Turn your device in landscape mode.
logo
32 oC
Thứ năm
25/04/2024
32oC
Thứ sáu
26/04/2024
30oC
Thứ bảy
27/04/2024
30oC
Chủ nhật
28/04/2024
30oC
Thứ hai
29/04/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học

Gợi ý 20++ trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học vui nhộn, bổ ích 2024

25/05/2023 4198 views

Trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học thu hút được sự thích thú và tò mò của trẻ nhỏ. Những trò chơi ngoài trời hay trong lớp sẽ giúp học sinh có thêm năng lượng để bước vào tiết học mới.

Mục đích của trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học

Mục đích của trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học (Ảnh: Sưu tầm)

Tổ chức các trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời. Không chỉ tạo ra không khí tươi vui mà còn kích thích trí tưởng tượng, ham hiểu biết ở trẻ. Sau đây là một số trò chơi cụ thể mà bạn có thể tham khảo.

1. Các trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học ở ngoài trời thú vị

Sau những giờ học căng thẳng, các trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học ngoài trời sẽ giúp các em cảm thấy thư giãn, từ đó học tập tốt hơn. Một số trò chơi tập thể cho trẻ tiểu học ngoài trời mà thầy cô giáo có thể tham khảo dưới đây.

1.1 Nhảy bao bố

Nhảy bao bố là một trong những trò chơi dân gian được áp dụng và tổ chức nhiều ở cấp bậc tiểu học.

  • Chuẩn bị: Bao bố
  • Cách chơi: Trò chơi sẽ chọn ra một người làm quản trò và chia ra các đội sao cho các đội có số lượng người chơi bằng nhau. Mỗi đội sẽ có một ô hàng dọc để nhảy và mỗi người sẽ đứng trong bao. Khi có hiệu lệnh của quản trò, từng đội sẽ nhảy đến đích. Trò chơi sẽ diễn ra cho đến người cuối cùng. Đội nào về đích nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
Trò chơi nhảy bao bố

Trò chơi nhảy bao bố (Ảnh: Sưu tầm)

1.2 Cướp cờ

Trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học tiếp theo là trò cướp cờ. Trò chơi này rèn luyện thể lực cho học sinh rất tốt.

  • Chuẩn bị: Một vòng tròn, vạch xuất phát, lá cờ
  • Cách chơi: Quản trò sẽ chia lớp thành 2 đôi với số người chơi trong đội bằng nhau. Các thành viên trong đội sẽ đứng thành từng hàng và nhớ số thứ tự của mình. Khi quản trò gọi số nào thì bạn ở vị trí đó của 2 đội sẽ nhanh chóng chạy đến vòng tròn cướp cờ. Người cướp được cờ sẽ chạy về vạch xuất phát, người chơi đội còn lại phải nhanh chóng đuổi theo và chạm được vào người cầm cờ. Nếu chạm được thì điểm số sẽ thuộc về đội chơi đuổi theo, nếu không chạm được thì đội cướp được cờ sẽ giành điểm.
Tham gia trò chơi cướp cờ

Tham gia trò chơi cướp cờ (Ảnh: Sưu tầm)

1.3 Chạy tiếp sức

Trò chơi ngoài trời tiếp theo giúp trẻ nâng cao khả năng chạy, vận động chính là chạy tiếp sức.

  • Chuẩn bị: Sân rộng rãi, vạch xuất phát, gậy nhỏ
  • Cách chơi: Quản trò chia lớp thành 2 – 3 đội với số người chơi mỗi đội bằng nhau. Khi có hiệu lệnh, các em đứng đầu hàng cầm gậy sẽ chạy thật nhanh về đích, sau đó quay trở lại vạch xuất phát và đưa gậy cho em thứ hai. Đội nào có người chơi về đích nhanh nhất là đội chiến thắng.
Rèn luyện khả năng chạy qua trò chơi chạy tiếp sức

Rèn luyện khả năng chạy qua trò chơi chạy tiếp sức (Ảnh: Sưu tầm)

1.4 Bắn tên

Bắn tên – trò chơi vận động nhẹ nhàng trước giờ học hoặc sau giờ học giúp học sinh ôn lại những kiến thức rất hiệu quả.

  • Chuẩn bị: Thầy cô không cần chuẩn bị gì cho trò chơi này.
  • Cách chơi: Thầy cô sẽ hô to: “Bắn tên, bắn tên”, sau đó cả lớp sẽ đồng thanh đáp lại: “Tên gì, tên gì”. Thầy cô sẽ gọi tên của một bạn bất kỳ trong lớp và đưa ra những câu hỏi. Nếu bạn trả lời đúng cả lớp sẽ vỗ tay.

1.5 Trò chơi Tôi là vua

Tôi là vua là trò chơi giúp trẻ rèn luyện được sự nhanh nhạy và khả năng nắm bắt thông tin rất tốt.

  • Chuẩn bị: Thầy cô không cần chuẩn bị gì cho trò chơi này.
  • Cách chơi: Cả lớp sẽ đứng thành vòng tròn và người quản trò sẽ đứng ở giữa vòng. Khi người quản trò đọc tên bạn nào thì bạn đó sẽ nhanh chóng nói to câu: “Tôi và vua”. Hai bạn đứng bên cạnh sẽ đáp lại câu: “Muôn tâu bệ hạ” và quỳ xuống.

2. Những trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học ở trong lớp

Không cần tổ chức ở ngoài, ngay cả ở trong lớp học, thầy cô cũng có thể tổ chức rất nhiều trò chơi cho học sinh. Những trò chơi có thể được tổ chức trước giờ học, giữa giờ học hay kết thúc giờ học. Mục đích sẽ giúp các em học sinh thoải mái, thư giãn, từ đó tăng hiệu quả học tập, tạo niềm hứng thú mỗi khi lên lớp.

2.1 Giải đáp nhanh

Trò giải đáp nhanh là trò chơi bổ ích, ý nghĩa. Ở trò chơi này, các em sẽ được rèn luyện khả năng tính toán, tính nhẩm các phép tính cấp tiểu học.

  • Chuẩn bị: Cô giáo chia lớp thành hai đội và các đội sẽ tự đặt tên cho đội mình.
  • Cách chơi: Hai đội sẽ oẳn tù tì xem đội nào là người đưa ra câu hỏi trước. Đội thắng đưa ra câu hỏi để đội còn lại trả lời. Sau khi trả lời, đội tiếp tục đặt câu hỏi cho đội kia. Trò chơi sẽ diễn ra trong vòng 5 phút, đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn sẽ dành chiến thắng. Các câu hỏi trong trò chơi này sẽ liên quan đến môn Toán với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Các em học sinh hứng thú tham gia trò chơi

Các em học sinh hứng thú tham gia trò chơi (Ảnh: Sưu tầm)

2.2 Đuổi hình bắt chữ

Vừa củng cố kiến thức, vừa rèn luyện khả năng nhanh nhạy, trò chơi đuổi hình bắt chữ được các thầy cô áp dụng rất nhiều cho học sinh tiểu học.

  • Chuẩn bị: Thầy cô chuẩn bị những bức hình “Đuổi hình bắt chữ”
  • Cách chơi: Thầy cô sẽ chia lớp thành 2 – 3 đội để bắt đầu trò chơi. Thầy cô sẽ chiếu các bức hình lên máy chiếu, sau khi có hiệu lệnh bắt đầu, đội nào giơ tay trước sẽ giành được quyền trả lời. Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều đáp án đúng hơn sẽ dành chiến thắng.
Trò chơi kiến thức bổ ích cho học sinh tiểu học

Trò chơi kiến thức bổ ích cho học sinh tiểu học (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Gợi ý: Một số trò chơi team building trong nhà hấp dẫn, bổ ích

2.3 Ô chữ kỳ diệu

Ô chữ kỳ diệu – trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học giúp củng cố kiến thức cho các em học sinh. Bằng cách này, các em sẽ dễ dàng nhớ kiến thức hơn mà vẫn tạo được sự thoải mái , khích lệ tinh thần học tập của các em.

  • Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các ô chữ và các câu hỏi tương ứng.
  • Cách chơi: Giáo viên chia lớp ra thành các đội chơi. Sau đó, giáo viên đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang, một ô chữ hàng dọc. Số lượng ô chữ sẽ tùy thuộc vào giáo viên. Khi trò chơi bắt đầu, giáo viên sẽ đặt ra những câu hỏi, đội nào giơ tay sẽ có quyền trả lời trước và giành được điểm. Kết thúc trò chơi là khi ô chữ hàng dọc được giải đáp.
Những ô chữ diệu kỳ

Những ô chữ diệu kỳ (Ảnh: Sưu tầm)

2.4 Hát nhanh hát chậm

Hát nhanh hát chậm – trò chơi tập thể cho trẻ tiểu học được rất nhiều giáo viên âm nhạc lựa chọn. Đây cũng là trò chơi vừa giúp học sinh củng cố kiến thức vừa rèn luyện sự nhanh nhạy, quan sát của trẻ.

  • Chuẩn bị: Thầy cô chuẩn bị sẵn những bài hát.
  • Cách chơi: Thầy cô sẽ lựa chọn những bài hát mà các em đã học, sau đó đưa ra quy ước ký hiệu tay nào là hát nhanh, tay nào là hát chậm. Khi trò chơi bắt đầu, học sinh sẽ tập trung nhìn theo ký hiệu tay của giáo viên để hát nhanh hoặc hát chậm.

2.5 Đập tay vào bảng

Những công dụng hữu ích của trò chơi đập tay vào bảng cho học sinh tiểu học: luyện phản xạ nhanh, luyện đọc, củng cố kiến thức đã học.

  • Chuẩn bị: Giáo viên không cần chuẩn bị gì cho trò chơi này.
  • Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội có số lượng thành viên bằng nhau. Các đội sẽ đặt tên cho đội của mình và bắt đầu trò chơi. Giáo viên sẽ vẽ các hình khác nhau (vuông, tròn, tam giác…) trên bảng và viết các từ vựng mới học vào các hình đó. Khi bắt đầu, giáo viên đọc to, rõ từ trên bảng, đội nào đập vào bảng nhanh nhất, chính xác nhất sẽ giành được điểm. Kết thúc trò chơi, đội chiến thắng là đội có nhiều điểm hơn.
Học sinh rất hứng thú khi tham gia trò chơi

Học sinh rất hứng thú khi tham gia trò chơi (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: Cập nhật các trò chơi team building trí tuệ mới nhất năm 2024

3. Những trò chơi học tập cho học sinh tiểu học bổ ích khác

Ngoài những trò chơi được liệt kê chi tiết ở trên, còn rất nhiều những trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học khác. Không chỉ giúp các em thấy thoải mái, thư giãn mà thầy cô còn khéo léo lồng ghép kiến thức học tập vào trò chơi. Chính vì vậy, ngày càng có thêm nhiều trò chơi được thầy cô áp dụng hơn trong quá trình giảng dạy của mình.

Một số trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học khác được kể đến như:

  • Nhảy dây đồng đội
  • Dung dăng dung dẻ
  • Truyền tin
  • Kết chùm
  • Câu đố trực tiếp
  • Sắp xếp thứ tự
  • Ai nhanh hơn
  • Ong đi tìm nhụy
  • Điền số thích hợp
Những trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học thú vị khác

Những trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học thú vị khác (Ảnh: Sưu tầm)

>>>Xem thêm: TOP 15 trò chơi tập thể cho trẻ mầm non dễ tổ chức

Để tăng thêm sự vui nhộn, giúp học sinh trải nghiệm thực tế, ngoài các trò chơi tại trường học, thầy cô có thể tổ chức cho các em đi chơi tại các khu vui chơi. Một trong những khu vui chơi đa dạng, đa năng hiện nay phải kể đến là hệ thống công viên giải trí đẳng cấp quốc tế VinWonders. Với quy mô lớn, diện tích rộng rãi, nhiều phân khu khác nhau, VinWonders là địa điểm tuyệt vời để thầy cô và ba mẹ giúp các em có những phút giây thư giãn sau khi học tập vất vả.

Những trải nghiệm thú vị cho cả gia đình tại thủy cung

Những trải nghiệm thú vị cho cả gia đình tại thủy cung

Hiện nay, VinWonders có mặt ở: Hà Nội, Phú Quốc, Nha Trang, Hội An. Mỗi điểm đến sẽ có những điểm độc đáo, đặc biệt khác nhau, phù hợp cho du khách ở mọi độ tuổi, mọi quốc tịch:

Các em học sinh vô cùng thích thú khi vui chơi

Các em học sinh vô cùng thích thú khi vui chơi

Trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học

Vui chơi thả ga tại VinWonders

Vui chơi thả ga tại VinWonders

Trên đây là một số trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học mà thầy cô có thể tham khảo cho các giờ dạy của mình. Với mục tiêu giúp các em vừa tiếp thu được kiến thức vừa có được niềm vui, sự hào hứng trong học tập thì đây chắc chắn là những trò chơi tập thể bổ ích và hấp dẫn nhất. Bên cạnh đó, thầy cô cũng đừng quên cho bé trải nghiệm thực tế bằng những trò chơi mới mẻ tại VinWonders nhé.

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé