Turn your device in landscape mode.
logo
30 oC
Thứ sáu
17/05/2024
30oC
Thứ bảy
18/05/2024
29oC
Chủ nhật
19/05/2024
31oC
Thứ hai
20/05/2024
31oC
Thứ ba
21/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
nguồn gốc tết trung thu

Nguồn gốc Tết Trung Thu – gắn liền với nhiều sự tích huyền bí

22/06/2023 1437 views

Nguồn gốc Tết Trung Thu bắt nguồn từ truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian thời xa xưa. Đây cũng là ngày hội truyền thống quan trọng trong văn hóa của người dân Việt Nam. Cùng khám phá để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu mang lại nhé!

Tìm hiểu về nguồn gốc Tết Trung Thu

Tìm hiểu về nguồn gốc Tết Trung Thu (Ảnh: sưu tầm)

Vào Rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, mọi người đều rất háo hức đón Tết Trung Thu. Nhưng có mấy ai biết nguồn gốc Tết Trung Thu, vì không có sử liệu nào ghi chép rõ về điều này. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu và giải đáp thắc mắc đó với những chia sẻ dưới đây của VinWonders thôi nào!

1. Nguồn gốc Tết Trung thu bắt nguồn từ nước nào, gắn với sự tích nào?

Có khá nhiều câu hỏi xoay quanh về ngày hội trăng rằm như: Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu? Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào? Hay nguồn gốc của Tết Trung thu gắn liền với sự tích gì? Đừng lo vì tất cả những thắc mắc đó sẽ có câu trả lời ngay bây giờ.

Nguồn gốc của Trung thu bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc. Và ba truyền thuyết nổi tiếng nhất liên quan đến Trung Thu được nhiều người biết đến đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, cùng chuyện chú Cuội trong cổ tích dân gian Việt Nam.

Tết Trung thu và những sự tích huyền ảo

Tết Trung thu và những sự tích huyền ảo (Ảnh: sưu tầm)

Theo thuyết xưa, nguồn gốc Tết Trung thu khởi đầu từ thời vua Duệ Tôn, đời nhà Đường, niên hiệu Văn Minh. Vào một đêm khuya tháng tám, với trăng tròn và gió mát, nhà vua trong lúc ngự chơi ở ngoại ô thì bỗng gặp một vị tiên giáng thế trong hình dạng ông già đầu bạc phơ. Khi này, vị tiên ấy đã hóa phép tạo ra cầu vồng nối giữa cung trăng và mặt đất, để nhà vua có thể trèo lên dạo chơi trong chốn cung Quảng. Lúc trở về với trần thế, nhà vua vương vấn mãi cảnh tượng tuyệt đẹp nơi cung trăng và từ đó người đã đặt ra Tết Trung thu.

Văn hóa này sau đó đã nhanh chóng truyền vào Việt Nam. Theo các nhà tư liệu cổ học, nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam đã được tổ chức như một lễ hội từ thời Lý. Tại kinh thành Thăng Long, Tết Trung thu được diễn ra chính thức với các hoạt động như đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh, ngày hội trăng rằm lại được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa, như “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

Vui mừng đón Tết Trung thu

Vui mừng đón Tết Trung thu (Ảnh: sưu tầm)

Ngày nay, Tết Trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của người dân Việt Nam. Vào mỗi dịp này, các khu vực dân cư và trung tâm thương mại lớn thường trang trí và tổ chức các hoạt động dành riêng cho trẻ em. Đây là địa điểm được nhiều phụ huynh lựa chọn để đưa con mình đến vui chơi và chụp ảnh. Nhiều nơi còn phát động các cuộc thi làm bánh và thiết kế đèn lồng, tạo nên một không khí lễ hội đầy sôi động.

Bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao cứ vào mỗi dịp Tết Trung thu, các em nhỏ lại đua nhau đi rước đèn không? Thật ra tục rước đèn này dựa trên một câu chuyện truyền thuyết có nguồn gốc từ đời nhà Tống. Tương truyền rằng, trong thời vua Tống Nhân Tông có một con cá chép thành tinh, vào mỗi đêm trăng tròn lại hóa thành một cô gái xinh đẹp đi hại người. Bấy giờ, viên quan Bao Công đã ra lệnh làm những chiếc đèn hình con cá giống như yêu quái đó và đem ra chơi ngoài đường, điều này sẽ khiến nó sợ hãi và không dám làm hại người.

Lồng đèn cá chép - đặc trưng của Tết Trung thu

Lồng đèn cá chép – đặc trưng của Tết Trung thu (Ảnh: sưu tầm)

Trên đây là những câu chuyện sự tích được người xưa lưu truyền lại về nguồn gốc Tết Trung thu. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của học giả P. Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) đã đưa ra một nhận định khác khi tiếp cận từ khía cạnh khoa học.

Ông đã chỉ ra rằng nguồn gốc Tết Trung thu từ xa xưa, ở Á Đông thì Mặt Trăng và Mặt Trời được coi là một cặp vợ chồng quan trọng. Người ta tin rằng Mặt Trăng chỉ gặp Mặt trời một lần trong tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, Mặt Trăng trỗi dậy và trở thành mặt trăng non, mặt trăng tròn và sau đó quay trở lại chu kỳ mới. Vì thế, Mặt Trăng được coi là biểu tượng của phái nữ và tình yêu vợ chồng. Vào ngày Rằm tháng 8 âm lịch, đây là lúc mà nàng trăng trở nên lung linh và đẹp nhất, vậy nên dân gian đã tổ chức lễ hội cùng nhau ăn Tết mừng trăng hay còn gọi là Tết Trung thu.

Còn nguồn gốc Tết Trung thu theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” lại được giải thích rằng người Lạc Việt xưa thường sẽ mở hội vào mùa thu tháng Tám. Khi này trai gái gặp gỡ và tìm hiểu nhau, nếu họ cảm thấy hợp thì sẽ tiến tới hôn nhân. Bởi vậy, mùa thu còn được coi là mùa yêu và thành hôn.

Tết Trung Thu - Tết đoàn viên

Tết Trung Thu – Tết đoàn viên (Ảnh: sưu tầm)

Nguồn gốc Tết Trung thu thật sự chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự phản ánh của những giá trị truyền thống và tình cảm gia đình linh thiêng. Tết Trung thu đã trở thành một ngày lễ quan trọng trong văn hóa của Việt Nam, cần được giữ gìn và phát triển.

>>> Lưu ngay: Tết Trung Thu diễn ra vào ngày mấy?

2. Những tên gọi khác của Tết Trung thu ở Việt Nam

Trong văn hóa Việt Nam, Tết Trung thu được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, mỗi cái tên đều mang theo những ý nghĩa biểu trưng riêng:

  • Tết Rằm tháng Tám: Đây là cách sử dụng ngày để đặt tên cho Tết, nó diễn ra vào ngày Rằm Trung thu trăng tròn của tháng Tám âm lịch.
  • Tết Trung Thu: Thời gian diễn ra Tết là giữa mùa thu.
  • Tết Trông Trăng: Một hành động biểu tượng trong buổi tối của Tết là trông trăng.
  • Tết Đoàn Viên: Là dịp những người con xa nhà thường trở về thăm cha mẹ, cùng nhau uống trà và thưởng trăng.
  • Tết Thiếu Nhi: Đây là ngày Tết được dành riêng cho thiếu nhi theo quan niệm truyền thống của người Việt.
Các tên gọi khác của Tết Trung thu

Các tên gọi khác của Tết Trung thu (Ảnh: sưu tầm)

Như vậy, nguồn gốc Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau. Tuy nhiên dù được gọi bằng cái tên nào thì đây vẫn là một ngày Tết đặc biệt, tôn vinh cái đẹp và mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống vui tươi, hạnh phúc.

>>> Bỏ túi ngay: Những cách làm đèn Trung thu đơn giản và các cách làm bánh Trung thu ngon lành

Trong dịp Trung thu, bạn cũng có thể chuẩn bị những món quà tặng thú vị cho người thân, bạn bè bằng những chuyến du lịch bất ngờ. Với Tết Trung thu năm 2024 là thứ 3, bạn sẽ có khoảng thời gian nghỉ ngơi dành cho bản thân và gia đình. Một chuyến du lịch đến những địa điểm hấp dẫn hàng đầu của Việt Nam như Phú Quốc, Nha Trang, Hội An… sẽ mang đến cho bạn và gia đình một ngày Tết Trung thu đầy ý nghĩa và độc đáo.

Trải nghiệm Tết Trung Thu thú vị tại VinWonders

Trải nghiệm Tết Trung Thu thú vị tại VinWonders

Khi tham quan các địa điểm du lịch này, du khách nên ghé thăm các cơ sở của VinWonders – một hệ thống công viên giải trí tuyệt vời. Tại đây, bạn và gia đình sẽ được tham gia các trò chơi thú vị, thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc và trải nghiệm những điều mới mẻ. Đặc biệt, vào dịp Tết đoàn viên, VinWonders có tổ chức những hoạt động đặc biệt liên quan đến Trung thu để chào đón du khách.

Các cơ sở của VinWonders sẽ được trang trí rực rỡ với không gian tràn ngập sắc màu của mùa Trung thu. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thích thú khi lạc bước vào thế giới đèn lồng, đèn ông sao và mâm ngũ quả tuyệt đẹp. Đặc biệt, bạn còn có cơ hội tham gia vào các hoạt động như làm bánh, rước đèn và tham gia buổi tiệc phá cỗ đêm Trăng rằm. Tất cả những trải nghiệm này sẽ ghi dấu một kỷ niệm khó quên cho bạn khi đón Tết Trung thu tại một địa điểm đặc biệt như VinWonders.

>>> Hãy Booking vé vui chơi VinKE & Vinpearl Aquarium, VinWonders Phú Quốc, VinWonders Nha Trang, VinWonders Nam Hội An, Grand World Phú Quốc, Vinpearl Safari Phú Quốc…để trải nghiệm những khoảnh khắc thú vị cùng những người thân yêu nhé!

Nguồn gốc Tết Trung Thu có nhiều cách giải thích và tên gọi  khác nhau, nhưng tất cả đều xoay quanh việc tôn vinh giá trị truyền thống, kết nối những trái tim yêu thương và gắn kết tình cảm giữa các thế hệ. Hãy luôn tôn trọng và phát triển nét đẹp truyền thống này, để Tết Trung Thu trở thành một kỷ niệm ngọt ngào và ý nghĩa nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt bạn nhé.

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé