Turn your device in landscape mode.
logo
30 oC
Thứ sáu
03/05/2024
30oC
Thứ bảy
04/05/2024
30oC
Chủ nhật
05/05/2024
29oC
Thứ hai
06/05/2024
30oC
Thứ ba
07/05/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ – cổ tự trang nghiêm, linh thiêng, đậm dấu ấn Phật giáo

10/05/2023 862 views

Chùa Quán Sứ là ngôi chùa linh thiêng với hàng trăm năm lịch sử dân tộc. Không chỉ đến để cảm nhận sự yên tĩnh và yên bình, du khách còn được dịp hiểu thêm về lịch sử và văn hóa tâm linh tại Việt Nam.

Chùa Quán Sứ là nơi dừng chân của nhiều tín đồ Phật giáo

Chùa Quán Sứ là nơi dừng chân của nhiều tín đồ Phật giáo (Ảnh: Sưu tầm)

Với bề dày niên đại hàng trăm năm, chùa Quán Sứ là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá và tâm linh của đất nước. Nơi đây là một trong những ngôi chùa Hà Nội thu hút nhiều Phật tử và du khách khi du lịch hành hương. Cùng VinWonders dừng chân tại Chùa Quán Sứ để cùng cảm nhận sự an nhiên và thanh tĩnh.

1. Giới thiệu về ngôi chùa Quán Sứ Hà Nội

Trong lòng thủ đô Hà Nội, tinh túy văn hóa và tâm linh của dân tộc được thể hiện qua hàng trăm công trình linh thiêng. Mỗi ngôi chùa, như chùa Trấn Quốc hay chùa Một Cột, đều đậm chất lịch sử và kiến trúc độc đáo, đại diện cho bề dày văn hoá và tinh thần của mảnh đất này.

Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi cổ tự quen thuộc và là hành hương lớn của đông đảo Phật tử và khách du lịch. Vì thế, chùa Quán Sứ ở đâu và giờ mở cửa chùa Quán Sứ là những thắc mắc của không ít du khách muốn ghé thăm.

  • Địa chỉ: 73 phố Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Trụ trì chùa Quán Sứ: Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu (sinh năm 1952).
Cổ tự linh thiêng giữa lòng Hà Nội

Cổ tự linh thiêng giữa lòng Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Nơi đây là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại Hà Nội, được thành lập từ thế kỷ XIV – XV. Ngoài vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, ngôi chùa còn là trụ sở trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1981 và mang ý nghĩa đặc biệt với tên gọi “Quán Sứ” – nơi ở của sứ giả.

Chùa Quán Sứ Hà Nội không chỉ là một ngôi chùa để cầu nguyện mà còn là một di sản văn hóa, giúp du khách hiểu rõ hơn về sự linh thiêng và sâu sắc của đạo Phật Việt Nam.

2. Giờ mở cửa và cách di chuyển đến chùa

Hình ảnh chùa Quán Sứ luôn là biểu tượng của kiến trúc cổ kính và giá trị tâm linh. Ngôi chùa còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá và lưu giữ tôn giáo Phật giáo Việt Nam. 

Vậy chùa Quán Sứ mở cửa đến mấy giờ để các tăng ni, Phật tử và du khách ghé thăm? Khung giờ mở cửa của chùa hiện tại là từ 6h00 đến 19h00 cho ngày thường và có thể trễ hơn đối với các dịp lễ.  

Biểu tượng lưu trữ nhiều giá trị tâm linh của Phật giáo

Biểu tượng lưu trữ nhiều giá trị tâm linh của Phật giáo (Ảnh: Sưu tầm)

Bạn có thể dễ dàng đến chùa Quán Sứ bằng phương tiện cá nhân hoặc công cộng. Gần chùa cũng có một vài điểm giữ xe để bạn có thể thuận lợi gửi và đi bộ vào chùa.

Nếu sử dụng ô tô hoặc xe máy từ Hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể đi theo đường Lê Thái Tổ, tiếp đến đường Bà Triệu, rẽ phải tại ngã tư Trần Hưng Đạo và tiếp tục đi cho đến khi đến vòng xoay Quảng Trường Lao Động. Rẽ vào phố Quán Sứ và đi khoảng 150m là tới chùa. 

Nếu sử dụng xe buýt, tuyến 01, 32, 40 có điểm dừng gần chùa Quán Sứ. Bạn có thể lựa chọn những tuyến xe trên để đến chùa thuận tiện nhất.

3. Lịch sử hình thành chùa Quán Sứ

Quay ngược dòng chảy của lịch sử, chùa được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 14, trong thời đại nhà Trần. Ban đầu, mục đích của ngôi chùa là để đón tiếp các sứ thần từ nước ngoài đến kinh thành Thăng Long. Chính vì vậy, chùa được đặt tên là Quán Sứ – nơi ở của sứ giả.

Với sự đa dạng của các sứ thần đến từ các nước theo đạo Phật như Chiêm Thành, Nam Chưởng, Vạn Tượng, việc xây dựng một ngôi chùa ngay trong công quán trở nên cần thiết, để thuận tiện cho việc cúng tế của họ trước khi yết kiến vua. 

Chùa Quán Sứ có lịch sử hình thành rất lâu đời

Chùa Quán Sứ có lịch sử hình thành rất lâu đời (Ảnh: Sưu tầm)

Dù công quán đã không còn tồn tại nhưng tên gọi Quán Sứ vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay. Vào năm 1934, tổng hội Phật giáo Bắc kỳ được thành lập, với trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ. 

Vào năm 1942, ngôi chùa đã được cải tạo lại dựa trên bản thiết kế của nhà kiến trúc sư Nguyễn Xuân Tùng và Nguyễn Ngọc Ngoạn, được thông qua và phê duyệt bởi sư Tổ Vĩnh Nghiêm.

Vậy chùa Quán Sứ thờ ai và chùa Quán Sứ cầu gì? Chùa thờ phụng các vị thần Phật, Bồ Tát, cùng với Thiền sư Nguyễn Minh Không – một vị sư thiền nổi tiếng dưới thời Lý.

Ngoài ra, trong gian Quán Âm của chùa, bạn sẽ tìm thấy bức tượng sáp cực kỳ chân thật của cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Ông là một trong những Thiền sư nổi tiếng thời Lý, cũng là người đóng góp to lớn trong việc thống nhất các hệ phái và tổ chức Phật giáo trong cả nước.

>>> Tìm hiểu thêm: Checklist 30 địa điểm du lịch Hà Nội HOT nhất năm 2024

4. Kiến trúc chùa

Sau nhiều lần tu sửa và xây dựng, Chùa Quán Sứ hiện nay được bao phủ bởi các công trình như tam quan, chính điện, thư viện, nhà khách, tăng phòng và giảng đường. 

Tổng thể của chùa kết hợp tinh hoa kiến trúc từ các ngôi chùa lớn của miền Bắc và tuân theo bố cục “nội Công ngoại Quốc”. Những khung cửa được làm bằng gỗ quý, tạo nên vẻ đẹp cổ kính cho ngôi chùa. Tam quan của chùa có 3 tầng mái, với lầu chuông nằm ở giữa. 

Kiến trúc chùa tuân theo bố cục “nội Công ngoại Quốc”

Kiến trúc chùa tuân theo bố cục “nội Công ngoại Quốc” (Ảnh: Sưu tầm)

Nhìn từ bên ngoài, chùa Quán Sứ mang đậm kiểu cách kiến trúc đình chùa ở vùng đồng bằng  Bắc bộ cùng với mái vòm ngói vảy cá đỏ cực kỳ cổ kính và đẹp mắt. 

Từ cổng tam quan, đi qua một khoảng sân lát gạch, bạn sẽ đến đến chính điện. Không gian chính điện được xây dựng theo hình vuông với hai tầng và xung quanh là hành lang. 

Tòa Tam Bảo được đặt ở tầng 2, còn tầng dưới được sử dụng để cách ẩm. Điện Phật được bố trí vô cùng trang nghiêm bằng những pho tượng cỡ lớn, thếp vàng bắt mắt được đặt theo từng bậc. 

Bậc cao nhất nằm trong cùng chính là ban thờ của ba vị Phật Tam Thế. Tiếp theo là Phật A Di Đà, 2 bên là tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và tượng Đại Thế Chí. Bậc tiếp theo thờ Phật Thích Ca ở giữa, 2 bên là Tôn giả A Nan Đà và Ca Diếp. Bậc thấp nhất, nằm phía ngoài là Tòa Cửu Long, hai bên giữa tượng của Bồ Tát và của Địa Tạng Vương. 

Bên phải của chính điện là ban thờ của Lý Quốc Sư, còn được biết đến với tên gọi Thiền sư Nguyễn Minh Không và hai thị giả; bên trái chính điện thờ Đức Ông, Châu Sương và Quan Bình.

Nhà thờ Tổ nằm về phía của Đại Hùng Bảo Điện, đây là nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư Phật giáo Việt Nam. Mặc dù được xây dựng từ rất lâu, Chùa Quán Sứ vẫn giữ gìn được chính pháp cũng như không thờ phụng Mẫu và Tam – Tứ Phủ vì không thuộc Phật giáo.

Chùa Quán Sứ được xây dựng vô cùng trang nghiêm

Chùa Quán Sứ được xây dựng vô cùng trang nghiêm (Ảnh: Sưu tầm)

Sau khi trùng tu và xây dựng lại, những công trình nhà chính, phụ đã được xây cao, thoáng và rộng rãi dưới lớp vôi vàng. Xung quanh và sau sân của chùa là khu vực thư viện, phòng khách, các tăng phòng và nơi giảng đường. Khu nhà hậu đường nối với chính điện bằng cầu thang lộ thiên nằm ở tầng giữa.

Chùa Quán Sứ là địa điểm lưu giữ rất nhiều thư tịch, tài liệu quý về Phật giáo và cũng là một trong các trung tâm giảng dạy, nghiên cứu và truyền bá Phật giáo lâu đời nhất Việt Nam

5. Chùa Quán Sứ có gì đặc biệt?

Lướt qua bản đồ du lịch Hà Nội, chùa Quán Sứ vẫn luôn xuất hiện và tồn tại suốt hàng trăm năm bởi giá trị lịch sử và tâm linh mà chùa mang lại. Nơi đây vẫn luôn là một ngôi cổ tự đặc biệt giữa rất nhiều ngôi chùa trong lòng Thủ đô.

5.1. Tên chùa và các câu đối được viết bằng chữ quốc ngữ

Khi đến thăm chùa, không ít du khách sẽ dễ dàng nhận ra một điều cực kỳ đặc biệt. Dù đã xây dựng hơn một thế kỷ trước, tất cả các câu đối, tên gọi, chữ viết, văn khấn chùa Quán Sứ trên các kiến trúc trong chùa đều sử dụng chữ quốc ngữ thay vì chữ Hán như những ngôi chùa khác. 

Chùa Quán Sứ đầy yên bình và thanh tĩnh

Chùa Quán Sứ đầy yên bình và thanh tĩnh (Ảnh: Sưu tầm)

5.2. Chứng kiến sự hình thành, phát triển của hội Phật giáo Việt Nam

Chùa Quán Sứ đã không ngừng phát triển trong hoạt động tôn giáo và văn hóa, thu hút đông đảo du khách và tín đồ đến tham quan, tìm hiểu và cầu nguyện.

  • Ngày 12/10/1935, số đầu tiên của Tạp chí Đuốc Tuệ đã được xuất bản tại đây.
  • Năm 1936, Hội Bắc Kỳ Phật giáo đã tôn vinh Tổ Vĩnh Nghiêm và bổ nhiệm Hòa thượng Thích Thanh Hanh làm Thiền gia Pháp chủ.
  • Năm 1942, kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng đã thiết kế lại chùa theo bản vẽ mới.
  • Năm 1949, thành lập Hội Việt Nam Phật giáo và chọn chùa Quán Sứ làm trụ sở.
  • Ngày 13/5/1951, lá cờ Phật giáo thế giới lần đầu tiên xuất hiện tại khuôn viên của chùa do Thượng toạ Tố Liên đem về từ Colombo.
  • Năm 1963, Vua Lào và chủ tịch Hồ Chí Minh làm lễ Phật tại khu vực chính điện của chùa.
  • Ngày 19/4/1980, các Ban Vận động Thống nhất Phật giáo ra mắt tại đây.
  • Tháng 11/1981, Đại biểu Phật giáo Thống nhất Việt Nam đã được tổ chức ở đây.

>>> Mách bạn: Điểm mặt các địa điểm vui chơi cuối tuần tại Hà Nội hấp dẫn nhất

6. Lễ hội tại chùa Quán Sứ

Có rất nhiều hoạt động lễ hội tại chùa Quán Sứ

Có rất nhiều hoạt động lễ hội tại chùa Quán Sứ (Ảnh: Sưu tầm)

Vào các ngày mùng 1, ngày rằm và dịp lễ, Tết, người hâm mộ Phật giáo và khách thăm quan thường đến Chùa Quán Sứ để cầu nguyện cho bình an, sức khỏe, may mắn và thành công cho bản thân và gia đình. 

Ngoài ra, hàng năm Chùa Quán Sứ cũng tổ chức rất nhiều các hoạt động lớn cho các Phật tử và du khách như Lễ Phật Đản, Lễ Mông Sơn Thí Thực và Lễ Quy Y Tam Bảo. 

Vào mỗi dịp Phật Đản, tăng ni và Phật tử tham gia rước xe hoa, cung nghinh xá lợi Phật và tham gia các nghi thức cầu siêu. Chùa Quán Sứ cũng tổ chức các sự kiện đặc biệt khác như lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và cầu nguyện cho các sinh linh bé nhỏ trong dịp Vu Lan.

7. Các địa điểm tham quan gần chùa Quán Sứ

Với sự đa dạng trong các hoạt động tôn giáo, chùa Quán Sứ đã trở thành một địa điểm quan trọng của văn hóa và tôn giáo Việt Nam. Sau khi ghé qua chùa, bạn cũng có thể dừng chân tại vài địa điểm du lịch gần đó để tham quan.

Địa điểm Khoảng cách
Nhà tù Hỏa Lò 260m
Cột cờ Hà Nội  1,2km
Hoàng Thành Thăng Long  1,5km
Nhà hát Lớn Hà Nội  1,6km
Chợ đêm phố cổ Hà Nội 2,5km

 

Có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn xung quanh chùa

Có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn xung quanh chùa (Ảnh: Sưu tầm)

8. Kinh nghiệm tham quan, chiêm bái chùa

Chùa Quán Sứ hiện nay là một trong những ngôi cổ tự quan trọng của Việt Nam, mang trong mình giá trị lịch sử, kiến trúc và tâm linh rất lớn. VinWonders sẽ chia sẻ cho bạn một vài kinh nghiệm đi chùa Quán Sứ để bạn có thể tìm hiểu và tham quan với sự tôn nghiêm nhất định:

  • Trang phục tiêu chuẩn, lịch sự, không phản cảm.
  • Đi giày, dép có đế thấp để thuận tiện đi lại.
  • Nên dùng những loại đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hoặc phẩm oản để dâng hương án Phật.
  • Nói chuyện, giao tiếp nhỏ nhẹ, tránh gây ồn ào.
  • Khi vào khu vực Điện Tam bảo, tránh mang quá nhiều đồ vật lỉnh kỉnh.

Bên cạnh việc ghé lại chùa Quán Sứ để tìm kiếm sự yên bình, bạn cũng có thể dành cho bản thân những giây phút thư giãn và xả stress khi ghé qua khu vui chơi giải trí và giáo dục hướng nghiệp, thủy cung VinKE & Vinpearl Aquarium.

VinKE là khu giải trí kết hợp hướng nghiệp cho trẻ 

VinKE là khu giải trí kết hợp hướng nghiệp cho trẻ

VinKE là một khu vui chơi, giải trí tuyệt vời tại Thủ đô Hà Nội. Đến với VinKE, các bé có thể hòa mình vào một thế giới tái hiện lại các nghề nghiệp thực tế, học hỏi và tận hưởng những trải nghiệm mới mẻ. VinKE mang lại cho các bé một môi trường giáo dục “học mà chơi – chơi mà học” đầy an toàn và thú vị.

Đắm chìm vào đại dương thu nhỏ tại thủy cung Times City

Đắm chìm vào đại dương thu nhỏ tại thủy cung Times City

Dừng chân tại thủy cung Times City, bạn đảm bảo sẽ choáng ngợp với độ hoành tráng và đồ sộ ở nơi đây. Với 30.000 sinh vật biển sống động, bạn sẽ cảm nhận được nhịp sống của đại dương ngay giữa lòng thành phố. 

Ngoài việc tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài sinh vật biển, bạn còn được trải nghiệm những show diễn đầy ấn tượng và chất lượng tại Times City. Chắc chắn đây sẽ là địa điểm mà ai cũng nên đến ít nhất một lần để giải trí sau những giờ học tập và làm việc.

Đặt ngay vé VinKE & Vinpearl Aquarium

Bất kể bạn là người dân Thủ đô hay du khách, nếu đến Hà Nội thì nhất định đừng bỏ lỡ dịp đến thăm chùa Quán Sứ. Hãy đến đây để trải nghiệm trọn vẹn sự an nhiên, linh thiêng của một ngôi cổ tự hàng trăm năm lịch sử. Chùa Quán Sứ chắc chắn sẽ cho bạn cảm nhận thật sâu sắc về sự tâm linh và giá trị của văn hóa Phật giáo theo dòng chảy thời đại của Việt Nam.

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé