Turn your device in landscape mode.
logo
33 oC
Thứ năm
25/04/2024
33oC
Thứ sáu
26/04/2024
30oC
Thứ bảy
27/04/2024
30oC
Chủ nhật
28/04/2024
30oC
Thứ hai
29/04/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ Huế – Biểu tượng tâm linh, huyền bí của cố đô Huế

13/02/2023 1947 views

Chùa Thiên Mụ Huế nổi tiếng với phong cách kiến trúc đẹp cổ kính cùng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp được tạo hóa ban tặng. Để hành trình khám phá chùa Thiên Mụ hoàn hảo và trọn vẹn nhất, bạn hãy tiếp tục theo dõi những thông tin cũng như kinh nghiệm hữu ích được chia sẻ ngay sau đây.

Chùa Thiên Mụ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất xứ Huế (Ảnh: sưu tầm)

Có một điểm đến tâm linh rất được lòng du khách gần xa, nếu có dịp đi du lịch Huế bạn nhất định nên ghé thăm, đó là chùa Thiên Mụ Huế. Ngôi chùa này vinh dự nằm trong danh sách 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” được sáng tác bởi vua Thiệu Trị và được khắc vào bia đá đặt gần ngay cổng chùa.

1. Chùa Thiên Mụ ở đâu Huế? Hướng dẫn đường đi

  • Địa chỉ: Đ. Nguyễn Phúc Nguyên, đỉnh đồi Hà Khê, P. Hương Long, bờ Bắc sông Hương, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 5km
  • Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày
  • Giá vé tham quan: miễn phí

Chùa Thiên Mụ Huế nằm giữa một vùng quê sở hữu phong cảnh hữu tình, kế bên có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua khiến cho ngôi chùa càng trở nên duyên dáng và ấn tượng trong mắt du khách. Để đi đến chùa Thiên Mụ, bạn có thể lựa chọn các hình thức di chuyển sau: 

  • Đi thuyền rồng trên sông Hương: vừa vãn cảnh vừa thưởng thức vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ Huế từ xa. 
  • Xe ô tô: bắt đầu đi từ Đặng Thái Thân – Rẽ trái vào đường Yết Kiêu – Rẽ trái vô Lê Duẩn – Vòng xoay – Đường Kim Long. 
  • Xe đạp: vì đường tới chùa Thiên Mụ Huế rất đẹp mà khoảng cách lại không quá xa nên bạn có thể thuê xe đạp để được thỏa thích ngắm cảnh và check in. 
Chùa Thiên Mụ Huế nằm giữa một vùng quê sở hữu phong cảnh hữu tình

Chùa Thiên Mụ tọa lạc ở vị trí vô cùng đắc địa, khiến cho vẻ đẹp của chùa càng thêm phần cuốn hút, duyên dáng

>>> Bỏ túi: Du lịch Huế 1 ngày vui quên lối với trọn bộ kinh nghiệm chi tiết

2. Lịch sử & sự tích chùa Thiên Mụ Huế

Trên đỉnh đồi Hà Khê, trước khi xây dựng chùa Thiên Mụ thì nơi đây cũng đã có một ngôi chùa của người Chăm, tên là Thiên Mỗ (Thiên Mẫu).  

Theo lời kể của người dân, khi chúa Nguyễn Hoàng vào nhận chức Trấn thủ xứ Thuận Hóa và Quảng Nam thì ông đã tự minh đi xem xét kỹ lưỡng địa thế khu vực này để phục vụ cho mục đích mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn mới cho dòng họ Nguyễn. Trong một lần cưỡi ngựa dọc bờ sông Hương, ông vô tình nhìn thấy một ngọn đồi nhỏ, có hình dáng như một con rồng đang quay đầu nhìn lại, đó chính là đồi Hà Khê. Một điều trùng hợp là vào ban đêm, thường có một bà lão mang áo đỏ, quần lục xuất hiện ở khu đồi, liên tục nói với người dân rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Để thỏa ước nguyện của người dân, cũng như của chính mình, vào năm 1601, Nguyễn Hoàng đã cho dựng ngôi chùa tại đây, lấy tên là Thiên Mụ. 

Xoay quanh về chùa Thiên Mụ còn có một sự tích kỳ lạ được tương truyền như sau: Ngày xưa, có tiểu thư là con của một vị quan lớn, nhưng lại đem lòng yêu chàng trai nghèo, mô côi. Vì không môn đăng hộ đối nên tình cảm của hai người bị gia đình cô gái cấm cản. Vì không thể thay đổi được số mệnh, hai người đã cùng nhau tự vẫn ở bến thuyền nằm trước chùa Thiên Mụ. Nhưng sau đó, cô gái lại trôi dạt vào bờ và được người dân cứu mạng, còn chàng trai thì đã mất ở dưới dòng sông Hương. Thời gian dần qua đi, cô gái cũng đã quên đi chàng trai năm xưa, khiến chàng oán hận, nhập vào chùa Thiên Mụ và lập lời nguyền, mọi đôi trai gái nếu đến chùa đều sẽ phải chia tay. 

Đó chính là lý do vì sao, rất ít cặp đôi đang yêu nhau đến du lịch chùa Thiên Mụ, mặc dù đây chỉ là câu chuyện được truyền miệng trong dân gian. 

>>> Khám phá 26 địa điểm du lịch Huế đang được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay

3. Chùa Thiên Mụ ở Huế có gì?

Chùa Thiên Mụ Huế không chỉ có cảnh quan xung quanh đẹp mê hồn mà bên trong chùa còn có rất nhiều điểm tham quan thú vị để bạn khám phá. 

3.1. Cổng Tam Quan uy nghiêm

Trước khi vào chùa, bạn sẽ bắt gặp cổng Tam Quan đầu tiên. Cổng có thiết kế 2 tầng, 8 mái cùng 3 mối đi. Cửa ở đây đều được làm bằng gỗ son đỏ, vô cùng chắc chắn và kiên cố. Xung quanh cổng được đặt những bức tượng thần Hộ Pháp giúp bảo vệ sự bình yên cho ngôi chùa, tạo nên vẻ uy nghiêm cho cổng Tam Quan. 

Cổng Tam Quan chùa Thiên Mụ

Cổng Tam Quan chùa Thiên Mụ (Ảnh: sưu tầm)

3.2. Tháp Phước Duyên – biểu tượng của chùa Thiên Mụ

Nhắc đến chùa Thiên Mụ, không ai là không biết đến tháp Phước Duyên. Tháp được xây dựng vào năm 1984, có tổng cộng 7 tầng với chiều cao lên đến 21m. Mỗi tầng tháp đều được đặt tượng Phật. Hai bên tháp có hai tấm bia cổ được làm bằng đá, bên trên khắc thơ của vua Thiệu Trị. Đi vào sâu bên trong là hai ngôi nhà hình lục giác và gác chuông thờ Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu. 

 Tháp Phước Duyên - biểu tượng của chùa Thiên Mụ

Tháp Phước Duyên (Ảnh: sưu tầm)

>>> Khám phá du lịch Huế 2 ngày 1 đêm: Kinh nghiệm, lịch trình & chi phí 2023

3.3. Điện Đại Hùng thờ Phật Di Lặc

Điện Đại Hùng là chính điện của chùa Thiên Mụ, sau nhiều lần tu sửa, ngôi điện này sở hữu kiến trúc vô cùng nguy nga, tất cả cột, rường, kèo, bệ,… đều được xây lại bằng nguyên liệu là bê tông, sau đó phủ thêm một lớp sơn giả gỗ bóng bẩy, đẹp mắt. Bên cạnh tượng Phật Di Lặc đặt bên trong điện, ở đây còn có tượng Phật bằng đồng và một pho tượng lớn có khắc hình mặt nguyệt. 

Điện Đại Hùng là chính điện của chùa Thiên Mụ Huế

Điện Đại Hùng là chính điện của chùa Thiên Mụ Huế (Ảnh: sưu tầm)

3.4. Đình Hương Nguyên sở hữu kiến trúc ấn tượng

Đình Hương Nguyên được xây vào thời vua Thiệu Trị, tọa lạc ở trước tháp Phước Duyên. Ngày trước, đình Hương Nguyên là một công trình có quy mô hoành tráng với lối kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, một cơn bão đổ bộ vào Huế năm 1904 đã làm cho đình bị hư hỏng nặng. Sau đó, đình đã được tu bổ, phục hồi lại để phục vụ du khách đến tham quan. 

3.5. Khu mộ chôn cất, tôn thờ trụ trì Thích Đôn Hậu

Cuối khuôn viên chùa Thiên Mụ Huế có một khu mộ, là nơi chôn cất chủ trì của chùa – Hòa thượng Thích Đôn Hậu. Ông là người đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nền Phật giáo Việt Nam. Cuộc đời của ông gắn liền với những hoạt động ý nghĩa, đã giúp biết bao nhiêu người vượt qua khó khăn, gian khổ, chữa lành tâm hồn cho những ai đang gặp bế tắc trong cuộc sống. 

 Khu mộ chôn cất, tôn thờ trụ trì Thích Đôn Hậu

Không gian xanh nơi khu mộ chôn cất trụ trì Thích Đôn Hậu (Ảnh: sưu tầm)

>>> Tham khảo kinh nghiệm du lịch Huế 3 ngày 2 đêm: Gợi ý lịch trình, địa điểm vui chơi từ A đến Z

3.6. Điện Địa Tạng

Phía sau đền Đại Hùng là điện Địa Tạng, phân cách hai khu vực này là một khoảng sân rộng lớn, phủ đầy cây xanh. Điện Địa Tạng được xây dựng vào năm 1907 để thờ Quan Công, tín ngưỡng này có ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Hoa. Theo quan niệm của người dân, Quan Công rất thiêng, tỏ tường âm dương, có thể đoán trước được sự việc trong tương lai tốt xấu ra sao. 

Phía sau đền Đại Hùng là điện Địa Tạng

Điện Địa Tạng (Ảnh: sưu tầm)

3.7. Điện Quan Thế Âm

Khác với hình ảnh tráng lệ của các ngôi điện đã được giới thiệu ở trên, điện Quan Âm lại giản dị hơn khi nằm ẩn mình bên trong bụi cây. Tuy không có hoa văn chạm khắc tinh xảo, chỉ có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng tọa trên đài sen nhưng lại đem đến cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, thanh thản đến lạ. Hai bên điện là nơi để thờ thập vị Điện Vương. 

3.8. Đồi Hà Khê – tọa độ check in, ngắm sông Hương siêu đỉnh

Ghé thăm chùa Thiên Mụ Huế, bạn không thể nào bỏ qua trải nghiệm check in đồi Hà Khê, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Đồi Hà Khê khiến du khách mê đắm khi có view sông Hương tuyệt mĩ, xung quanh được bao bọc bởi những hàng cây xanh rì. Đứng từ đồi Hà Khê, bạn có thể ngắm nhìn những con thuyền đang miệt mài ngược xuôi dưới dòng sông êm ả, xa xa là cánh rừng thông cao chót vót, tạo nên bức tranh phong cảnh bình yên, đẹp đến nao lòng. Nếu có thời gian, bạn hãy nán lại một chút để đón hoàng hôn trên đồi Hà Khê, chiêm ngưỡng không gian kỳ vĩ, phảng phất nét buồn – một đặc trưng của xứ Huế mộng mơ.  

Toàn cảnh đồi Hà Khê nhìn từ trên cao

Toàn cảnh đồi Hà Khê nhìn từ trên cao (Ảnh: sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm chùa Từ Đàm Huế: Ngôi cổ tự linh thiêng biểu tượng cho Phật giáo cố đô

4. Địa điểm du lịch hấp dẫn gần chùa Thiên Mụ Huế

Nếu đã đến chùa Thiên Mụ Huế, bạn đừng quên tham quan, khám phá các điểm đến cực HOT, nằm gần chùa chẳng hạn như: 

Bên cạnh đó, kết hợp du lịch Huế – Đà Nẵng – Hội An cũng là gợi ý rất đáng để cân nhắc. Đây sẽ là cơ hội để bạn được tham quan và khám phá nhiều địa điểm hấp dẫn, được nhiều du khách yêu thích: biển Mỹ Khê, Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, phố cổ Hội An, tổ hợp vui chơi – tìm hiểu văn hóa VinWonders Nam Hội An.

VinWonders Nam Hội An

VinWonders Nam Hội An hứa hẹn sẽ mang đến những giây phút tuyệt vời cho hành trình du lịch khám phá Huế – Đà Nẵng – Hội An của du khách

VinWonders Nam Hội An là điểm hẹn vừa độc đáo, vừa thú vị mà ai cũng muốn đến ít nhất một lần trong đời. Đến với VinWonders Nam Hội An, bạn sẽ được:

  • Chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc nguyên bản độc đáo, mô phỏng lại không gian nhà ở đặc trưng của các vùng văn hóa từ Bắc vào Nam. 
  • Tìm hiểu về các làng nghề truyền thống: nghề gốm, nghề làm giấy, nghề dệt, làm tranh Đông Hồ,… 
  • Lắng đọng cùng những show diễn thực cảnh “Về Bến” đặc sắc. 
  • Chinh phục loạt thử thách cảm giác mạnh đẳng cấp và trò chơi nước cực đỉnh. 
  • Trải nghiệm đi du thuyền trên sông tìm hiểu về thế giới động vật bán hoang dã.  
Trải nghiệm các làng nghề truyền thống ở khu Phố làng nghề

Trải nghiệm các làng nghề truyền thống ở khu Phố làng nghề

Chinh phục những trò chơi tại VinWonders Nam Hội An

Chinh phục những trò chơi cảm giác mạnh cực đỉnh tại VinWonders Nam Hội An

Đặt ngay vé VinWonders Nam Hội An

5. Kinh nghiệm tham quan chùa Thiên Mụ Huế

Một số kinh nghiệm và lưu ý cần biết khi du lịch chùa Thiên Mụ Huế:

  • Mặc trang phục lịch sự, kín đáo. 
  • Không cười đùa, gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy. Có ý thức giữ trật tự để đảm bảo sự thanh tịnh, uy nghiêm của chùa. 
  • Chuẩn bị các vật dụng cần thiết như nón, kính râm, ô che nắng,… để bảo vệ làn da, nước uống.
  • Vứt rác đúng nơi quy định. 
  • Bên trong chùa có các gian hàng bán các mặt hàng lưu niệm, ví dụ: nón lá, trang sức, áo dài,… Bạn có thể ghé đây để mua quà về tặng người thân, bạn bè.  

Sau khi tham quan chùa Thiên Mụ Huế xong, chắc hẳn chiếc dạ dày của bạn sẽ cần lấp đầy để nạp lại năng lượng. Ở gần chùa có rất nhiều quán ăn ngon, chuyên bán các món đặc sản của Huế như: bánh bèo, nậm trên đường Nguyễn Thái Học, bún bò Huế – Lê Lợi, chè Hẻm – Hùng Vương, bánh canh cua,…

Trong vô vàn địa điểm du lịch nổi tiếng, chùa Thiên Mụ Huế luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ du khách. Có thể là vì cảnh quan đẹp, cũng có thể vì những câu chuyện bí ẩn thú vị liên quan đến ngôi chùa này. Nhưng dù vì lý do gì, chùa Thiên Mụ vẫn xứng đáng là điểm tham quan hàng đầu mỗi khi nhắc tới mảnh đất cố đô. 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé