Turn your device in landscape mode.
logo
27 oC
Thứ bảy
11/05/2024
27oC
Chủ nhật
12/05/2024
30oC
Thứ hai
13/05/2024
30oC
Thứ ba
14/05/2024
30oC
Thứ tư
15/05/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Chùa Thầy

Về thăm chùa Thầy – ngôi chùa cổ, phong cảnh hữu tình ở Hà Nội

26/07/2023 1149 views

Chùa Thầy có kiến trúc cổ xưa, cảnh quan thiên nhiên đẹp, toạ lạc ở vị thế đắc địa hiếm có tạo nên một không gian Phật giáo linh thiêng mà gần gũi. Cùng tìm hiểu địa chỉ, đường đi, lối kiến trúc độc đáo cùng không gian lễ hội đặc sắc của chùa Thầy Hà Nội.

Khung cảnh yên bình của chùa Thầy Hà Nội

Khung cảnh yên bình của chùa Thầy Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Hương, chùa Thầy cổ kính từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử, du khách khắp nơi tìm đến chiêm bái, vãn cảnh. Nằm giữa phong cảnh non nước hữu tình, không gian yên bình, có lối kiến trúc mang giá trị lịch sử, tôn giáo góp phần tạo nên nét đẹp cuốn hút của chùa Thầy.

1. Đôi nét về chùa Thầy – cổ tự nổi tiếng bậc nhất Hà Nội

  • Địa chỉ: dưới chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
  • Giá vé tham quan: 10.000 VNĐ/vé

Chùa Thầy ở đâu? Chùa Thầy còn được gọi là chùa Cả, nằm dưới chân núi Sài Sơn, cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km về hướng Tây Nam. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc Tự, có thế nằm gối đầu vào núi Phật Tích (núi Thầy). Đây là quần thể di tích, danh thắng nổi tiếng của Thủ đô có giá trị văn hóa, lịch sử cùng lối kiến trúc nổi bật mang dấu ấn đặc trưng của kiến trúc vào thế kỷ XVII. Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa Hà Nội đẹp, linh thiêng, hấp dẫn du khách và Phật tử khắp nơi đến tham quan, vãn cảnh, chiêm bái và tìm hiểu lối kiến trúc đặc sắc.

Chùa Thầy nằm dưới chân núi Sài Sơn

Chùa Thầy nằm dưới chân núi Sài Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: Du lịch gần Hà Nội – 1001 địa điểm HOT nhất 2024 vui quên lối

2. Phương tiện di chuyển đến chùa Thầy Quốc Oai

Để đến chùa Thầy Quốc Oai, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc xe buýt:

  • Di chuyển bằng phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy):

Nếu tự mình lái xe đến chùa Thầy, bạn có thể đi theo tuyến đường sau: Di chuyển theo tuyến đường Đại lộ Thăng Long (CT08) cho đến nút giao Sài Sơn. Tại đây, bạn rẽ phải ra khỏi cao tốc, đi khoảng 3km nữa sẽ thấy các thông tin chỉ dẫn phân làn phương tiện. Lưu ý nếu đi xe máy, bạn không di chuyển theo đường gom Đại lộ Thăng Long vì ở đây cấm xe máy. Từ ngã 4 Big C – Trần Duy Hưng, bạn đi khoảng 15km sẽ gặp đến điểm rẽ vào Chùa Thầy.

Đến nơi, bạn gửi xe ở bãi và đi bộ vào tham quan chùa. Giá gửi xe máy là 10.000 VNĐ/xe và ô tô là 30.000 VNĐ/xe.

  • Di chuyển xe buýt: 

Từ trung tâm Hà Nội, du khách bắt chuyến xe buýt CNG 01 (bến xe Mỹ Đình đi bến xe Sơn Tây). Tuyến xe này có điểm dừng ngay trước cổng vào chùa Thầy nên rất thuận tiện cho du khách tham quan.

Xe bus là phương tiện di chuyển đến chùa Thầy an toàn, tiết kiệm

Xe bus là phương tiện di chuyển đến chùa Thầy an toàn, tiết kiệm (Ảnh: Sưu tầm)

3. Lịch sử xây dựng chùa Thầy

Chùa Thầy được xây dựng dưới thời Lý, lịch sử chùa Thầy gắn với giai thoại về cuộc đời nhà sư Từ Đạo Hạnh. Nếu như chùa Láng là nơi gắn bó với giai đoạn đầu cuộc đời nhà sư, thì chùa Thầy lại là nơi chứng kiến quãng đời sau cùng của Thiền sư cho đến ngày thoát xác. Ban đầu, khi mới dựng chùa, nơi đây chỉ là một am nhỏ, thường được gọi là Hương Hải am. Sau đó, chùa được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại bao gồm 2 cụm chùa: chùa Dưới (Thiên Phúc Tự) và chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự).

Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công được giao trọng trách chăm lo việc trùng tu, sửa chữa, xây dựng điện Phật, điện Thánh cùng nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Năm 1997, Bưu điện Việt Nam cho phát hành bộ tem “Thắng Cảnh Việt Nam” bao gồm 3 mẫu, trong đó có đưa hình ảnh “Phong Cảnh Chùa Thầy”. Ngày này, chùa Thầy không chỉ là địa điểm tu hành của tăng ni, Phật tử mà còn là địa điểm tham quan, thu hút khách du lịch đến tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử, vãn cảnh chùa.

Phong cảnh nên thơ của chùa vào mùa hoa gạo tháng 3

Phong cảnh nên thơ của chùa vào mùa hoa gạo tháng 3 (Ảnh: Sưu tầm)

4. Kiến trúc chùa thầy – độc đáo, đậm nét truyền thống

Du lịch gia đình gần Hà Nội, du khách có thể cùng ba mẹ, con cái đến tham quan, vãn cảnh các ngôi chùa đẹp, nổi tiếng như chùa Thầy, chùa Một Cột… Đến với chùa Thầy, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên trước lối kiến trúc xưa độc đáo. Ngay khi đặt chân đến chùa, du khách đã bị thu hút bởi cảnh núi non hùng vĩ. Chùa Thầy được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Lý với lối xây chữ Tam bao gồm ba chùa nằm song song nhau nằm trên nền cao.

Theo thuyết phong thủy, chùa Thầy được xây dựng tọa lạc trên thế đất hình con rồng. Lưng chùa dựa vào núi Sài Sơn, mặt hướng ra ngọn Long Đẩu, quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa có hồ nước lớn thường được gọi là Long Trì (ao rồng), trong sân có hàm rồng.

Phần chính của chùa Thầy có ba tòa nhà nằm song song nhau là chùa Trung, chùa Thượng và chùa Hạ. Chùa Hạ và chùa Trung được nối với nhau bởi ống muống tạo thành thế hạ công thượng nhất. Trong sân có hai cây cầu là Nguyệt tiên kiều và Nhật tiên kiều nằm tạo thành thế râu rồng độc đáo.

Du khách chiêm ngưỡng kiến trúc của chùa Thầy

Du khách chiêm ngưỡng kiến trúc của chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)

5. Bên trong chùa Thầy có gì?

Giới thiệu về chùa Thầy bên trong có nhiều pho tượng Phật, tượng Thánh đẹp, đồ sộ. Ở chùa Hạ có tượng Đức Ông và một bức bình phong lớn tái hiện cảnh địa ngục. Chùa Trung có hai pho tượng Hộ pháp cao gần 4m, là một trong những tượng Hộ Pháp lớn nhất ở các chùa của nước ta. Trên cao nhất có bức tượng Di Đà Tam, bên phải là tượng Quán Thế Âm dáng vẻ ung dung cùng tượng Pho Đại Thế Chí tạo thành một bộ tượng rất đẹp. Ở giữa là là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh được tạc vào thế kỉ 19. Toàn bộ tượng Thiền sư và ba pho Di Đà được đặt trên một bệ đá hai tầng chạm khắc cánh hoa sen, hình rồng, hoa lá, bốn góc chạm hình thần điểu Garuda.

Đến tham quan chùa Thầy, du khách còn được chiêm ngưỡng các bức tượng khác của Thiền sư Từ Đạo Hạnh như bức tượng Thiền sư ở kiếp Vua, tượng Thiền sư trong kiếp Thánh. Ngoài ra, chùa còn có tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh, bà Tăng Thị Loan và tượng hai bạn đồng đạo của Thiền sư là Thiền sư Giác Hải và Minh Không. Bên trong chùa Thượng còn có hai cây cột rất đẹp làm bằng loại gỗ Ngọc am.

Vẻ đẹp yên bình của chùa

Vẻ đẹp yên bình của chùa (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Bỏ túi: [Lưu gấp] 15 địa điểm du lịch ngoại thành Hà Nội ĐẸP & HOT nhất 2024

6. Những địa điểm tham quan hấp dẫn thuộc quần thể chùa Thầy

Du lịch chùa Thầy, du khách sẽ được tham quan quần thể chùa Thầy bao gồm chùa Thượng, chùa Hạ, chùa Trung, Thủy Đình, hang Cắc Cớ, chùa Cao, Đền Thượng…

6.1. Thủy đình

Phía trước chùa Thầy là một sân gạch rộng nhìn ra hồ Long Trì giống như hàm trên của con rồng, còn bờ hồ phía bên trái giống như hàm dưới. Ở giữa hồ là Thủy đình cổ kính được ví như viên ngọc trong miệng rùa thiêng, tỏa ánh hào quang rực rỡ. Đây chính là sân khấu múa rối nước của các nghệ nhân xưa. Trong sân chùa còn có những cây hoa gạo nở hoa đỏ rực tô điểm cho nét đẹp cổ kính, bình yên của ngôi chùa này.

Chùa Thầy được xây dưới thời nhà Lý

Chùa Thầy được xây dưới thời nhà Lý (Ảnh: Sưu tầm)

6.2. Những ngôi chùa nằm trong chùa Thầy

Chùa Thầy được xây dựng theo lối kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh” gồm ba tòa nằm song song nhau là chùa Thượng, chùa Hạ và chùa Trung. Chùa Hạ (tòa ngoài) là nơi dạy học, giảng đạo của Thiền sư và là nơi lễ bái của Tăng ni, Phật tử. Chùa Trung (tòa giữa) là nơi thờ Tam Bảo. Và tòa trong cùng là chùa Thượng ở vị trí cao nhất, có biển đề “Đại hùng Bảo điện”. Chùa thầy thờ ai? Bên trong tòa Thượng thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Thiền sư và tượng Di Đà tam tôn.

Ngoài ra, chùa Thầy còn có gác chuông, các đền thờ nằm xen kẽ trên đường lên núi. Phía sau chùa có lầu trống, lầu chuông đồng.

Cầu Nguyệt tiên kiều và Nhật tiên kiều tạo thành thế râu rồng độc đáo

Cầu Nguyệt tiên kiều và Nhật tiên kiều tạo thành thế râu rồng độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)

6.3. Hang Cắc Cơ

Đi dần lên núi để khám phá chùa Thầy, bạn sẽ được đến với phá hang Cắc Cớ sâu hút hút. Nơi đây gắn với nhiều giai thoại bí ẩn được lưu truyền từ xa xưa. Hang có 9 tầng, theo truyền thuyết thì các tầng tượng trưng cho 9 tầng địa ngục. Du khách đến tham quan thường chỉ quan sát bên ngoài, vào tham quan tầng 1, rất ít người xuống tới tầng thứ 2, 3 bởi đường đi rất khó khăn, hiểm trở.

Hang Cắc Cớ

Hang Cắc Cớ (Ảnh: Sưu tầm)

6.4. Chùa Cao

Dọc theo đường lên núi, bạn sẽ được gặp chùa Cao. Đây vốn là Hiển Thụy Am, trước kia là nơi đầu tiên Thiền sư Từ Đạo Hạnh tu hành. Lên cao dần, bạn sẽ thấy hang Bụt Mọc, hang Gió, hang Bò. Chùa cao là một quần thể chùa có kiến trúc đẹp gồm 3 gian. Chùa có gác chuông cao, ở các góc chùa có nhiều bút tích của các vị danh Nho xưa.

Chùa Cao

Chùa Cao (Ảnh: Sưu tầm)

6.5. Đền Thượng

Nằm trong quần thể chùa Thầy, đền Thượng là một trong các điểm di tích được người dân và du khách thập phương thường lui bái ngưỡng. Đền nằm trên eo lưng của ngọn núi Thầy, gần đền Thượng là hang Bụt Mọc có nhiều tảng đá được thời gian mài mòn trông giống như tượng Phật. Tham quan đền Thượng giữa lưng chừng núi, tận hưởng không gian yên bình nơi đây khiến lòng người lắng lại, bình yên hơn.

Đền Thượng

Đền Thượng (Ảnh: Sưu tầm)

6.6. Chùa Bối Am

Chùa Bối Am còn được gọi là chùa Một Mái. Chùa chỉ có một mái ngói với phần mặt sau dựa vào vách núi. Chùa bao gồm tiền đường và thượng điện. Trong đó, tòa tiền đường có 3 gian chạy dọc phía ngoài, tòa thượng điện chỉ có một mái tựa vào vách núi kiểu chồng diêm. Hệ thống tượng Phật của chùa được đặt trực tiếp ở các bệ trên sườn núi tạo nên một cảnh sắc rất riêng, yên tĩnh, vắng lặng và vô cùng thanh tịnh.

Du khách tham quan chùa Thầy

Du khách tham quan chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Lưu ngay: Lưu ngay kinh nghiệm du lịch gần Hà Nội 1 ngày chi tiết nhất

7. Lễ hội chùa Thầy có gì đặc sắc?

Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 – 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Vào mỗi dịp lễ hội, nơi đây thu hút hàng ngàn du khách khắp nơi đổ về trẩy hội. Lễ hội chùa Thầy mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn – một chương trình diễn xướng tôn giáo trang nghiêm kết hợp với nhạc cụ dân tộc.

Đến đây vào dịp này, Phật tử và du khách sẽ được xem các buổi trình diễn múa rối nước đặc sắc với nhiều tuồng tích hay như Thạch Sanh, Tấm Cám, hay các cảnh sinh đời thường của nông thôn Bắc bộ… Đây cũng là dịp du khách được dâng hương cúng bái cầu tình duyên, may mắn, bình an.

Lễ hội chùa Thầy

Lễ hội chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)

8. Những lưu ý khi đi chùa Thầy Quốc Oai Hà Nội

Tham quan chùa Thầy, du khách cần lưu ý:

  • Chùa là chốn linh thiêng nên bạn chú ý ăn mặc phù hợp, tránh mặc trang phục phản cảm, váy quá ngắn, quần đùi.
  • Muốn mua vật lễ hay nhờ người dân sắp lễ, mua đồ lưu niệm, bạn nhớ hỏi giá trước để tránh mua phải giá quá đắt.
  • Tiền phí hướng dẫn, thuyết trình dao động khoảng 100.000 – 300.000 VNĐ. Nếu có nhu cầu bạn cần lưu ý giá, không phải miễn phí.
  • Giữ trật tự chung, không gây ồn ào ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Sau khi tham quan, lễ Phật ở chùa Thầy, bạn có thể ghé các địa điểm vui chơi hấp dẫn khác của Hà Nội để “quẩy” hết mình như VinWonders Wave Park & Water Park hay VinKE & Vinpearl Aquarium

VinWonders Wave Park & Water Park là nơi vui chơi vô cùng thú vị dành cho du khách ở mọi độ tuổi. Đến với VinWonders Wave Park ở Vinhomes Ocean Park 2, bạn sẽ được thử sức với vô vàn trò chơi dưới nước sôi động, giải nhiệt bằng việc tắm biển nhân tạo với hồ nước mặn lớn nhất Châu Á… Đặc biệt, đừng quên săn thật nhiều hình đẹp cùng với không gian tuyệt đẹp ở đây.

VinWonders Hà Nội

VinWonders Wave Park & Water Park

VinWonders Water Park ở Vinhomes Ocean Park 3 là một trong những địa điểm giải trí hấp dẫn bậc nhất Thủ đô. Đến đây, du khách tha hồ tắm mát, vẫy vùng với bể bơi lớn ngoài trời và bể bơi trong nhà, trải nghiệm vô vàn hoạt động giải trí nước, tham gia các chương trình  sự kiện, nhạc hội vui bất tận…

Du khách vui chơi ở VinWonders Hà Nội

Du khách vui chơi ở VinWonders Wave Park & Water Park

Đặt ngay vé VinWonders Wave Park & Water Park

VinKE & Vinpearl Aquarium nằm ở trung tâm Thủ đô là điểm đến không thể bỏ lỡ của các gia đình có con nhỏ. Nơi đây có VinKE  với hàng trăm máy game hiện đại cùng nhiều trò chơi hướng nghiệp bổ ích mang đến cho con trẻ nhiều hoạt động vui chơi thú vị, hình thành cho con ước mơ về nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra, nơi đây còn có thủy cung Vinpearl Aquarium Times City – một thế giới đại dương thu nhỏ nhiều sắc màu với vô vàn loài sinh vật biển để du khách tha hồ chiêm ngưỡng, check in.

Thủy cung Vinpearl Aquarium Times City

Thủy cung Vinpearl Aquarium Times City

Đặt ngay vé VinKE & Vinpearl Aquarium

Chùa Thầy là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Hà Nội. Nếu có dịp đặt chân đến Thủ đô ngàn năm văn hiến, nhớ ghé thăm chùa Thầy để khám phá ngôi chùa cổ mang nét đẹp yên bình, độc đáo hiếm có này nhé!

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé