Turn your device in landscape mode.
logo
28 oC
Thứ năm
02/05/2024
28oC
Thứ sáu
03/05/2024
30oC
Thứ bảy
04/05/2024
30oC
Chủ nhật
05/05/2024
29oC
Thứ hai
06/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
múa lân Trung thu

Múa lân Trung thu bắt nguồn từ đâu, có ý nghĩa gì, có gì đặc sắc?

19/06/2023 2740 views

Với sự kết hợp tinh tế giữa những động tác uyển chuyển và nhịp điệu nhịp nhàng, múa lân Trung thu không chỉ mang lại niềm vui và phúc lộc, điềm lành cho mỗi gia đình, mà còn góp phần làm nên bầu không khí đặc biệt trong ngày hội Trung thu.

Hoạt động múa lân Trung thu mang lại không khí sôi nổi, tiếng cười cho tất cả mọi người

Hoạt động múa lân Trung thu mang lại không khí sôi nổi, tiếng cười cho tất cả mọi người(Ảnh: sưu tầm)

Hàng năm, cứ vào ngày Rằm tháng Tám là tất cả mọi người đặc biệt là trẻ em trên khắp cả nước lại hân hoan đón Tết Trung thu. Phong tục múa lân rằm Trung thu là hoạt động được mong chờ nhất và không thể thiếu vào dịp này. Tuy là một hoạt động truyền thống quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa của múa lân Trung thu. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Tại sao Trung thu lại múa lân?

Múa lân thường được biểu diễn vào dịp Lễ Tết, trong các lễ hội truyền thống, văn hoá và tôn giáo. Đặc biệt, vào lễ cưới, lễ kỷ niệm hay khai trương kinh doanh, múa lân cũng thay cho một lời chúc mừng, lời cảm ơn, mong ước những điều tốt đẹp, an lành, an khang thịnh vượng của gia chủ.

Theo truyền thuyết, múa kỳ lân Trung thu có nguồn gốc từ sự tích Phật Di Lặc hạ trần chế ngự kỳ lân để bảo vệ dân làng. Múa lân sư rồng Trung thu đã vô cùng quen thuộc với hình ảnh một ông đầu hói, bụng phệ, trên tay cầm quạt mo, mặc áo sặc sỡ, đeo mặt nạ cười toe toét thường đi theo đùa giỡn với lân và những người xem múa. Mọi người thường gọi đây là ông Địa, chính là Đức Phật Di Lặc trong truyền thuyết hoá thân thành để chế ngự lân.

Ông Địa là hiện thân của Đức Di Lặc - vị Phật hiền lành lúc nào cũng vui tươi, yêu đời

Ông Địa là hiện thân của Đức Di Lặc – vị Phật hiền lành lúc nào cũng vui tươi, yêu đời (Ảnh: sưu tầm)

Vào thuở khai thiên lập địa, Lân là một loài thú hung dữ, năm nào cũng xuất hiện vào dịp rằm tháng Tám để phá phách và chuyên ăn thịt người khiến dân làng hoảng loạn, khiếp sợ. Ông địa đến lấy cỏ linh chi cho nó ăn sau đó thu phục được nó. Từ đó, Lân biến thành một con thú hiền lành, chỉ ăn thực vật và không còn quậy quá dân làng.

Cũng từ đó, cứ đến dịp Tết Trung thu hàng năm, ông Địa cùng Lân lại đến vui chơi cùng mọi người đem theo may mắn, phước lành, ấm no đến mọi nơi. Mỗi nơi Lân xuất hiện thì đất đai đều trở nên màu mỡ, người dân hạnh phúc, tà ma bị loại trừ.

>>> Tìm hiểu thêm: Rộn ràng với 12 bài múa Trung thu hay nhất dành cho các bé thiếu nhi

2. Múa lân Trung thu có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa múa lân Trung thu vô cùng đặc biệt. Không chỉ là bộ môn nghệ thuật dân gian mà múa lân còn là lời cầu chúc an khang thịnh vượng cho những tháng còn lại trong năm. Tuỳ vào mùa lễ hội, không gian múa khác nhau sẽ có những bài múa lân khác nhau. Và tùy từng vùng miền khác nhau múa lân cũng có những tên gọi khác nhau: ở miền Nam thường gọi chung là múa lân, miền Bắc hay gọi là múa sư tử.

Hình ảnh múa lân đêm Trung thu luôn là 1 phần ký ức tuyệt đẹp trong mắt mỗi người, là niềm vui, hạnh phúc của tuổi thơ

Hình ảnh múa lân đêm Trung thu luôn là 1 phần ký ức tuyệt đẹp trong mắt mỗi người, là niềm vui, hạnh phúc của tuổi thơ (Ảnh: sưu tầm)

Múa lân thường được tổ chức vào trước Tết Trung thu, những đêm 12, 13 tháng 8 Âm lịch và nhộn nhịp nhất vào ngày 14, 15 Âm lịch. Những ngày cận kề Tết Trung thu, đường phố ngập tràn đèn lồng rực rỡ, tiếng trống thùng thình nhộn nhịp vang lên đem lại tiếng cười, háo hức cho cả trẻ con và người lớn.

Những chú lân xuất hiện vào đêm Trung thu như một lời chúc may mắn, xua điềm xấu kéo điềm may cho mùa màng bội thu, cây trái đâm chồi, cả năm khởi sắc. Cứ đến Trung thu, ở đâu vang lên tiếng trống, tiếng hò reo vui mừng của mọi người thì ở đó có những chú lân và những điệu múa sôi động xuất hiện. Bên cạnh đó, dịp Tết Trung thu cũng là lúc trẻ nhỏ được tham gia các hoạt động phá cỗ, rước đèn Trung thu đầy rộn ràng, náo nức.

>>> Mách bạn: Ngại gì vào bếp với cách làm bánh Trung thu đơn giản tại nhà này

3. Múa lân Tết Trung thu ở Việt Nam có gì đặc sắc?

Trung thu có múa lân không là thắc mắc của rất nhiều em nhỏ đang háo hức, mong chờ đến ngày vui này. Múa lân Tết Trung thu là hoạt động không thể thiếu được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Trung thuTết Nguyên Đán. Ba con thú trong múa lân gồm Rồng – Lân – Sư là biểu tượng cho sự hạnh phúc, hành thông, phát đạt, tấn tài tấn lộc…

Hình ảnh 1 “chú Lân” đang chuẩn bị trình diễn

Hình ảnh 1 “chú Lân” đang chuẩn bị trình diễn (Ảnh: sưu tầm)

Đoàn múa Lân thường gồm 1 người đội chiếc đầu lân to rực rỡ sắc màu và nhảy múa những điệu bộ của Lân theo từng nhịp trống. Trước kia, đầu lân thường làm bằng giấy. Đến nay, đầu lân được thiết kế cẩn thận, tỉ mỉ hơn với lông trang trí kim tuyến, vải dệt cùng đôi mắt có thể cử động. Đuôi lân dài làm bằng vải màu, một người cầm phất theo nhịp điệu múa lân. Bên cạnh đó là những tiếng trống rộn rã, cờ ngũ sắc, đèn màu, người cầm côn đi hộ vệ đầu lân…

Đoàn lân - sư - rồng đi đến đâu, không khí sôi động hào hứng lan tỏa tới đó

Đoàn lân – sư – rồng đi đến đâu, không khí sôi động hào hứng lan tỏa tới đó (Ảnh: sưu tầm)

Màu sắc sặc sỡ của trang phục khiến cho không khí trở nên tràn đầy sức sống, vui tươi náo nhiệt. Trang phục còn có ý nghĩa xóa tan khoảng cách, ranh giới giữa các thành viên trong đội múa lân, tạo nên sự đồng điệu, thống nhất, cuốn hút cho màn trình diễn.

Theo quan niệm phương Đông, màu vàng của trang phục múa Lân tượng trưng cho sự tươi mới, phấn khởi, lạc quan, tưởng nhớ, giác ngộ và tích cực. Còn màu đỏ thể hiện sự hạnh phúc, may mắn, an lành, gắn liền với các sự kiện hỷ sự, chúc mừng. Biểu diễn múa lân không thể không có sự xuất hiện của ông Địa. Đây là một người mặc áo dài bụng phệ, đầu hói, đeo mặt nạ và trên tay lúc nào cũng cầm chiếc quạt phe phẩy, cười toe toét đi theo đùa giỡn với đàn lân và khách vây xem.

Những người múa lân thường mặc trang phục màu đỏ và vàng là chủ đạo

Những người múa lân thường mặc trang phục màu đỏ và vàng là chủ đạo (Ảnh: sưu tầm)

Tết Trung thu mà không có tiếng nhạc, tiếng trống kèn của các tiết mục múa lân sư rồng thì sẽ mất đi những nét vui tươi, đặc trưng của ngày hội này. Vào những ngày này, đâu đâu cũng vang lên tiếng nhạc múa lân Trung thu, tiếng trống rộn rã bởi sự xuất hiện tưng bừng của những chú lân và tiếng reo hò của trẻ nhỏ. Cùng với đó là hội rước đèn ông sao, vui chơi cùng chú Cuội, chị Hằng,… Múa lân rằm Trung thu mang tới tiếng cười, điềm lành không chỉ khiến trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng vô cùng thích thú.

Ba con vật lân, sư, rồng là biểu tượng của sự phát đạt, thịnh vượng

Ba con vật lân, sư, rồng là biểu tượng của sự phát đạt, thịnh vượng (Ảnh: sưu tầm)

Tết Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên. Trung thu năm nay rơi vào ngày thứ 6, vậy bạn còn chần chừ gì mà dịp lễ này không lên ngay kế hoạch cùng gia đình và người thân yêu ghé thăm những thiên đường du lịch như Phú Quốc, Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng… để trải nghiệm ngày Tết đoàn viên đầy mới lạ.

Rất nhiều hoạt động truyền thống, vui chơi giải trí cực kỳ hấp dẫn đang chờ đón bạn và gia đình tại các cơ sở VinWonders. Tại đây bạn có thể trải nghiệm:

  • Tiếng trống Trung thu giòn giã hoà lẫn với tiếng cười không ngớt của các du khách.
  • Những điệu múa Lân – sư – rồng rực rỡ khởi đầu cho mùa lễ hội vui bất tận trên khắp mọi miền.
  • Các lớp học làm bánh, làm lồng đèn, làm tranh đông hồ… cùng vô vàn hoạt động trải nghiệm kỳ thú khiến Trung thu của các du khách trở nên đáng nhớ hơn bao giờ hết.

Tham gia ngay để các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau trải qua ngày hội Trung thu thật sự thú vị, ý nghĩa, tràn ngập niềm vui và tiếng cười.

Ghé VinWonders để tận hưởng “hội Trăng” đặc biệt nhất cùng những người thân yêu 

Ghé VinWonders để tận hưởng “hội Trăng” đặc biệt nhất cùng những người thân yêu

Hãy cùng VinWonders rước đèn trông trăng rằm trên các miền di sản, thả những cây đèn hoa đăng thắp lên bao ước nguyện và phá cỗ thật tưng bừng dịp Trung thu này nhé!

>>> Booking vé vui chơi VinKE & Vinpearl Aquarium, VinWonders Phú Quốc, Grand World Phú Quốc, Vinpearl Safari Phú Quốc, VinWonders Nha Trang, VinWonders Nam Hội An để vui chơi “quên lối về” cùng những kỷ niệm đáng nhớ!

Xã hội ngày càng phát triển cùng vô vàn hoạt động vui chơi giải trí mới xuất hiện trong ngày Tết Trung thu. Thế nhưng múa lân Trung thu vẫn luôn trường tồn, được mọi người háo hức mong chờ và không bao giờ mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có của nó trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé