Đức – con trai vua Thiệu Trị đã tiến hành xây cất lăng tẩm theo ý nguyện của vua cha, khác với các lăng vua Huế tiền nhiệm:

  • Tháng 02/1948: Vua Tự Đức bắt đầu quá trình xây dựng lăng mộ cho vua cha
  • Tháng 03/1948: Xây xong Toại đạo – đường hầm đưa quan tài vua Thiệu Trị đến huyệt mộ
  • Tháng 05/1948: Các công trình kiến trúc chính của lăng được hoàn thành
  • Tháng 06/1948: Vua Tự Đức lên lăng kiểm tra lần cuối trước khi làm lễ an táng cho vua Thiệu Trị
  • Tháng 11/1948: Dựng xong tấm bia “Thánh đức thần công” với bài văn bia dài hơn 2.500 chữ do chính tay vua Tự Đức viết. 

3.2 Kiến trúc độc đáo lăng vua Thiệu Trị

Nếu có dịp ghé thăm lăng Thiệu Trị khi đi du lịch Huế 1 ngày, chắc chắn du khách sẽ cảm thấy choáng ngợp trước kiến trúc vô cùng độc đáo và đẹp mắt nơi đây. 

Cấu trúc lăng vua Thiệu Trị Huế gồm 2 khu vực chính: trục tẩm ở bên trái và trục lăng ở bên phải:

  • Trục lăng: phía trước có hồ Nhuận Trạch thông với hồ Điện ở trước khu tẩm qua hệ thống cống ngầm, đồng thời nối với hồ Ngưng Thúy ở trước Bửu Thành tạo nên “chi huyền thủy” chảy quanh co trong lăng. Phía sau hồ Nhuận Trạch là nghi môn dẫn vào Bái Đình rộng lớn, dẫn tiếp đến Bi Đình và lầu Đức Hinh.
  • Trục tẩm: cách lầu Đức Hinh khoảng 100m về bên trái. Du khách cần đi qua Nghi môn làm từ đá cẩm thạch và Hồng Trạch môn để đến điện Bửu Đức (nơi thờ bài vị của vua Thiệu Trị và bà Từ Dũ).

Lăng Thiệu Trị được xem là sự dung hòa hoàn hảo giữa hai mô thức kiến trúc từ hai lăng tẩm của hai vị vua tiền nhiệm. Tương tự lăng Gia Long, công trình này cũng không có la thành, khu vực tẩm điện biệt lập và lăng mộ song song với nhau. Bên cạnh đó, lăng vua Thiệu Trị Huế giống với lăng Minh Mạng Huế về cách thức xây dựng Bửu thành, Toại đạo dạng hình tròn và hồ Ngưng Thúy hình bán nguyệt.

Kiến trúc độc đáo lăng vua Thiệu Trị

Kiến trúc lăng vua Thiệu Trị Huế là sự đúc kết kinh nghiệm từ quá trình xây dựng lăng tẩm của hai vị vua tiền nhiệm (Ảnh: Sưu tầm)

3.3 Địa thế bao quanh lăng vua Thiệu Trị

Cách lăng vua Thiệu Trị Huế 8km về phía trước, ngọn núi Chằm hùng vĩ được chọn làm yếu tố tiền án. Dòng sông Hương thơ mộng chảy qua trước mặt làm minh đường. Bên cạnh đó, cách chọn “Hữu bạch hổ” và “Tả thanh long” cũng có nhiều điểm khác biệt: đồi Vọng Cảnh được chọn làm “rồng chầu” nhưng “hổ phục” lại là ngọn Ngọc Trản nằm ở bên kia sông. 

Phía sau lăng Huế này là núi Kim Ngọc ẩn mình trong làn mây trắng muốt được chọn làm hậu chẩm. Ngoài ra, lăng Thiệu Trị còn được đắp thêm một mô đất cao lớn ngay phía sau để làm hậu chẩm thứ hai. 

>>> Tham khảo:  Lịch trình Đà Nẵng Hội An Huế 4 ngày 3 đêm lý tưởng 2024

4. Giá vé tham quan và giờ mở cửa lăng Thiệu Trị

Hiện nay, Ban quản lý lăng vua Thiệu Trị Huế đang áp dụng chung mức giá vé vào cửa là 50.000 VNĐ cho cả khách Việt Nam và khách quốc tế. Trẻ em được miễn phí vé tham quan. 

Để chuyến du lịch Huế thêm trọn vẹn và ý nghĩa, du khách nên kết hợp thêm du lịch Đà Nẵng, du lịch Hội An, từ đó khám phá nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng khác. Nếu Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển trong xanh, Hội An hấp dẫn du khách bởi không gian cổ kính, thích hợp để tận hưởng sự bình yên.

Ngoài ra, du khách còn có thể khám phá nhiều nền ẩm thực miền di sản, thưởng thức những món đặc sản Hội An như cao lầu, cơm hến, cơm gà… hay các món đặc sản Đà Nẵng như bún chả cá, mì Quảng…

Khi ghé thăm Hội An, bạn không nên bỏ qua VinWonders Nam Hội An – địa điểm vui chơi giải trí hàng đầu. Du khách có thể chinh phục cảm giác mạnh, hòa mình vào thiên nhiên hoang dã hay lưu giữ nét đẹp của văn hóa truyền thống với nhiều trò chơi ở VinWonders Nam Hội An

Vui chơi thỏa thích tại phân khu Thế giới nước của VinWonders Nam Hội An

Vui chơi thỏa thích tại phân khu Thế giới nước

Đặt ngay vé VinWonders Nam Hội An

Có thể nói, lăng vua Thiệu Trị Huế là điểm đến tham quan du khách không nên bỏ lỡ khi có cơ hội ghé thăm mảnh đất cố đô xinh đẹp, từ đó khám phá và tìm hiểu những giá trị lịch sử cùng nét kiến trúc độc đáo trong thiết kế lăng tẩm. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để xây dựng kế hoạch tham quan lăng vua Thiệu Trị hay nhất.

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé