Turn your device in landscape mode.
logo
29 oC
Thứ năm
09/05/2024
29oC
Thứ sáu
10/05/2024
29oC
Thứ bảy
11/05/2024
30oC
Chủ nhật
12/05/2024
30oC
Thứ hai
13/05/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Tết Nguyên đán

Tìm hiểu về Tết Nguyên đán: Lễ hội truyền thống lớn nhất ở Việt Nam

11/01/2023 2088 views

Tết Nguyên đán là mùa lễ hội lớn nhất trong năm, có ý nghĩa to lớn trong đời sống và văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Đây còn là dịp sum vầy, mùa du xuân với nhiều hoạt động rộn ràng.

Bước vào tháng cuối năm, bất cứ người con đất Việt nào cũng mong ngóng, xôn xao về ngày Tết Nguyên đán hay Tết Cổ truyền. Ngày Tết gắn liền với nhiều phong tục, tín ngưỡng dân gian và những món ngon đặc trưng. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày Tết ở Việt Nam qua phong tục, ý nghĩa và những điều thú vị.

1. Giới thiệu về Tết Nguyên đán ở Việt Nam

1.1. Hiểu rõ khái niệm về Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán có nhiều tên gọi khác là: Tết Cổ truyền, Tết Âm lịch, Tết ta hay Tết cả. Ngày Tết là dịp mừng năm mới, kết thúc năm cũ theo lịch âm. Vậy Tết Nguyên đán diễn ra vào thời gian nào? Dịp Tết bao gồm nhiều hoạt động diễn ra từ những ngày cuối tháng Chạp đến các ngày đầu tháng Giêng. Ngoài Việt Nam, Tết Nguyên đán còn là mùa lễ hội truyền thống của nhiều nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Singapore, Indonesia, Malaysia,… 

Tết Nguyên đán là gì? Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất Việt Nam và các nước ăn Tết Nguyên đán ở châu Á

Tết Nguyên đán là gì? Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất Việt Nam và các nước ăn Tết Nguyên đán ở châu Á (Ảnh: sưu tầm)

1.2. Nguồn gốc Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đâu? Tết Nguyên đán của Việt Nam có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước lâu đời. Theo nhu cầu canh tác nông nghiệp, một năm được chia thành 24 tiết khí. Trong đó, tiết Giao thừa là thời khắc quan trọng nhất, khởi đầu một mùa canh tác, gieo trồng. Dịp này là Tết Nguyên đán với nhiều lễ nghi, phong tục nhằm mong đón mùa vụ mới suôn sẻ, mọi sự như ý.   

1.3. Ý nghĩa Tết Cổ truyền Việt Nam

Như đã đề cập về nguồn gốc, Tết Nguyên đán chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng. Đây là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là dịp để bày tỏ lòng thành đến các vị thần phật, nhằm mong cầu một năm mới bội thu. 

Ngoài ra, Tết Nguyên đán còn là dịp gia đình sum vầy, đoàn tụ, bên nhau bày tỏ lòng thành kính với cha mẹ, ông bà, nhớ về tổ tiên, kết nối thân tình gia tộc, xóm làng. Hay trong cuộc sống ngày nay, lễ hội Tết được xem là dịp nghỉ ngơi, đánh dấu chặng đường đã qua và là cột mốc khởi đầu cho một năm mới. 

Tết Nguyên đán chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng và là dịp sum vầy, đoàn tụ gia đình

Tết Nguyên đán chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng và là dịp sum vầy, đoàn tụ gia đình (Ảnh: sưu tầm)

>>> Xem ngay: Top 16 địa điểm du lịch Tết Nguyên đán 2024 HOT nhất

2. Phong tục Tết Nguyên đán Việt Nam có gì đặc sắc?

Những ngày Tết Nguyên đán tại Việt Nam diễn ra trong không khí nô nức, tưng bừng với nhiều phong tục truyền thống và hoạt động đặc sắc. Dưới đây là một số phong tục tiêu biểu trong ngày Tết Cổ truyền:

  • Đưa Ông Táo về trời: Trước khi đón Tết Nguyên đán, mọi nhà sẽ thực hiện lễ cúng đưa Ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp. Căn bếp được dọn dẹp sạch sẽ và gia chủ sẽ bày mâm cỗ gồm nhang đèn, hoa tươi, trái cây, đồ mặn,… Đây là Tết Ông Công Ông Táo với ý nghĩa tiễn ông về trời, báo cáo những việc đã xảy ra trong năm vừa qua.
  • Thăm mộ tổ tiên: Phong tục tảo mộ diễn ra vào những ngày cuối năm, dịp cận Tết. Vào ngày đã ấn định, con cháu sẽ tụ họp cùng nhau lau dọn, trang hoàng khu mộ của ông bà, tổ tiên.
  • Gói bánh chưng, bánh tét: Vào dịp Tết xưa, mỗi nhà đều rôm rả quây quần gói bánh chưng, bánh tét để cúng ông bà, tổ tiên và ăn trong mấy ngày Tết. Ngoài sân hay gian bếp mỗi nhà sau đó sẽ đỏ lửa với nồi bánh to nghi ngút khói. 
  • Bày mâm ngũ quả: Bàn thờ của mỗi gia đình ngày Tết luôn được trang hoàng và bày mâm ngũ quả để dâng cúng ông bà và gửi gắm những mong cầu, ước nguyện. 
  • Chơi hoa ngày Tết: Sắc hoa tươi thắm tượng trưng cho sự may mắn và nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong ngày Tết Nguyên đán. Do đó, không gian và khuôn viên của mỗi nhà thường được trang trí Tết với các loài hoa đặc trưng của mỗi vùng miền, như: hoa đào, cây quất (miền Bắc); mai vàng, vạn thọ, cúc mâm xôi (miền Trung và miền Nam).
  • Cúng giao thừa: Vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, các gia đình bày biện mâm cỗ tươm tất, làm lễ cúng và đọc văn khấn giao thừa. Lễ cúng dâng lên đấng bề trên, chư vị gia tiên vật phẩm và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong năm mới. 
  • Xông đất: Người xưa quan niệm, người bước vào nhà đầu tiên sau thời khắc giao thừa là người xông đất. Người xông đất hợp mệnh gia chủ, tốt số sẽ giúp gia đình gặp được nhiều thuận lợi, sức khỏe, tài lộc.  
  • Xuất hành đầu năm: Tục xuất hành là lần đi ra khỏi nhà lần đầu tiên vào năm mới (mùng một Tết Nguyên đán). Mọi người thường chọn xuất hành vào giờ tốt, hướng tốt để mong gặp được quý nhân, hỉ thần nhằm mong một năm nhiều may mắn, tài lộc.
  • Hái lộc: Đây là phong tục có tại miền Bắc, khi mọi người xuất hành đến đền chùa thực hiện lễ bái sẽ bẻ một nhánh cây (cành lộc) mang về lấy may. Một số nơi ngày nay cũng hưởng ứng phong tục này bằng cách treo những bao lì xì đỏ, kèm lời chúc may mắn trên cây để mọi người hái về. 
  • Chúc Tết: Vào những ngày Tết Nguyên đán, các gia đình nhỏ sẽ đến nhà cha mẹ, ông bà để chúc Tết và cùng dùng cơm tân niên. Anh chị em, bạn bè, láng giềng cũng đến nhà nhau gửi lời chúc năm mới và được mời thưởng trà, ăn kẹo mứt. 
  • Mừng tuổi: Bên cạnh những lời chúc, người lớn sẽ mừng tuổi ông bà, cha mẹ mong các cụ khỏe mạnh, sống lâu. Trẻ nhỏ sẽ được lì xì Tết như lời chúc các cháu có thêm tuổi mới, lớn nhanh, ngoan ngoãn. 
  • Đi lễ đầu năm: Các gia đình thường dành dịp đầu năm để cùng nhau đi lễ đền, chùa nhằm bày tỏ lòng thành và cầu mong sức khỏe, bình an, hạnh phúc. Buổi hành hương, lễ Phật, viếng cảnh chùa còn giúp mọi người cảm nhận được sự thanh tịnh, thảnh thơi trong dịp lễ Tết.  
Tết Nguyên đán ở Việt Nam diễn ra trong không khí nô nức, tưng bừng với nhiều phong tục truyền thống và hoạt động đặc sắc

Tết Nguyên đán ở Việt Nam diễn ra trong không khí nô nức, tưng bừng với nhiều phong tục truyền thống và hoạt động đặc sắc (Ảnh: sưu tầm)

>>> Lưu ngay: Cẩm nang ưu đãi nghỉ dưỡng tại Vinpearl Tết Nguyên đán 2024

3. Món ăn ngày Tết Nguyên đán 3 miền

Tết Nguyên đán không chỉ có những phong tục đặc sắc mà còn có mâm cỗ đầy với rất nhiều món ngon truyền thống. Tùy sản vật, văn hóa ẩm thực vùng miền, mâm cơm ngày Tết của người Việt mỗi nơi sẽ có phần khác nhau. Dưới đây là những món ngon ngày Tết đặc trưng của 3 miền:

3.1. Món ăn ngày Tết Nguyên đán miền Bắc

Mâm cỗ miền Bắc thường được chăm chút tỉ mỉ và bày biện đẹp mắt. Một mâm cơm ngày Tết theo tục lệ sẽ có 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa tượng trưng cho phát tài, phát lộc. Các món ăn trong mâm cỗ được kết hợp khéo léo và có hương vị ẩm thực truyền thống như:  

  • Bánh chưng
  • Xôi gấc
  • Thịt gà luộc
  • Thịt đông
  • Giò lụa
  • Nem rán
  • Dưa hành
  • Chè kho
  • Canh măng khô chân giò
Mâm cỗ miền Bắc được chăm chút tỉ mỉ với các món ăn đặc trưng như: bánh chưng, gà luộc, thịt đông,...

Mâm cỗ miền Bắc được chăm chút tỉ mỉ với các món ăn đặc trưng như: bánh chưng, gà luộc, thịt đông,… (Ảnh: sưu tầm)

3.2. Món ăn ngày Tết Nguyên đán miền Trung

Mâm cơm miền Trung ngày Tết cũng được chăm chút tỉ mỉ, cầu kỳ. Các món ngon sở hữu hương vị đậm đà, tròn vị như: 

  • Bánh tét
  • Nem chua
  • Thịt muối
  • Chả bò
  • Tôm chua
  • Dưa món
  • Bò kho mật mía
Mâm cơm miền Trung ngày Tết được chăm chút tỉ mỉ, cầu kỳ với các món ngon đậm đà, tròn vị

Mâm cơm miền Trung ngày Tết được chăm chút tỉ mỉ, cầu kỳ với các món ngon đậm đà, tròn vị (Ảnh: sưu tầm)

>>> Bỏ túi: Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2024 mới nhất

3.3. Món ăn ngày Tết Nguyên đán miền Nam

Mâm cơm Tết ở miền Nam thường ít chú trọng về hình thức và cách chế biến cũng không quá cầu kỳ. Tuy nhiên, các món Tết ở miền Nam gây thương nhớ với hương vị thơm ngon, bình dị từ những sản vật dân dã của miền sông nước như: 

  • Bánh tét
  • Thịt kho hột vịt nước dừa
  • Canh khổ qua dồn thịt
  • Lạp xưởng chiên
  • Củ kiệu tôm khô
  • Dưa giá
  • Dưa hấu đỏ
Các món ngon bình dị trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam

Các món ngon bình dị trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam (Ảnh: sưu tầm)

Ngày nay, các phong tục và món ăn truyền thống vẫn được mỗi gia đình gìn giữ. Nhưng khác với những thế hệ trước, nhiều gia đình ngày nay sau khi hoàn tất phong tục truyền thống thường lựa chọn đi du lịch Tết Nguyên đán để tận hưởng kỳ nghỉ thảnh thơi và cùng nhau trải nghiệm các hoạt động vui chơi mới mẻ.

Đáp ứng nhu cầu này, hệ thống công viên giải trí VinWonders tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn giúp các gia đình, cặp đôi và nhóm bạn có hành trình du xuân đầu năm trọn vẹn và đáng nhớ nhất. Cụ thể:

  • Công viên giải trí VinWonders Nha Trang ngày Tết càng trở nên rực rỡ với lễ hội hoa Tulip, khu vườn Sky Garden huyền bí, trò chơi thuyền nước bóng tối Tata Dark RideTết Lào – Campuchia,… 
Có nên đi du lịch dịp Tết Nguyên đán? Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các hoạt động vui chơi, tham quan hấp dẫn tại VinWonders Nha Trang

Có nên đi du lịch dịp Tết Nguyên đán? Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các hoạt động vui chơi, tham quan hấp dẫn tại VinWonders Nha Trang

  • Công viên chủ đề VinWonders Phú Quốc ghi dấu ấn với hội chợ xuân, các buổi diễu hành Carnival hoành tráng, thế giới đại dương bao la tại Cung điện Hải Vương và hàng loạt trò chơi đỉnh cao như: Ngôi làng chiến binh, Núi lửa kinh hoàng, Lời nguyền ác long,…  
Khám phá hàng trăm hoạt động đặc sắc tại công viên chủ đề VinWonders Phú Quốc trong chuyến du lịch Tết Nguyên đán 2023

Khám phá hàng trăm hoạt động đặc sắc tại công viên chủ đề VinWonders Phú Quốc trong chuyến du lịch Tết Nguyên đán 2024

  • Vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, VinWonders Nam Hội An mang đến cho du khách muôn phương hành trình du xuân ý nghĩa qua các hoạt động truyền thống, mang đậm tinh hoa Tết Việt như: Trẩy hội Lim, phiên chợ ẩm thực thời bao cấp, minishow nghệ thuật dân gian 3 miền và nhiều trò chơi, giải trí đẳng cấp,…  
Trải nghiệm không gian Tết xưa tại VinWonders Nam Hội An khi du lịch dịp Tết Nguyên đán

Trải nghiệm không gian Tết xưa tại VinWonders Nam Hội An khi du lịch dịp Tết Nguyên đán

>>> Bạn hãy booking vé VinWonders Nha Trang, VinWonders Phú Quốc, VinWonders Nam Hội An, VinKE & Vinpearl AquariumTổng hợp ưu đãi Tết Vinpearl hấp dẫn để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình du xuân vạn trải nghiệm!

Trên đây là những thông tin về Tết Nguyên đán – dịp lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm ở Việt Nam. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, những ngày Tết vẫn giữ vẹn nguyên ý nghĩa to lớn khi là dịp để gia đình sum vầy, hướng về nguồn cội và thưởng thức các món ngon truyền thống.

>>> Bạn hãy tham khảo booking phòng Vinpearl giá cực hấp dẫn và lên kế hoạch cho chuyến du xuân đáng nhớ cùng gia đình!

 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé