Turn your device in landscape mode.
logo
30 oC
Thứ bảy
18/05/2024
30oC
Chủ nhật
19/05/2024
31oC
Thứ hai
20/05/2024
30oC
Thứ ba
21/05/2024
29oC
Thứ tư
22/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm Tân Bình – di tích lịch sử, văn hóa quý giá của Việt Nam

11/01/2024 79 views

Chùa Giác Lâm là một trong những địa điểm du lịch mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp đến thành phố mang tên Bác. Bài viết dưới đây sẽ thuyết minh về chùa Giác Lâm, mời du khách tham khảo.

Chùa Giác Lâm quận Tân Bình sở hữu không gian thanh tịnh, yên tĩnh, phù hợp cho du khách thư giãn

Chùa Giác Lâm quận Tân Bình sở hữu không gian thanh tịnh, yên tĩnh, phù hợp cho du khách thư giãn (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh nền ẩm thực ngon đúng điệu, du lịch Sài Gòn còn hấp dẫn du khách bởi các địa danh nổi tiếng. Trong đó, chùa Giác Lâm được nhiều người thường xuyên lui tới nhờ không gian rộng rãi, thoáng mát và thanh tịnh. Đến đây, bạn có thể được thả mình vào không gian yên tĩnh và tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc bình yên.

1. Giới thiệu về chùa Giác Lâm

1.1. Chùa Giác Lâm ở đâu?

  • Địa chỉ: số 565 đường Lạc Long Quân, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ chùa Giác Lâm là một trong những vấn đề được nhiều du khách quan tâm khi có ý định đến tham quan nơi đây. Chùa tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988, chùa ở Sài Gòn này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thông tin) công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia

Ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia (Ảnh: Sưu tầm)

1.2. Lịch sử hình thành và các lần trùng tu chùa Giác Lâm

Những câu chuyện về lịch sử chùa Giác Lâm khiến nhiều du khách cảm thấy thích thú. Công trình này được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương quyên góp tiền của xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) dưới đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Thuở ban đầu, chùa có tên gọi là Sơn Can (Sơn nghĩa là núi, Can là gò nông). Sau đó, nơi đây đổi tên là Cẩm Sơn vì chùa nằm trên gò Cẩm Sơn. Không chỉ vậy, chùa Giác Lâm còn có tên gọi khác là Cẩm Đệm do người dân địa phương thường gọi cư sĩ Thuỵ Long là Cẩm Đệm vì ông có tên riêng là Cẩm, chuyên làm nghề đan đệm bán.

Kể từ khi thành lập đến nay, ngôi chùa đã trải qua 3 lần trùng tu. Cụ thể như sau:

  • Lần 1 (từ năm 1789 – 1804): do thiền sư Tổ Tông – Viên Quang thực hiện
  • Lần 2 (từ 1906 – 1909): do hoà thượng Hồng Hưng thực hiện với sự trợ giúp của hòa thượng Như Phòng phụ trách
  • Lần 3 (đầu năm 1999): chùa hoàn thành quá trình tôn tạo, sửa sang
Chùa Giác Lâm có từ năm 1744 do cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương quyên góp tiền của xây dựng

Chùa Giác Lâm có từ năm 1744 do cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương quyên góp tiền của xây dựng (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: Chùa Hoằng Pháp – ngôi chùa đẹp và linh thiêng bậc nhất Sài Gòn

2. Tham quan chùa Giác Lâm có gì hấp dẫn du khách thập phương?

2.1. Khám phá kiến trúc chùa Giác Lâm

Một trong những trải nghiệm mà du khách không nên bỏ lỡ tại chùa chính là chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc độc đáo. Chùa Giác Lâm quận Tân Bình được thiết kế theo lối kiến trúc chữ Tam gồm 3 dãy nhà ngang nối liền nhau (không kể các nhà phụ): giảng đường, chính điện và trai đường (tên gọi khác là nhà Ông Giám).

  • Cổng nhị quan chùa Giác Lâm

Cổng nhị quan là một trong những điểm khác biệt của kiến trúc chùa Giác Lâm. Công trình này được xây dựng năm 1945, nổi bật với đầu rắn Naga đặc trưng trong Phật giáo Nam tông Khmer và 2 con sư tử chầu nằm ở 2 góc cổng theo văn hóa Ấn Độ.

  • Cổng tam quan: mới được xây dựng vào năm 1955
Cổng tam quan nổi bật với tone màu vàng đất

Cổng tam quan nổi bật với tone màu vàng đất (Ảnh: Sưu tầm)

  • Mái chùa

Mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái thẳng. Viền mái nổi bật với 2 hàng trang trí bằng đĩa men sứ ngày xưa chạy dọc. Các đĩa dùng để trang trí chủ yếu được nung trong lò gốm tại Lái Thiêu (Bình Dương), một số khác có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc… Theo tài liệu ghi chép lại, các mẫu đĩa kiểu trang trí có tuổi đời từ khoảng nửa đầu thế kỷ XX.

Thiết kế mái chùa Giác Lâm gây ấn tượng bởi những họa tiết trang trí độc đáo, mang đậm dấu ấn của Đạo giáo

Thiết kế mái chùa Giác Lâm gây ấn tượng bởi những họa tiết trang trí độc đáo, mang đậm dấu ấn của Đạo giáo (Ảnh: Sưu tầm)

  • Khu giảng đường và tăng xá: được xây dựng vào năm 2007, nằm ở phía bên phải chùa theo hướng nhìn từ trong ra ngoài.
  • Chính điện Tổ đình Giác Lâm

Chính điện Tổ đình chùa Giác Lâm được thiết kế theo kiểu nhà dân gian truyền thống 1 gian 2 chái với 4 cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Khu vực bên trong chính điện rất rộng và sâu, bao gồm 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm. Cột nào cũng được sơn thếp vàng, chạm khắc câu đối vô cùng công phu. Giữa các hàng cột là những chiếc cửa võng sơn thếp vàng, chạm trổ nhiều đề tài trang trí truyền thống như tứ quý, hoa điểu, tứ linh…

Khu vực chính điện Tổ đình chùa Giác Lâm tôn trí “tiền Phật, hậu Tổ”. Phía trước thờ tượng thế A Di Đà, Di Lặc, Thích Ca. Hai bên trái phải là 2 bàn thờ thờ tượng Đại Thế Chí và Quán Thế Âm. Không chỉ vậy, nơi đây còn có tượng cửu long, dọc 2 bên tường có bộ tượng Thập Điện Diêm Vương, bộ tượng Thập Bát La Hán, tượng Long Vương và tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Lối vào Tổ đình chùa Giác Lâm

Lối vào Tổ đình chùa Giác Lâm (Ảnh: Sưu tầm)

  • Gian thờ Tổ 

Gian thờ tổ nằm ở phía sau chính điện. Nơi đây hiện đang thờ chư vị Tổ sư hòa thượng tiền bối đã trụ trì tại chùa. Đối diện với bàn thờ Tổ là các bàn thờ Phật A Di Đà, Phật Chuẩn Đề và Thập Điện Diêm Vương. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu vực này được dùng làm cơ sở hậu cần, thực hiện công tác trinh sát nội thành và nuôi cán bộ.

  • Bảo tháp xá lợi chùa Giác Lâm 

Bảo tháp xá lợi cao 7 tầng hình lục giác nằm ở phía trước chùa. Công trình này được xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng và tạm dừng vào năm 1975. Đến năm 1933, chùa mới được tiếp tục xây dựng.

Bảo tháp xá lợi cao 7 tầng hình lục giác nằm ở phía trước chùa

Bảo tháp xá lợi cao 7 tầng hình lục giác nằm ở phía trước chùa (Ảnh: Sưu tầm)

  • Khu vườn tháp

Khu vườn tháp được bố trí phía bên trái chùa Giác Lâm của các chư vị hòa thượng đã trụ trì ở đây như tháp Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang, tháp Tổ phật Ý – Linh Nhạc.

2.2. Ngắm nhìn hệ thống pho tượng cổ đầy ấn tượng

Chùa Giác Lâm có đến 113 pho tượng cổ, phần lớn là tượng gỗ, chỉ có duy nhất 7 bức tượng làm từ đồng. Nơi đây sở hữu nhiều bức tượng có giá trị lớn như Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thế Chí Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, bộ tượng Mười Tám Vị La Hán, bộ tượng Cửu Long (đúc bằng đồng), tượng Tổ Sư Đạt Ma, tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Long Vương…

Trong đó, bộ tượng 5 vị của chùa (gồm Phật Thích Ca Mâu Ni, Đại Thế Chí, Bồ Tát Quan Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền) được đánh giá là đặc biệt nhất. Bộ tượng này làm từ gỗ mít nài, cao 80cm, sơn thếp vàng. Tượng Thích Ca ngồi trên toà sen, đặt ở giữa cao hơn các tượng khác. Bố cục tượng Thích Ca hình thang nên có thế ngồi khá vững chắc. Bốn bức tượng còn lại ngồi trên lưng của 4 con linh vật rất độc đáo.

Bộ tượng 5 vị ra đời trong giai đoạn đầu của thế kỷ XIX, tức thời kỳ đầu của triều đại nhà Nguyễn. Theo những người hộ tự, các bức tượng đều được thếp vàng thật. Do đó, các sư thấp tại chùa Giác Lâm không tác động gì mà vẫn giữ nguyên cấu trúc tượng dù lớp thếp vàng bên ngoài đã mờ dần theo thời gian.

Bộ tượng 5 vị của chùa gồm Phật Thích Ca Mâu Ni, Đại Thế Chí, Bồ Tát Quan Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền

Bộ tượng 5 vị của chùa gồm Phật Thích Ca Mâu Ni, Đại Thế Chí, Bồ Tát Quan Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Tham khảo: Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn – nét đẹp cổ xưa giữa lòng thành phố phồn hoa

2.3. Chiêm ngưỡng các công trình chạm khắc gỗ tinh xảo

Đặt chân tới chùa Giác Lâm, du khách chắc chắn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng trước hình ảnh hệ thống cột chính khắc câu đối (gồm 86 câu) và thếp vàng vô cùng công phu. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là câu đối của Mộc Ân đệ tử phụng cúng và câu đối của Hiệp trấn Trịnh Hoài Đức (treo ở gian thờ Tổ) vào năm Gia Long thứ 3 (1804). Không chỉ vậy, nơi đây còn có 19 hoành phi, 9 bao lam, 1 bàn thờ cổ và đồ thờ cổ.

Tất cả cột chính trong chùa Giác Lâm đều được chạm khắc câu đối, thếp vàng vô cùng công phu

Tất cả cột chính trong chùa Giác Lâm đều được chạm khắc câu đối, thếp vàng vô cùng công phu (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: Chùa Giác Ngộ: ngôi chùa hội tụ nét kiến trúc & mỹ thuật điêu khắc ấn tượng

2.4. Tìm về bình yên trong không gian hòa hợp với thiên nhiên của chùa

Đến với địa điểm du lịch Sài Gòn này, du khách sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản hơn với dáng chùa ẩn mình trong những vòm cây cao to, toả bóng mát. Không có những hàng ngói mũi hài dọc xuôi theo bờ mái cao dốc đứng hay các viên ngói vút cong kiêu hãnh như thách đố thiên nhiên, chùa Giác Lâm sử dụng mái ngói máng xối. Cách thiết kế này giúp nước thoát nhanh khi gặp những trận mưa rào. Đây chính là cấu trúc trải rộng và hài hoà với thiên nhiên. Theo năm tháng, mái ngói ấy đã phủ đầy rêu phong, mang đến cho chùa nét đẹp cổ kính và thanh tịnh đến lạ kỳ.

Ngôi chùa nằm trên ngọn đồi cao cho thấy nơi đây gắn chặt với quan niệm tín ngưỡng của người dân địa phương. Cụ thể, trước chùa phải có hồ nước, ao, mang ý nghĩa “minh đường thuỷ tụ” – nơi vượng khí sinh sôi, nảy nở. Đặc biệt, cửa chùa thuận theo hướng Nam – hướng tốt cho các ngôi chùa Nam Bộ.

Khuôn viên chùa Giác Lâm Tân Bình tràn ngập cây xanh nên vô cùng thoáng mát và trong lành

Khuôn viên chùa Giác Lâm Tân Bình tràn ngập cây xanh nên vô cùng thoáng mát và trong lành (Ảnh: Sưu tầm)

2.5. Tham gia các hoạt động được tổ chức tại chùa

Vào những dịp rảnh rỗi hoặc muốn thư giãn, xả stress, du khách có thể tạm gác lại công việc và tham gia các khóa tu ngắn ngày tại chùa Giác Lâm. Trong khóa tu, bạn sẽ được nghe giảng về Phật pháp, ngồi thiền định tâm, ăn cơm chay trong chánh niệm, đồng thời rèn luyện thêm nhiều đức tính tốt đẹp.

Ngoài ra, vào những dịp lễ, Tết, ngày rằm hàng tháng, nơi đây cũng đón nhiều du khách thập phương, các tăng ni phật tử đến hành hương, lễ Phật, cầu bình an và chiêm ngưỡng nét cổ kính của chùa. Không chỉ vậy, người dân địa phương còn thường xuyên đến chùa Giác Lâm xin chữ cầu may, xem ngày cưới, xin xăm…

3. Bỏ túi kinh nghiệm đi chùa Giác Lâm Tân Bình

3.1. Các phương tiện di chuyển đến chùa Giác Lâm Sài Gòn

Địa chỉ chùa Giác Lâm khá thuận tiện cho việc đi lại. Du khách có thể di chuyển đến đây bằng nhiều loại hình phương tiện khác nhau như:

  • Taxi

Taxi Xanh SM là cách di chuyển được nhiều du khách lựa chọn. Đây là dịch vụ taxi phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thuần điện đầu tiên tại Việt Nam. Do xe sử dụng 100% nhiên liệu là điện nên rất thân thiện với môi trường. Lựa chọn taxi Xanh SM, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác di chuyển êm ái, thoải mái trong suốt chuyến đi. Bên cạnh đó, tài xế nhiệt tình, thân thiện; hình thức thanh toán đa dạng, linh hoạt; cách đặt xe dễ dàng… cũng là những điểm cộng của hãng taxi này.

Taxi Xanh SM là một trong những loại hình phương tiện di chuyển đến chùa Giác Lâm được nhiều du khách lựa chọn

Taxi Xanh SM là một trong những loại hình phương tiện di chuyển đến chùa Giác Lâm được nhiều du khách lựa chọn (Ảnh: Sưu tầm)

  • Ô tô/xe máy

Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố, du khách di chuyển theo đường Nguyễn Du đến đường Cách Mạng Tháng 8. Tiếp theo, bạn tới khu vực phường 9 bằng cách rẽ vào đường Nguyễn Thị Minh Khai, 3/2, Lý Thái Tổ. Sau đó, du khách tiếp tục đi vào đường Âu Cơ, Lê Đại Hành và Lạc Long Quân ở phường 10, quận Tân Bình.

  • Xe bus

Trong trường hợp không có phương tiện cá nhân, bạn có thể di chuyển tới chùa Giác Lâm bằng xe buýt. Các tuyến xe buýt có lộ trình đi qua hoặc dừng gần chùa gồm 08, 27, 145 và 148. Tuỳ vào điểm xuất phát, du khách có thể chọn tuyến xe phù hợp.

3.2. Những lưu ý quan trọng khác cần biết

Để hành trình khám phá chùa Giác Lâm diễn ra suôn sẻ, đáng nhớ, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Có thể đến chùa chiêm bái quanh năm. Nếu muốn tham gia những hoạt động quan trọng tại chùa, bạn nên đến đây vào các ngày 15/1, 8/4, 15/7, 15/8 Âm lịch
  • Mặc trang phục lịch sự, quần áo dài tay, tuyệt đối không mặc quần áo quá ngắn
  • Không cười nói quá to, văng tục khi vào chùa
  • Giữ gìn vệ sinh tại chùa Giác Lâm
  • Không tự ý quay hình, chụp ảnh trong chùa
Du khách cần lưu ý một số vấn đề khi đến chiêm bái tại chùa Giác Lâm

Du khách cần lưu ý một số vấn đề khi đến chiêm bái tại chùa Giác Lâm (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Tham khảo: du lịch Sài Gòn 1 ngày

4. Những địa điểm tham quan nổi tiếng gần chùa Giác Lâm

Kết thúc hành trình khám phá chùa Giác Lâm, du khách có thể kết hợp tham quan những địa điểm đang hot ở Sài Gòn dưới đây:

  • Công viên Hoàng Văn Thụ: được mệnh danh là “ốc đảo xanh” giữa Sài Gòn. Nơi đây sở hữu không gian trong lành, thoáng mát, hứa hẹn đem đến cho du khách những giây phút thư giãn và thoải mái nhất.
  • Công viên Lê Thị Riêng: là địa điểm vui chơi, dạo bộ, tập thể dục… quen thuộc với người dân địa phương. Đến đây, du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như bơi lội, tổ chức picnic, trượt patin, chơi ngựa phi trên không…
  • Bảo tàng Y học Việt Nam: nổi bật với dáng vẻ thanh bình, thân thuộc của 2 bụi tre ngay trước cửa. Không gian bên trong bảo tàng đem đến cho bạn cảm giác dễ chịu và thoải mái với mùi hương của thảo mộc lan. Bên cạnh đó, lối kiến trúc độc đáo cũng góp phần níu chân du khách.
  • Công viên nước Đầm Sen: là điểm đến yêu thích của người dân Sài Gòn vào những ngày hè oi nóng. Nơi đây quy tụ nhiều trò chơi thú vị, hấp dẫn, hứa hẹn đem đến cho bạn những giây phút thư giãn và đáng nhớ nhất.
Gần chùa Giác Lâm có rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, đáng trải nghiệm tại Sài Gòn

Gần chùa Giác Lâm có rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, đáng trải nghiệm tại Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)

Là ngôi chùa cổ kính mang trong mình nhiều giá trị đặc biệt, chùa Giác Lâm chính là điểm đến cho du khách tận hưởng cảm giác bình yên, tưới mát tâm hồn. Bên cạnh đó, đến đây, bạn còn có thể dâng hương cầu bình an cho những người thân yêu. Hy vọng qua bài viết trên, du khách đã có thêm kinh nghiệm khám phá chùa Giác Lâm hữu ích, từ đó hoàn thiện kế hoạch vui chơi cho kỳ nghỉ sắp tới.

Bên cạnh chùa Giác Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều ngôi chùa cổ kính, đáng trải nghiệm khác như chùa Phổ Quang, chùa Giác Ngộ, chùa Vạn Phật, chùa Phước Long, chùa Ngọc Hoàng… Ngoài Sài Gòn, dải đất hình chữ S còn rất nhiều thiên đường du lịch hấp dẫn mà bạn không nên bỏ lỡ như Hạ Long, Phú Quốc, Hội An, Nha Trang… Ghé thăm những địa điểm này, du khách sẽ được tắm biển thoả thích, thoải mái check-in, thưởng thức ẩm thực địa phương… Đặc biệt, bạn còn có cơ hội quẩy hết mình cùng những hoạt động hấp dẫn tại các cơ sở của VinWonders.

Các công viên giải trí VinWonders đều toạ lạc ở vị trí trung tâm, du khách có thể thuận tiện đi lại. Bên cạnh đó, VinWonders quy tụ hàng loạt trò chơi, trải nghiệm thú vị, hứa hẹn đem đến cho bạn những giây phút đáng nhớ bên gia đình, bạn bè. Một số hoạt động không thể bỏ qua tại đây bao gồm:

  • Giải nhiệt mùa hè cùng các trò chơi nước vui nhộn, sảng khoái, mát lạnh
  • Mãn nhãn với những tiết mục nghệ thuật thăng hoa, được dàn dựng vô cùng công phu
  • Chinh phục giới hạn của bản thân qua các trò chơi cảm giác mạnh khiến ai cũng phải hú hét như Đu quay lộn đầu, Cú rơi thế kỷ…
  • Tìm hiểu tinh hoa văn hoá Việt truyền thống qua nhiều hoạt động độc đáo
  • Đắm mình vào làn nước trong lành, mát lạnh và lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rào
  • Ngắm nhìn các loài động vật quý hiếm tưởng chừng chỉ có trên màn ảnh nhỏ như hồng hạc, hươu cao cổ, lạc đà…
Cùng bạn bè, người thân trải nghiệm những trò chơi thú vị tại VinWonders

Cùng bạn bè, người thân trải nghiệm những trò chơi thú vị tại VinWonders

>>> Còn rất nhiều hoạt động thú vị đang chờ bạn khám phá, booking vé vào VinWonders Phú Quốc, Nha Trang, Nam Hội An, Vinpearl Safari Phú Quốc ngay hôm nay

Không chỉ vui chơi tại VinWonders, du khách còn có thể đặt phòng tại hệ thống nghỉ dưỡng Vinpearl để trải nghiệm cảm giác thư giãn nhất. Đến đây, bạn có thể nghỉ ngơi trong các phòng nghỉ sang trọng, đầy đủ tiện nghi; ngâm mình trong bể bơi riêng tư; chăm sóc cơ thể cùng dịch vụ spa chuyên nghiệp; thưởng thức ẩm thực ngon tuyệt hảo…

Không gian nghỉ dưỡng tuyệt vời tại Vinpearl

Không gian nghỉ dưỡng tuyệt vời tại Vinpearl

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé