Turn your device in landscape mode.
logo
27 oC
Thứ sáu
22/03/2024
27oC
Thứ bảy
23/03/2024
27oC
Chủ nhật
24/03/2024
28oC
Thứ hai
25/03/2024
27oC
Thứ ba
26/03/2024
27oC
VinWonders Nha Trang
3
Kinh thành Huế

Kinh thành Huế – Quần thể di tích cung đình mang vẻ đẹp vượt thời gian

20/03/2023 4196 views

Kinh thành Huế (Thuận Hóa kinh thành) là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm trị vì. Quần thể di tích có quy mô tầm cỡ với những giá trị to lớn về lịch sử, kiến trúc.

Kinh thành Huế là hệ thống hoàng cung ghi dấu thời vàng son của triều Nguyễn qua 13 đời vua. Đây là địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về tòa thành cổ này để có những trải nghiệm tham quan trọn vẹn khi du lịch Huế.

1. Giới thiệu về Kinh thành Huế

Kinh thành Huế là tòa thành được triều đại nhà Nguyễn xây dựng để làm nơi đóng đô từ khi lên ngôi và trong suốt 143 trị vì (từ năm 1802 đến khi thoái vị năm 1945). Công trình cùng với những di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. 

1.1. Địa chỉ Kinh thành Huế

Kinh thành Huế tọa lạc phía Bắc sông Hương, trên địa phận của bốn phường: Đông Ba, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc thuộc thành phố Huế. Phía Nam tòa thành giáp với đường Trần Hưng Đạo, đường Lê Duẩn; phía Bắc giáp với đường Tăng Bạt Hổ, Đào Duy Anh; phía Đông giáp đường Phan Đăng Lưu, Huỳnh Thúc Kháng và phía Tây giáp đường Lê Duẩn. 

 Kinh thành Huế

Địa chỉ Kinh thành Huế ở phía Bắc sông Hương, thuộc phường Đông Ba, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, thành phố Huế (Ảnh: sưu tầm)

>>> Khám phá 28+ địa điểm du lịch Huế đang được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay

1.2. Kinh thành Huế được xây dựng dưới triều đại nào?

Kinh thành Huế xây dựng năm nào? Kinh thành Huế được xây dựng dưới triều vua Gia Long. Năm 1803, vua Gia Long cho tiến hành khảo sát vị trí và khởi công xây dựng vào năm 1805. Công trình được hoàn thành vào năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng. 

1.3. Kinh thành Huế được xây dựng như thế nào?

Kinh thành Huế là công trình có quy mô đồ sộ với sự tham gia thi công của hàng chục ngàn người và hàng triệu mét khối đất đá cùng khối lượng công việc khổng lồ như: lấp sông, đào hào, di dân, dời mộ, lấp thành. Thời gian đầu, tòa thành được đắp bằng đất và tiến hành xây gạch vào cuối đời vua Gia Long.

Kiến trúc công trình là sự kết hợp chặt chẽ của nguyên tắc kiến trúc truyền thống cùng triết lý phương Đông, thuyết âm dương ngũ hành Trung Hoa. Đặc biệt, thiết kế của Kinh thành Huế còn có sự ảnh hưởng từ kiến trúc quân sự phương Tây kiểu Vauban. Chính vì thế, công trình không chỉ có kiến trúc đẹp mắt mà còn có  ý nghĩa to lớn về phong thủy và quân sự.   

Kinh thành Huế xưa

Ảnh Kinh thành Huế xưa với hàng trăm công trình lớn nhỏ được xây dựng trong gần 30 năm (Ảnh: sưu tầm)

2. Giờ mở cửa & Giá vé tham quan Kinh thành Huế 2024

Giá vé tham quan Kinh thành Huế hiện được áp dụng thống nhất cho khách nước ngoài và người Việt, cụ thể như sau: 

  • Người lớn: 200.000 VNĐ/người/lượt
  • Trẻ em (từ 7 tuổi – 12 tuổi): 40.000 VNĐ/người/lượt

Ngoài ra, du khách có thể lựa chọn dịch vụ thuyết minh hướng dẫn với chi phí: 150.000 VNĐ/hướng dẫn viên.

Thời gian tham quan Kinh thành Huế được áp dụng 2 khung giờ khác nhau, theo mùa hè và mùa đông:

  • Mùa hè: từ 6h30 – 17h30
  • Mùa đông: từ 7h00 – 17h00

>>> [Lưu ngay] 19 địa điểm phượt Huế khiến các tín đồ xê dịch mê mẩn

3. Thiết kế độc đáo của quần thể di tích Kinh thành Huế

Kinh thành Huế tọa lạc bên bờ Bắc sông Hương, mặt hướng về phía Nam với tổng diện tích lên đến 520 ha. Mọi công trình kiến trúc trong tòa thành đều xoay mặt về hướng Nam để thể hiện ý nghĩa trong Kinh Dịch “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (vua quay mặt về hướng Nam cai trị thiên hạ).

Kinh thành Huế được bao quanh bởi thành lũy có chu vi gần 10km, dày 21m, cao 6,6m. Vòng thành được xây khúc khuỷu và được bố trí những pháo đài cách đều nhau. Phía ngoài vòng thành là hệ thống sông và hào bao quanh với chức năng bảo vệ và giao thông đường thủy. Tòa thành có tổng cộng 10 cửa chính: 

1. Cửa Chính Bắc (cửa Hậu): nằm ở mặt sau Kinh Thành

2. Cửa Tây – Bắc (cửa An Hòa)

3. Cửa Chính Tây

4. Cửa Tây – Nam (cửa Hữu): bên phải Kinh Thành

5. Cửa Chính Nam (cửa Nhà Đồ)

6. Cửa Quảng Đức

7. Cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn)

8. Cửa Đông – Nam (cửa Thượng Tứ)

9. Cửa Chính Đông (cửa Đông Ba)

10. Cửa Đông – Bắc (cửa Kẻ Trài)

Ngoài 10 cửa chính như trên, Kinh thành Huế còn có cửa Trấn Bình Môn và hai cửa bằng đường thủy là: Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan.

Thiết kế độc đáo của quần thể di tích Kinh thành Huế

Sơ đồ Kinh thành Huế với tổng diện tích lên đến 520 ha (Ảnh: sưu tầm)

>>> Bỏ túi: Bản đồ du lịch Huế mới nhất – Top điểm tham quan HOT 2024

4. Tìm hiểu cấu trúc Kinh thành Huế

Cấu trúc bên trong Kinh thành Huế được chia thành hai khu vực chính là: Hoàng thànhTử cấm thành. Hai khu vực được gọi chung là Đại Nội Huế. Trong đó, Hoàng thành là khu vực thực hiện các lễ nghi, hoạt động chính trị quan trọng của triều đình và bố trí các điện thờ. Với Tử cấm thành, đây là nơi làm việc, sinh hoạt hàng ngày của vua và thân quyến. 

4.1. Hoàng Thành

Hoành thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế với hệ thống cung điện và hơn 100 công trình lớn nhỏ. Khu vực Hoàng thành có 4 cửa ở 4 mặt, trong đó, cửa chính được gọi là Ngọ Môn (nằm ở phía Nam). Dưới đây là một số công trình tiêu biểu thuộc khu vực Hoàng thành: 

  • Ngọ Môn: Như đã đề cập, đây là cổng chính dẫn vào Hoàng thành, nằm ở phía Nam và được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (năm 1834). Đây là nơi tổ chức các buổi lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên Tiến sĩ tân khoa) và lễ Ban Sóc (lễ ban lịch năm mới).
  • Điện Thái Hòa: Cung điện cùng với sân chầu (sân Đại Triều Nghi) là nơi thiết triều và diễn ra các nghi lễ quan trọng của triều đình như: lễ đăng quang, sinh nhật vua, tiếp đón sứ thần,… Ngai vàng của vua được đặt dưới bửu tán phía bên trong Điện Thái Hòa.
  • Các Điện Miếu: Khu vực các miếu thờ được bố trí phía trước và dọc hai bên trục của Hoành thành. Đây là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn như: 
    • Triệu Tổ Miếu (Triệu miếu): Nơi thờ Nguyễn Kim (cha của chúa Tiên Nguyễn Hoàng)
    • Thái Tổ Miếu (Thái miếu): thờ các vị chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần
    • Hưng Tổ Miếu (Hưng miếu): thờ ông Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn (cha mẹ của vua Gia Long) 
    • Thế Tổ Miếu (Thế miếu): thờ các vị vua nhà Nguyễn
    • Điện Phụng Tiên: thờ các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn
  • Phủ Nội Vụ: Cơ quan chịu trách nhiệm cất giữ tài sản, vật dụng cho vua, hoàng gia và của công như: vàng ngọc châu báu, gấm vóc, tơ lụa, nhạc khí, vật cống tiến,… Nội vụ phủ còn giữ nhiệm vụ sản xuất vật dụng cho vua và nội cung sử dụng.
  • Vườn Cơ Hạ – Điện Khâm Văn: Đây là một trong năm vườn thượng uyển bên trong Hoàng thành Huế và là khu vực để các hoàng tử học tập, giải trí. 
  • Trường Sanh cung, Diên Thọ cung: Khu vực dành cho các Thái hoàng thái hậu (bà nội vua) và Hoàng thái hậu (mẹ vua).
Ngọ Môn - cổng chính dẫn vào Đại nội Kinh thành Huế

Ngọ Môn – cổng chính dẫn vào Đại nội Kinh thành Huế (Ảnh: sưu tầm)

4.2. Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành nằm phía trong Hoàng thành và là khu vực trong cùng của Kinh thành Huế. Bên trong Tử Cấm Thành được chia thành nhiều khu vực với hàng chục công trình kiến trúc: 

  • Đại Cung Môn: Cửa chính dẫn vào Tử Cấm Thành
  • Điện Càn Thành: Nơi ở của vua 
  • Cung Khôn Thái: Nơi ở của các Hoàng hậu, Hoàng Quý phi
  • Duyệt Thị Đường: Nhà hát biểu diễn các vở tuồng cung đình phục vụ vua, hoàng thân và các quan đại thần, sứ thần,…
  • Thượng Thiện: Khu vực nấu ăn cho vua 
  • Viện Dưỡng Tâm, Thái Bình Lâu: Nơi vua nghỉ ngơi, đọc sách 
  • Điện Minh Quang: Nơi ở của các hoàng tử 
  • Điện Trinh Minh: Nơi ở của các phi tần
  • … 

Các công trình trong Tử Cấm Thành được xây dựng lộng lẫy với kiến trúc vàng son. Tuy nhiên, một số công trình này đã xuống cấp hoặc bị phá hủy do thời gian, thiên tai và chiến tranh.

Cảnh quan xanh mát bên trong Tử cấm thành

Cảnh quan xanh mát bên trong Tử cấm thành thuộc Đại nội Kinh thành Huế (Ảnh: sưu tầm)

4.3. Các di tích trong Kinh thành Huế

Ngoài các công trình tiêu biểu thuộc Hoàng thành và Tử Cấm Thành, Kinh thành Huế còn bao gồm nhiều di tích có giá trị lịch sử to lớn như: Kỳ Đài, trường Quốc Tử Giám, Điện Long An, Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu, Đàn Xã Tắc, Cửu vị thần công và các pháo đài,… 

Kỳ đài - nơi treo cờ của triều Nguyễn khi xưa

Kỳ đài – di tích thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh và là nơi treo cờ của triều Nguyễn khi xưa (Ảnh: sưu tầm)

5. Du lịch Kinh thành Huế có gì đặc biệt?

Với kiến trúc quy mô và hệ thống công trình đồ sộ, Kinh thành Huế mang đến cho du khách rất nhiều trải nghiệm độc đáo: 

5.1. Ngắm nhìn những kiệt tác nghệ thuật bên trong Kinh thành Huế

Đến Kinh thành Huế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc được chạm trổ công phu, tinh xảo và tham quan không gian trình diễn nghề truyền thống tại phủ Nội Vụ. Không gian được tôn tạo và phục dựng nhằm giới thiệu các ngành nghề truyền thống dưới thời nhà Nguyễn.

5.2. Tìm hiểu các sự kiện lịch sử quan trọng

Dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo VR mang đến cho du khách cơ hội tìm hiểu về các sự kiện lịch sử quan trọng qua những hình ảnh sinh động, rõ nét được hiện ra trước mắt. Đó là những hình ảnh về hoạt động, nghi thức hàng ngày chốn hoàng cung của nhà Nguyễn vào hàng trăm năm trước. 

>>> Tham khảo: Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng Huế Hội An tự túc chi tiết 2024

5.3. Chiêm ngưỡng những báu vật cung đình quý giá

Bảo tàng Cổ Vật Cung Đình Huế hiện là nơi lưu giữ, trưng bày nhiều hiện vật quý bằng chất liệu gốm, sứ, đá, sừng, đồng,… Nơi đây còn cất giữ những cổ vật ngự dụng của triều Nguyễn xưa kia như: bộ chén bạc, bàn ghế, chân chèn, khay, đũa kim giao bọc vàng, chậu quán tẩy,…  Thông qua những báu vật chốn cung đình, du khách sẽ hiểu hơn lối kiến trúc, nghệ thuật thời phong kiến. 

5.4. Thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế

Du khách đến tham quan Kinh thành Huế có thể thưởng thức nhã nhạc cung đình tại Duyệt Thị đường. Nhà hát hoàng gia một thời đã được phục dựng và đưa vào trình diễn nhiều tiết mục phục vụ du khách như: múa cung đình, Nhã nhạc, trích đoạn tuồng cổ,… Các tiết mục được sáng tạo, dàn dựng công phu giúp mang đến cho du khách những cảm nhận đặc sắc nhất.

Thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế

Xem biểu diễn Nhã nhạc cung đình tại Duyệt Thị đường khi đến tham quan Kinh thành Huế (Ảnh: sưu tầm)

5.5. Chụp ảnh cổ trang

Đây là trải nghiệm được nhiều du khách yêu thích khi đến Kinh thành Huế. Khu vực Hoàng thành cung cấp dịch vụ chụp ảnh lưu niệm và cho thuê trang phục để du khách hóa thân thành hoàng đế, thái thượng hoàng, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa hoặc cung phi.

6. Cẩm nang tham quan Kinh thành Huế hữu ích

Khi có kế hoạch đến cố đô và ghé thăm Kinh thành Huế, bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm hữu ích sau để có chuyến đi thuận lợi và thu được thật nhiều trải nghiệm đáng nhớ: 

6.1. Thời điểm lý tưởng để đi trải nghiệm Kinh thành Huế

Thời tiết Huế chủ yếu có hai mùa, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 với tiết trời khá oi bức trên nền nhiệt khoảng 35 – 40 độ C. Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa ở Huế, nhiệt độ dao động khoảng 18 – 20 độ C. 

Đặc biệt, vào mùa xuân (từ tháng 1 đến cuối tháng 2), thời tiết ở Huế được xem là đẹp nhất khi có nắng ấm, không khí mát mẻ và se lạnh về đêm. Mùa thu ở Huế (từ tháng 9 đến tháng 11) sẽ gây thương nhớ cho bao du khách với những cung đường nở rộ bằng lăng tím và phượng vàng. 

Vậy du lịch Huế mùa nào đẹp? Mỗi thời điểm trong năm đều là lựa chọn phù hợp để bạn du lịch Huế và ghé thăm kinh thành cổ kính với những cảm nhận riêng biệt. 

Thời điểm lý tưởng để đi trải nghiệm Kinh thành Huế

Mỗi thời điểm trong năm đều phù hợp cho hành trình du lịch Huế với những cảm nhận riêng biệt (Ảnh: sưu tầm)

6.2. Ăn gì khi đi du lịch Kinh thành Huế? 

Khi du lịch Kinh thành Huế, bạn đừng quên thưởng thức thế giới ẩm thực phong phú của vùng đất cố đô. Đặc sản Huế bao gồm nhiều món ngon hấp dẫn, từ dân dã, bình dị đến sang trọng, cầu kỳ, cụ thể như:

Thưởng thức nhiều món ngon đặc sản Huế

Thưởng thức nhiều món ngon đặc sản Huế trong chuyến tham quan xứ kinh kỳ (Ảnh: sưu tầm)

6.3. Một số điều cần lưu ý

Để có những trải nghiệm tham quan trọn vẹn nhất, bạn hãy lưu ý một số điều sau khi du lịch Kinh thành Huế: 

  • Ăn mặc lịch sự: Kinh thành Huế là di tích văn hóa và có giá trị lịch sử lâu đời nên bạn cần lưu ý lựa chọn trang phục lịch sự, tránh mặc váy áo hở hang, phản cảm. 
  • Tuân thủ nội quy tham quan: Bạn nên tuân thủ đúng nội quy và những quy định tại mỗi điểm tham quan, như: không sờ vào hiện vật, không ghi hình, giữ gìn vệ sinh, tránh làm ồn, không đùa giỡn nơi tôn nghiêm,… 
  • Tham khảo bản đồ: Đây là kinh nghiệm du lịch Kinh thành Huế được nhiều người chia sẻ. Theo đó, bạn hãy đọc trước bản đồ, xác định cung đường, các điểm tham quan để không mất nhiều thời gian di chuyển. 

Sau hành trình tham quan Kinh thành Huế và vùng đất cố đô, bạn có thể kết hợp du lịch Hội An để khám phá thêm những giá trị di sản được gìn giữ. Đến Hội An, bạn sẽ được hòa mình vào không gian đầy hoài niệm của những khu phố cổ, ánh đèn lồng bên dòng sông Hoài yên ả. 

Hành trình giàu trải nghiệm sẽ được tiếp nối tại VinWonders Nam Hội An. Đây là điểm đến hấp dẫn bậc nhất miền Trung với 5 phân khu trên diện tích 50 ha và bao gồm hàng trăm hoạt động vui chơi, giải trí, khám phá văn hóa độc đáo: 

  • Bến cảng giao thoa: Bước qua cổng VinWonders Nam Hội An, bạn sẽ thực sự choáng ngợp trước những mảng màu đối lập của Bến cảng giao thoa. Đó là sắc màu hiện đại của Đại lộ giấc mơ qua những công trình nguy nga, đối lập hoàn toàn với Phố cổ ven sông cùng những ngôi nhà rêu phong, trầm mặc,..
  • Đảo văn hóa dân gian: Phân khu hội tụ tinh hoa văn hóa Việt với không gian kiến trúc nguyên bản 3 miền, phố làng nghề truyền thống, show diễn thực cảnh Về bến cùng các tiết mục trình diễn văn hóa phi vật thể như: Chầu văn, Quan họ, Hát then…
  • Vùng đất phiêu lưu: Thỏa sức trải nghiệm các trò chơi thú vị ở VinWonders Nam Hội An với độ thử thách đỉnh cao tại phân khu Vùng đất phiêu lưu như: Cơn lốc sa mạc, Cú rơi thế kỷ, Thế giới ngược,… 
  • River Safari: Thảnh thơi du ngoạn trên sông, chiêm ngưỡng các hệ sinh cảnh đa dạng và khám phá đời sống của các loài động vật hoang dã như: Hổ Bengal, tê giác, sư tử trắng,… Ngoài ra, bạn còn được làm quen với các chú vẹt sặc sỡ và tương tác với nhiều loài động vật thân thiện như: voi, hươu cao cổ,…   
  • Thế giới nước: Công viên nước rộng lớn, bể trò chơi, sông lười cùng hệ thống đường trượt đẳng cấp sẽ giúp bạn thư giãn và có trải nghiệm sảng khoái nhất.
Thảnh thơi khám phá thiên nhiên hoang dã tại River Safari

Thảnh thơi khám phá thiên nhiên hoang dã tại River Safari

Show diễn thực cảnh Về bến tại VinWonders Nam Hội An

Mãn nhãn với những tiết mục đặc sắc trong show diễn thực cảnh Về bến tại VinWonders Nam Hội An

>>> Bạn hãy booking vé vào cửa VinWonders Nam Hội An để thỏa sức trải nghiệm hàng trăm hoạt động vui chơi, khám phá văn hóa hấp dẫn!

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn thông tin về Kinh thành Huế cũng như những kinh nghiệm tham quan cần biết. Điểm đến hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm khó quên qua kiến trúc vững chãi nhuốm màu thời gian cùng cảnh quan thơ mộng, hữu tình.  

>>> Bạn đừng quên booking vé vào cửa VinWonders Nam Hội An để nhận nhiều ưu đãi và có hành trình du lịch Huế – Hội An giàu trải nghiệm!

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé