Turn your device in landscape mode.
logo
28 oC
Thứ năm
25/04/2024
28oC
Thứ sáu
26/04/2024
30oC
Thứ bảy
27/04/2024
30oC
Chủ nhật
28/04/2024
30oC
Thứ hai
29/04/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Trường Quốc Tử Giám

Trường Quốc Tử Giám Huế: Điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu văn hóa, lịch sử

10/05/2023 605 views

Trải qua suốt 120 năm thăng trầm và tồn tại theo dòng lịch sử, Trường Quốc Tử Giám Huế (nay đã trở thành bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế) là nơi lưu giữ nhiều giá trị về mặt văn hóa, lịch sử triều Nguyễn.

Trường Quốc Tử Giám Huế - Trường Đại học đầu tiên dưới thời nhà Nguyễn

Trường Quốc Tử Giám Huế – Trường Đại học đầu tiên dưới thời nhà Nguyễn (Ảnh: Sưu Tầm)

Nhiều người khi đi du lịch Huế thường nghĩ ngay đến các điểm đến nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền… Ấy vậy mà, ít ai biết được rằng giữa lòng Cố Đô còn có một ngôi trường xưa kia rất nổi tiếng là Trường Quốc Tử Giám Huế – Ngôi trường đại học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn.

1. Trường Quốc Tử Giám Huế ở đâu?

Tường Quốc Tử Giám Huế thực tế có 2 cơ sở:

  • Cơ sở 1: ngự tại địa phận An Ninh Thượng, thuộc huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế khoảng 5km về phía Tây, trường nằm ngay cạnh Văn Miếu Huế, mặt hướng về phía sông Hương.
  • Cơ sở 2: trường nằm ngay tại số 1 đường 23/8, phường Thuận Thành, trong khuôn viên của kinh thành Huế.

2. Lịch sử hình thành trường Quốc Tử Giám ở Huế

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lật đổ quân Tây Sơn lên ngôi hoàng đế và lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô của Việt Nam. Sau khi lên ngôi, ông duy trì truyền thống nho học với vai trò làm kim chỉ nam để phát triển nền giáo dục.

Trường Quốc Tử Giám Huế được thành lập năm 1803 dưới thời vua Gia Long

Trường Quốc Tử Giám Huế được thành lập năm 1803 dưới thời vua Gia Long (Ảnh: Sưu Tầm)

Còn trường Quốc Tử Giám ở ngoài đất Thăng Long vẫn giữ nguyên vai trò đào tạo giáo dục của mình, nhưng chỉ được xem là trường học của 17 trấn tại Bắc Kỳ. Lúc này trường học được chọn tổ chức tại kinh đô Huế để thuận tiện cho việc quản lý.

Tháng 8/1803, một trường đại học quốc gia Huế đầu tiên được thành lập với tên gọi Đốc học đường (Quốc học đường) ngụ tại thôn An Bình, huyện Hương Trà, thuộc khu vực kinh thành Huế.

Cho đến năm 1820, trường chính thức được gọi là Quốc Tử Giám. Trải qua nhiều lần nâng cấp và mở rộng hệ thống trường học cùng các dãy nhà cư xá, Văn Miếu Quốc Tử Giám Huế đã hoàn thiện và lớn mạnh nhất cả nước vào đầu niên hiệu Tự Đức 1848.

Cổng trường Quốc Tử Giám Huế được gọi là Đại Thành Môn, mang ý nghĩa là mong muốn đỗ đạt lớn khi bước qua cánh cổng này để đi trên con đường học tập, tu dưỡng bản thân. Đây là ngôi trường đại học duy nhất dạy làm quan nên đã thu hút nhân tài từ khắp nơi trên cả nước. Người học ở đây được gọi là giám sinh, gồm 4 thành phần chính:

  • Tôn thất là những con cháu trong hoàng tộc
  • Ấm sinh là con cháu của văn võ bá quan
  • Cống sinh: học sinh được tuyển chọn từ khắp cả nước
  • Cử nhân: Những người đang chờ để thi tiến sĩ
Cổng Đại Thành Môn - Trường Quốc Tử Giám Huế

Cổng Đại Thành Môn – Trường Quốc Tử Giám Huế (Ảnh: Sưu Tầm)

Tất cả các thành phần này đều được triều đình cấp học bổng, lương thưởng, sách vở, dầu đèn để phục vụ cho việc học tập tại trường.

Năm 1822, khoa thi hội lần đầu tiên được tổ chức tại trường, những người đỗ đạt tiến sĩ sẽ được khắc bia tại văn miếu Quốc Tử Giám Huế. Điều này được xem là ngưỡng vọng của tất cả giám sinh.

Năm 1904, một trận bão lịch sử đã càn quét kinh thành Huế khiến nhiều kiến trúc trường Quốc Tử Giám Huế bị hư hại, tổn thất nghiêm trọng. Năm 1907 vua Duy Tân đã cho xây dựng lại văn miếu trong kinh thành.

Cho đến năm 1986, trường Quốc học Huế được thành lập, lấy tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thống trong dạy học và mở thêm Khoa mục – nơi chuyên đào tạo ngoại ngữ. Chữ quốc ngữ cũng dần được đưa vào giảng dạy, điều này đã khiến nền giáo dục Nho giáo dần suy tàn.

Cùng khám phá thêm 26+ địa điểm du lịch Huế đang được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay

3. Kiến trúc đặc biệt của Trường Quốc Tử Giám

Trường Quốc Tử Giám ở Huế nằm trên thửa đất khá rộng, mỗi bề rộng khoảng 200m. Mặt bằng kiến trúc chia làm hai khu vực chính (chia cách bằng đường Lê Trực hiện nay). Giữa khu vực chính (phía trước) là Di Luân Đường, giữa khu vực phụ phía sau là Tân Thơ viện (thư viện trường Quốc Tử Giám).

Trường Quốc Tử Giám mang lối kiến trúc đặc biệt, đậm nét phong cách kiến trúc thời nhà Ng

Trường Quốc Tử Giám mang lối kiến trúc đặc biệt, đậm nét phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn (Ảnh: Sưu Tầm)

Hai tòa nhà này trước đây là Điện Long An và Minh Trưng Các nằm trong khu vực cung Bảo Định xây dựng năm 1845 ở bờ Bắc Ngự Hà, sau đó, đã được dời đến dựng lại ở đây dưới triều Duy Tân (1908 – 1909). Hai bên mặt sau của Di Luân Đường có xây hai phòng học, hai bên của sân trước xây 2 dãy cư xá. Còn 2 bên Tân Thơ viện thì dựng thêm 2 ngôi nhà dành cho quan Tế Tửu (Hiệu trưởng) và quan Tư Nghiệp (Hiệu phó). Trong khu vực này còn có mấy ngôi nhà dành cho giáo quan và nhân viên trường, cho đến hiện nay vẫn còn được giữ nguyên vẹn.

Riêng với Di Luân Đường, đây là tòa nhà bằng gỗ có giá trị về kiến trúc, văn hóa. Tòa nhà được xây dựng theo phong cách trùng thiềm điệp ốc, bên trên chính doanh là 1 cái gác đẹp, được trang trí nội thất và ngoại thất công phu tỉ mỉ. Các kiện gỗ đều được chạm trổ một cách tinh tế, khắc khảm các dòng thơ văn ngự chế cùng các hình ảnh cổ điển nhất thi nhất họa.

Tham khảo: Kinh thành Huế – Quần thể di tích cung đình mang vẻ đẹp vượt thời gian

4. Ý nghĩa lịch sử – kiến trúc – văn học của trường Quốc Tử Giám Huế

Trường Quốc Tử Giám Huế mang ý nghĩa lịch sử - kiến trúc - văn học vô cùng sâu sắc

Trường Quốc Tử Giám Huế mang ý nghĩa lịch sử – kiến trúc – văn học vô cùng sâu sắc (Ảnh: Sưu Tầm)

Có thể nói, trường Quốc Tử Giám Huế là một trong những di tích đặc biệt quý hiếm, mang giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc, bởi đây là trường Đại học duy nhất còn tồn tại trong thời đại quân chủ ở nước ta. Chỉ riêng với ý nghĩa này thôi, di tích Quốc Tử Giám Huế xứng đáng được xếp hạng và bảo vệ như một di tích Quốc gia đặc biệt.

Về mặt lịch sử, trường Quốc Tử Giám là đại diện duy nhất phản ánh hình thái của một trường Đại học trong thời phong kiến, nó cũng là minh chứng cho tư tưởng đề cao việc học hành của thời Nguyễn nói riêng cũng như các triều đại Việt Nam nói chung. Với tuổi đời hơn 200 năm tồn tại, trường Quốc Tử Giám Huế đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạo ra các bậc hiền tài cho đất nước. Trong đó, trường đã đào tạo ra hơn 500 vị tiến sĩ, phó bảng dưới triều Nguyễn, không ít các vị hiền tài đã từng dùi mài kinh sử tại ngôi trường lâu đời này.

Về mặt kiến trúc, Quốc Tử Giám và đặc biệt là tòa nhà Di Luân Đường là một công trình độc đáo, mang đậm nét kiến trúc cung đình thời nhà Nguyễn, pha trộn giữa “đường” và “các” là lối kiến trúc đặc trưng lúc bấy giờ. Không những thế, đây còn là công trình có giá trị rất cao về mặt nghệ thuật trang trí với những ô hộc khảm chạm xương ngà, đắp nổi sành sứ. Các công trình khác như nhà kho hay nhà trưng bày cũng mang những giá trị nhất định về kiến trúc, lịch sử vì chúng đều là hiện thân của một thời kỳ phát triển bậc nhất của kiến trúc Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.

Về mặt văn học, trường Quốc Tử Giám ở Huế cũng là nơi lưu trữ những bài thơ sâu sắc có giá trị của những bậc vua quan triều Nguyễn; hai tấm bia đá được chạm khắc vào thời Thiệu Trị và thời Tự Đức trong khuôn viên của trường cũng chứa đựng những triết lý sâu sắc về văn học và nghệ thuật chế tác bia lúc bấy giờ.

Xem thêm: Thưởng ngoạn cảnh đẹp lay động lòng người của Núi Ngự Bình Huế

5. Trải nghiệm điều gì khi khám phá trường Quốc Tử Giám Huế?

5.1. Chiêm ngưỡng 32 tấm bia khắc tên 293 tiến sĩ triều Nguyễn

Đến với nơi đây, bạn có thể khám phá hai bên dãy nhà của trường Quốc Tử Giám Huế hiện nay với 32 tấm bia khắc tên 293 vị tiến sĩ triều Nguyễn tính từ khoa thi đầu tiên vào năm Minh Mạng cho đến khoa thi cuối cùng vào thời vua Khải Định.

Chiêm ngưỡng nét đẹp rêu phong 32 tấm bia khắc tên 293 tiến sĩ triều Nguyễn

Chiêm ngưỡng nét đẹp rêu phong 32 tấm bia khắc tên 293 tiến sĩ triều Nguyễn (Ảnh: Sưu Tầm)

5.2. Khám phá bảo tàng cổ vật cung đình Huế

Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm bảo tàng cổ vật cung đình Huế cũng nằm trong khuôn viên của trường, trước kia là Tân Thơ Viện vào thời vua Khải Định, nơi chứa rất nhiều đầu sách quan trọng của Quốc Tử Giám.

Bảo tàng cổ vật cung đình Huế nằm trong khuôn viên của trường Quốc Tử Giám Huế

Bảo tàng cổ vật cung đình Huế nằm trong khuôn viên của trường Quốc Tử Giám Huế (Ảnh: Sưu Tầm)

Tìm hiểu thêm: Ẩm thực cung đình Huế có gì đặc sắc? Tìm hiểu A – Z

5.3. Check in lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ

Đặc biệt nhất, đến với trường Quốc Tử Giám Huế, bạn đừng quên lưu giữ những bức ảnh chụp tuyệt đẹp theo phong cách hoài niệm cổ kính cùng gia đình, bạn bè nhé. Nơi đây được bình chọn là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Huế đấy nhé.

Đừng quên chụp ảnh check-in tại nơi tuyệt đẹp này nhé

Đừng quên chụp ảnh check-in tại nơi tuyệt đẹp này nhé (Ảnh: Sưu Tầm)

Bên cạnh những địa điểm cổ kính và lâu đời tại Huế, bạn có thể kết hợp khám phá mảnh đất cố đô với du lịch Hội An với các địa điểm như Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, biển An Bàng, Cù Lao Chàm… hay có thể khám phá khu vui chơi giải trí VinWonders Nam Hội An đầy hấp dẫn.

VinWonders Nam Hội An - Thiên đường giải trí mới lạ, độc đáo với những trải nghiệm siêu hấp dẫn

VinWonders Nam Hội An – Thiên đường giải trí mới lạ, độc đáo với những trải nghiệm siêu hấp dẫn

VinWonders Nam Hội An là khu phức hợp vui chơi giải trí nổi tiếng, đẳng cấp tại miền Trung Việt Nam, mang đến cho bạn những trải nghiệm hấp dẫn không thể nào bỏ qua.

  • Du ngoạn trên sông bằng du thuyền, khám phá thế giới động vật bán hoang dã tại Khu bảo tồn River Safari.
  • Tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam tại Đảo văn hóa dân gian, phố cổ ven sông hay đắm mình trong không gian nghệ thuật với các show diễn đỉnh cao, mang âm hưởng bản sắc dân tộc
  • Chinh phục những trò chơi ở VinWonders Nam Hội An cảm giác mạnh, “Đẳng cấp Guinness” với Vùng đất phiêu lưu, Thế giới nước, trò chơi trong nhà…

Đặt ngay vé VinWonders Nam Hội An

Trải qua hơn 120 năm thăng trầm của lịch sử, trường Quốc Tử Giám Huế, nay đã trở thành bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, lưu giữ dấu ấn của hơn 500 vị tiến sĩ triều Nguyễn. Dù cho có bị phủ mờ bởi lớp bụi thời gian của những trang sử vàng son thì những triết lý giáo dục và đào tạo nhân tài của nơi đây vẫn còn tồn tại mãi, tượng trưng cho tinh thần hiếu học của dân tộc ta từ xa xưa.

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé