Turn your device in landscape mode.
logo
33 oC
Thứ tư
24/04/2024
33oC
Thứ năm
25/04/2024
30oC
Thứ sáu
26/04/2024
30oC
Thứ bảy
27/04/2024
31oC
Chủ nhật
28/04/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Thăng Long tứ trấn

Thăng Long tứ trấn – Biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn hiến

12/05/2023 575 views

Khám phá di sản văn hóa Thăng Long tứ trấn, bạn sẽ có một tấm vé trở về quá khứ để tìm hiểu về lịch sử đất nước Việt Nam. Đây cũng là nơi chúng ta có quyền tự hào về quá khứ vàng son của cha ông.

Hà Nội nghìn năm văn hiến nổi tiếng với nhiều di sản văn hóa đặc sắc. Trong đó Thăng Long tứ trấn nổi bật bởi nét đẹp tâm linh, kiến trúc vàng son và những câu chuyện huyền thoại. Đến thăm Thủ đô đừng bỏ qua Thăng Long tứ trấn, là một trong những bí kíp du lịch Hà Nội trọn bộ bạn nên nhớ.

1. Thăng Long tứ trấn gồm những ngôi đền nào?

Thăng Long tứ trấn gồm 4 ngôi đền thiêng được dựng để thờ bốn vị thần tối cao, trấn giữ những vị trí huyết mạch của mảnh đất Thăng Long. Cùng VinWonders khám phá 4 ngôi đền linh thiêng của Thăng Long tứ trấn nhé. 

1.1. Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã là ngôi đền cổ kính, thiêng liêng bậc nhất Hà Nội được xây dựng từ năm 866. Đền thờ thần Long Đỗ – vị thần tối cao trấn giữ phía Đông của kinh thành Thăng Long, được dân chúng tôn sùng và kính trọng.  

Đền Bạch Mã là ngôi đền cổ kính và thiêng liêng

Đền Bạch Mã là ngôi đền cổ kính và thiêng liêng (Ảnh: sưu tầm)

Trải qua hơn 1.000 năm các thời kỳ Lý, Trần, Lê với 52 vị vua định đô tại Thăng Long, đền Bạch Mã là nơi chứng kiến đầy đủ nhất quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Hiện tại, đền Bạch Mã là công trình đồ sộ ghi dấu phong cách kiến trúc của thời nhà Nguyễn.

Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ - vị thần được nhân dân kính trọng

Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ – vị thần được nhân dân kính trọng (Ảnh: sưu tầm)

Ngôi đền còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá: hơn 15 tấm bia ghi lại điển tích, thần thoại xây dựng đền và nghi lễ. Ngoài ra trong đền còn có: hương án, sắc phong, chuông đồng hay kiệu rước.

Lễ hội đền Bạch Mã hàng năm được tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng hai Âm lịch. Trong lễ hội, có rất nhiều hoạt động như: dâng hương, tế lễ, biểu diễn nghệ thuật và múa sư tử. 

  • Địa chỉ:  76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 11:00 & 14:00 – 20:00 các ngày trong tuần (mang tính tham khảo).
  • Giá vé: Miễn phí.

1.2. Đền Voi Phục

Đền Voi Phục – một trong bốn Thăng Long tứ trấn được Vua Lý Thánh Tông xây dựng vào năm 1065, trấn giữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Ngôi đền thờ Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. 

Vì trước cửa đền có hai con voi quỳ gối, nên được gọi là đền Voi Phục. Trải qua bao biến cố, đặc biệt là sau khi bị thực dân Pháp phá hủy, đền Voi Phục đã nhiều lần trùng tu và trở nên khang trang hơn. 

Hình ảnh hai con voi quỳ gối trước cổng đền

Hình ảnh hai con voi quỳ gối trước cổng đền  (Ảnh: sưu tầm)

Đền Voi Phục thiêng liêng sở hữu rất nhiều bức hoành phi và câu đối bằng chữ Hán. Chúng được sơn son lộng lẫy, nội dung nhằm ca ngợi công đức và sự thiêng liêng của các thánh thần. Đặc biệt, công trình được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia ngay từ đợt đầu vào ngày 28/4/1962. 

Để tưởng nhớ thần Linh Lang, hàng năm cứ đến ngày 9, 10,11 tháng hai Âm lịch, người dân ở đây sẽ tổ chức lễ hội đền Voi Phục. Hội rước lớn với chiêng trống, cờ quạt, tán lọng nối nhau thành hàng dài, cùng phường bát âm và đội sênh tiền rất sôi động. Nếu có dự định du lịch Hà Nội 1 ngày, bạn đừng quên dành thời gian đến tham quan đền Voi Phục nhé.

  • Địa chỉ: số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, cạnh công viên Thủ Lệ. 
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 hàng tuần, riêng giao thừa mở hết đêm.
  • Giá vé: Miễn phí.  

1.3. Đền Kim Liên

Đền Kim Liên thuộc Thăng Long Tứ Trấn xây dựng vào thế kỉ 16 – 17, trấn giữ kinh thành ở phía Nam. Đây là nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Theo tín ngưỡng dân gian, thần là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Sau theo mẹ lên núi, thần có công trong việc trấn giữ, xua đuổi tà ma, giữ gìn bình yên cho dân chúng phía Nam thành Thăng Long. 

Đền Kim Liên trấn giữ bảo vệ kinh thành ở phía Nam

Đền Kim Liên trấn giữ bảo vệ kinh thành ở phía Nam (Ảnh: sưu tầm)

Trải qua bao biến động lịch sử, đền Kim Liên đến nay vẫn được bảo tồn và gìn giữ. Ngôi đền còn lưu giữ nhiều di vật: 33 bản sắc phong các thời Lê, Nguyễn, tấm bia đá “Cao Sơn Đại Vương Thần Từ Bi Minh” năm 151. 

Đây là những bảo vật quý hiếm chứa đựng cứ liệu lịch sử và nhiều thông tin khoa học quý giá về thư pháp, ngôn ngữ học, mỹ thuật truyền thống Việt Nam. 

Ngôi đền thờ thần Cao Sơn Đại Vương

Ngôi đền thờ thần Cao Sơn Đại Vương (Ảnh: sưu tầm)

Đền Kim Liên được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào ngày 9/1/1990. Vào ngày 16 tháng 3 Âm lịch, người dân làng Kim Liên lại tổ chức mở hội truyền thống để báo đáp ơn thần. Lễ hội có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: cờ người, chọi chim, thi đấu võ thuật, bóng bàn.  

  • Địa chỉ: 144 Kim Hoa,  phường Phương Liên, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 hàng tuần, giao thừa mở hết đêm (mang tính tham khảo).
  • Giá vé vào: Miễn phí.

1.4. Đền Quán Thánh

Trấn giữ phía Bắc của kinh thành là đền Quán Thánh, còn được gọi là đền Trấn Vũ. Đền Quán Thánh được xây dựng vào những năm đầu, khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010 – 1028). 

Đền Quán Thánh cổ kính, linh thiêng

Đền Quán Thánh cổ kính, linh thiêng (Ảnh: sưu tầm)

Đền thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, tương truyền là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái. Ngôi đền còn sở hữu bảo vật quốc gia – tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, được Thủ tướng Chính phủ công nhận vào năm 2016. Điều này càng khẳng định thêm giá trị lịch sử quý giá của di tích. 

Bức tượng cao 3,96m, chu vi 8m nặng 4 tấn, được đúc bằng đồng đen. Tượng thần đã thể hiện nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng độc đáo, cũng như khẳng định sự tài hoa của nghệ nhân Hà thành.

Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ - báu vật tứ trấn

Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ – báu vật tứ trấn (Ảnh: sưu tầm)

Lễ hội Đền Quán Thánh diễn ra hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch. Ngôi đền thu hút đông đảo người dân đến dâng hương cầu an. Bên cạnh đó, người dân cũng tề tựu về đây vào ngày đầu năm, từ mùng 1 đến 15 tháng Giêng để xoa chân tượng thần lấy may mắn. 

  • Địa chỉ: Ngã tư đường Quán Thánh với đường Thanh Niên, đối diện Hồ Tây.
  • Giờ mở cửa:  8:00 – 17:00 hàng ngày. Riêng mùng 1 và ngày rằm, mở từ 6:00 – 20:00. Trong đêm giao thừa, đền mở hết đêm để người dân đến dâng lễ, cầu bình an.
  • Giá vé vào: 10.000 VND/ người, miễn phí vé cho trẻ nhỏ.

Mách bạn 30 địa điểm du lịch Hà Nội siêu thú vị không thể bỏ lỡ 

2. Ý nghĩa của Thăng Long tứ trấn

Vào năm 2022, Thăng Long tứ trấn được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Tứ trấn Hà Nội mang vẻ đẹp văn hóa, biểu tượng tín ngưỡng dân gian người Việt. Đây cũng là nơi người dân có quyền tự hào về lịch sử vàng son của cha ông thời xưa. 

Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia - Đền Bạch Mã

Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia – Đền Bạch Mã (Ảnh: sưu tầm)

Thăng Long tứ trấn còn gắn với việc ra đời kinh đô Thăng Long của thời nhà Lý những năm 1010. Mỗi đền thờ một vị thần khác nhau, mang những nét kiến trúc độc đáo. Thăng Long tứ trấn đã trở thành một phần không thể thiếu của nét văn hóa Hà thành, là biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn hiến.  

Bốn ngôi đền là nơi thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phương huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long. Các vị đã ngày đêm bảo vệ kinh đô Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay luôn yên bình và phồn vinh.

3. Thứ tự đi Tứ trấn Hà Nội

Thăng Long tứ trấn là một nơi linh thiêng, vì thế khi đi lễ cần phải tuân thủ một số quy tắc đặc biệt sau đây.

Các bạn cần đi lễ tất cả 4 đền của Thăng Long tứ trấn, trong cùng một ngày theo chiều Đông, Tây, Nam, Bắc.   

  • Đền Bạch Mã, nơi  thờ thần Long Đỗ, trấn giữ phía Đông.
  • Đền Voi Phục, nơi thờ thần Linh Lang Đại Vương, trấn giữ phía Tây.
  • Đền Kim Liên, nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương, trấn giữ phía Nam.
  • Đền Quán Thánh, nơi thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn giữ phía Bắc.

Khám phá ngay các ngôi chùa Hà Nội linh thiêng, cổ kính

Tìm hiểu kỹ trước khi tới tham quan Thăng Long tứ trấn

Tìm hiểu kỹ trước khi tới tham quan Thăng Long tứ trấn (Ảnh: sưu tầm)

4. Kinh nghiệm đi Thăng Long tứ trấn

Trước khi tới đền ở Hà Nội, các bạn cần phải chú ý những điều này.

  • Chuẩn bị đồ lễ: Bạn có thể chuẩn bị lễ chay, lễ mặn. Lễ chay gồm hương, hoa quả tươi, oản, xôi chè. Lễ mặn có thể dâng gà, giò, chả, rượu, trầu cau. 
  • Tiền “giọt dầu”, tiền lẻ nên để vào hòm công đức, tốt nhất không đặt lên tay các thần.
  • Hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng đến ban chính.
  • Khi bước đi, bạn nên nhớ không cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Còn muốn làm lễ thì các bạn không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. 

Khi du lịch Hà Nội, đừng quên ghé thăm khu vui chơi và giáo dục hướng nghiệp cực kỳ hấp dẫn –  VinKE & Vinpearl Aquarium tại  Times City

  • Vinpearl Aquarium là thủy cung có quy mô cực khủng, với diện tích lên tới 4.000m2, dung tích gần 3 triệu lít nước biển. Vinpearl Aquarium có hơn 30.000 cá thể sinh vật có nguồn gốc từ khắp năm châu bốn bể, cho các bạn tha hồ khám phá. Thủy cung Times City còn đạt vô số những kỷ lục thú vị: 
    • Thủy cung có đường hầm đầu tiên tại Hà Nội.
    • Thủy cung có nhiều loài sinh vật lần đầu tiên mới xuất hiện tại Việt Nam.
    • Nơi khai sinh ra chim cánh cụt đầu tiên tại Việt Nam.
Vinpearl Aquarium - Thủy cung quy mô lớn với 30.000 sinh vật biển

Vinpearl Aquarium – Thủy cung quy mô lớn với 30.000 sinh vật biển

  • VinKE – khu vui chơi, giải trí và giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ em mọi lứa luổi. Một sự kết hợp hoàn hảo giữa vận động thể chất – bồi dưỡng kiến thức, phát triển tâm hồn. Tại đây, bé sẽ được thử làm lính cứu hỏa, công an giao thông, ngôi sao thời trang, đầu bếp. 
VinKE - nơi phát triển tâm hồn, bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp cho trẻ em 

VinKE – nơi phát triển tâm hồn, bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp cho trẻ em

Đặt ngay vé VinKE & Vinpearl Aquarium

Với kiến trúc cổ xưa, Thăng Long tứ trấn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích văn hóa truyền thống. Hãy đến tham quan Tứ trấn Hà Nội, để có cơ hội tìm hiểu lịch sử vàng son của Thăng Long xưa. Đừng quên đọc kỹ bài viết này để không bỏ lỡ những lưu ý quan trọng trước khi vào đền thiêng các bạn nhé!             

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé