Turn your device in landscape mode.
logo
29 oC
Thứ năm
09/05/2024
29oC
Thứ sáu
10/05/2024
29oC
Thứ bảy
11/05/2024
30oC
Chủ nhật
12/05/2024
30oC
Thứ hai
13/05/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Đêm Trung thu

Top 15 bài hát, bài thơ và trò chơi đêm Trung thu hay, ý nghĩa nhất

09/06/2023 1416 views

Đêm Trung Thu có những hoạt động vui chơi gì ý nghĩa? Những bài hát, bài thơ nào hay dành cho lễ hội này? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Đêm Trung thu là lễ hội truyền thống tại nhiều nước châu Á

Đêm Trung thu là lễ hội truyền thống tại nhiều nước châu Á (Ảnh: Sưu tầm)

Đêm Trung thu là một ngày lễ truyền thống quan trọng của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong ký ức nhiều người, Tết Trung thu gắn liền với hình ảnh múa lân, rước đèn cá chép, phá cỗ trông trăng… Không chỉ giúp tăng thêm phần náo nhiệt cho ngày hội, những hoạt động này còn là nét văn hóa truyền thống đẹp mắt được gìn giữ và phát huy bởi mỗi người dân Việt Nam.

1. Đêm Trung thu là ngày nào, có những hoạt động gì?

Đêm Trung thu là ngày nào? Lễ hội này diễn ra vào ngày 15/8 (theo lịch âm), thường rơi vào khoảng tháng 9 dương lịch hàng năm. Vào ngày này, trăng thường tròn và sáng rực, được coi là thời điểm đẹp nhất trong năm.

Sự tích đêm Trung thu cùng chú Cuội và chị Hằng

Sự tích đêm Trung thu cùng chú Cuội và chị Hằng (Ảnh: Sưu tầm)

Nguồn gốc Tết Trung thu bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó lan tỏa dần sang các nước châu Á bao gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và nhiều nơi khác. Điểm khác nhau giữa đêm Trung thu của người Hoa và người Việt là đều mua hoặc làm bánh trung thu để cúng gia tiên, biếu người thân, bạn bè và đãi khách. Bên cạnh đó, rước đèn Trung thu là một trong những hoạt động truyền thống lâu đời trong đêm hội.

Mỗi dịp trăng rằm hàng năm, người dân địa phương thường tổ chức các hoạt động lễ cúng tổ tiên, văn nghệ chào mừng, múa lân, phá cỗ Trung thu… nhằm tăng thêm phần rộn ràng, náo nhiệt. Người lớn uống rượu thưởng trăng đêm Trung thu, trẻ em rước đèn, múa lân, hát ca các khúc hát vui tươi và cùng nhau phá cỗ.

Không khí nhộn nhịp ngày Tết Trung thu

Không khí nhộn nhịp ngày Tết Trung thu (Ảnh: Sưu tầm)

Mặc dù mỗi quốc gia đều có cách tổ chức khác nhau nhưng đêm Trung thu vẫn mang một ý nghĩa tốt đẹp hướng đến gia đình, tình yêu thương và lòng biết ơn. Đây là một dịp để mọi người sum họp, gặp gỡ cũng như quây quần trò chuyện bên nhau.

>>> Bật mí: Tổng hợp những món quà Trung thu ý nghĩa nhất cho ngày lễ trọn vẹn

2. Những bài hát đêm Trung thu rộn ràng, tươi vui

Để không khí đêm Trung thu thêm rộn ràng, vui nhộn, bạn có thể mở những bài hát đêm Trung thu tuổi thơ đi cùng năm tháng. Dưới đây là tập hợp các ca khúc Trung thu hay nhất phù hợp cho tất cả mọi độ tuổi, tham khảo ngay!

2.1. Chiếc đèn ông sao – sáng tác: Phạm Tuyên

“Chiếc đèn ông sao” là ca khúc quen thuộc đối với nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam vào mỗi dịp đêm rằm Trung thu. Bài hát được sáng tác vào năm 1956, giai điệu tiếng trống rộn ràng cùng không khí vui tươi, yêu đời của ca khúc đã nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ trẻ nhỏ. Đến nay, bài hát đã trở thành món quà tinh thần không thể thiếu trong Tết Trung thu ở Việt Nam.

Đêm Trung thu

2.2. Đêm Trung thu – sáng tác: Xuân Thu

“Đêm Trung thu” với ca từ ngắn gọn, dễ nhớ đã đi sâu vào ký ức tuổi thơ của nhiều người. Bên cạnh đó, bài hát này cũng góp phần làm tăng thêm không khí rộn ràng, vui tươi cho mỗi dịp phá cỗ Trung thu.

2.3. Ông trăng xuống chơi – sáng tác: Phạm Duy

“Ông trăng xuống chơi” là một bài hát mang âm hưởng đồng dao độc đáo. Không chỉ đơn giản là truyền thống dịp lễ, bài hát này còn ẩn chứa những hàm ý sâu xa về việc hạnh phúc trọn vẹn, đó là cho đi không mong cầu nhận lại.

Tranh vẽ đêm Trung thu vui hội trăng rằm

Tranh vẽ đêm Trung thu vui hội trăng rằm (Ảnh: Sưu tầm)

2.4. Rước đèn tháng tám – sáng tác: Đức Quỳnh

“Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Em rước đèn này đến cung trăng

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Em rước đèn mừng đón chị Hằng”

Đây là những câu hát quen thuộc trong bài “Rước đèn tháng tám” của nhạc sĩ Đức Quỳnh. Bài hát này gắn liền với các hoạt động múa hát đêm Trung thu, rước hội trăng rằm trong ký ức tuổi thơ mỗi người. Sau hơn 50 năm ra đời, giai điệu này vẫn giữ trọn vẹn được ý nghĩa tốt đẹp cho thế hệ trẻ em tương lai.

2.5. Vầng trăng cổ tích – sáng tác: Phạm Đăng Khương

Với giai điệu trong sáng, hồn nhiên, ca khúc “Vầng trăng cổ tích” như lời kể chuyện của một em bé khi đang ngồi ngắm trăng. Những hình ảnh xuất hiện trong bài như chú cuội, cây đa, vầng trăng… càng gợi nhắc cho người nghe về một đêm trăng thanh bình, thơ mộng.

Vầng trăng cổ tích đêm Trung thu

Vầng trăng cổ tích đêm Trung thu (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Gợi ý: “Trở về tuổi thơ” với 12+ đồ chơi Trung thu truyền thống ấn tượng 

3. Những bài thơ đêm Trung thu hay và ý nghĩa nhất

Những câu thơ vui tươi, ngây ngô là món quà tinh thần không thể thiếu trong đêm Trung thu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gửi những bài thơ này như món quà, lời chúc đến mọi người nhân dịp lễ hội ý nghĩa, vui vẻ.

3.1. Bài thơ Đêm Trung thu

Bài thơ là hình ảnh vẽ đêm Trung thu rộn ràng với những hoạt động vui chơi, nô đùa hát ca vui vẻ xen lẫn tiếng trống múa lân đầy hoài niệm. Bên cạnh đó, những câu từ này cũng mang đến cho người đọc sự yên bình, hạnh phúc trong ngày lễ Trung thu cổ truyền.

“Nắm tay hát vang lên nào!

Đêm trung thu đẹp biết bao!

Nắm tay múa vui đêm này

Bạn ơi! bốn phương về đây!

Ánh trăng sáng trong vô cùng

Chị Hằng ơi! Có biết không?

Xuống đây với em đêm này

Chị ơi! đời vui đắm say!

Tùng tùng rinh!

Tiếng trống vang vang

Tùng tùng rinh!

Nhịp trống rộn ràng

Nào bạn ơi!

Vui quá đi thôi!

Cùng bên nhau

Rộn rã tiếng cười

Bầu trời xanh

Sao sáng lung linh

Đèn ông sao

Lấp lánh bên mình

Quà trung thu

Ta chén đi thôi!

Và cùng nhau

Hát khúc yêu đời!”

Bài thơ Đêm Trung thu khắc họa lại bức tranh ngày lễ náo nhiệt, rộn ràng

Bài thơ Đêm Trung thu khắc họa lại bức tranh ngày lễ náo nhiệt, rộn ràng (Ảnh: Sưu tầm)

3.2. Bài thơ Mở hội đón trăng

Bài thơ “Mở hội đón trăng” của tác giả Nguyễn Quang Tuyến gợi nên những hình ảnh mộc mạc, giản dị trong đêm Trung thu. Bên cạnh đó, niềm vui rạng rỡ của trẻ thơ trong bài cũng giúp cho người đọc cảm thấy yêu đời và phấn khởi.

“Niềm vui mở hội đón trăng

Đêm rằm tỏa sáng chị Hằng xinh tươi

“Chú Cuội mải bỏ đi chơi

Để trâu ăn lúa bời bời bên sông”

Nhộn nhịp trống phách lân rồng

Hồn nhiên nhảy múa tuổi hồng reo ca

Trăng rằm tháng tám bao la

Trung Thu khúc hát thiết tha yêu đời

Tuổi thơ đẹp đẽ sáng ngời

Nâng niu rạng rỡ nụ cười trẻ thơ…”

3.3. Bài thơ Vui Trung thu cùng bé

Nhà thơ Nguyễn Ngọc Ký đã viết bài thơ thể hiện niềm vui bất tận mỗi đêm Trung thu. Không chỉ có con người, sự vật như hoa quả, sư tử, cá chép… cũng tưng bừng đón lễ hội, lan tỏa bầu không khí rộn ràng, yên vui khắp ngóc ngách phố phường.

“Trái hồng phô má đỏ hây

Bưởi đào ướp nắng treo ngay trước nhà

Long lanh sao sáng Ngân Hà

Xuống chơi cùng bé trong nhà ngoài sân

Rừng xa sư tử, kỳ lân

Cùng về với bé kết thân bạn hiền

Dưới ao cá chép cùng lên

Góp vui mở hội rước đèn đêm trăng

Trái na mở mắt tròn căng

Chuối cười phô cả hàm răng rực vàng.”

3.4. Bài thơ Rước đèn tháng tám

“Rước đèn tháng Tám” giống như một lời trần thuật của các em bé, kể về đêm Trung thu đầy vui tươi, rộn ràng. Trong đó, các em được rước đèn lồng đủ hình thù, nào là “đèn ông sao”, “đèn cá chép” đầy màu sắc và cùng nhau ca múa đón chị Hằng.

“Hôm nay là Tết trung thu

Lòng vui như hội em đi rước đèn

Đèn cá chép, đèn ông sao

Muôn màu muôn vẻ lung linh phố phường

Em cùng chúng bạn đi chơi

Tay cầm đèn sáng, miệng thì hát vang

Múa ca cho hết đêm rằm

Tươi vui chào đón chị Hằng xuống chơi.”

Rước đèn cá chép là hình ảnh thường thấy vào mỗi đêm Trung thu

Rước đèn cá chép là hình ảnh thường thấy vào mỗi đêm Trung thu (Ảnh: Sưu tầm)

3.5. Bài thơ Bé hỏi Cuội

Đúng như tựa đề bài thơ, đây là lời tự hỏi của một em bé trong đêm trăng rằm. Trung thu đến, chú Cuội xuất hiện nhưng đến ban ngày thi không còn thấy chú đâu, em bé thắc mắc và ước rằng chú Cuội luôn ở bên trăng để đêm nào cũng có thể thấy nhau. Điều ước thể hiện mong muốn hồn nhiên, trong sáng của một em bé trong đêm trăng rằm.

“Đêm về thấy Cuội

Cùng trăng đùa vui

Khi trời tỏa nắng

Cuội đâu mất rồi

Đi đâu thế cuội

Trốn ngủ rồi chăng

Hay Cuội cãi mẹ

Lại đi xuống trần

Dưới trần nhiều ngã

Xe cộ đông ghê

Lỡ cuội đi lạc

Biết đâu đường về

Bé chỉ thích Cuội

Ở mãi bên trăng

Ghé mắt xuống trần

Mỗi đêm nhìn bé.”

>>> Xem ngay: Mách bạn 15 cách làm đèn Trung thu đơn giản mà đẹp – Áp dụng ngay! 

4. Những trò chơi đêm Trung thu truyền thống thú vị nhất

Mỗi trò chơi đêm Trung thu truyền thống đều góp phần mang lại không khí rộn ràng, náo nhiệt. Không chỉ vậy, các hoạt động này còn góp phần nuôi dưỡng cũng như giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Dưới đây là 5 hoạt động bạn có thể tham khảo cho đêm Trung thu năm nay.

4.1. Rước đèn đêm Trung thu

Rước đèn Trung thu là hoạt động quen thuộc mỗi dịp lễ hội. Hình ảnh đèn ông sao, đèn cá chép đã in sâu vào tâm trí nhiều người và trở thành nét đẹp không thể thiếu vào mỗi đêm Trung thu.

Những chiếc đèn ông sao được làm thủ công bằng giấy kính nhiều màu cùng với nguyên liệu tự nhiên như tre, tạo thành một ngôi sao 5 cánh. Ở một số nơi, lồng đèn ông sao được làm với kích thước lớn, trang trí thêm các họa tiết đặc sắc để làm tăng không khí phấn khởi, rộn ràng, vui tươi trong đêm Trung thu.

Lễ hội rước đèn đêm Trung thu

Lễ hội rước đèn đêm Trung thu (Ảnh: Sưu tầm)

4.2. Múa lân

Múa lân Trung thu là hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp trăng rằm. Điệu múa hòa cùng tiếng trống tùng dinh rộn ràng giúp không khí lễ hội thêm náo nhiệt. Bên cạnh đó, hoạt động này còn mang ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc, đồng thời xua tan những điều xui xẻo.

Ngày nay, múa lân không chỉ xuất hiện vào đêm Trung thu mà còn ở các sự kiện khai trương, khởi công hay sinh nhật của nhiều người.

4.3. Rồng rắn lên mây

Một trò chơi không thể thiếu vào ngày rằm trung thu chính là rồng rắn lên mây. Bạn có thể chơi theo từng nhóm từ 3 người trở lên, một người đóng vai thầy thuốc và những người còn lại sẽ xếp thành một hàng dọc đứng nối với nhau.

Rồng rắn lên mây đã trở thành trò chơi mang dấu ấn đậm sâu trong tâm trí mọi người dân Việt. Không chỉ giúp giải trí, trò chơi này còn góp phần rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo di chuyển cũng như khả năng ứng xử cho trẻ.

Rồng rắn lên mây gắn liền với tuổi thơ của nhiều em nhỏ

Rồng rắn lên mây gắn liền với tuổi thơ của nhiều em nhỏ (Ảnh: Sưu tầm)

4.4. Chơi Úp lá khoai

Úp lá khoai là trò chơi tập thể không giới hạn số người. Đầu tiên, bạn cần chọn ra một người hát đồng dao, đồng thời là người dẫn dắt trò chơi. Những người khác sẽ ngồi theo vòng tròn, úp bàn tay xuống đất, sau đó người dẫn dắt sẽ vừa hát bài đồng dao vừa chỉ tay lần lượt vào từng người chơi. Cho đến khi hết bài, chữ cuối cùng chỉ đến tay thì người đó thua và bị phạt.

Tuy khá đơn giản nhưng trò chơi này lại đòi hỏi sự nhanh nhạy cũng như phản xạ tức thời của mỗi người chơi.

4.5. Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là trò chơi gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người. Luật chơi cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn để bịt mắt người đi tìm, sau đó những người còn lại sẽ phải di chuyển sao cho người đi tìm không thể chạm đến mình.

Đến nay, bịt mắt bắt dê vẫn là trò chơi được nhiều lứa tuổi ưa chuộng. Tuy đơn giản nhưng đây lại là trò chơi ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng nhiều người con Việt Nam.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian lâu đời tại Việt Nam

Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian lâu đời tại Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu năm nay sẽ rơi vào ngày thứ 6 cuối tuần, bạn đã có kế hoạch vui chơi chưa? Nếu vẫn đang phân vân, bạn có thể tham khảo các địa điểm nổi tiếng như du lịch Hội An, Phú Quốc, Nha Trang hay Đà Nẵng để tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ vào ngày lễ này. Bên cạnh đó, đừng bỏ qua lỡ cơ hội tận hưởng không khí lễ hội đêm Trung thu vô cùng đặc sắc tại các cơ sở của VinWonders – hệ thống công viên giải trí đẳng cấp hàng đầu Việt Nam.

Du khách sẽ có cơ hội được khám phá các hoạt động vui chơi – giải trí hấp dẫn khi ghé thăm địa điểm này như:

  • Chinh phục hàng loạt trò chơi cảm giác mạnh hấp dẫn không dành cho người yếu tim
  • Tận hưởng mùa hè bất tận cùng với các trò chơi dưới nước cực sảng khoái
  • Trải nghiệm văn hóa đặc sắc đến từ nhiều quốc gia, check-in các địa điểm nổi tiếng thế giới ngay tại Việt Nam
  • Khám phá đại dương diệu kỳ với các trăm nghìn các loài sinh vật độc đáo, quý hiếm
  • Tìm hiểu hệ sinh thái động, thực vật phong phú
  • Mãn nhãn với các show diễn nghệ thuật đẳng cấp thế giới hứa hẹn mang đến những giây phút thưởng thức tuyệt vời
Khám phá đại dương kỳ bí tại VinWonders Nha Trang

Khám phá đại dương kỳ bí tại VinWonders Nha Trang

Xoa dịu cái nóng mùa hè Xoa dịu cái nóng mùa hè tại phân khu Thế giới nướctại phân khu Thế giới nước

Xoa dịu cái nóng mùa hè tại phân khu Thế giới nước

>>> Booking vé vui chơi VinWonders Nam Hội An, Phú Quốc, Nha Trang, VinKE & Vinpearl Aquarium, Grand World Phú Quốc, Vinpearl Safari Phú Quốc để tận hưởng hàng loạt các trò chơi vui chơi, giải trí đầy hấp dẫn 

Đêm Trung thu là một phong tục lâu đời, giàu giá trị của Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung. Đó là ý nghĩa của sự báo hiếu, lòng biết ơn, tình thân hữu và đoàn tụ. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cũng như gìn giữ truyền thống tốt đẹp này. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn các gợi ý hữu ích về các hoạt động vui chơi cổ truyền đầy thú vị trong đêm Trung thu 2024.

 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé