Turn your device in landscape mode.
logo
31 oC
Thứ hai
13/05/2024
31oC
Thứ ba
14/05/2024
30oC
Thứ tư
15/05/2024
30oC
Thứ năm
16/05/2024
29oC
Thứ sáu
17/05/2024
30oC
VinWonders Nha Trang
3
Hội Gióng

Hội Gióng – đặc sắc lễ hội tưởng nhớ Thánh Gióng đánh tan giặc Ân

03/08/2023 1459 views

Lễ hội Gióng được lưu truyền hàng ngàn năm là dịp để mọi người gắn kết, tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa và khám phá văn hóa truyền thống của dân tộc trong không khí nô nức, tưng bừng.

Hội Gióng là lễ hội truyền thống đặc sắc ở Hà Nội, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể với những giá trị văn hóa cổ xưa và nhiều hoạt động tưng bừng, ý nghĩa. Những thông tin hấp dẫn về hội Gióng qua bài viết sẽ giúp bạn càng thêm yêu Thủ đô và có chuyến du lịch Hà Nội nhiều màu sắc.

1. Hội Gióng – lễ hội truyền thống đặc sắc ở Hà Nội

Hội Gióng là lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm tại nhiều địa phương ở Hà Nội. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh và tưởng nhớ Thánh Gióng – vị anh hùng có công đánh đuổi giặc Ân trong truyện cổ dân gian Việt Nam. Vào năm 2010, Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được UNESCO công nhận và ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Lễ hội mang giá trị văn hóa toàn cầu và được lưu truyền liên tục, toàn vẹn qua nhiều thế hệ.

Lễ hội Gióng được tổ chức hàng năm ở nhiều thôn, làng của Hà Nội

Lễ hội Gióng được tổ chức hàng năm ở nhiều thôn, làng của Hà Nội (Ảnh: sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các lễ hội ở Việt Nam đặc sắc được du khách mong đợi nhất

2. Lịch sử và ý nghĩa, giá trị của lễ hội Thánh Gióng

Lễ hội Thánh Gióng bắt đầu được tổ chức từ thế kỷ 11 vào thời vua Lý Thái Tổ. Từ đó, vào thời nhà Lý đến thời nhà Lê và các vương triều sau này, hội Gióng đều được tổ chức trọng thể hàng năm. Khi vua Lý Công Uẩn cho xây dựng đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, quy mô hội Gióng càng được chú trọng và khắc ghi trong tâm thức người Việt qua bao đời.

Hội Gióng không đơn thuần là lễ hội truyền thống mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Lễ hội tái hiện sinh động trận đấu hùng tráng giữa Thánh Gióng và giặc Ân, đồng thời tôn vinh lòng dũng cảm và ý chí kiên định của nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến giữ nước. Thông qua lễ hội, người dân cũng thể hiện lòng biết ơn theo đạo lý uống nước nhớ nguồn và nâng cao nhận thức về tinh thần bảo vệ Tổ quốc.

Lễ hội Thánh Gióng có nguồn gốc từ thế kỷ 11 vào thời vua Lý Thái Tổ

Lễ hội Thánh Gióng có nguồn gốc từ thế kỷ 11 vào thời vua Lý Thái Tổ (Ảnh: sưu tầm)

3. Những lễ hội Gióng nổi bật nhất trên địa bàn Hà Nội

Hai hội Gióng nổi tiếng nhất là hội Gióng Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng. Mỗi lễ hội sở hữu những nét văn hóa độc đáo và hoạt động tiêu biểu, tạo nên sức hút to lớn cho du lịch ngoại thành Hà Nội.

3.1. Lễ hội đền Gióng Sóc Sơn

Trong truyện cổ dân gian Việt nam, chân núi Sóc là nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi bay về trời. Tại đây, người dân đã xây dựng đền thờ và tổ chức lễ hội hàng năm từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng Âm lịch. Hội Gióng diễn ra tại đền Sóc (đền Thượng) thuộc khu di tích đền Sóc, thôn Vệ Linh, X. Phù Linh, H. Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi lễ truyền thống như: lễ mộc dục (tắm tượng), lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi, hóa ngựa Gióng, tục chém tướng… Vào ngày chính hội, người dân các thôn làng quanh khu di tích đến đền dâng lễ vật lên Đức Thánh và nguyện cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài các nghi lễ truyền thống, hội Gióng còn có các trò chơi dân gian sôi nổi, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách.

Nghi thức rước vị trong lễ hội đền Gióng Sóc Sơn

Nghi thức rước vị trong lễ hội đền Gióng Sóc Sơn (Ảnh: sưu tầm)

3.2. Hội Gióng Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội

Hội Gióng Phù Đổng diễn ra vào hai ngày mùng 8 và 9 tháng 4 Âm lịch hàng năm tại khu di tích đền Phù Đổng, X. Phù Đổng, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội. Tương truyền, đây là nơi sinh ra vị anh hùng Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương.

Lễ hội Gióng làng Phù Đổng trở thành niềm tự hào của làng Phù Đổng, Phù Dực, Đổng Viên, Đổng Xuyên và thu hút sự tham gia của đông đảo người dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Những nghi lễ diễn ra trong lễ hội bao gồm: lễ tế Thánh tại đền Thượng, lễ dâng hương, lễ rước nước, lễ rước khám đường, lễ rước cỗ, hội trận truyền thống và nghi thức hóa voi và ngựa.

Trước ngày diễn ra lễ hội, người dân ở các thôn làng xã Phù Đổng sẽ tất bật gói bánh, làm cỗ, chuẩn bị trang phục cho các cô tướng, ông hiệu… Ngày nay, bên cạnh các nghi lễ truyền thống, lễ hội còn đồng thời tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, quảng bá du lịch hấp dẫn như: lễ hội Hoa giấy, giải vật dân tộc, văn nghệ quần chúng, ẩm thực địa phương, gian hàng OCOP…

Đoàn rước trong lễ hội Gióng ở làng Phù Đổng

Đoàn rước trong lễ hội Gióng ở làng Phù Đổng (Ảnh: sưu tầm)

3.3. Các hội Gióng khác

Ngoài hội Gióng đền Sóc và hội Gióng Phù Đổng, Hà Nội còn có hơn 10 hội Gióng khác ở khu vực nội, ngoại thành. Những hội Gióng này mang giá trị văn hóa tiêu biểu, giúp du khách có cơ hội khám phá và trải nghiệm nhiều hoạt động truyền thống đặc sắc. Dưới đây là 3 hội Gióng nổi bật, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Hội Gióng Bộ Đầu huyện Thường Tín

Hội Gióng Bộ Đầu được tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng tại làng Bộ Đầu, X. Thống Nhất, H. Thường Tín. Tương truyền, Thánh Gióng khi đang trên đường trở về trời đã lao xuống cứu người và tiêu diệt đôi thuồng luồng gây họa ở sông Hồng. Từ đó, làng Bộ Đầu tôn Thánh Gióng thành thần hoàng và thờ pho tượng Gióng bằng gỗ cao 5m. Lễ hội Gióng ở làng thường tổ chức thi gậy, diễn lại cảnh Gióng dùng tre ngà đánh giặc, tạo nên khung cảnh vô cùng sống động.

Hội Gióng Bộ Đầu diễn ra vào ngày 8 tháng Giêng, liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng trên đường trở về trời

Hội Gióng Bộ Đầu diễn ra vào ngày 8 tháng Giêng, liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng trên đường trở về trời (Ảnh: sưu tầm)

  • Hội Gióng Chi Nam huyện Gia Lâm

Hội Gióng Chi Nam hay hội Phù Gióng được tổ chức tại làng Sen Hồ, X. Lệ Chi, H. Gia Lâm vào trước ngày chính hội Gióng Phù Đổng một ngày (mùng 8/4 Âm lịch). Lễ hội có ý nghĩa vinh danh chiến công của ông Hiển Công trong công cuộc chống giặc giữ nước. Vào sáng mùng 8 tháng Tư, sau lễ tế tại đình làng, hội diễn ra các hoạt động tái hiện chiến thắng của ông và trò chơi cướp dừa sôi nổi.

  • Hội Gióng Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm

Hội Gióng Xuân Đỉnh được tổ chức vào ngày 6/1 Âm lịch tại làng Xuân Tảo, X. Xuân Đỉnh, H. Từ Liêm. Lễ hội liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng đã dừng chân tại làng Cáo (nay là làng Xuân Tảo) và Xuân Đỉnh để tắm mát, nghỉ ngơi trên đường trở về trời. Ngày nay, phiến đá mà Thánh Gióng ngồi nghỉ vẫn được bảo tồn gần giếng nước trong làng. Hội Gióng Xuân Đỉnh chủ yếu tập trung vào nghi thức rước kiệu Thánh ra giếng như cách để minh chứng về sự thật của truyền thuyết xưa kia.

Hội Gióng Xuân Đỉnh được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch tại làng Xuân Tảo

Hội Gióng Xuân Đỉnh được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch tại làng Xuân Tảo (Ảnh: sưu tầm)

>>> Khám phá: TOP 31 địa điểm du lịch Hà Nội nội thành và ngoại thành HOT nhất 2024

4. Những lễ hội độc đáo khác ở Hà Nội

Ngoài hội Gióng, Thủ đô ngàn năm văn hiến còn được biết đến với nhiều lễ hội đặc sắc. Hãy cùng khám phá thêm truyền thống và văn hóa lâu đời của Hà Nội qua 5 lễ hội nổi tiếng sau:

4.1. Lễ hội chùa Hương

  • Địa điểm: Quần thể chùa Hương, X. Hương Sơn, H. Mỹ Đức, TP. Hà Nội
  • Thời gian tổ chức: Từ mùng 6 tháng giêng – cuối tháng 3 Âm lịch

Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm với quy mô lớn và không khí trẩy hội sôi động. Ngoài lễ viếng tại chùa Hương, du khách còn được tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: thưởng cảnh, chèo thuyền, nghe hát dân ca truyền thống…

Không khí trẩy hội đầu xuân rộn ràng ở chùa Hương

Không khí trẩy hội đầu xuân rộn ràng ở chùa Hương (Ảnh: sưu tầm)

4.2. Lễ hội Gò Đống Đa

  • Địa điểm: Gò Đống Đa, P. Quang Trung, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Thời gian tổ chức: mùng 5 tháng Giêng Âm lịch – trước ngày diễn ra hội Gióng đền Sóc

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức nhằm tưởng nhớ chiến thắng lẫy lừng tại Ngọc Hồi – Đống Đa dưới sự chỉ huy của vị vua áo vải Quang Trung (Nguyễn Huệ). Đây là lễ hội thường niên lớn tại Hà Nội có lịch sử hơn 200 năm với lễ rước hoành tráng và nhiều trò chơi thú vị.

4.3. Lễ hội đền Cổ Loa

  • Địa điểm: Làng Cổ Loa, H. Đông Anh, TP. Hà Nội
  • Thời gian tổ chức: Từ mùng 6 – 16 tháng Giêng Âm lịch

Lễ hội đền Cổ Loa là một lễ hội đặc sắc tại Hà Nội, được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn dựng nước, xây thành Cổ Loa của vua An Dương Vương. Khuôn khổ lễ hội gồm phần nghi lễ trang nghiêm và phần hội sôi nổi với nhiều trò chơi, văn nghệ dân gian hấp dẫn như: đấu vật, đánh đu, thổi cơm thi, bắn cung, hát tuồng, hát ca trù…

Nghi thức rước kiệu trong lễ hội đền Cổ Loa

Nghi thức rước kiệu trong lễ hội đền Cổ Loa (Ảnh: sưu tầm)

4.4. Lễ hội chùa Thầy

  • Địa điểm: X. Sài Sơn, H. Quốc Oai, TP. Hà Nội
  • Thời gian tổ chức: Từ ngày 5/3 – 7/3 Âm lịch

Ngoài hội Gióng và nhiều lễ hội ý nghĩa, lễ hội chùa Thầy cũng là dịp lễ hội đặc sắc mà bạn đừng bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Lễ hội tôn vinh vị tổ sáng lập nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam là Từ Đạo Hạnh. Khuôn khổ lễ hội bao gồm nhiều hoạt động tôn giáo ý nghĩa, lễ viếng và các màn biểu diễn múa rối nước đặc sắc.

4.5. Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng

  • Địa điểm: Đình Bát Tràng, X. Bát Tràng, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội
  • Thời gian tổ chức: Từ ngày 14/2 – 16/2 Âm lịch

Cùng nằm ở vùng ngoại ô như hội Gióng, lễ hội làng gốm Bát Tràng thu hút đông đảo du khách tìm đến trẩy hội, xem lễ rước…  Lễ hội được tổ chức với mục đích ca ngợi, tôn vinh nghề gốm truyền thống và tưởng nhớ nguồn cội văn hóa dân gian.

Hội Gióng và các lễ hội đặc sắc ở Hà Nội hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ về văn hóa, truyền thống dân tộc. Không chỉ thế, Hà Nội còn là nơi lý tưởng để bạn trải nghiệm những hoạt động giải trí hấp dẫn như: tắm biển, thư giãn tại VinWonders Wave Park & Water Park và khám phá không gian hướng nghiệp, tham quan thế giới đại dương tại VinKE & Vinpearl Aquarium:

  • Công viên giải trí VinWonders Wave Park & Water Park: Nằm ở phía Đông Hà Nội, VinWonders Wave Park (Vinhomes Ocean Park 2) sẽ giúp bạn nạp năng lượng cuối tuần bằng kỳ nghỉ tuyệt vời bên bờ biển ngay giữa lòng thành phố với bể tạo sóng khổng lồ, hồ nước mặn lớn nhất châu Á, hệ thống đường trượt và các hoạt động thể thao trên biển. Đặc biệt, nếu bạn là tín đồ của những trò chơi thử thách và yêu thích không gian sôi động thì đừng bỏ qua VinWonders Water Park (Vinhomes Ocean Park 3) với các trò giải trí nước đỉnh cao và Quảng trường sự kiện Marina Square náo nhiệt.
Trải nghiệm kỳ nghỉ tuyệt vời bên bờ biển ngay giữa lòng thành phố tại VinWonders Hà Nội

Trải nghiệm kỳ nghỉ tuyệt vời bên bờ biển ngay giữa lòng thành phố tại VinWonders Wave Park & Water Park

ĐẶT VÉ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY

  • VinKE và thủy cung Vinpearl Aquarium Times City: Không gian hướng nghiệp rộng lớn và thế giới games, trò chơi vận động tại VinKE Times City sẽ mang đến cho gia đình nhỏ, nhóm bạn những giờ phút thư giãn thú vị và bổ ích. Cạnh bên là thủy cung Vinpearl Aquarium với thế giới đại dương bao la và hàng chục ngàn sinh vật biển tự do bơi lội.
Ghé thăm thủy cung Vinpearl Aquarium Times City và khám phá thế giới đại dương bao la, huyền bí 

Ghé thăm thủy cung Vinpearl Aquarium Times City và khám phá thế giới đại dương bao la, huyền bí

Đặt ngay vé VinKE & Vinpearl Aquarium

Trên đây là những thông tin về hội Gióng – lễ hội tưởng nhớ đến vị anh hùng Thánh Gióng trong truyện cổ Việt Nam. Thông qua lễ hội, bạn sẽ hiểu hơn về những giá trị văn hóa, truyền thống đặc sắc, đồng thời tận hưởng không khí náo nhiệt và tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn.

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé