Turn your device in landscape mode.
logo
31 oC
Thứ sáu
10/05/2024
31oC
Thứ bảy
11/05/2024
30oC
Chủ nhật
12/05/2024
30oC
Thứ hai
13/05/2024
30oC
Thứ ba
14/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
Tháp Rùa Hồ Gươm

Tháp Rùa Hồ Gươm – Vẻ đẹp trường tồn cùng năm tháng nơi “trái tim” Thủ đô

07/08/2023 1723 views

Tháp Rùa Hồ Gươm là tòa tháp nhỏ nằm trên gò đảo giữa hồ, tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho cảnh quan và từ lâu đã trở thành biểu tượng của Thủ đô, hiện diện trong nhiều tác phẩm văn, thơ, họa, nhạc.

Tháp Rùa Hồ Gươm không chỉ là điểm nhấn đặc biệt đối với cảnh quan mà còn là biểu tượng ghi dấu trong lòng mỗi người về hình ảnh Thủ đô. Tuy quen thuộc là thế nhưng không phải ai cũng biết rõ về sự tích và kiến trúc của tòa tháp cũ. Những thông tin này sẽ được hé mở qua bài viết, bạn hãy cùng theo dõi nhé!

1. Giới thiệu về Tháp Rùa Hồ Gươm

Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ có kiến trúc độc đáo nằm biệt lập trên gò đảo rộng khoảng 350m2 giữa lòng Hồ Gươm. Theo sử sách ghi lại, tên gọi Tháp Rùa Hồ Gươm bắt nguồn từ việc tháp được xây dựng trên đảo rùa. Đây là gò đất nổi lên giữa hồ, nơi trước kia rùa Hồ Gươm thường lên phơi nắng và đẻ trứng.

Tòa tháp có quy mô nhỏ, kiến trúc thanh thoát, mang vẻ đẹp hoài cổ, rêu phong đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa, lịch sử quan trọng của Thủ đô. Khung cảnh tuyệt đẹp này cũng là background chụp ảnh yêu thích của nhiều người khi du lịch Hà Nội hoặc mỗi khi đến phố đi bộ Hồ Gươm.

Tháp Rùa là ngọn tháp nhỏ có kiến trúc độc đáo nằm biệt lập trên gò đảo giữa Hồ Gươm

Tháp Rùa là ngọn tháp nhỏ có kiến trúc độc đáo nằm biệt lập trên gò đảo giữa Hồ Gươm (Ảnh: sưu tầm)

>>> Tham khảo: TOP 31 địa điểm du lịch Hà Nội nội thành và ngoại thành HOT nhất 2024

2. Tháp Rùa Hồ Gươm thờ ai? Sự tích Tháp Rùa Hồ Gươm

Tháp Rùa Hồ Gươm có từ bao giờ? Tương truyền, một điếu đài đã được xây dựng tại vị trí đảo rùa vào thời vua Lê Thánh Tông để ngài câu cá. Đến thế kỷ XVII – XVIII, chúa Trịnh đã ra lệnh cho xây dựng đình Tả Vọng trên gò đảo nhỏ. Tuy nhiên, đến thời nhà Nguyễn, ngôi đình đã không còn dấu tích gì nữa.

Thời Pháp thuộc có ông Nguyễn Ngọc Kim còn gọi là bá hộ Kim, giữ chức dịch làng và làm trung gian giữa Pháp và Việt. Ông nhận thấy vị trí phong thủy đẹp giữa hồ nên đã xin phép xây dựng một ngọn tháp trên gò Rùa với ý định làm nơi chôn cất hài cốt cho cha mẹ mình.

Tòa tháp được xây dựng vào năm 1886, nhưng dự định ban đầu của bá hộ Kim không thành. Lúc bấy giờ, công trình được gọi là Tháp Bá hộ Kim. Giai đoạn từ năm 1890 – 1896, đỉnh Tháp Rùa có một phiên bản tượng Nữ Thần Tự Do và được người dân gọi là tượng Đầm Xòe. Bức tượng sau này đã bị phá bỏ.

Về câu hỏi Tháp Rùa Hồ Gươm thờ ai? Bên trong Tháp Rùa Hồ Gươm có một bệ thờ nằm sát tường phía Tây nhưng không rõ thờ ai và có từ lúc nào. Một số đồn đoán cho rằng đó là bàn thờ của cha bá hộ Kim nhưng nhận định này chưa được kiểm chứng.

Lịch sử Tháp Rùa Hồ Gươm trải qua nhiều biến động và được xây dựng vào thời Pháp thuộc

Lịch sử Tháp Rùa Hồ Gươm trải qua nhiều biến động và được xây dựng vào thời Pháp thuộc (Ảnh: sưu tầm)

>>> Xem thêm: Tháp Hòa Phong Hà Nội: dấu tích còn sót lại của chùa Báo Ân năm xưa

3. Phong cách kiến trúc Tháp Rùa Hồ Gươm

Tháp Rùa Hồ Gươm có kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa phong cách Gothic châu Âu và phong cách đền đài truyền thống Việt Nam. Tòa Tháp có chiều cao từ nền đất gò Rùa lên đến đỉnh là 8,8m và bao gồm 4 tầng:

  • Tầng 1: Tầng một của tháp có diện tích mặt đất 6,28m x 4,54m với 10 cửa hình vòm. Bên trong tầng một có ba gian và 4 cửa thông với nhau.
  • Tầng 2: Tầng hai của tháp có chiều dài 4,8m, rộng 3,64m và có những ô cửa hình vòm đối xứng với tầng 1.
  • Tầng 3: Tầng ba được thu nhỏ hơn với chiều dài 2,97m, chiều rộng 1,9m và có một cửa hình tròn phía đông.
  • Tầng 4: Đỉnh của Tháp Rùa có dạng vọng lâu, vuông vức với kích thước mỗi bên 2m. Phần mái được thiết kế theo phong cách truyền thống với những đầu đao uốn cong điêu khắc tinh xảo và hình tượng rồng chầu mặt Nguyệt.

Sự giao thoa giữa nghệ thuật kiến trúc Pháp và phong cách truyền thống đã tạo nên một Tháp Rùa với vẻ đẹp độc đáo và thu hút riêng biệt. Cộng với vị trí đẹp giữa Hồ Gươm, tòa tháp đã trở thành biểu tượng đặc biệt và thân quen của Thủ đô Hà Nội. Tuy vậy, kiến trúc Tháp Rùa Hồ Gươm vẫn nhận một số ý kiến trái chiều và không được giới chuyên môn đánh giá cao.

Tháp rùa ở hồ Hoàn Kiếm cao khoảng 8,8m và bao gồm 4 tầng

Tháp rùa ở hồ Hoàn Kiếm cao khoảng 8,8m và bao gồm 4 tầng (Ảnh: sưu tầm)

4. Những hình ảnh Tháp Rùa Hồ Gươm Hà Nội đẹp

Tháp Rùa Hồ Gươm là biểu tượng không thể thiếu trong bức họa về cảnh quan Hà Nội. Công trình là niềm cảm hứng trong nhiều tác phẩm nhiếp ảnh, hội họa và vô số bức hình check in của du khách khi đến Hà Nội. Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về Tháp Rùa:

Hình ảnh Tháp Rùa Hồ Gươm Hà Nội trong buổi sớm mai

Hình ảnh Tháp Rùa Hồ Gươm Hà Nội trong buổi sớm mai (Ảnh: sưu tầm)

Tháp Rùa Hồ Gươm về đêm lung linh dưới ánh đèn

Tháp Rùa Hồ Gươm về đêm lung linh dưới ánh đèn (Ảnh: sưu tầm)

Vẻ đẹp trong trẻo của Hồ Gươm dưới sắc hoa mõ độ cuối xuân và phía xa là hình ảnh Tháp Rùa cổ kính

Vẻ đẹp trong trẻo của Hồ Gươm dưới sắc hoa mõ độ cuối xuân và phía xa là hình ảnh Tháp Rùa cổ kính (Ảnh: sưu tầm)

Khung cảnh Tháp Rùa bên nhành liễu rũ và mặt hồ tĩnh lặng

Khung cảnh Tháp Rùa bên nhành liễu rũ và mặt hồ tĩnh lặng (Ảnh: sưu tầm)

Tranh vẽ Tháp Rùa Hồ Gươm

Tranh vẽ Tháp Rùa Hồ Gươm (Ảnh: sưu tầm)

5. Địa điểm du lịch hấp dẫn gần Tháp Rùa Hồ Gươm

Ngoài chụp ảnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp Tháp Rùa Hồ Gươm, bạn hãy kết hợp khám phá những điểm đến nổi tiếng lân cận để gia tăng trải nghiệm trong hành trình dạo chơi ở Hà Nội. Dưới đây là 5 gợi ý thú vị mà bạn đừng bỏ lỡ:

5.1. Đền Ngọc Sơn

Nằm trên đảo Ngọc giữa hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn là công trình tâm linh nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và không gian thanh tịnh, trang nghiêm. Để viếng đền Ngọc Sơn, bạn sẽ đi qua cầu Thê Húc. Chiếc cầu này nối từ bờ hồ đến đền Ngọc Sơn với màu sơn đỏ và thiết kế uốn cong duyên dáng. Đây là 2 điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân, du khách tìm đến xin lộc, cầu bình an, chiêm ngưỡng tiêu bản cụ Rùa và chụp ảnh check in…

Kết hợp viếng đền Ngọc Sơn và check in cầu Thê Húc khi đến tham quan Tháp Rùa Hồ Gươm

Kết hợp viếng đền Ngọc Sơn và check in cầu Thê Húc khi đến tham quan Tháp Rùa Hồ Gươm (Ảnh: sưu tầm)

5.2. Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô với vẻ đẹp tráng lệ mang tính nghệ thuật cao. Ngoài tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc, bạn có thể mua vé thưởng thức những chương trình nghệ thuật đặc sắc với đa dạng thể loại như: hòa nhạc, kịch, ballet, sự kiện âm nhạc…

Ngắm nhìn vẻ đẹp kiến trúc và thưởng thức chương trình nghệ thuật tại Nhà hát Lớn Hà Nội

Ngắm nhìn vẻ đẹp kiến trúc và thưởng thức chương trình nghệ thuật tại Nhà hát Lớn Hà Nội (Ảnh: sưu tầm)

5.3. Khu phố cổ Hà Nội gần Tháp Rùa Hồ Gươm

Dạo chơi quanh phố cổ Hà Nội là gợi ý thú vị tiếp theo cho hành trình tham quan Tháp Rùa Hồ Gươm. Các khu phố sẽ để lại trong bạn nhiều ấn tượng khó phai bởi kiến trúc cổ xưa đầy hoài niệm giữa không gian náo nhiệt cùng sự đa dạng của vô số mặt hàng được bày bán.

Dạo chơi quanh phố cổ Hà Nội trong hành trình tham quan Tháp Rùa Hồ Gươm

Dạo chơi quanh phố cổ Hà Nội trong hành trình tham quan Tháp Rùa Hồ Gươm (Ảnh: sưu tầm)

>>> Xem ngay: Đặc sản Hà Nội: TOP 15+ món ngon & làm quà hấp dẫn nhất

5.4. Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị khi ghé thăm. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào không gian sầm uất của khu chợ lâu đời và có thể thỏa sức mua sắm các loại hàng hóa, thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn.

Trải nghiệm mua sắm, ăn uống tại chợ Đồng Xuân

Trải nghiệm mua sắm, ăn uống tại chợ Đồng Xuân (Ảnh: sưu tầm)

5.5. Cầu Long Biên

Cầu Long Biên là kiệt tác kiến trúc, gắn với lịch sử đầy thăng trầm của dân tộc. Ngày nay, chiếc cầu là địa điểm thu hút đông đảo du khách tìm đến hóng mát, ngắm nhìn vẻ đẹp xưa cũ và chiêm ngưỡng cảnh quan thơ mộng của 2 bờ sông Hồng. Không gian hoài niệm, thoáng đãng nơi đây sẽ mang lại cho bạn cảm giác bình yên, phần nào xua tan những ưu phiền, bộn bề cuộc sống.

Hóng mát, ngắm hoàng hôn lãng mạn trên cầu Long Biên

Hóng mát, ngắm hoàng hôn lãng mạn trên cầu Long Biên (Ảnh: sưu tầm)

Ngoài Tháp Rùa Hồ Gươm và những công trình mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử Thủ đô, Hà Nội ngày nay còn sở hữu nhiều địa điểm vui chơi, giải trí hiện đại giúp bạn có hành trình khám phá giàu trải nghiệm. Trong đó phải kể đến Công viên giải trí VinWonders Wave Park & Water Park và VinKE & Vinpearl Aquarium, nơi sẽ mang lại cho bạn vô vàn trải nghiệm mới mẻ, đẳng cấp:

  • VinWonders Wave Park (Vinhomes Ocean Park 2): Công viên sẽ giúp bạn có kỳ nghỉ đáng nhớ bên biển xanh, cát trắng, bể tạo sóng khổng lồ và hàng loạt hoạt động thể thao trên biển như: lướt sóng, chèo kayak, moto nước…
  • VinWonders Water Park (Vinhomes Ocean Park 3): Điểm đến là gợi ý lý tưởng cho hành trình vui chơi sảng khoái với hệ thống đường trượt, nhiều trò giải trí nước sôi động và quảng trường Marina Square náo nhiệt.
  • VinKE Times City: Khu vui chơi là điểm đến quen thuộc của nhiều gia đình có con nhỏ tại Hà Nội bởi không gian hướng nghiệp bổ ích, nhiều trò chơi vận động sôi nổi và hàng trăm máy games hiện đại.
  • Thủy cung Vinpearl Aquarium Times City: Thế giới đại dương lung linh và vương quốc của các loài bò sát, chim cánh cụt đáng yêu tại Vinpearl Aquarium Times City sẽ giúp hành trình vui chơi tại Thủ đô của bạn càng thêm đáng nhớ.
Tận hưởng kỳ nghỉ cuối tuần với biển xanh, cát trắng cùng VinWonders Hà Nội

Tận hưởng kỳ nghỉ cuối tuần với biển xanh, cát trắng cùng VinWonders Wave Park & Water Park

Khám phá “Thế giới bong bóng” - góc chơi mới đầy thú vị của VinKE Times City

Khám phá “Thế giới bong bóng” – góc chơi mới đầy thú vị của VinKE Times City

>>> Đừng quên booking vé vào cửa VinKE & Vinpearl Aquarium để nhận ưu đãi hấp dẫn cho hành trình vui chơi, giải trí thêm trọn vẹn!

Với kiến trúc độc đáo và tọa lạc tại vị trí đắc địa, Tháp Rùa Hồ Gươm từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của cảnh quan Hà Nội. Tòa tháp không chỉ sở hữu vẻ đẹp hoài cổ với phong cách kiến trúc riêng biệt mà còn mang trong mình những câu chuyện lịch sử thâm trầm. Mong rằng những thông tin được chia sẻ qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngọn tháp cổ và sẽ có hành trình tham quan thú vị!

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

 

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé