Turn your device in landscape mode.
logo
28 oC
Thứ sáu
17/05/2024
28oC
Thứ bảy
18/05/2024
29oC
Chủ nhật
19/05/2024
30oC
Thứ hai
20/05/2024
29oC
Thứ ba
21/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
Hội quán Ôn Lăng

Hội quán Ôn Lăng: nốt trầm lắng đọng giữa nhịp sống sôi động

28/02/2024 56 views

Hội quán Ôn Lăng hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như chùa Ôn Lăng, chùa Ông Lào hay chùa Quan m. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Hoa tại Sài Gòn mà còn là công trình độc đáo thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Hội quán Ôn Lăng

Ôn Lăng hội quán là địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách (Ảnh: Sưu tầm)

Hội quán Ôn Lăng là một trong những địa điểm du lịch Sài Gòn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái. Công trình tâm linh này được người Hoa xây dựng với lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Vào dịp cuối năm và đầu năm mới, người người, nhà nhà lại tề tựu về đây cầu an, cầu tài, mong một năm thuận lợi.

1. Giới thiệu về hội quán Ôn Lăng

  • Địa chỉ: Số 12 đường Lão Tử, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Giá vé vào cửa: Không mất vé

Hội quán Ôn Lăng là công trình tâm linh có lịch sử lâu đời của người Việt gốc Hoa tại vùng đất Chợ Lớn. Hội quán được nhóm người Hoa – Phúc Kiến di cư sang Việt Nam thành lập vào khoảng thế kỷ 17. Ban đầu, đây là nơi những người đồng hương Phúc Kiến gặp gỡ, chia sẻ và giúp đỡ nhau ổn định cuộc sống.

Dần dần, với nhu cầu tâm linh, hội quán đã trở thành nơi thờ cúng, chiêm bái các vị thần dân gian theo tín ngưỡng của người Hoa. Do đó người dân còn gọi đây là chùa. Tính đến thời điểm hiện tại, chùa Ôn Lăng đã trải qua nhiều lần tu sửa và vẫn giữ nguyên hiện trạng đã gần 300 năm qua.

Lịch sử hội quán Ôn Lăng

Lịch sử hội quán Ôn Lăng được thành lập vào khoảng thế kỷ 17 (Ảnh: Sưu tầm)

Xem thêm: 25 ngôi chùa ở Sài Gòn nổi tiếng, đẹp an yên và linh thiêng 

2. Chùa Quan Âm – Hội quán Ôn Lăng 溫陵會館 thờ ai?

Ngay từ khi được thành lập, chùa Hội quán Ôn Lăng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng nhiều vị thần khác theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa như: Bao Công, Tề Thiên Đại Thánh, 18 vị La Hán, Văn Xương Đế Quân, Thiên Phụ Gia Gia… Sau này, hội quán thờ thêm Quan Âm Bồ Tát nên còn được gọi với cái tên khác là chùa Quan Âm.

Hội quán được chia thành hai điện thờ chính được bố trí lần lượt trước, sau và cách nhau một giếng trời. Trong đó tiền điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, hai bên tả hữu là Phước Đức chính thần và Bà chúa Thai Sinh. Hậu điện thờ Bồ Tát Quan Âm, phối tự một bên là Quan Công, Bao Công, một bên là Thành Hoàng, Tương Đàn Lão gia. Theo quan niệm của người Hoa, Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị phù hộ cho những người đi sông nước và làm ăn xa. Còn Quan Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho bình an, sức khỏe và công việc buôn may bán đắt.

Hội quán Ôn Lăng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Hội quán Ôn Lăng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng nhiều vị thần theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa (Ảnh: Sưu tầm)

Tìm hiểu thêm: Chùa Ông Bổn – cổ tự có kiến trúc đặc sắc giữa lòng Sài Gòn

3. Tham quan chùa Quan Âm quận 5 có gì?

Đến chùa Quan Âm thành phố Hồ Chí Minh, du khách sẽ được khám phá kiến trúc độc đáo, tận mắt chiêm ngưỡng các món cổ vật và cúng bái, cầu tài lộc, bình an.

3.1. Khám phá kiến trúc ấn tượng của hội quán Ôn Lăng

Chùa Quan Âm quận 5 được xây dựng theo lối kiến trúc đền miếu cổ Trung Hoa vô cùng độc đáo với hình dáng tựa như một chiếc thuyền rồng. Phần mái ngói lợp ống, bộ khung chịu lực bằng gỗ, chân mái được viền bằng ngói xanh. Đặc biệt, hội quán Sài Gòn Ôn Lăng còn được trang trí bằng các tượng rồng, phù điêu gốm hoặc ghép các mảnh gốm gắn trên đầu đao, đỉnh mái. Đây đều là những trang trí độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Phúc Kiến và chỉ được tìm thấy ở chùa Quan Âm.

Nét đặc trưng của kiến trúc Phúc Kiến

Hội quán Ôn Lăng mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Phúc Kiến (Ảnh: Sưu tầm)

Mặt bằng tổng thể của chùa là một khối nhà hình chữ nhật ở giữa và ba dãy nhà vuông góc với nhau tạo thành hình chữ U. Trong đó, dãy nhà nằm ngang là hậu điện, hai dãy nhà dọc vừa là trụ sở làm việc, vừa được bố trí các gian thờ. Ở cuối dãy nhà bên trái là cầu thang dẫn lên lầu.

Sân hội quán không quá rộng. Đầu mái tiền điện hơi thấp do đó đứng từ sân du khách có thể nhìn thấy các tượng lân phượng, lưỡng long tranh châu và mô hình tòa thành cùng các tượng vật, người… ở nóc mái. Phần kiến trúc dưới mái hiên của hội quán cũng được chạm trổ vô cùng tinh xảo bằng các dây hoa, tượng kỳ lân và hình bông sen.

Xem thêm: Khám phá chợ Bà Hoa – chợ đặc sản miền Trung giữa lòng Sài Gòn

3.2. Chiêm ngưỡng các món cổ vật

Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, tuy nhiên cho đến nay hội quán Ôn Lăng vẫn còn giữ được nhiều cổ vật có từ thời vua Quang Tự của nhà Thanh như: đỉnh gang, trống, lư hương… Đặc biệt nhất phải kể đến chiếc chuông lớn đề năm Đạo Quang Ất Dậu Niên 1825.

Đến với hội quán, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều hoành phi và cấu đối ca ngợi về công đức của thần và bày tỏ ước nguyện của con người. Vì sân của hội quán bị đường phố cắt ngang, do đó phần đất còn lại ở bên kia đường được xây một hồ phóng sinh, mang đến hơi hướng thiên nhiên thanh tĩnh giữa lòng Sài thành tấp nập, đông đúc.

3.3. Cúng bái, cầu an, tài lộc, công danh, cầu duyên

Hội quán Ôn Lăng Sài Gòn là nơi thờ nhiều vị thần theo tín ngưỡng Trung Hoa. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa của người Hoa tại Sài Gòn mà còn là địa điểm du lịch tâm linh, thu hút đông đảo du khách đến cúng bái, cầu an, tài lộc, công danh và tình duyên.

Đến với chùa Quan Âm, mọi người có thể gửi gắm tâm nguyện của mình với một vị thành thần có chức sắc và lĩnh vực chủ trị cụ thể. Chẳng hạn, người làm ăn xa hay đi sông nước thì cúng Bà Thiên Hậu; muốn cầu con thì cúng lễ ở bàn thờ bà Mẹ sanh; cầu nhà cửa, kinh doanh thì có thần Quảng Trạch Tôn Vương. Người học hành thi cử thì cúng thần Hoa Quang; cầu buôn ma mắn đắt, bình an, sức khỏe cho gia tộc thịnh vượng thì có Quan Thế Âm Bồ Tát.

Ngoài ra, hội quán Ôn Lăng còn nổi tiếng là nơi cầu duyên vô cùng linh thiêng. Nhiều người tin rằng, cầu duyên ở đây bên cạnh lễ bánh trái, du khách cần mua thêm cuộn chỉ đỏ được cắm kim luồn sẵn sợi và đặt tại bàn thờ Hoa Phấn phu nhân để sớm gặp được người mình thương.

Lễ vật cầu tình duyên

Lễ vật cuộn chỉ đỏ để cầu tình duyên tại chùa (Ảnh: Sưu tầm)

3.4. Trải nghiệm những tập tục “kỳ lạ”

Đến với hội quán Ôn Lăng du khách còn được trải nghiệm những tập tục “kỳ lạ”, trong đó nổi bật nhất là tục “đánh kẻ tiểu nhân” và lệ treo nhang vòng cầu phước lộc.

  • Tập tục “đánh kẻ tiểu nhân”: Tập tục này được diễn ra trước khu vực thờ Bạch Hổ. Lễ vật cúng bao gồm trứng vịt, huyết heo, thịt heo, rượu trắng… để dâng lên khi thần Bạch Hổ mở miệng. Khi diễn ra tập tục này, người hành lễ sẽ dùng giày dép đập liên tiếp vào các hình nhân tượng trưng cho những “kẻ tiểu nhân” đang theo quấy rối cho đến khi các hình nhân tan tát. Điều này nhằm ngụ ý rằng, “kẻ tiểu nhân” đã bị đánh, sau này không thể hại người được nữa.
  • Lệ treo nhang vòng cầu phước lộc: Khi đến hội quán, du khách có thể mua nhang vòng sau đó tự tay thắp nhang rồi treo lên để cầu phước lộc, bình an cho bản thân và gia đình. Tục lệ này thường được diễn ra vào ngày 26 tháng Giêng hàng năm vì theo quan niệm của người Hoa, đây là ngày Quan Âm Nương Nương hiển linh, ban tiền, bố gạo cho bà con bị mất mùa, đói kém.
Tập tục “đánh kẻ tiểu nhân”

Tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” tại hội quán Ôn Lăng

Tham khảo: Quận 5 có gì chơi? 10+ tọa độ vui chơi, check in thú vị nhất

4. Kinh nghiệm tham quan hội quán Ôn Lăng quận 5

4.1. Phương tiện di chuyển đến chùa Quan  Âm

Tọa lạc ở số 12 đường Lão Tử, quận 5, để di chuyển đến hội quán Sài Gòn Ôn Lăng du khách có thể lựa chọn nhiều hình thức như: taxi, xe bus hay phương tiện cá nhân.

  • Phương tiện cá nhân: Để chủ động trong chuyến hành trình, bạn có thể thuê xe máy hoặc ô tô. Xuất phát từ phố đi bộ Nguyễn Huệ, bạn di chuyển theo đường Nguyễn Thị Minh Khai, qua bùng binh thì rẽ vào đường Hùng Vương rồi đến Hồng Bàng. Ở ngã tư Châu Văn Liêm bạn rẽ trái, sau đó tiếp tục rẽ trái vào đường Lão Tử là đến chùa. Ngoài ra, tùy theo vị trí xuất phát mà bạn có thể tra Google Maps để chọn tuyến đường thuận tiện nhất.
  • Taxi: Hiện nay tại Sài Gòn có nhiều hãng taxi, tuy nhiên Xanh SM vẫn là hãng xe được đông đảo du khách lựa chọn hơn cả. Đây là hãng taxi thuần điện mang đến cho bạn trải nghiệm di chuyển an toàn, tiện lợi lại góp phần bảo vệ môi trường. Để đến Ôn Lăng hội quán, bạn có thể đặt xe trên ứng dụng hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài qua hotline: 1900 2088.
  • Xe bus: Ngoài phương tiện cá nhân hay taxi, bạn cũng có thể di chuyển bằng xe bus đến hội quán với các tuyến: 07, 10, 45, 91, 139, 150. Tùy từng vị trí xuất phát mà bạn có thể tra cứu thông tin để chọn tuyến bus phù hợp nhất.

4.2. Những lưu ý cần biết

  • Khi đến chùa, bạn nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, tránh mặc váy ngắn, hở hang, phản cảm.
  • Tuân thủ các quy định về việc cấm hút thuốc lá, uống rượu bia… trong chùa.
  • Khi vào các miếu thờ hay khu vực chính điện, bạn nhớ cúi đầu và xin phép trước khi bước vào. Không tự ý chạm vào các vật thờ cúng hoặc tượng phật trong hội quán Ôn Lăng.
  • Đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn trật tự, không gây ồn ào hay làm phiền người khác.
  • Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan trong chùa.
Di chuyển đến hội quán bằng taxi

Để di chuyển đến hội quán Ôn Lăng bạn có thể lựa chọn taxi

5. Địa điểm tham quan gần Ôn Lăng hội quán

Để hành trình khám phá hội quán Ôn Lăng có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, bạn có thể kết hợp tham quan thêm các địa điểm dưới đây!

5.1. Chùa Ông (Hội quán Nghĩa An)

Chùa Ông Quận 5 hay còn được biết đến với tên gọi khác là hội quán Nghĩa An, đây là một trong những kiến trúc tôn giáo của người Tiều tại Sài Gòn. Tương tự như nhiều đền miếu người Hoa khác, chùa Ông có tổng thể kiến trúc hình chữ khẩu với các dãy nhà khép kín vuông góc. Phần mái có 3 cấp, trên nóc có gắn tượng sành hình lưỡng long tranh châu vô cùng độc đáo.

Hội quán Nghĩa An

Hội quán Nghĩa An có kiến trúc hình chữ khẩu với các dãy nhà khép kín vuông góc (Ảnh: Sưu tầm)

5.2. Chùa Bà Thiên Hậu

Đây là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa tại Sài Gòn. Với tuổi đời hơn 200 năm, ngôi cổ tự này là địa điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều khu khách đến hành hương, cầu nguyện. Ngoài ra, chùa Bà Thiên Hậu còn sở hữu kiến trúc độc đáo – nơi cho ra đời những bức ảnh sống ảo “nghìn like”.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi cổ tự lâu đời tại Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)

5.3. Chợ An Đông

Đến hội quán Ôn Lăng bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội khám phá chợ An Đông. Khu chợ này là nơi tập trung nhiều nguồn khác với đủ các loại giày dép, quần áo… với mẫu mã đa dạng, phong phú. Không chỉ là nơi thỏa mãn niềm đam mê mua sắm mà đến với khu chợ với bề dày lịch sử này, du khách còn có cơ hội hiểu hơn về con người, cuộc sống của người dân Sài Gòn.

Chợ An Đông

Chợ An Đông là thiên đường mua sắm của mọi du khách (Ảnh: Sưu tầm)

5.4. Chùa Giác Ngộ

Chùa Giác Ngộ Sài Gòn là ngôi chùa nổi tiếng về sự linh thiêng. Với lối kiến trúc độc đáo cùng cảnh quan yên bình, nhiều đệ tử Phật môn đã lựa chọn nơi đây là điểm đến thiền định để tìm kiếm sự an yên trong tâm hồn. Bên cạnh hoạt động cúng viếng, chùa còn tổ chức nhiều khóa tu giáo dục vô cùng thú vị.

Chùa Giác Ngộ

Chùa Giác Ngộ là nơi chiêm bái và diễn ra nhiều khóa tu giáo dục thú vị (Ảnh: Sưu tầm)

Trải qua thời gian hàng trăm năm, hội quán Ôn Lăng đã trở thành di tích mang nhiều ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử. Không chỉ là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa mà nơi đây còn là điểm đến du lịch thú vị. Đến với hội quán, ngoài việc chiêm bái, cầu nguyện, du khách còn được thưởng thức nét kiến trúc độc đáo, ấn tượng.

Bên cạnh TP, Hồ Chí Minh, dải đất hình chữ S còn có nhiều công trình tâm linh nổi tiếng tại các thiên đường du lịch như: Hạ Long, Phú Quốc, Hội An, Nha Trang… Đến tham quan tại những địa danh này, bạn đừng quên đặt phòng tại hệ thống nghỉ dưỡng Vinpearl. Mỗi resort, khách sạn của Vinpearl đều mang đến cho du khách kỳ nghỉ đáng nhớ với không gian sang trọng, tiện nghi cùng đa dạng dịch vụ, tiện ích đi kèm.

Hệ thống khách sạn, resort Vinpearl

Tận hưởng kỳ nghỉ thảnh thơi tại hệ thống khách sạn, resort Vinpearl

Đặc biệt, hành trình vi vu của bạn sẽ càng thêm đáng nhớ với những trải nghiệm thú vị tại các cơ sở của VinWonders. Đến với hệ thống công viên giải trí, công viên chủ đề này, du khách sẽ được khám phá hàng trăm hoạt động trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn như:

  • Vui chơi sảng khoái tại công viên nước với hệ thống đường trượt hiện đại;
  • Thử thách lòng can đảm của bản thân với các trò chơi cảm giác mạnh đỉnh cao;
  • Khám phá thế giới đại dương huyền ảo với hàng ngàn sinh vật biển kỳ thú;
  • Tìm hiểu đời sống động vật bán hoang dã, tận mắt chiêm ngưỡng nhiều loài động vật quý hiếm;
  • Thưởng thức show diễn thực cảnh được dàn dựng hoành tráng và tham gia nhiều lễ hội, sự kiện náo nhiệt;
Sảng khoái vui chơi tại VinWonders

Sảng khoái vui chơi tại VinWonders

Hoạt động làng nghề tại VinWonders Nam Hội An

Trải nghiệm các hoạt động làng nghề tại VinWonders Nam Hội An

Nhanh tay booking vé vào VinWonders Phú Quốc, Nha Trang, Nam Hội An, Vinpearl Safari Phú Quốc để trải nghiệm hành trình vui chơi độc đáo!

 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé