Turn your device in landscape mode.
logo
30 oC
Thứ sáu
03/05/2024
30oC
Thứ bảy
04/05/2024
30oC
Chủ nhật
05/05/2024
29oC
Thứ hai
06/05/2024
29oC
Thứ ba
07/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
Nhà thờ Phủ Cam

Nhà thờ Phủ Cam Huế – Điểm check in đẹp cực chill giữa lòng cố đô

14/03/2023 957 views

Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ có lịch sử lâu đời nhất tại Huế. Trải qua bao thăng trầm, nhà thờ này ngày càng nổi tiếng, trở thành điểm tham quan khám phá thú vị của nhiều thế hệ.

Toàn cảnh nhà thờ Phủ Cam Huế

Toàn cảnh nhà thờ Phủ Cam Huế (Nguồn: Sưu tầm)

Du lịch Huế thường để lại ấn tượng bởi vẻ đẹp cổ kính, mang đậm chất văn hóa truyền thống Việt Nam. Thế nhưng ngay giữa lòng cố đô lại có một công trình kiến trúc độc lạ, một điểm check in đẹp tựa trời Âu, đó là nhà thờ Phủ Cam Huế.

1. Tổng quan về nhà thờ chính tòa Phủ Cam ở Huế

1.1. Lịch sử hình thành nhà thờ Phủ Cam – Giáo đường lớn nổi tiếng nhất xứ kinh kỳ

Nhà thờ Phủ Cam được biết đến là nhà thờ cổ bậc nhất xứ Huế với lịch sử hơn 300 năm. Từ năm 1962, nhà thờ này bắt đầu được xây dựng một cách đơn giản bằng tranh tre tại xóm Đá. 2 năm sau đó, nhà thờ được di dời về đồi Phước Quả và được thiết kế dựa theo kiến trúc phương Tây.

Đến năm 1698, công trình kiến trúc được người dân thời bấy giờ gọi là “chưa từng có tại đất Phú Xuân” đã hoàn toàn bị triệt giải do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên đến năm 1898, nhà thờ này lại được tái sinh. Nó được xây dựng bằng đá chắc chắn và kiên cố theo lối kiến trúc Gothic cổ điển. 

Nhà thờ Phủ Cam Huế

Lịch sử hình thành và phát triển của nhà thờ Phủ Cam (Nguồn: Sưu tầm)

Năm 1963, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã thiết kế lại nhà thờ này và lên kế hoạch xây dựng rõ ràng. Do vấp phải nhiều biến động lịch sử, phải đến 37 năm sau thì nhà thờ Phủ Cam mới được hoàn thành.

Cuối cùng đến năm 2000, nhà thờ Phủ Cam đã chính thức được khánh thành và trở thành nơi sinh hoạt tôn giáo của người dân xứ Huế cho đến tận ngày nay. Cùng với kiến trúc cổ Lăng Khải Định Huế Lăng vua Gia Long, nhà thờ Phủ Cam trở thành công trình lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần hình thành nên nền văn hóa cố đô.  

1.2. Nhà thờ Phủ Cam Huế ở đâu ? Đường đi nhà thờ chính tòa Phủ Cam

Nhà thờ Phủ Cam tọa lạc tại số 1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một vùng đất đắc địa với tầm nhìn rộng và khuôn viên phủ đầy cây xanh, một địa điểm nổi bật khá dễ tìm trên bản đồ du lịch Huế

Vị trí của nhà thờ Phủ Cam

Vị trí của nhà thờ Phủ Cam (Nguồn: Sưu tầm)

Nếu xuất phát từ thành phố Huế, bạn cần di chuyển đến đường Đống Đa, sau đó rẽ vào Hai Bà Trưng. Tiếp tục đi tới đường Phan Đình Phùng, rồi rẽ trái vào đường Nguyễn Trường Tộ. Đi hết con đường này đến ngã ba Hàm Nghi – Đoàn Hữu Trưng thì rẽ phải là sẽ thấy ngay thánh đường Phủ Cam Huế.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm, địa chỉ thuê xe máy Huế uy tín, giá tốt  2024 

1.3. Giờ lễ tại nhà thờ Phủ Cam Huế

  • Giờ lễ ngày thường tại giáo đường Phủ Cam: Từ 5:00 – 18:00
  • Giờ lễ Chúa nhật ở nhà thờ Phủ Cam: 5:30 – 8:00 và 15:00 – 18:00

>>> Xem thêm: Kinh thành Huế – Quần thể di tích cung đình mang vẻ đẹp vượt thời gian

2. Khoảng thời gian nào là lý tưởng nhất để khám phá nhà thờ Phủ Cam?

Khung cảnh nhà thờ Phủ Cam Huế vào tiết xuân

Thời gian lý tưởng để đến nhà thờ Phủ Cam (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian phù hợp nhất để đến nhà thờ Phủ Cam trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 4. Những tháng đầu năm vẫn được coi là khoảng thời gian lý tưởng để đến đình chùa, nhà thờ. Thời điểm này cũng đang vào tiết xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, thời tiết dễ chịu, mát mẻ, thích hợp để đi đây đi đó khám phá và check in. 

3. Trải nghiệm kiến trúc phương Tây cổ điển của nhà thờ Phủ Cam 

Ngoài các công trình cổ nổi tiếng như Lăng Tự Đức, Kinh thành Huế thì nhà thờ Phủ Cam cũng là một công trình kiến trúc mang nét đẹp cổ điển lâu đời được du khách đặc biệt quan tâm. 

3.1. Không gian bên ngoài nhà thờ chính tòa Phủ Cam

Với tổng diện tích gần 11.000m2, nhà thờ Phủ Cam là một công trình đồ sộ và bề thế bằng bê tông cốt thép với sảnh chính, thánh đường và đôi tháp chuông cao đến 50m. Nhìn từ trên xuống, nhà thờ được xây dựng như một cây thánh giá với đầu hướng về phía Nam và chân hướng về phía Bắc.

Còn khi nhìn trực diện, nhà thờ Phủ Cam như một cuốn kinh thánh đang mở rộng. Nhà thờ Phủ Cam mang phong cách kiến trúc ấn tượng, vừa cổ điển vừa hiện đại, là sự giao thoa hòa hợp giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây. 

Nhà thờ Phủ Cam khi nhìn từ trên xuống

Nhà thờ Phủ Cam khi nhìn từ trên xuống (Nguồn: Sưu tầm)

3.2. Không gian bên trong giáo đường nhà thờ Phủ Cam

Khu vực bên trong giáo đường thực sự gây choáng ngợp bởi hệ thống mái vòm, cột đỡ, trụ mái được thiết kế điệu nghệ, bàn thờ được làm từ đá cẩm thạch nguyên khối, đặc biệt là cây thánh giá làm từ gỗ thông cao đến 10m ở khu vực trung tâm. Không gian bên trong rộng đến mức có thể chứa một lúc tới 3.000 người. 

Không gian bên trong nhà thờ Phủ Cam

Không gian bên trong nhà thờ Phủ Cam (Nguồn: Sưu tầm)

Nếu bạn muốn khám phá thêm nghệ thuật kiến trúc của thế hệ trước thì có thể ghé qua những địa điểm lân cận rất gần nhà thờ Phủ Cam như Đại Nội Huế, Lăng tẩm Huế, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế

>>> Xem thêm: Review phố đi bộ Huế – Điểm nhấn du lịch về đêm ở “xứ thơ”

4. Check in nhà thờ Phủ Cam ở Huế – ” trời Âu thu nhỏ”

Check in sống ảo cực chất tại nhà thờ Phủ Cam

Tips check in sống ảo cực chất tại nhà thờ Phủ Cam (Nguồn: Sưu tầm)

Nhà thờ Phủ Cam đang được giới trẻ tuyền tai nhau một cách nhanh chóng bởi lời nguyền cứ nháy là có ảnh đẹp. Sau đây là những điều bạn cần chú ý khi đến check in tại nhà thờ Phủ Cam Huế:

  • Lối vào nhà thờ, đặc biệt là cầu thang đi lên thánh đường là địa điểm đẹp nhất mỗi khi lên hình.
  • Chọn góc máy rộng để lấy hết toàn cảnh nhà thờ
  • Chọn trang phục lịch sự, kín đáo và có màu sắc tươi tắn
  • Giữ trật tự và vệ sinh nơi công cộng

>>> Xem thêm: Địa điểm chụp ảnh đẹp ở Huế/check in Huế siêu HOT 2024

5. Top địa điểm vui chơi khác tại Huế mà bạn không nên bỏ lỡ ?

Ngoài những nét độc đáo trong kiến trúc cổ đại của nhà thờ Phủ Cam, cố đô Huế còn có rất nhiều địa điểm, hoạt động vui chơi, tham quan khác mà bạn không thể bỏ qua:

  • Cung An Định: Với lịch sử hàng trăm năm, lâu đài hoa lệ bên sông Huế hội tụ khối kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử vô cùng quý giá. 
  • Nhã nhạc cung đình Huế: Lắng nghe âm hưởng tao nhã và quý phái đặc trưng trong cung đình xưa. 
  • Sông Hương Huế: Trải nghiệm du thuyền trên dòng sông Hương lúc hoàng hôn buồn xuống để ngắm nhìn cận cảnh vẻ đẹp thơ mộng, say đắm trữ tình. 
  • Điện Hòn Chén: Công trình mĩ thuật đỉnh cao cuối thế kỉ XIX, chốn linh thiêng lâu đời trong tâm niệm của người dân xứ Huế. 

Để có thể khám phá trọn vẹn miền di sản văn hóa miền Trung, bạn có thể kết hợp du lịch Huế với Đà Nẵng và Hội An. Tham khảo lịch trình Đà Nẵng Hội An Huế 4 ngày 3 đêm để biết thêm nhiều điểm đến thú vị và hấp dẫn. Và sẽ thật đáng tiếc nếu bạn không ghé qua VinWonders Nam Hội An – tổ hợp vui chơi giải trí kết hợp khám phá di sản văn hóa đặc sắc bậc nhất Việt Nam. 

Khám phá làng nghề truyền thống tại VinWonders Nam Hội An

Khám phá làng nghề truyền thống tại VinWonders Nam Hội An

Đảo văn hóa dân gian được coi là “linh hồn” tại đây, nơi bạn được chiêm ngưỡng không gian kiến trúc đồ sộ và nguyên bản từ lâu đời, khám phá và trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo khắp 3 miền. Du khách đến VinWonders Nam Hội An còn được tham quan River Safari ngắm nhìn các loài thú quý hiếm; “quẩy” hết mình tại Vùng đất phiêu lưu và Thế giới nước với những trò chơi thú vị hay check in những bức ảnh đẹp tại Bến cảng giao thoa.

Đặt ngay vé VinWonders Nam Hội An

Nhà thờ Phủ Cam không chỉ là điểm check in độc đáo mà còn là một phần lịch sử của vùng đất cố đô. Nếu đã đi du lịch Huế thì hãy ghé qua nơi này một lần để thưởng thức vẻ đẹp của nó cũng như tài năng của các nghệ nhân Việt thời xưa nhé. 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé