Turn your device in landscape mode.
logo
31 oC
Thứ sáu
26/04/2024
31oC
Thứ bảy
27/04/2024
30oC
Chủ nhật
28/04/2024
30oC
Thứ hai
29/04/2024
30oC
Thứ ba
30/04/2024
31oC
VinWonders Nha Trang
3
tháp Nhạn Phú Yên

Tháp Nhạn Phú Yên – Ngọn tháp cổ bí ẩn của người Chăm-pa

31/05/2023 602 views

Tọa lạc trên đỉnh núi Nhạn cao 60m so với mực nước biển, được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, tháp Nhạn Phú Yên là công trình kiến trúc đặc sắc, độc đáo phản ánh tôn giáo Chăm-pa và sự tài hoa, khéo léo của người dân nơi đây.

Bên cạnh tháp Nghinh Phong mới lạ, độc đáo, tháp Nhạn Phú Yên cổ kính, rêu phong cũng là một địa điểm check-in sống ảo mà du khách không thể bỏ qua khi đi du lịch Phú Yên. Cùng VinWonders tìm hiểu chi tiết về ngọn tháp được mệnh danh là biểu tượng của nền văn hoá Chăm-pa trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tháp Nhạn Phú Yên gắn liền với nhiều truyền thuyết

Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của tháp Nhạn Phú Yên được lưu truyền trong dân gian. Truyền thuyết kể rằng, xa xưa có một nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho dân làng cách cày cấy, kéo sợi, dệt vải… để mưu sinh kiếm sống. Sau khi nàng quay về trời, vì thương nhớ và muốn bày tỏ lòng biết ơn với người đã khai sáng cho dân tộc mình nên người dân Chăm-pa đã cùng nhau xây lên ngọn tháp Ngạn để thờ phụng nàng.

Ngoài ra, còn có một truyền thuyết khác kể rằng, ngày xưa Tuy Hoà vốn là vùng đầm lầy đất trũng nên hay bị thuỷ quái tới quấy phá. Vì vậy, ông Trời bèn phái người khổng lồ xuống gánh đất lấp chỗ trũng. Nhưng khi lấp gần xong, do vội về trời nên gánh nhiều đá mà đòn gánh đã bị gãy. Đá từ hai bên gánh rơi xuống, một bên tạo thành núi Chóp Chài, bên còn lại tạo thành tháp Nhạn Tuy Hoà Phú Yên ngày nay.

Lịch sử tháp Nhạn Phú Yên gắn liền với rất nhiều truyền thuyết

Lịch sử tháp Nhạn Phú Yên gắn liền với rất nhiều truyền thuyết (Nguồn: Sưu tầm)

Đó là những truyền thuyết về tháp Nhạn Phú Yên còn về tên gọi “tháp Nhạn” thì theo người dân Chăm-pa, ngọn núi này trước đây là nơi sinh sống của loài chim Nhạn nên dân làng đã lấy tên loài chim này đặt cho ngọn tháp. Ngoài ra, cũng còn có một cách giải thích khác là do địa hình núi mang hình dáng một con chim Nhạn đang xoè cánh vỗ nên người dân địa phương đã đặt tên như vậy cho ngọn tháp Ngạn.

>>> Hé lộ: TOP 19 địa điểm du lịch Phú Yên đáng để trải nghiệm nhất 2024!

2. Đường đến tháp Nhạn khá dễ đi

  • Địa chỉ: Trên núi Nhạn, phường 1, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên
Tháp Nhạn Phú Yên - Điểm check - in nổi tiếng của du khách

Tháp Nhạn Phú Yên – Điểm check – in nổi tiếng của du khách (Nguồn: Sưu tầm)

Tháp Nhạn Phú Yên tọa lạc trên đỉnh núi Nhạn, ở phía bắc sông Đà Rằng, thuộc phường 1 nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hoà khoảng 3.5 km. 

Đường đi tháp Nhạn Phú Yên hơi dốc và quanh co nhưng cũng không khó tìm. Có hai con đường dẫn lên tháp, một là đường nhựa, hai là đường bậc thang. Du khách có thể lựa chọn một trong hai cung đường vì cả hai đều an toàn và dễ đi. 

Nếu xuất phát từ ga xe lửa Tuy Hoà, bạn đi thẳng đường Lê Trung Kiên, qua ngã tư đường Tản Đà một chút. Và chạy thẳng cho đến khi thấy con đường nhỏ thứ hai bên tay trái thì rẽ vào, đi thêm một đoạn nữa là đến tháp Nhạn.

3. Kiến trúc tháp Nhạn – niềm tự hào của người dân Phú Yên

Tháp Nhạn Phú Yên sở hữu nét kiến trúc độc đáo, tái hiện được phần nào nền văn hoá rực rỡ của người Chăm-pa lúc bấy giờ. Không chỉ là một cảnh đẹp Phú Yên hấp dẫn du khách gần xa tới thăm mà tháp Nhạn còn được xem là một kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia khiến người dân tỉnh Phú Yên vô cùng tự hào. 

3.1. Chân tháp vững chãi, chắc chắn

Chân tháp vững chãi để nâng đỡ phần thân và mái

Chân tháp vững chãi để nâng đỡ phần thân và mái (Nguồn: Sưu tầm)

Chân tháp được xây dựng theo hình vuông với ý nghĩa tượng trưng cho đất. Chân tháp cao khoảng 3,3m được thiết kế lớn hơn thân tháp. Các hàng gạch bên trên xây lùi vào so với bên dưới đều đặn, cứ như thế thu nhỏ dần rồi ôm sát vào thân tháp. Thiết kế này giúp chân tháp tạo thành một khối vững chãi, bám sâu vào lòng đất và giúp nâng đỡ thân và mái của tháp. 

3.2. Thân tháp với những đường nét chạm trổ tinh tế

Cũng giống chân tháp, thân tháp được xây theo hình vuông, mỗi cạnh dài 10m, cao 9,3m, dày khoảng 3m. Thân tháp là một thể thống nhất thể hiện tư tưởng: thiên – địa – nhân, trời che chở, đất nâng đỡ, con người ở giữa làm ăn. Các hoa văn, đường nét, chạm trổ, gờ chỉ trên thân tháp rất đa dạng, không chỉ thể hiện ước vọng, hoài bão của con người mà còn phản ánh thế giới tâm linh của người dân Chăm-pa.

3.3. Mái tháp tựa đóa hoa rừng đẹp huyền bí

Mái tháp Nhạn từ trên cao nhìn xuống như những đóa hoa rừng tuyệt đẹp

Mái tháp Nhạn từ trên cao nhìn xuống như những đóa hoa rừng tuyệt đẹp (Nguồn: Sưu tầm)

Mái tháp có 4 lớp với những hình khối, đường nét rất lạ. Lớp dưới cùng là 4 tai trụ lớn trông xa như bốn búp sen cùng các gờ chỉ nhô ra khỏi thân tháp tựa như sê-nô mái nhà. Lớp thứ hai và thứ ba cũng có 4 búp sen, càng lên cao càng nhọn dần. Lớp trên cùng là hòn đá lớn nguyên khối được gọt đẽo tinh xảo là biểu tượng cho vị thần Shiva – một trong 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Trông từ xa, mái tháp tựa như một đóa hoa rừng huyền bí, biểu tượng cho thần thánh, sự giác ngộ của con người trong đời sống tâm linh.

3.4. Đỉnh tháp – đẽo khắc hình búp sen tinh xảo

Đỉnh tháp được xây dựng với một tảng đá hình búp sen được đẽo gọt tinh xảo biểu tượng cho sức mạnh sinh thành trong văn hoá Chăm. Bên cạnh tảng đá hình búp sen là các phù điêu cũng thể hiện rõ niềm tin và tính thẩm mỹ của người Chăm-pa xưa.

>>> Bỏ túi: Phú Yên có gì đẹp? Khám phá ngay 19 cảnh đẹp và con người xứ Nẫu 

4. Bí ẩn xây dựng tháp Nhạn ở Phú Yên

Du khách đến với tháp Nhạn Phú Yên không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn tháp mà còn bởi tò mò về những nguyên vật liệu cũng như cách thức mà người Chăm-pa xưa đã khéo léo tạo nên công trình kiến trúc độc đáo này.

Tháp Nhạn Phú Yên được xây toàn bộ bằng gạch nung xếp khít nhau tạo thành một khối vô cùng vững chắc. Theo các nhà nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn gạch thông thường 1,3 lần nhưng lại bền và chịu được va đập tốt hơn gạch thường rất nhiều.

​​Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khít nhau rất vững chắc

​​Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khít nhau rất vững chắc (Nguồn: Sưu tầm)

Xưa kia, mặc dù chưa có xi măng nhưng người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại nguyên liệu thế nào để có thể cho ra một loại keo bền chặt có thể nâng đỡ cả một tòa tháp lớn như vậy thì đến ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được. 

Ngoài ra, để các viên gạch kết dính được với chắc chắn như vậy còn phải kể đến sự khéo léo của người dân Chăm-pa. Các viên gạch được người Chăm-pa xưa mài cho đến khi bề mặt tiếp xúc giữa chúng khít lại, không lộ ra kẽ hở nào mới được phết keo lên. Để đạt được độ khít như vậy chắc chắn phải tốn rất nhiều thời gian cũng như đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng khâu mài dũa.  

5. Bên trong tháp Nhạn Phú Yên không có ban thờ hay tượng

Một điều đặc biệt của tháp Nhạn Phú Yên so với những ngọn tháp khác là bên trong tháp không có tượng hay ban thờ nào. Bên trong chỉ có duy nhất một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây từ thời Hậu Lê.

Am nhỏ thờ Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi

Am nhỏ thờ Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: Chùa Thanh Lương Phú Yên – Chốn thiêng độc đáo mang đậm hơi thở xứ biển

6. Địa điểm giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa các dân tộc

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tháp Nhạn thông qua các lễ hội, những sự kiện ca nhạc đã trở thành nơi lưu giữ và giao lưu văn hoá, nghệ thuật của người Chăm-pa và người Kinh sinh sống tại Phú Yên. 

Hàng năm, từ ngày 20 – 23 tháng ba âm lịch, tại tháp Nhạn sẽ diễn ra lễ Vía Bà (tức tiên nữ Thiên Y A Na). Đây là dịp để người dân tới hành hương, dâng lễ, cầu xin Bà phù hộ cho cuộc sống no đủ, bình an. Đặc biệt vào rằm tháng Giêng, tháp Nhạn còn diễn ra Hội thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo các văn nghệ sĩ nổi tiếng gần xa tới giao lưu nghệ thuật. 

Vì vậy nếu bạn có dịp đến Phú Yên vào những thời điểm này thì đừng bỏ lỡ cơ hội giao lưu văn hoá, nghệ thuật với người dân nơi đây nhé! 

Tháp Nhạn Phú Yên là nơi diễn ra nhiều lễ hội và chương trình nghệ thuật đặc sắc

Tháp Nhạn Phú Yên là nơi diễn ra nhiều lễ hội và chương trình nghệ thuật đặc sắc (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Bật mí: Phú Yên có gì chơi? TOP 15 địa điểm du lịch vui quên lối hot nhất 2024? 

7. Một số lưu ý khi du lịch tháp Nhạn Phú Yên

Để có một chuyến đi khám phá tháp Nhạn Phú Yên vui vẻ, thuận lợi bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây:

  • Giờ mở cửa: Tháp Nhạn Phú Yên không mở cửa cả ngày mà chỉ mở từ 6h30 – 23h. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thời gian lý tưởng để bạn tham quan là: sáng từ 6h30 – 9h30, chiều từ 16h30 – 20h30.
  • Giá vé: Miễn phí
  • Khi đến tham quan tháp Nhạn, du khách có thể lựa chọn cho mình những bộ quần áo nhẹ nhàng, mát mẻ. Tuy nhiên, không nên chọn những trang phục quá ngắn hay hở hang vì tháp Nhạn là một điểm du lịch tâm linh, ăn mặc kín đáo sẽ thể hiện sự tôn trọng với điểm đến. Hơn nữa, do tháp Nhạn nằm ở vị trí trên núi cao nên nếu bạn tham quan vào xế chiều hoặc buổi tối sẽ có gió thổi khá lạnh, dễ bị cảm.
  • Dưới chân núi Nhạn có rất nhiều hàng quán bày bán các đặc sản nổi tiếng của Phú Yên. Tuy nhiên để tránh bị “hớ”, bạn đừng quên hỏi giá trước khi mua nhé!

Kết thúc hành trình khám phá tháp Nhạn Phú Yên, nếu bạn vẫn còn dư dả thời gian mà chưa biết đi đâu thì du lịch kết hợp Phú Yên – Nha Trang sẽ là một gợi ý thú vị dành cho bạn. 

Nằm cách Phú Yên chỉ khoảng 150 – 180km, Nha Trang là điểm đến đầy hứa hẹn với rất nhiều địa điểm vui chơi, giải trí hấp dẫn. Đặc biệt, khi tới Nha Trang bạn không nên bỏ lỡ những trải nghiệm “có 1 không 2” tại VinWonders Nha Trang – công viên giải trí hot bậc nhất thành phố biển.

Vui chơi tại VinWonders Nha Trang với 6 phân khu trò chơi giải trí vô cùng đa dạng

VinWonders Nha Trang thiết kế theo mô hình tất-cả-trong-một với 6 phân khu trò chơi giải trí vô cùng đa dạng

Tọa lạc trên đảo Hòn Tre thơ mộng, với 6 phân khu phong phú, VinWonders Nha Trang đem đến cho du khách những trải nghiệm giải trí đáng nhớ. Đến đây, bạn sẽ có những phút giây giải nhiệt sảng khoái với những đường trượt nước siêu tốc cực đã tại Tropical Paradise, hay thử thách với các trò chơi cảm giác mạnh: bánh xe bầu trời, đu quay lộn đầu, đường lượn nhớ đời… đầy kích thích tại Adventure Land. 

Trải nghiệm các trò chơi hấp dẫn tại VinWonders Nha Trang

Trải nghiệm các trò chơi hấp dẫn tại VinWonders Nha Trang

Hoặc sau khi trải nghiệm các trò chơi, bạn cũng có thể tham quan vườn thú thu nhỏ tại King’s Garden, khám phá thế giới đại dương kỳ bí tại Sea World, hay mục sở thị các bộ sưu tập “kỳ hoa dị thảo” tại World Garden. Và đặc biệt đừng quên chiêm ngưỡng cả những show diễn hoành tráng tại Fairy Land như: Vũ điệu Hawaii, Tata Show, Carnival…

Đặt ngay vé VinWonders Nha Trang

Tháp Nhạn Phú Yên là một điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá vùng đất “hoa vàng cỏ xanh” Phú Yên xinh đẹp. Bạn còn chần chờ gì mà không rủ ngay hội bạn thân cùng đến đây khám phá, chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo này và có cho mình những bức ảnh check-in cực chất tại đây nào!​​

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé