Turn your device in landscape mode.
logo
29 oC
Thứ năm
02/05/2024
29oC
Thứ sáu
03/05/2024
30oC
Thứ bảy
04/05/2024
30oC
Chủ nhật
05/05/2024
30oC
Thứ hai
06/05/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Điện Kiến Trung

[Cận cảnh] Điện Kiến Trung nguy nga giữa kinh thành Huế

13/03/2023 1355 views

Điện Kiến Trung còn có tên gọi khác là Lầu Kiến Trung. Đây là cung điện của nhà Nguyễn trong Tử Cấm Thành. Điện được xem là tài sản văn hóa quốc gia với sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây.

Lầu Kiến Trung được xây dựng dưới thời vua Khải Định

Lầu Kiến Trung được xây dựng dưới thời vua Khải Định (Ảnh: Báo Lao Động)

Điện Kiến Trung là một trong những cung điện của triều Nguyễn. Đây được xem là công trình tiêu biểu và ấn tượng của kiến trúc Cung đình Huế. Với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, cung điện này đã trở thành một trong những địa danh nổi tiếng trên bản đồ du lịch Huế.

1. Giới thiệu về điện Kiến Trung

Ngôi điện này còn được gọi với cái tên khác là lầu Kiến Trung. Nằm trên mảnh đất sau của Tử Cấm Thành – Đại Nội Huế, đây là một trong những cung điện của triều đại nhà Nguyễn. Điện được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1921, dưới triều đại vua Khải Định. 

Nằm bên trong kinh thành Huế, lầu Kiến Trung là địa danh hút khách du lịch. Hiện nay điện nằm ở đường Đặng Thái Thân, thuộc phường Phú Hậu, cách thành phố Huế khoảng 2.7km. Đây là nơi sinh hoạt và làm việc của vua Bảo Đại và Khải Định – 2 vị vua cuối cùng của triều đại Nhà Nguyễn. 

>>> Khám phá: Du lịch Huế 1 ngày vui quên lối với trọn bộ kinh nghiệm chi tiết

2. Lịch sử xây dựng điện Kiến Trung Huế

Năm 1827, vua Minh Mạng cho khởi công công trình lầu Minh Viễn với tổng chiều cao khoảng 10.8m gồm 3 tầng. Tuy nhiên, đến thời mua Tự Đức thì công trình này bị giải thể. 

Vào năm 1913, vua Duy Tân huy động nguồn nhân lực và xây dựng tầng lầu Du Cửu. Đến thời vua Khải Định, vào khoảng thời gian từ năm 1921 – 1923, vùng đất xây dựng lầu Du Cửu được vua Khải Định mở rộng làm cung điện và đặt tên là điện Kiến Trung. Đây là nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. 

Phòng chơi bida trong lầu Kiến Trung

Phòng chơi bida được xây dựng trong lầu Kiến Trung ở Huế (Ảnh: Tư liệu Trung tâm BTDTCĐ Huế)

Vào năm 1932, vua Bảo Đại đã cho cải tạo lại nội thất đồng thời lắp đặt thêm một số tiện nghi Tây Phương. Cách mạng Tháng Tám thành công, lầu Kiến Trung trở thành chứng nhân của sự kiện vua Bảo Đại tiếp xúc với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để họp bàn thoái vị. 

Đáng tiếc là vào năm 1947, do tác động của chiến tranh, cung điện này bị phá hủy và sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn sót lại nền móng. 

>>> Xem thêm: Điện Thái Hòa – công trình kiến trúc độc đáo của triều Nguyễn

3. Kiến trúc lầu Kiến Trung ở Huế

Khác với nhiều cung điện trong Đại nội Huế, lầu Kiến Trung có sự kết hợp giữa kiến trúc của Pháp, kiến trúc Phục Hưng của Ý và kiến trúc của các công trình cổ Việt Nam. Mặt tiền của điện được trang trí với các mảnh gốm sứ nhiều màu. Trên các hình khối bố cục đậm chất châu Âu, lầu Kiến Trung được tô điểm bởi các họa tiết, hoa văn mang họa tiết cung đình, từ đó tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng.

Họa tiết hình rồng ở cầu thang dẫn lên điện được chạm khắc vô cùng tinh xảo

Họa tiết hình rồng ở cầu thang dẫn lên điện được chạm khắc vô cùng tinh xảo (Ảnh: Sưu tầm)

Phía trước điện và vườn cảnh, dẫn lên thềm là ba cầu thang được đắp rồng. Tầng chính điện Kiến Trung ở Huế gồm 15 cửa hiên, tầng trên là gác và trên cùng lá mái ngói có hàng lan can được trang trí theo phong cách kiến trúc Việt. 

Bên trái điện là phòng Đông Cung còn bên phải là Võ Hộ Giá. Từ khi lên kế vị, vua Bảo Đại đã cho trùng tu điện Kiến Trung và tân trang nội thất, tiện nghi theo phong cách phương Tây. Trong đó có xây dựng buồng tắm. 

Với lối kiến trúc độc đáo, lầu Kiến Trung là một trong những địa điểm du lịch Huế không nên bỏ qua

>>> Bỏ túi: Bỏ túi bản đồ du lịch Huế mới nhất – Top điểm tham quan HOT 2024

4. Tiến độ phục dựng điện Kiến Trung

Bắt đầu từ năm 2013, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã khởi động dự án phục dựng lầu Kiến Trung. Dự án này có sự hợp tác của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và mỹ thuật Huế, cùng với đó là sự tham gia của Phân viện Khoa học – Công nghệ Xây dựng miền Trung. 

Lầu Kiến Trung đang được phục dựng

Lầu Kiến Trung đang được phục dựng với tổng vốn đầu tư 123,78 tỉ đồng (Ảnh: VnExpress)

Đến ngày 16/2/2018, dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung” chính thức được khởi công và dự kiến hoàn tất vào tháng 8/2023. Với tổng vốn đầu tư lên đến 123,78 tỉ đồng, quá trình trùng tu hiện nay đang bước vào giai đoạn cuối và lầu Kiến Trung cũng đã bắt đầu lên hình hài.

>>> Tìm hiểu thêm: Điện Hòn Chén – Địa điểm tham quan văn hóa độc đáo của xứ Huế

5. Các địa điểm tham quan gần lầu Kiến Trung

Huế là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, cùng với đó là nhiều địa danh, di tích lịch sử độc đáo. Nếu có dịp đến điện Kiến Trung, các bạn có thể kết hợp khám phá thêm một số địa danh dưới đây:

  • Thái Bình Lâu: Chỉ cách lầu Kiến Trung khoảng 76m, Thái Bình Lâu là tòa nhà hai tầng bằng gỗ tạo lạc ở phía Đông Bắc của Tử Cấm Thành. Đây là nơi dành cho nhà vua đọc sách, nghỉ ngơi và vãn cảnh. 
  • Cung Diên Thọ: Cũng nằm trong Đại Nội Huế và cách lầu Kiến Trung khoảng 750m, Cung Diên Thọ sở hữu kiến trúc cung điện tầm cỡ. Đây là nơi ở của các Thái Hoàng thái hậu và Hoàng thái hậu triều đại nhà Nguyễn.
  • Nhà hát Duyệt Thị Đường: Đây là nhà hát cổ nhất Việt Nam, là nơi biểu diễn các tiết mục nghệ thuật cổ truyền phục vụ du khách khi thăm Hoàng thành, trong đó có nhã nhạc cung đình Huế. Nếu có dịp đến lầu Kiến Trung, du khách có thể kết hợp tham quan nhà hát Duyệt Thị Đường bởi hai địa điểm này chỉ cách nhau 1,2km.
  • Đại Nội Huế: Là cụm di tích bao gồm Tử Cấm Thành và Hoàng Thành. Tham quan quần thể di tích Đại Nội Huế, du khách được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình đền đài, cung điện và miếu thờ bờ thế. Địa danh này cách Điện Kiến Trung khoảng 2,1km. 
  • Ngọ Môn Huế: Ngọ Môn Huế được xem là tuyệt tác kiến trúc cung đình Huế. Cách lầu Kiến Trung khoảng 2.1km, đây cũng là một trong những địa danh du lịch hấp dẫn tại Huế. 
Ngọ Môn Huế là tuyệt tác kiến trúc cung đình Huế

Ngọ Môn Huế là cổng chính phía Nam của Hoàng Thành, thuộc kiến trúc triều đại nhà Nguyễn (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài những địa điểm tham quan nổi tiếng trên, du khách có thể kết hợp du lịch Hội An để khám phá vùng đất văn hóa với vẻ đẹp yên bình. Và đừng quên tham gia vui chơi, trải nghiệm nhiều trò chơi hấp dẫn tại VinWonders Nam Hội An. 

Với 5 phân khu cùng nhiều hoạt động hấp dẫn, VinWonders Nam Hội An sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm cực kỳ thú vị:

  • Du ngoạn trên sông và khám phá thế giới động vật hoang dã tại River Safari
  • Khám phá nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo tại Đảo văn hóa dân gian
  • Hòa cùng những giá trị truyền thống và kiến trúc phương Tây tại Bến cảng giao thoa
  • Thử thách bản thân với những trò chơi cảm giác mạnh tại Vùng đất phiêu lưu
  • Vui chơi thả ga với đường trượt siêu đỉnh tại Thế giới nước.
Ngồi thuyền du ngoạn trên sông và khám phá thiên nhiên hoang dã

Ngồi thuyền du ngoạn trên sông và khám phá thiên nhiên hoang dã

Thưởng thức các show diễn nghệ thuật đặc sắc

Thưởng thức các show diễn nghệ thuật đặc sắc

Thử thách bản thân với các trò chơi cảm giác mạnh

Thử thách bản thân với các trò chơi cảm giác mạnh

Đặt ngay vé VinWonders Nam Hội An

Điện Kiến Trung là địa điểm du lịch hấp dẫn tại Huế. Công trình này không chỉ có ý nghĩa lớn về lịch sử, văn hóa mà còn được xem là biểu tượng của vùng đất Cố đô. Nếu có dịp du lịch Huế, đừng quên ghé thăm lầu Kiến Trung để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc của cung điện này. 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé