Turn your device in landscape mode.
logo
32 oC
Thứ năm
25/04/2024
32oC
Thứ sáu
26/04/2024
30oC
Thứ bảy
27/04/2024
30oC
Chủ nhật
28/04/2024
30oC
Thứ hai
29/04/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Làng cổ Đường Lâm

Du lịch Hà Nội khám phá vẻ đẹp hoài cổ, yên bình của làng cổ Đường Lâm

22/03/2023 2188 views

Tuy được ví là “cổ trấn bị lãng quên” nhưng làng cổ Đường Lâm ngày nay vô cùng nổi tiếng. Đây là địa điểm du lịch thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tới tham quan, khám phá, chụp hình.

Bạn đã sẵn sàng khám phá vẻ đẹp của “cổ trấn ngủ yên” - Làng cổ Đường Lâm?

Bạn đã sẵn sàng khám phá vẻ đẹp của “cổ trấn ngủ yên” – Làng cổ Đường Lâm? (Ảnh: sưu tầm)

Làng cổ Đường Lâm Hà Nội là ngôi làng mang đậm những nét văn hoá độc đáo. Ngày nay, ngôi làng vẫn giữ nguyên những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với hình ảnh cây đa, mái ngói, sân đình, giếng nước… Nếu bạn đang có ý định du lịch Hà Nội, hãy đến ngay Làng cổ Đường Lâm để trở về với làng quê vùng Bắc Bộ thanh tịnh, yên bình nhé!

1. Giới thiệu về làng cổ Đường Lâm

1.1. Làng cổ Đường Lâm cách Hà Nội bao xa? Địa chỉ làng cổ Đường Lâm

Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 44km, làng cổ Đường Lâm là một trong những địa điểm du lịch Hà Nội thu hút đông đảo khách du lịch gần xa. Làng cổ Đường Lâm nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc huyện Sơn Tây, Hà Nội. Nơi đây được gọi là đất hai vua bởi Đường Lâm là quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền. Cho đến ngày nay, làng Đường Lâm vẫn còn nguyên vẹn những nét độc đáo riêng của những ngôi làng cổ ở Hà Nội với 956 ngôi nhà truyền thống.

Ngày 19 tháng 5 năm 2006, làng cổ Đường Lâm vinh dự trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm về làng cổ Đường Lâm để khám phá vẻ đẹp chân phương của làng quê Bắc Bộ xưa

Ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm về làng cổ Đường Lâm để khám phá vẻ đẹp chân phương của làng quê Bắc Bộ xưa (Ảnh: sưu tầm)

1.2. Lịch sử làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng như Vua Ngô Quyền, thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, bà chúa Mía (người xây Chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế An, Phan Kế Toại, Kiều Mậu Hãn…

Tuy gọi là làng cổ nhưng Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó có 5 làng Đông Sàng, Mông Phụ, Đoài Giáp, Cam Thịnh, và Cam Lâm liền kề nhau. Những làng này tuy khác nhau nhưng đều gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với tập quán, phong tục và tín ngưỡng hàng nghìn năm nay không hề thay đổi. Vào đầu thế kỷ 19, làng cổ Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.

>>> Khám phá lịch sử: 12 làng nghề ở Hà Nội truyền thống nổi tiếng, có từ lâu đời

2. Tìm hiểu kiến trúc làng cổ Đường Lâm

Cho đến ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn giữ nguyên vẹn hầu hết các nét đặc trưng của những ngôi làng người Việt xưa. Hệ thống đường sá ở làng Đường Lâm rất đặc biệt bởi nó được thiết kế theo hình xương cá. Với lối cấu trúc này, nếu đi từ đình làng vào sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.

Một điều đặc biệt nữa trong kiến trúc làng cổ Đường Lâm là vẫn giữ được nguyên vẹn một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Cổng làng này không giống như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác trên mái với những chiếc mái vòm cuốn tò vò. Chiếc cổng làng này chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng.

Cũng tại làng Mông Phụ, ở đây còn lưu giữ đình Mông Phụ, được xây dựng từ năm 1684, là ngôi đình đặc trưng cho những ngôi đình Việt Nam truyền thống. Do sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên vào những ngày mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra bằng hai ống cống ở hai bên tạo thành hình hai chiếc râu rồng.

Du khách nước ngoài thích thú chụp ảnh tại đình Mông Phụ - đình làng cổ Đường Lâm

Du khách nước ngoài thích thú chụp ảnh tại đình Mông Phụ – đình làng cổ Đường Lâm (Ảnh: sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: Làng gốm Bát Tràng – điểm tham quan siêu thú vị ở Hà Nội

3. Du lịch làng cổ Đường Lâm có gì hấp dẫn?

3.1. Check in cổng làng Mông Phụ & vườn hoa làng cổ Đường Lâm

Cổng làng Mông Phụ và vườn hoa làng cổ Đường Lâm được xem là một trong những địa điểm check in Hà Nội với “tone hoài cổ” không thể bỏ lỡ.

Cổng làng Mông Phụ được xây dựng theo kiểu Thượng gia hạ môn có nghĩa “dưới là cổng, trên là nhà”. Cổng làng mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa thời nhà Lê. Thuở xưa, cổng làng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của các bà, các mẹ khi đi chợ về hay những người nông dân, những người đi tuần. Đây không chỉ là nơi để dừng chân nghỉ ngơi mà còn trở thành địa điểm check-in lý tưởng của du khách khi đến thăm làng cổ Đường Lâm.

Cổng vào làng cổ Đường Lâm được làm bằng đá ong với hai cánh cổng làm bằng gỗ lim

Cổng vào làng cổ Đường Lâm được làm bằng đá ong với hai cánh cổng làm bằng gỗ lim (Ảnh: sưu tầm)

Vườn hoa làng cổ Đường Lâm hấp dẫn du khách bởi màu sắc nổi bật cũng như hương thơm ngào ngạt như một khu vườn cổ tích. Bạt ngàn khắp vườn là hương sắc của hoa cánh bướm, hoa cải… đua nhau khoe sắc. Bên cạnh sắc hoa tươi thắm là view ngút ngàn của núi đồi cùng ruộng lúa xanh mướt. Tất cả mang đến cho du khách cảm giác như được lạc vào thế giới thần tiên của một miền ký ức tuổi thơ yên bình.

>>> Tìm hiểu thêm: Ghé chợ hoa Quảng Bá trải nghiệm nhịp điệu cuộc sống Hà thành khi đêm về

3.2. Đắm chìm trong cảnh đẹp làng cổ Đường Lâm đầy hoài niệm

Ghé thăm làng cổ Đường Lâm, bạn sẽ như được trở về tuổi thơ với những nét đặc trưng của một ngôi làng xưa. Với giếng nước, cây đa, sân đình, đường làng quanh co, chùa miếu, những ngôi nhà cổ, những con ngõ nhỏ, những bức tường được trát bùn hoặc xây bằng gạch đỏ xưa… Đất nước ngày nay đã có nhiều đổi mới nhưng làng cổ Đường Lâm vẫn nguyên vẹn ở đó như một cổ trấn bình yên và đầy hoài niệm.

Làng cổ Đường Lâm ngày càng trở thành một trong những địa điểm hút khách tham quan lân cận Hà Nội

Làng cổ Đường Lâm ngày càng trở thành một trong những địa điểm hút khách tham quan lân cận Hà Nội (Ảnh: sưu tầm)

3.3 Khám phá những địa danh nổi tiếng ở làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm nổi tiếng là địa điểm du lịch gần Hà Nội với lối văn hóa, kiến trúc cổ cùng các nhân vật, sự kiện lịch sự đặc biệt. Mỗi địa danh tại đây lại có những câu chuyện với ý nghĩa riêng mà mỗi người nên đến tận nơi để tìm hiểu, chứng kiến, lắng nghe và cảm nhận.

  • Đình làng Mông Phụ: được xây dựng từ năm 1684, kiến trúc đình làng Mông Phụ bao gồm Nghi Môn, sân đình, tòa Đại đình ở giữa và 2 tòa Hữu Mạc, Tả Mạc ở hai bên. Lối kiến trúc này là kiểu chữ Công thường gặp ở các triều đại phong kiến trước đây. Bên trong đình làng vẫn còn lưu giữ rất nhiều các bức hoành phi, câu đối cổ đã có niên đại hàng trăm năm.
  • Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh: nằm trong thôn Mông Phụ, nhà thờ họ Giang là di tích lịch sử được xây dựng từ thời vua Tự Đức để tưởng nhớ công ơn của thám hoa Giang Văn Minh. Ông là người được vua Lê Thần Tông cử sang Trung Quốc và sẵn sàng đối đáp vua, quân thần nhà Minh để bảo vệ danh dự của dân tộc.
  • Đền thờ Phùng Hưng: tuy được lập ở nhiều nơi nhưng đền thờ tại làng Đường Lâm có quy mô rộng lớn nhất và lối kiến trúc vô cùng độc đáo bao gồm Đại Bái, Tả – Hữu Mạc và Hậu Cung.
  • Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền: chỉ cách đền thờ Phùng Hưng khoảng 500m. Quần thể đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền được xây trên đồi Cấm, phía trước là cánh đồng và vũng Hùm chảy ra sông Tích. Đền thờ bao gồm nơi thờ tự, đại bái, nhà bia, hậu cung. Phía dưới cách đền khoảng 100m là lăng vua Ngô Quyền xây theo hình 4 mái trên bệ cao và có tường bao xung quanh.
  • Giếng cổ Đường Lâm: là nơi trước đây người dân ra để lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Các giếng cổ tại làng đều được đặt tại những nơi thoáng mát, gần chùa, đình hoặc trung tâm xóm để mọi người có thể ra lấy nước thuận tiện.
  • Chùa Mía làng cổ Đường Lâm: đây là địa điểm du lịch tâm linh sở hữu những pho tượng cổ đẹp bậc nhất Việt Nam. Kiến trúc chùa Mía bao gồm các tòa tam quan, chính điện, thượng điện, nhà tổ và các hành lang liền kề nhau mô phỏng theo hình chữ Mục. Đây là ngôi chùa linh thiêng cùng không gian thoáng đãng, yên tĩnh, rất thích hợp để du khách tìm về chốn an yên tránh xa những thế tục trần gian.
Một góc lắng đọng tuyệt đẹp tại Phủ Bà Chúa Mía - Đường Lâm

Một góc lắng đọng tuyệt đẹp tại Phủ Bà Chúa Mía – Đường Lâm (Ảnh: sưu tầm)

>>> Tham khảo: Du lịch gia đình gần Hà Nội có gì? Khám phá 20 địa điểm HOT nhất 2024

3.4. Tham quan các ngôi nhà cổ đậm chất truyền thống

Ở làng Đường Lâm, có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó có các làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh lần lượt là 239, 441 và 165 nhà. Có những ngôi nhà đã được xây dựng từ rất lâu, khoảng những năm 1649, 1703, 1850… Các ngôi nhà đều xây 5 gian hoặc 7 gian, được xây dựng bằng các vật liệu truyền thống lâu đời như tre nứa, gỗ xoan, đá ong, ngói, gạch đất nung, mùn cưa hay đất nệm… Khuôn viên nhà đều có sân vườn rộng rãi và phân thành nhiều khu: nhà chính, nhà ngang, bếp, sân, vườn, chuồng trại, giếng nước, cổng có mái che…

Một số ngôi nhà cổ đẹp nhất, nổi tiếng nhất Đường Lâm có thể kế đến như nhà của ông Nguyễn Văn Hùng, nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến, nhà cổ của chị Dương Lan…

Hãy chuẩn bị 1 bộ áo dài, áo bà ba để có những góc chụp ảnh làng cổ Đường Lâm thật đẹp nhé

Hãy chuẩn bị 1 bộ áo dài, áo bà ba để có những góc chụp ảnh làng cổ Đường Lâm thật đẹp nhé (Ảnh: sưu tầm)

4. Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm Sơn Tây Hà Nội

4.1. Hướng dẫn đường đi làng cổ Đường Lâm

Nằm ngay ngoại thành Hà Nội nên đường đi đến làng cổ Đường Lâm cũng vô cùng dễ dàng và thuận tiện.

  • Xe buýt: đây là phương tiện di chuyển an toàn và tiết kiệm nhất. Để đi từ Hà Nội đến làng cổ Đường Lâm, bạn có thể bắt các tuyến xe buýt số 77 (Hà Đông – Sơn Tây), số 71 (Mỹ Đình – Sơn Tây) hoặc số 70 (Kim Mã – Sơn Tây). Sau khi đến điểm dừng chân là bến xe Sơn Tây, bạn hãy bắt taxi hoặc xe ôm để di chuyển đến làng cổ Đường Lâm.
  • Xe khách: xe khách cũng là một lựa chọn hợp lý nếu muốn đến làng cổ Đường Lâm. Bạn có thể bắt xe khách tuyến Mỹ Đình – Phú Thọ vô cùng tiện đường và có nhiều chuyến liên tục, chỉ khoảng 1 tiếng 15 phút là có một chuyến mới.
  • Xe máy hoặc ô tô cá nhân: Nếu muốn tự do về giờ giấc cũng như lịch trình tham quan, bạn có thể đi bằng các phương tiện cá nhân. Bạn có thể đi theo hướng Đại lộ Thăng Long hoặc quốc lộ 32 để lên thị xã Sơn Tây. Đường đi cũng khá dễ dàng và thuận tiện.

4.2. Giá vé vào làng cổ Đường Lâm Hà Nội

Giá vé tham quan làng cổ Đường Lâm rất rẻ. Chỉ 20.000VNĐ đối với người lớn10.000VNĐ đối với trẻ em.

*Mách nhỏ: Khi khám phá Đường Lâm, bạn nên đi xe đạp hoặc đi bộ để có thể đi vào từng ngõ ngách nhỏ của làng mà không phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng, yên bình của những ngôi nhà cổ nơi đây. Nếu di chuyển bằng xe máy, bạn sẽ mất phí gửi xe tại những địa điểm tham quan trong làng cổ Đường Lâm.

Tại các địa điểm tham quan, nếu có người của ban quản lý di tích, họ sẽ giới thiệu về địa điểm đó đến du khách. Việc đưa tiền tips là không bắt buộc nhưng bạn cũng nên đáp lại sự nhiệt tình của họ. Khi ghé thăm các ngôi nhà cổ, hãy chào hỏi, xin phép những người trong gia đình một cách lịch sự, họ sẽ tiếp đón bạn vô cùng nồng hậu, thân thiện. Nếu muốn mua quà mang về tặng người thân, bạn có thể mua trực tiếp tại những gia đình này.

Phần lớn các gia đình tại làng cổ Đường Lâm vô cùng thân thiện và chào đón du khách

Phần lớn các gia đình tại làng cổ Đường Lâm vô cùng thân thiện và chào đón du khách (Ảnh: sưu tầm)

4.3. Thời điểm lý tưởng để đi tham quan làng cổ Đường Lâm

Du khách có thể ghé thăm làng cổ Đường Lâm bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu muốn ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp của ngôi làng cổ này, bạn nên lựa chọn đi vào mùa lúa chín khoảng tháng 5, tháng 6 hoặc tháng 1 Âm lịch là mùa lễ hội hàng năm. Đến làng cổ Đường Lâm mùa lễ hội, bạn có thể tham gia các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt vịt, cờ tướng, chọi gà, kéo co… với tiếng trống rộn rã và không khí vui tươi, náo nhiệt không thể nào quên.

Từ mùng 1 đến mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, tại đình sẽ tổ chức lễ hội xuân với các nghi lễ dâng gà, dâng lợn, rước kiệu… và các trò chơi dân gian như cờ tướng, cờ người, chọi gà, bịt mắt bắt vịt…

4.4. Ăn gì ở làng cổ Đường Lâm?

Quả là thiếu sót nếu như bạn đến làng cổ Đường Lâm mà không thưởng thức một bữa cơm quê hay ngồi nhâm nhi tách trà nóng tại đây. Đến với Đường Lâm, bạn nhất định phải thưởng thức trà cùng những chiếc kẹo mè, kẹo dồi, kẹo lạc thơm bùi hay những bát chè lam thanh thanh, mát dịu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nếm thử hương vị của những chiếc bánh tẻ nóng hổi hoặc đặt một mâm cơm quê chính hiệu với những món ăn vô cùng giản dị, gần gũi như: bánh tẻ Sơn Tây, xôi gấc, cá kho, canh cải cá rô… Trong mâm cơm quê, món chính có thể là món gà mía thơm ngọt hay món thịt quay óng vàng, thơm nức mũi. Bên cạnh đó, không thể thiếu món cà dầm tương hay một đĩa rau muống chấm tương vô cùng hấp dẫn. Đây đều là những món ngon Hà Nội tuy bình dị nhưng chỉ cần ăn một lần là nhớ mãi không quên.

Đặc sản làng cổ Đường Lâm là tương và món kẹo lạc, kẹo dồi, chè lam… hương vị mộc mạc ngon nức tiếng xa gần

Đặc sản làng cổ Đường Lâm là tương và món kẹo lạc, kẹo dồi, chè lam… hương vị mộc mạc ngon nức tiếng xa gần (Ảnh: sưu tầm)

>>> Tham khảo: Đặc sản Hà Nội: TOP 15+ món ngon & làm quà hấp dẫn nhất

Ngoài làng cổ Đường Lâm, khi đến du lịch Hà Nội, du khách cũng có thể thêm vào lịch trình của mình một địa điểm vui chơi giải trí và tham quan khám phá cũng hấp dẫn không kém chính là VinKE & thủy cung Times City Vinpearl Aquarium tại TTTM Vincom Mega Mall Times City.

Nơi đây giống như một đại dương thu nhỏ ngay trong lòng đất với sức chứa 3 triệu khối nước biển cùng hơn 30.000 sinh vật biển đa dạng. Các trải nghiệm nổi bật tại đây bao gồm:

  • Tìm hiểu bữa ăn của loài rùa (16h15) và làm quen với bò sát (16h30);
  • Xem chương trình cho cá Koi ăn (14h00), chương trình cho chim cánh cụt ăn (16h15);
  • Chiêm ngưỡng show diễn Vũ điệu Nàng tiên cá (11h00 – 15h30 – 17h30 – 20h00);
  • Thưởng thức show diễn Vũ điệu đại dương (Thứ 2-6: 10h30-11h | T7,CN & Ngày lễ: 10h30-11h; 17h-17h30)
Chiêm ngưỡng cảnh đẹp đại dương bao la ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Chiêm ngưỡng cảnh đẹp đại dương bao la ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Cùng với đó là khu vui chơi kết hợp giáo dục cho trẻ em VinKE, cho các bé học mà chơi, chơi mà học. Mỗi tuần đều có những trải nghiệm thú vị giúp bé phát huy trí tưởng tượng, sự tò mò như: tô tượng, làm tranh cát, chơi xe đụng, xem phim 5D, “hóa thân” vào những nghề nghiệp mơ ước…

Bé thỏa sức khám phá và trải nghiệm nhiều nghề nghiệp đa dạng tại VinKE

Bé thỏa sức khám phá và trải nghiệm nhiều nghề nghiệp đa dạng tại VinKE

>>> Booking vé vào cửa VinKE & Vinpearl Aquarium để trải nghiệm những điều thú vị ngay hôm nay!

Những giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử sâu sắc đã khiến làng cổ Đường Lâm trở thành điểm đến ấn tượng của du khách mỗi khi đi du lịch Hà Nội. Hãy dành thời gian đến thăm nơi đây để có thêm nhiều trải nghiệm bổ ích và thú vị bạn nhé!

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé