Turn your device in landscape mode.
logo
30 oC
Chủ nhật
05/05/2024
30oC
Thứ hai
06/05/2024
30oC
Thứ ba
07/05/2024
29oC
Thứ tư
08/05/2024
30oC
Thứ năm
09/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà – Top 10 nhà thờ tráng lệ bậc nhất châu Á

27/04/2024 7 views

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là tuyệt tác kiến trúc, kết hợp phong cách Roman và Gothic với tuổi đời gần 150 năm. Công trình trở thành biểu tượng văn hóa, tôn giáo độc đáo, thu hút đông đảo du khách tham quan.

Nhà thờ Đức Bà không chỉ là trung tâm Công giáo lớn nhất Sài Gòn mà còn là di sản văn hóa, kiến trúc biểu trưng của thành phố. Với kiến trúc độc đáo và những giá trị to lớn, nhà thờ trở thành nơi hành lễ, nguyện cầu và điểm tham quan, chụp ảnh được nhiều người yêu thích khi du lịch Sài Gòn.

1. Giới thiệu về nhà thờ Đức Bà

1.1. Địa chỉ nhà thờ Đức Bà

  • Địa chỉ: 01 Công xã Paris, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Nhà thờ Đức Bà hay nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn có tên gọi chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica). Trong đó, Vương cung Thánh đường là danh hiệu cao quý được Giáo hoàng dùng để tôn vinh các nhà thờ cổ kính, có tầm quan trọng về lịch sử, ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Roma. Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn được phong danh hiệu này vào năm 1962.

Nhà thờ Đức Bà

Địa chỉ nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn ở số 01 Công xã Paris, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có quy mô lớn, gồm 1 lòng chính, 2 lòng phụ và 2 dãy nhà nguyện. Công trình có tổng chiều dài 93m, rộng 35m và chiều cao mái vòm đạt 21m. Với diện tích rộng lớn, tòa Thánh đường có sức chứa hơn 1.200 người đến cầu nguyện, hành lễ.

Xem thêm: Du lịch Sài Gòn 1 ngày đi đâu? Gợi ý lịch trình vui chơi

1.2. Lịch sử nhà thờ Chính tòa Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà do ai xây dựng? Theo lịch sử nhà thờ Đức Bà, công trình được lên kế hoạch xây dựng vào năm 1876. Cụ thể, tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức cuộc thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ. Trong số 17 đề xuất, đồ án của kiến trúc sư người Pháp J. Bourad đã được chọn với thiết kế mang phong cách Roman cải biên pha trộn nét Gothic đặc trưng. Kiến trúc sư J. Bourad cũng chính là người trúng thầu và trực tiếp giám sát xây dựng công trình.

Đến ngày 7 tháng 10 năm 1877, lễ đặt viên đá đầu tiên cho nhà thờ Sài Gòn đã diễn ra long trọng với sự chủ trì của giám mục Isidore Colombert, dưới sự chứng kiến của phó soái Nam kỳ và nhiều nhân vật quan trọng khác tại Sài Gòn.

Hình ảnh nhà thờ Đức Bà trước đây

Hình ảnh nhà thờ Đức Bà trước đây (Ảnh: Sưu tầm)

Sau 3 năm xây dựng, vào ngày Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, công trình được khánh thành với tên gọi ban đầu là nhà thờ Sài Gòn. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1959, Đức Hồng Y Agagianian đã làm phép tượng Đức Mẹ trước nhà thờ Sài Gòn. Từ đó, công trình này thường được gọi với tên nhà thờ Đức Bà.

1.3. Những lần trùng tu và hiện trạng nhà thờ hiện nay

Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn đã trải qua một số giai đoạn trùng tu và cải tạo để duy trì và nâng cấp kiến trúc cũng như cơ sở vật chất. Ban đầu, nhà thờ chỉ có hai tháp mái bằng có chiều cao 37m, mang nét tương đồng với nhà thờ Đức Bà tại Paris.

Sự giống nhau này khiến dư luận đặt ra câu hỏi về việc sao chép thiết kế và thiếu đi nét kiến trúc đặc trưng. Do đó, vào năm 1895, sau 15 năm từ khi hoàn thành, nhà thờ đã được cải tạo bổ sung theo thiết kế của kiến trúc sư Fernand Gardes. Hai gác chuông mái nhọn được xây thêm lên tháp mái bằng, mỗi gác chuông cao 20m và gắn thêm cây Thánh giá cao 3,5m. Như vậy, chiều cao của tháp và gác chuông đã lên đến 60,5m, biến nhà thờ trở thành công trình kiến trúc cao nhất thời điểm đó.

Sau hơn 135 năm tồn tại, nhiều phần của nhà thờ đã xuống cấp nặng và cần được sửa chữa. Vì vậy, vào ngày 1 tháng 7 năm 2017, cuộc đại trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đã bắt đầu và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2027.

Trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Quá trình trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn vẫn đang được tiếp diễn (Ảnh: Sưu tầm)

1.4.  Giá trị, ý nghĩa của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà không chỉ là công trình kiến trúc nổi tiếng mà còn mang đậm giá trị văn hóa, tôn giáo và lịch sử đặc biệt đối với Sài Gòn và cả nước.

  • Trung tâm Công giáo lớn nhất thành phố: Nhà thờ Đức Bà là điểm đến thiêng liêng của cộng đồng Công giáo Sài Gòn, nơi giáo dân tìm đến cầu nguyện, tham dự Thánh lễ và gặp gỡ trong các dịp đặc biệt.
  • Điểm du lịch hàng đầu: Với kiến trúc độc đáo và lịch sử lâu đời, nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
  • Biểu tượng kiến trúc: Nhà thờ được đánh giá là một trong những tuyệt tác kiến trúc với sự kết hợp giữa phong cách Roman và Gothic. Công trình góp phần tô điểm cho diện mạo đô thị Sài Gòn.
  • Trung tâm văn hoá: Nhà thờ thường xuyên diễn ra nhiều sự kiện tôn giáo và văn hoá quan trọng giúp tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ký ức và niềm tự hào: Nhà thờ Đức Bà đã trở thành một phần ký ức và niềm tự hào của người dân Sài Gòn suốt gần một thế kỷ rưỡi qua.
Biểu tượng văn hóa, lịch sử của Sài Gòn

Nhà thờ Chính tòa Đức Bà là biểu tượng văn hóa, lịch sử của Sài Gòn hoa lệ (Ảnh: Sưu tầm)

Lưu ngay: Địa điểm du lịch Sài Gòn: 30 tọa độ gây sốt hội xê dịch

2. Kiến trúc ấn tượng của nhà thờ Chính tòa Đức Bà

2.1. Kiến trúc tổng quan của nhà thờ

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng theo kiểu Basilica, hay còn gọi là Vương cung Thánh đường với sự kết hợp giữa phong cách Roman và phong cách Gothic cổ điển. Công trình có mặt bằng hình chữ thập dài 93m, gồm nhiều khối kiến trúc với hệ mái riêng biệt cho từng khối, tạo nên tổng thể ấn tượng, hài hòa. Đặc biệt, nhà thờ tiếp giáp 4 mặt tiền đường và không có sân vườn, hàng rào hay bờ tường bao quanh như nhiều nhà thờ khác.

Trung tâm nhà thờ là một gian lớn với hành lang dài làm nơi cử hành Thánh lễ và các nghi thức. Hai bên là hành lang cánh với hàng cột vững chãi và dàn cửa sổ trên cao lấy sáng. Phần hậu cung nhà thờ có cấu trúc hình bán nguyệt với 5 căn nhà nguyện nhỏ.

Nhà thờ kết hợp kiến trúc Roman với phong cách Gothic cổ điển

Nhà thờ Đức Bà trong kiến trúc Roman kết hợp phong cách Gothic cổ điển (Ảnh: Sưu tầm)

2.2. Bên trong thánh đường

Thánh đường bên trong nhà thờ Đức Bà được chia thành 5 gian, gồm chính điện ở giữa và hai bên là hai gian phụ, tiếp theo là 2 dãy nhà nguyện. Khu vực chính điện ngăn cách với không gian hai bên bằng hàng cột cuốn vòm và các trụ thép đỡ.

Không gian thánh đường linh thiêng này có thể chứa đến 1200 người đến làm lễ và cầu nguyện. Ban thờ Thánh được đặt ở một góc của Thánh đường với không gian tĩnh lặng, trang nghiêm và nhiều ô cửa kính sắc màu, tạo hiệu ứng ánh sáng đặc biệt.

Không gian thánh đường linh thiêng

Không gian thánh đường linh thiêng (Ảnh: Sưu tầm)

2.3. Hai tháp chuông cao 57m

Trước công trình là hai tháp chuông với phần mái chóp vươn cao. Tháp ban đầu cao 36,6m và không có mái. Sau khi được cải tạo và thêm mái chóp vào năm 1895, tháp chuông nhà thờ Đức Bà có chiều cao 57,6m. Lúc bấy giờ, tháp chưa có đỉnh nhọn và đã được gắn thêm vào năm 1894 theo phương án thiết kế của kiến trúc sư Gardes. Tháp chuông có tổng chiều cao 57m đã giúp nhà thờ Đức Bà trở thành công trình cao nhất Sài Gòn lúc bấy giờ và trong suốt một thời gian dài.

Hai phần chóp mái vươn cao

Hai phần chóp mái vươn cao tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho nhà thờ (Ảnh: Sưu tầm)

2.4. Đồng hồ nặng hơn 1 tấn tại nhà thờ

Ngoài giá trị to lớn về kiến trúc, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn còn lưu giữ nhiều cổ vật đặc biệt, trong đó có chiếc đồng hồ khổng lồ với bộ máy nặng hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ có bộ máy lớn đặt ở phía trên gác đàn, giữa hai tháp chuông.

Bộ máy đồng hồ có kích cỡ tương đương chiếc tủ quần áo loại lớn với chiều cao khoảng 2,5m, dài 3m và có chiều ngang hơn 1m. Từ bộ máy này, một trục bằng sắt được kết nối với chiếc đồng hồ lớn đặt bên ngoài nhà thờ. Phía sau bộ máy có chiếc đồng hồ con giúp điều chỉnh và kiểm tra độ chính xác của đồng hồ lớn.

Bộ máy đồng hồ khổng lồ

Bộ máy đồng hồ khổng lồ bên trong nhà thờ (Ảnh: Sưu tầm)

2.5. Bộ chuông cổ 30 tấn hàng trăm năm tuổi

Khu vực gác chuông nhà thờ Đức Bà có độ cao gần 37m là nơi chứa bộ chuông cổ với 6 quả chuông, mỗi quả nặng từ 1.6 tấn đến 8.7 tấn, tổng trọng lượng gần 30 tấn. Được đúc tại Pháp vào năm 1879, mỗi quả chuông có âm sắc đặc trưng riêng, không thể nhầm lẫn. 6 quả chuông khi được đổ cùng lúc có thể tạo nên âm thanh ngân vang trong phạm vi 10km.

Các quả chuông cổ nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn

Các quả chuông cổ nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn mang âm sắc riêng biệt (Ảnh: Sưu tầm)

2.6. Gác đàn

Gác đàn là khu vực nằm giữa hai tháp chuông, đối diện ban thờ chính của thánh đường. Nơi đây được đặt một chiếc đàn organ ống, được xem là một trong hai cây đàn cổ nhất ở Việt Nam. Đàn được các chuyên gia nước ngoài chế tác thủ công để tạo nên phiên bản riêng dành cho nhà thờ. Với thiết kế đặc biệt, đàn phát ra âm thanh trầm ấm, đủ vang vọng cả nhà thờ. Tiếng không nhỏ và cũng không quá ồn. Chiếc đàn hiện đã hư hỏng hoàn toàn do thiếu bảo quản.

Chiếc đàn organ ống ở khu vực gác đàn

Chiếc đàn organ ống ở khu vực gác đàn (Ảnh: Sưu tầm)

2.7. Vật liệu độc đáo để xây dựng tòa thánh đường

Phần lớn vật liệu xây dựng nhà thờ Đức Bà được mang từ Pháp sang, bao gồm xi măng, sắt, thép đến cả ốc vít… Mặt ngoài của nhà thờ được xây bằng gạch trần sản xuất tại Marseille. Loại gạch này không tô trát, không bám bụi rêu và vẫn giữ được sắc hồng tươi cho đến ngày nay.

Phần mái nhà thờ được lợp bằng ngói có in dấu Guichard Carvin từ Marseille và một số mảnh ngói khác có in chữ Wang-Tai Saigon. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của Pháp sản xuất với vẻ đẹp tinh tế và đậm tính nghệ thuật.

Tường nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Tường nhà thờ Đức Bà Sài Gòn hiện nay vẫn giữ được sắc hồng tươi (Ảnh: Sưu tầm)

3. Top trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

3.1. Check in “cháy máy” với background Thánh đường

Nhà thờ Đức Bà hiện đang trong giai đoạn trùng tu nên bạn có thể gặp một số hạn chế nhất định khi tham quan, chụp ảnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sở hữu những bức ảnh tuyệt đẹp với Thánh đường, đàn bồ câu lớn bên ngoài hay với tượng Đức Mẹ Hòa Bình phía trước. Thời gian chụp ảnh lý tưởng nhất mà bạn có thể chọn là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà, khi ánh nắng dịu dàng và vạn vật trở nên tươi mới, nên thơ.

Check in ấn tượng trước kiến trúc nhà thờ

Sở hữu những bộ ảnh check in ấn tượng trước kiến trúc nhà thờ độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)

Mách bạn: Lên đồ đến 40 địa điểm chụp hình đẹp ở Sài Gòn HOT rần rần

3.2. Ghé thăm Quảng trường Công xã Paris ngay trước Thánh đường

Ngay trước Thánh đường nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn là quảng trường Công xã Paris rộng lớn. Quảng trường có không gian nhộn nhịp, tấp nập và luôn thu hút nhiều người dân, du khách tìm đến vui chơi, chụp ảnh. Vì thế, khi đến nhà thờ Đức Bà, bạn đừng quên dừng chân tại Quảng trường và ngắm nhìn “bức tranh” sôi động của cuộc sống đô thị.

Vườn hoa và tượng Đức mẹ Hòa Bình

Chiêm ngưỡng vườn hoa và tượng Đức mẹ Hòa Bình trước nhà thờ (Ảnh: Sưu tầm)

3.3. Trải nghiệm cà phê bệt nhà thờ Đức Bà

Ngoài những quán cafe đẹp ở Sài Gòn, cà phê bệt tại nhà thờ Đức Bà là lựa chọn mang đến cho bạn những trải nghiệm độc đáo. Những quán cà phê bệt tuy bình dị nhưng sở hữu tầm nhìn đắt giá cùng không gian ngoài trời thoáng đãng. Vì thế, bạn có thể dừng chân lại hàng cafe nhà thờ Đức Bà, thưởng thức ly cà phê thơm nức, chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt mỹ và ngắm nhìn cuộc sống sôi động nơi đây.

Cafe nhà thờ Đức Bà

Ngắm phố phường và trải nghiệm cafe nhà thờ Đức Bà (Ảnh: Sưu tầm)

4. Kinh nghiệm hữu ích khi đến nhà thờ Chính tòa Đức Bà

4.1. Phương tiện di chuyển

Tọa lạc tại trung tâm Quận 1, nhà thờ Chính tòa Đức Bà là địa điểm dễ dàng tiếp cận bằng nhiều loại phương tiện. Tùy điều kiện và sở thích, bạn có thể đến nhà thờ bằng phương tiện cá nhân hoặc xe ôm, xích lô hoặc xe buýt, taxi…

  • Phương tiện cá nhân: Nếu đi bằng xe máy, ô tô cá nhân, bạn đi theo hướng dẫn chỉ đường của Google Maps đến địa chỉ nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Đến đây, bạn có thể gửi xe tại nhà văn hóa Thanh Niên, trường Hòa Bình hoặc hội trường Thống Nhất.
  • Xe buýt: Các tuyến xe buýt số 120, 30, 36, D1 là những lựa chọn phù hợp giúp bạn tiết kiệm chi phí khi đến nhà thờ.
  • Xe ôm, xe công nghệ: Dịch vụ xe ôm truyền thống và xe công nghệ ở Sài Gòn vô cùng phát triển. Vì thế, bạn có thể dễ dàng đặt xe từ bất cứ đâu để đến nhà thờ.
  • Taxi: Giữa rất nhiều lựa chọn, taxi Xanh SM là gợi ý lý tưởng giúp bạn có trải nghiệm di chuyển hoàn hảo nhất. Xanh SM là hãng taxi thuần điện hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các loại dịch vụ từ taxi tiêu chuẩn đến taxi cao cấp.

Xe có không gian rộng rãi, nội thất hiện đại và vận hành êm ái, không mùi, không khói, không gây ô nhiễm môi trường. Xanh SM còn quy tụ đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, thân thiện, cam kết mang lại dịch vụ tốt nhất và trải nghiệm khác biệt cho mỗi hành khách. Bạn có thể đặt taxi Xanh SM bằng nhiều cách linh hoạt như: gọi tổng đài 1900 2088, đặt xe qua ứng dụng hoặc vẫy xe trên đường.

Taxi Xanh SM

Trải nghiệm di chuyển tiện lợi, thoải mái cùng taxi Xanh SM

4.2. Giờ mở cửa và giá vé chi tiết

  • Giá vé: Miễn phí

Trong giai đoạn trùng tu, nhà thờ Đức Bà không đón khách tham quan nhưng vẫn mở cửa để giáo dân đến tham dự Thánh lễ hàng ngày. Dưới đây là những khung giờ Thánh lễ tại nhà thờ:

Thánh lễ Ngày Giờ lễ
Lễ Chúa Nhật Thứ 7 17:30
Chủ Nhật 05:30, 08:00, 09:30, 16:00, 17:30, 19:00
Lễ Ngày Thường Thứ 2 – thứ 7 05:30, 17:30
Chầu Thánh Thể Thứ 5, thứ 6 20:00

*** Ghi chú: Thông tin giờ lễ chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tại từng thời điểm cụ thể. Bạn có thể truy cập website chính thức của nhà thờ Đức Bà để cập nhật thông tin mới nhất.

4.3. Các địa điểm du lịch gần nhà thờ

Để có hành trình trải nghiệm phong phú, bạn có thể kết hợp tham quan nhiều điểm đến gần nhà thờ Đức Bà. Đó là các địa điểm du lịch hàng đầu Thành phố Hồ Chí Minh, có giá trị to lớn về kiến trúc, văn hóa, lịch sử. Vậy Dinh Độc Lập có gần nhà thờ Đức Bà không? Gần nhà thờ có gì chơi? Bạn có thể tham khảo những điểm đến nổi tiếng như sau:

Dinh Độc Lập

Kết hợp tham quan Dinh Độc Lập khi du lịch nhà thờ Đức Bà (Ảnh: Sưu tầm)

Xem ngay: Quận 1 có gì chơi? 15+ địa điểm vui chơi Quận 1 thú vị nhất

4.4. Các quán ăn ngon gần nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ăn gì ở Sài Gòn khi tham quan nhà thờ Đức Bà? Bạn có thể khám phá thế giới ẩm thực đặc sắc tại hẻm 84 Nguyễn Du. Hẻm tập trung nhiều quán ăn, gánh hàng rong bán nhiều món ngon nổi tiếng với giá cả phải chăng. Một số món ngon đường phố sau đây là gợi ý hấp dẫn giúp bạn có buổi ăn vặt thú vị:

  • Bánh căn
  • Bánh canh chả cá
  • Súp cua
  • Bột chiên
  • Gỏi cuốn, gỏi khô bò
  • Bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn Sài Gòn

Thưởng thức món ngon đường phố – bánh tráng trộn Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)

Nhà thờ Đức Bà không chỉ đơn thuần là công trình tôn giáo mà còn là biểu tượng văn hóa, gắn liền với niềm tự hào và ký ức của nhiều người về Sài Gòn – Gia Định. Công trình có tuổi đời gần 150 năm với kiến trúc tuyệt mỹ, góp phần tô điểm cho diện mạo đô thị và là điểm đến thiêng liêng của tín đồ Công giáo. Đây cũng là nơi tham quan hấp dẫn, hứa hẹn mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị trong chuyến du lịch Sài Gòn.

Sau Thành phố Hồ Chí Minh, bạn hãy nối tiếp hành trình trải nghiệm tại nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác của Việt Nam như: Hà Nội, Hạ Long, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc… Trước khi bắt đầu hành trình, bạn đừng quên đặt phòng tại hệ thống khách sạn, resort Vinpearl để tận hưởng kỳ nghỉ riêng tư trong không gian sang trọng, gần gũi thiên nhiên và có cơ hội trải nghiệm đa dạng dịch vụ, tiện ích đẳng cấp.

Hệ thống khách sạn, resort Vinpearl

Tận hưởng kỳ nghỉ trong mơ cùng hệ thống khách sạn, resort Vinpearl

Chuyến du lịch sẽ trở nên đáng nhớ và phong phú hơn với trải nghiệm vui chơi, giải trí tại các cơ sở VinWonders. Đến đây, bạn sẽ được tham gia hàng trăm hoạt động vui chơi mới lạ và đầy hấp dẫn như:

  • Tham quan thủy cung với thế giới đại dương bao la.
  • Trải nghiệm công viên nước rộng lớn với bể tạo sóng, đường trượt hiện đại.
  • Chinh phục thử thách với các trò chơi cảm giác mạnh và trò chơi tương tác đầy kịch tính.
  • Khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về cuộc sống bán hoang dã của các loài động vật quý hiếm.
  • Tìm hiểu di sản văn hóa, kiến trúc và nhiều nghề thủ công truyền thống.
  • Thưởng thức các show diễn thực cảnh triệu đô và hòa vào không gian lễ hội rộn ràng của nhiều show diễn, chương trình hoạt náo.
VinWonders Nam Hội An

Thỏa sức vui chơi và tìm hiểu văn hóa truyền thống tại VinWonders Nam Hội An

VinWonders Nha Trang

“Phá đảo” thế giới giải trí VinWonders Nha Trang và thưởng thức Tata Show mãn nhãn

Bạn hãy booking vé vào VinWonders Phú Quốc, Nha Trang, Nam Hội An, Vinpearl Safari Phú Quốc, VinWonders Wave Park & Water ParkVinKE & Vinpearl Aquarium để nhận nhiều ưu đãi, đặc quyền hấp dẫn!

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé