Sếu đầu đỏ sở hữu chiều cao lớn nhất trong số các loài chim biết bay trên thế giới. Tại Việt Nam, đây cũng là loài chim có kích thước cơ thể lớn nhất. Sếu đầu đỏ sở hữu vẻ đẹp thanh lịch với bộ lông màu ghi xám, đôi chân dài màu hồng. Vùng da từ phần đầu kéo dài xuống cổ trụi lông và có màu đỏ. Màu sắc trên mặt của chim non không nổi bật như chim trưởng thành, phần đỏ trên đầu và cổ chuyển thành vàng nhạt.
Tên tiếng Anh
- Sarus Crane
Tên khoa học
- Grus antigone sharpii
Tình trạng bảo tồn
- VU
Bộ
- Sếu
Oder
- Gruiformes
Họ
- Sếu
Kích thước
- Chiều cao: 152 – 176cm
- Sải cánh: 220 – 240cm
Sinh sản
- Mùa sinh sản: từ tháng 3 – 10, sinh từ 1- 3 trứng/ lứa
Môi trường sống
- Các khu vực đồng cỏ đầm lầy, cánh đồng lúa nước, phân bố lên đến độ cao 1.000m
Phân bố
- Phân bố ở Ấn Độ, Đông Nam Á và Úc.
- Tại Việt Nam phân bố ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, có thể quan sát tại VQG Tràm Chim, khu vực Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
Mối đe dọa
Mối đe dọa lớn nhất đối với loài sếu đầu đỏ là sinh cảnh sống bị thu hẹp, nguồn thức ăn bị hạn chế, tác động của biến đổi khí hậu cùng với việc săn bắn trái phép
Mùa sếu đầu đỏ di cư thường từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm và tháng 3 là thời điểm chúng về Việt Nam nhiều nhất. Nhưng từ năm 2020 đến nay, vườn quốc gia Tràm Chim không đón thêm con sếu đầu đỏ nào đến. Nhiều khu vực tại Lào và Campuchia cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Lý giải cho điều này, có một vài nguyên nhân như:
- Người dân khai phá đất để trồng lúa, diện tích cây năng giảm, nước lũ về ít đồng nghĩa với việc nguồn thức ăn chính của sếu đầu đỏ là thủy hải sản cũng dần cạn kiệt.
- Việc chuyển từ đồi đồng cỏ ngập nước tự nhiên sang đất nuôi trồng thủy sản, trồng lúa và lạm dụng hóa chất nông nghiệp đã phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái khiến sếu gần như không còn cơ hội để tồn tại. – Nạn buôn bán, làm thịt trứng, chim non và chim trưởng thành. Trứng sếu đầu đỏ non thường phải chịu sự đe dọa tấn công của loài quạ và nhiều loài động vật khác nên tỷ lệ chim non ra đời rất thấp.