Turn your device in landscape mode.
logo
30 oC
Thứ sáu
03/05/2024
30oC
Thứ bảy
04/05/2024
30oC
Chủ nhật
05/05/2024
29oC
Thứ hai
06/05/2024
29oC
Thứ ba
07/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
Các lễ hội ở Việt Nam

Tổng hợp các lễ hội ở Việt Nam đặc sắc được du khách mong đợi nhất

09/01/2023 11707 views

Các lễ hội ở Việt Nam diễn ra quanh năm, mỗi ngày lễ sẽ mang nét văn hóa đặc trưng riêng của từng địa phương. Các sự kiện lễ hội ở Việt Nam được giới thiệu trong bài viết sẽ giúp bạn khám phá thêm vẻ đẹp văn hóa dân tộc Việt.

Các lễ hội Việt Nam thu hút đông đảo du khách tham gia với những nghi lễ trang trọng và hoạt động đặc sắc

Các lễ hội Việt Nam thu hút đông đảo du khách tham gia với những nghi lễ trang trọng và hoạt động đặc sắc (Ảnh: sưu tầm)

Các lễ hội ở Việt Nam được xem như là một bảo tàng sống, thể hiện các phong tục, tập quán cũng như lối sống đặc thù của từng dân tộc, từng địa phương. Bên cạnh đó, các ngày lễ hội ở Việt Nam còn là dịp để tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính đối với các vị thần, các anh hùng dân tộc đã góp công to lớn trong việc bảo vệ đất nước.

1. Tìm hiểu về các loại hình lễ hội ở Việt Nam

Việt Nam là đất nước có rất nhiều lễ hội đặc sắc trải dài từ Bắc vào Nam. Mỗi lễ hội sẽ mang ý nghĩa và giá trị khác nhau, nhưng tất cả nhìn chung đều thể hiện nét văn hóa độc đáo cũng như dấu ấn hào hùng của dân tộc. Các lễ hội ở Việt Nam được phân thành 4 loại hình chính:

  • Lễ hội truyền thống (bao gồm các lễ hội ở Việt Nam tổ chức tại các di tích lịch sử – văn hóa và lễ hội dân gian): đây là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mà các nghi thức được tổ chức theo kiểu truyền thống, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của người dân.
  • Lễ hội văn hóa: các lễ hội văn hóa ở Việt Nam là hoạt động quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa, thể thao, du lịch, con người Việt.
  • Lễ hội ngành nghề: hoạt động quảng bá về các ngành nghề truyền thống, tôn vinh những tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu đã có đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, phát triển ngành nghề.
  • Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài: hoạt động giới thiệu kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ngoài đến với người dân Việt Nam.
Việt Nam có rất nhiều lễ hội, mỗi dịp lễ sẽ mang nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng riêng của từng vùng miền

Việt Nam có rất nhiều lễ hội, mỗi dịp lễ sẽ mang nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng riêng của từng vùng miền (Ảnh: sưu tầm)

2. Các lễ hội vào mùa xuân ở Việt Nam (Tháng 1 – tháng 3)

2.1. Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam tại Hà Nội

Vào những ngày đầu năm mới, Hà Nội lại rộn ràng với những lễ hội truyền thống, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và chiêm bái, trong đó có các lễ hội ngày Tết ở Việt Nam tiêu biểu nhất:

  • Lễ hội Chùa Hương: lễ hội kéo dài từ mùng 6 Tết cho đến hết tháng 3 âm lịch. Đến với lễ hội Chùa Hương, bên cạnh tham gia các nghi lễ, bạn sẽ còn có dịp khám phá quần thể các hang động, chùa, tháp, đồi núi, suối, rừng,… và chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước thơ mộng yên bình.
  • Lễ hội gò Đống Đa: tổ chức vào ngày mùng 5 Tết, trong ngày diễn ra lễ hội sẽ có nhiều trò chơi thú vị, thể hiện rõ nét tinh thần thượng võ, ví dụ như trò rước Rồng lửa Thăng Long.
Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương (Ảnh: sưu tầm)

>>> Bỏ túi: [Review thổ địa] Du lịch Tết Hà Nội 2024 đi đâu, ăn gì?

2.2. Giỗ tổ Hùng Vương Phú Thọ – Một trong các lễ hội ở Việt Nam có quy mô lớn

Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là ngày giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội có quy mô lớn, mang tính quốc gia, được tổ chức từ ngày mùng 8 – 11/3 âm lịch, nhằm tưởng nhớ, tri ân và tôn vinh công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng.

2.3. Lễ hội chùa Bái Đính Ninh Bình

Một trong các lễ hội ở Việt Nam không thể bỏ qua là lễ hội chùa Bái Đính – một lễ hội điển hình của người Việt Nam, được tổ chức kéo dài từ chiều mùng 1 Tết tới hết tháng 3. Khi lễ hội chính thức bắt đầu, hàng triệu Phật tử đến từ khắp mọi nơi trên cả nước lại tụ hội về chùa Bái Đính để tham gia ngày hội lịch sử.

Lễ hội chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính (Ảnh: sưu tầm)

>>> Xem thêm: Du lịch miền Bắc – 19 địa điểm “kéo người đi níu chân người về”

2.4. Lễ hội Khai ấn đền Trần Nam Định

Hàng năm, lễ hội Khai ấn đền Trần sẽ được tổ chức trang nghiêm từ ngày 11 cho đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch để tưởng nhớ về các vị vua, tướng thời Trần. Trong phần lễ sẽ có:

  • Lễ rước và lễ tế tự, cử hành tại đền Thượng thờ 14 vị vua Trần
  • Lễ dâng hương

Phần hội của lễ hội đền Trần là được người dân và du khách mong chờ nhất, với đa dạng các loại hình sinh hoạt như diễn võ, các màn trình diễn múa lân đẹp mắt, đấu vật, chơi cờ thẻ,…

2.5. Lễ hội Cầu Ngư

Lễ Cầu Ngư không chỉ là lễ hội đặc biệt của tỉnh Quảng Bình mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng ngư dân các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ. Thông thường, lễ hội sẽ được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, thể hiện ước nguyện của ngư dân về một mùa bội thu, sóng yên biển lặng.

2.6. Hội vật làng Sình Huế

Trong các lễ hội ở Việt Nam, hội vật làng Sình (tiến hành vào ngày 9 – 10 tháng Giêng) được đánh giá là lễ hội thú vị và độc đáo, mang đậm nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế mộng mơ. Bên cạnh yếu tố tâm linh truyền thống, lễ hội còn là hoạt động giúp người tham gia rèn luyện sức khỏe, sự tự tin và lòng dũng cảm.

Hội vật làng Sình tại Huế

Hội vật làng Sình tại Huế (Ảnh: sưu tầm)

2.7. Lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh

Nhắc đến các lễ hội ở Việt Nam lớn vào mùa xuân thì không thể nào thiếu lễ hội núi Bà Đen, bắt đầu từ ngày mùng 4 Tết. Phần lớn, du khách du xuân và trẩy hội Bà Đen để cầu bình an, công việc và chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ của nơi đây.

>>> Du lịch miền Nam – TOP địa điểm đẹp, vui chơi check in cực HOT 2024

2.8. Lễ hội Bà chúa Kho – Bắc Ninh

Lễ hội Bà chúa Kho là lễ hội được giới kinh doanh, buôn bán trông chờ nhất. Với tục lệ lâu đời“ cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay Bà chúa Kho”, cứ đến ngày 12 tháng Giêng mỗi năm, người dân lại tập trung về đây để dâng hương, khấn vay tiền Bà chúa Kho, mong muốn năm mới làm ăn phát đạt, tiền vào như nước.

Lễ hội Bà chúa Kho

Lễ hội Bà chúa Kho (Ảnh: sưu tầm)

2.9. Tết Nguyên Tiêu Hội An – Một trong các lễ hội của người hoa ở Việt Nam nổi bật

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An là lễ hội có nguồn gốc từ người Hoa, được tổ chức kéo dài trong vòng 3 ngày (từ 14 – 16 tháng Giêng). Hội An vào những ngày này ngập trong ánh đèn lung linh, huyền ảo đẹp đến ngỡ ngàng. Khác với nét trầm mặc cổ kính thường thấy, vào dịp Tết Nguyên tiêu, phố cổ trở nên sôi động hơn với các chương trình biểu diễn nghệ thuật và những trò chơi truyền thống ý nghĩa.

>>> Xem thêm: Hội An có gì chơi? Top 30 địa điểm du lịch Hội An thu hút nhất 2024

3. Các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng vào mùa hè (Tháng 4 – tháng 6)

3.1 Các lễ hội đặc sắc ở Việt Nam tại Quảng Ninh

Vào mùa hè, nếu bạn chưa biết đi đâu thì có thể tham gia các lễ hội ở Việt Nam nổi bật được tổ chức tại Quảng Ninh:

  • Hội Bạch Đằng (6 – 9/3 âm lịch) – Thuộc top các lễ hội lịch sử ở Việt Nam nên đi nhất: lễ hội kỷ niệm những chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng, tiêu biểu là Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, Lê Hoàn đánh tan quân Tống và Trần Hưng Đạo phá tan quân Nguyên Mông. Vào ngày 6 – 9/3 âm lịch, mọi người sẽ dâng hương tại miếu Vua Bà, đền thờ Đức Ông, đồng thời tiến hành rước kiệu dọc bờ sông. Các trò chơi dân gian như chọi gà, đánh cờ người, đấu vật cũng được tổ chức tưng bừng với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.
  • Lễ hội Trà Cổ (30/5 – 3/6 âm lịch): bên cạnh các nghi thức quan trọng, lễ hội Trà Cổ đặc biệt gây ấn tượng với các hội thi độc đáo, chẳng hạn thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt, thi nấu cỗ,…
Lễ hội Trà Cổ đặc sắc

Lễ hội Trà Cổ đặc sắc (Ảnh: sưu tầm)

3.2. Hội Núi Sam An Giang

Hội Núi Sam An Giang được tổ chức trong ba ngày (22 – 27/4 âm lịch). Đây là lễ hội lớn của vùng Tây Nam Bộ, gắn liền với truyền thuyết về sự xuất hiện kỳ lạ của tượng Bà Chúa Xứ.

3.3. Những lễ hội lớn của Việt Nam ở Hà Nội

Một số lễ hội ở Việt Nam mà bạn nên đi được tổ chức vào mùa hè tại Hà Nội:

  • Hội Gióng (7 – 9/4 âm lịch): lễ hội nhằm tưởng nhớ đến Thánh Gióng – một vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
  • Hội Đền Chèm (14 – 16/5 âm lịch): đền Chèm là nơi thờ Lý Ông Trọng, người đã có công trợ giúp Tần Thủy Hoàng đánh tan giặc Hung Nô. Trong ngày diễn ra lễ hội sẽ có nghi thức tắm tượng (lễ Mộc Dục) độc đáo.

>>> Tham khảo: Cẩm nang du lịch Hà Nội 2024 – Hành trình khám phá thủ đô từ A đến Z

3.4. Hội chùa Dâu Bắc Ninh

Tham gia hội chùa Dâu là cơ hội để bạn trải nghiệm những phong tục văn hóa tín ngưỡng dân gian của cộng đồng cư dân nông nghiệp ở Bắc Ninh. Lễ hội sẽ có các nghi thức rước tượng thần Pháp Lôi, Pháp Điện và Pháp Vũ từ những ngôi chùa ở làng khác về tụ hội với thần Pháp Vân ngự ở chùa Dâu, cùng những trò chơi độc lạ như: cướp nước, đánh gậy, dâng nước, mùa trống, đấu cờ người,…

3.5. Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên – Một trong các lễ hội dân gian ở Việt Nam thú vị

Lễ hội đâm trâu là lễ hội phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, diễn ra vào khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch. Hình ảnh con trâu có một ý nghĩa đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tượng trưng cho sự phồn thịnh, nên nó thường được dùng để làm vật tế thần linh nhằm thể hiện mong muốn về cuộc sống ấm no, giàu sang của người dân.

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên (Ảnh: sưu tầm)

3.6. Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà Ponagarlễ hội ở Nha Trang được nhiều du khách biết đến, tổ chức tại địa điểm du lịch nổi tiếng – Tháp Bà Ponagar, tiến hành từ ngày 20 – 23/3 âm lịch. Nguồn gốc của lễ hội xuất phát từ tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Chăm, mang ý nghĩa tưởng nhớ nữ thần Ponagar, bên cạnh đó, lễ hội còn để lại dấu ấn văn hóa điển hình, gắn liền với tâm thức thờ mẫu lâu đời của người dân Việt Nam.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar nổi tiếng ở Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà Ponagar nổi tiếng ở Nha Trang (Ảnh: sưu tầm)

>>> Xem thêm: Địa điểm du lịch Nha Trang: TOP 28 tọa độ HẤP DẪN NHẤT 2024

3.7. Lễ hội đua thuyền Phú Quốc

Lễ hội đua thuyền Phú Quốc nằm trong list các lễ hội ở Việt Nam nên đi nhất. Lễ hội được tổ chức định kỳ mỗi năm vào dịp lễ 30/4, diễn ra tại bãi biển Dinh Cậu Phú Quốc. Đây là dịp lý tưởng để bạn ghé thăm đảo ngọc, thưởng thức các món hải sản tươi ngon và hòa vào không khí lễ hội náo nhiệt, khám phá văn hóa thể thao truyền thống của người dân vùng biển.

4. Các lễ hội độc đáo ở Việt Nam vào mùa thu (Tháng 7 – tháng 9)

4.1. Tết Trung thu ở Hội An

Ngày Tết Trung thu ở mỗi địa phương sẽ có nét hấp dẫn riêng, tuy nhiên, Trung thu ở Hội An vẫn khiến du khách gần xa say lòng bởi vẻ đẹp khó lẫn. Chỉ cần lặng yên ngồi trên thuyền ngắm vẻ đẹp ảo diệu, đầy chất thơ của dòng sông Hoài, thả đèn hoa đăng cầu bình an hay dạo phố đèn lồng rực rỡ sắc màu, cũng đủ làm lòng ta xốn xang. Trung thu cũng là lễ hội ở Hội An được người dân lẫn du khách mong chờ nhất, nên nếu có dịp, bạn hãy đến với phố cổ vào dịp Tết Trung thu để cảm nhận trọn vẹn không khí tuyệt vời nơi đây.

Hình ảnh Hội An đẹp lung linh trong ngày Tết trung thu

Hình ảnh Hội An đẹp lung linh trong ngày Tết trung thu (Ảnh: sưu tầm)

4.2. Hội chùa Keo (Nam Định)

Tại ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam, từ ngày 8 – 16/9 âm lịch sẽ diễn ra lễ hội chùa Keo đặc sắc, đánh dấu ngày sinh của nhà hiền triết Phật giáo nổi tiếng thiền sư Không Lộ. Lễ hội thường tổ chức rất nhiều trò chơi, loại hình diễn xướng độc đáo hấp dẫn nhiều du khách tham gia như: rước đèn kéo quân, bơi trải, leo cầu ngô bắt vịt,…

4.3. Lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải thường diễn ra vào trung tuần tháng 9, được tổ chức ở các huyện, xã của tỉnh Yên Bái. Đến với lễ hội, du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, mang đậm tính dân gian truyền thống như hội thi khèn Mông, chọi dê,…

4.4. Lễ hội Katê Ninh Thuận

Trong các lễ hội ở Việt Nam của đồng bào Chăm thì lễ hội Katê Ninh Thuận là lễ hội dân gian đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Lễ hội được tổ chức vào những ngày cuối tháng 10, để tỏ lòng biết ơn, thành kính đối với các vị anh hùng dân tộc, tổ tiên, các vị vua, vị thần linh thiêng của người Chăm.

Lễ hội Katê truyền thống của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

Lễ hội Katê truyền thống của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận (Ảnh: sưu tầm)

4.5. Lễ hội hoa tam giác mạch Đồng Văn

Lễ hội mùa hoa tam giác mạch Đồng Văn kéo dài từ mùa thu cho đến mùa đông, cho nên bạn có thể thoải mái sắp xếp lịch trình để đến trải nghiệm một trong các lễ hội ở Việt Nam mang màu sắc vô cùng xinh đẹp. Thường lễ hội sẽ được diễn ra tại huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc và Quản Bạ, thông qua hình ảnh hoa tam giác mạch người dân nơi đây muốn tôn vinh và quảng bá giá trị văn hóa của vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Lễ hội sẽ có những hoạt động hấp dẫn như: triển lãm hoa, lễ hội rượu tam giác mạch và các trò chơi truyền thống đặc trưng.

4.6. Những lễ hội ở Việt Nam không thể bỏ qua tổ chức tại Phú Quốc

Nếu đến Phú Quốc vào mùa thu, bạn sẽ có cơ hội tham gia 2 lễ hội ở Phú Quốc độc đáo:

  • Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc (15 – 16/8 âm lịch): Đây là một trong những lễ hội lớn nhất ở Phú Quốc, được tổ chức linh đình mỗi năm nhằm tỏ lòng thành kính và sự biết ơn với cá Ông và cầu cho ngư dân có một mùa tôm cá đầy khoang.
  • Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự (30/7 âm lịch): đại lễ lớn ở đảo ngọc, ngày để người dân nơi đây tưởng nhớ đến người đã khuất và cầu nguyện cho những người đang sống được an yên, hạnh phúc.

5. Các lễ hội nổi tiếng ở Việt Nam vào mùa đông (Tháng 10 – tháng 12)

5.1. Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Êđê

Lễ hội được tổ chức vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch, khi Tây Nguyên bước vào mùa khô. Khi đến ngày này, các gia đình sẽ mang lúa về chòi và rước hồn lúa về nhà, kết hợp tiến hành lễ ăn cơm mới để tỏ lòng biết ơn trời đất, ông bà tổ tiên, thần lúa đã phù hộ để người dân có một mùa lúa bội thu.

Lễ hội mừng lúa mới

Lễ hội mừng lúa mới (Ảnh: sưu tầm)

5.2. Lễ hội Dinh Cậu Phú Quốc

Lễ hội Dinh Cậu Phú Quốc diễn ra vào ngày 15/10 âm lịch, theo thời gian, lễ hội đã trở thành một hoạt động ý nghĩa trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân đảo ngọc, là dịp để họ tri ân với những vị thần đã bảo vệ cho làng chài trước sóng to gió lớn.

>>> Phú Quốc có gì chơi? TOPLIST các điểm du lịch nổi tiếng “ăn khách” nhất

Ngoài ra, khi tham gia các lễ hội ở Việt Nam diễn ra tại Phú Quốc, Nha Trang, Hội An thì bạn đừng quên ghé qua điểm đến vạn niềm vui – VinWonders. Vào mỗi dịp lễ trong năm, VinWonders thường xuyên tổ chức các hoạt động mừng lễ hội theo chủ đề với nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn chẳng hạn như sự kiện thắp sáng cây thông Noel, chương trình countdown đón năm mới đỉnh cao kết hợp những màn bắn pháo hoa rực rỡ hoành tráng,… và các ưu đãi đặc biệt, để du khách thoải mái tận hưởng các kỳ nghỉ lễ tuyệt vời mà không cần lo về giá.

Vào các dịp lễ Tết, VinWonders luôn có các chương trình, sự kiện đặc sắc để chào mừng lễ hội

Vào các dịp lễ Tết, VinWonders luôn có các chương trình, sự kiện đặc sắc để chào mừng lễ hội

VinWonders là thương hiệu vui chơi, giải trí đẳng cấp hàng đầu Việt Nam, mang đến những trải nghiệm “lần đầu tiên” cho du khách. Hệ thống VinWonders bao gồm:

  • VinWonders Phú Quốc: công viên chủ đề độc đáo, sở hữu bể thủy cung khổng lồ, những trò chơi mạo hiểm hấp dẫn và show diễn triệu đô khiến người xem “đứng ngồi không yên”.
VinWonders Phú Quốc khiến du khách phấn khích trong mùa lễ hội

VinWonders Phú Quốc khiến du khách phấn khích trong mùa lễ hội

  • VinWonders Nha Trang: công viên giải trí gây ấn tượng mạnh mẽ với đường trượt Zipline kỷ lục, đồi vạn hoa rực rỡ sắc màu, Vịnh phao nổi hoành tráng cùng loạt trò chơi bom tấn dẫn đầu xu hướng.
Trải nghiệm lễ hội Tết ở VinWonders Nha Trang

Trải nghiệm lễ hội Tết ở VinWonders Nha Trang

  • VinWonders Nam Hội An: khu vui chơi kết hợp giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, đưa du khách vi vu đến những vùng đất khác nhau, chiêm ngưỡng, khám phá tổ hợp kiến trúc nghệ thuật đặc sắc và các trò chơi đỉnh cao.
Không gian đẹp lung linh huyền ảo tại VinWonders Nam Hội An khiến du khách say lòng

Không gian đẹp lung linh huyền ảo tại VinWonders Nam Hội An khiến du khách say lòng

>>> Nhanh tay booking vé VinWonders Nha Trang, VinWonders Phú Quốc, VinWonders Nam Hội An, VinKE & Vinpearl Aquarium siêu tiết kiệm, giá cực hấp dẫn!

Trên đây là thông tin về các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng và lớn nhất trong năm để bạn tham khảo. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về đời sống văn hóa tâm linh của người Việt thì không nên bỏ qua cơ hội tham gia những ngày lễ hội ý nghĩa.

 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé