Turn your device in landscape mode.
logo
31 oC
Thứ sáu
10/05/2024
31oC
Thứ bảy
11/05/2024
30oC
Chủ nhật
12/05/2024
30oC
Thứ hai
13/05/2024
30oC
Thứ ba
14/05/2024
29oC
VinWonders Nha Trang
3
Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Nguyên tắc & 11 cách rèn luyện hiệu quả

18/08/2023 1542 views

Giải mã bí quyết thành công cho mỗi cá nhân với kỹ năng giao tiếp ứng xử. Việc nâng cao khả năng này có thể giúp bạn xử lý khéo léo và thông minh trong mọi tình huống cuộc sống.

Khám phá bí quyết phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử để phát triển sự nghiệp thành công

Khám phá bí quyết phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử để tạo dựng mối quan hệ tốt và phát triển sự nghiệp thành công (Ảnh: Sưu tầm)

Kỹ năng giao tiếp ứng xử đã và đang trở thành chìa khóa quan trọng cho sự thành công và thăng tiến trong mọi lĩnh vực. Bất kỳ ai cũng có thể trau dồi kỹ năng mềm này, học cách tự tin thể hiện ý kiến, lắng nghe và tạo dựng mối quan hệ tốt với người khác.

1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp ứng xử là gì?

Kỹ năng giao tiếp ứng xử (Communication skills) là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh. Bên cạnh đó, kỹ năng này còn chứa đựng sự lắng nghe tích cực, khả năng thấu hiểu sâu xa và phản hồi tinh tế của một người.

Giao tiếp ứng xử là kỹ năng không thể thiếu, giúp một cá nhân hoàn thiện bản thân trong cuộc sống

Giao tiếp ứng xử là kỹ năng không thể thiếu, giúp một cá nhân hoàn thiện bản thân trong cuộc sống (Ảnh: Sưu tầm)

2. Tại sao kỹ năng giao tiếp ứng xử lại quan trọng?

Không chỉ là những quy tắc ứng xử và cách tương tác giữa con người, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống chính là hạt giống để thắp sáng cho mọi mối quan hệ. Một cách tự nhiên, chúng ta đã nghe về nghệ thuật giao tiếp, nhưng kỹ năng này không đơn thuần là việc nói chuyện, mà còn biết cách truyền đạt, diễn đạt ý kiến và cảm xúc, thậm chí cả việc diễn giải những hành động phi ngôn ngữ.

Dưới đây là những lợi ích mà kỹ năng giao tiếp và ứng xử mang lại cho mỗi người:

  • Giúp mỗi người nắm vững cách diễn đạt sao cho người nghe hiểu rõ ý nghĩa, tránh hiểu lầm không đáng có.
  • Biết cách lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc, suy tư của người khác.
  • Là cầu nối giúp bạn tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với người xung quanh.
  • Với khả năng này, bạn sẽ tự tin hơn khi trò chuyện với người khác, đặc biệt trong các tình huống thử thách cao.
  • Kỹ năng giao tiếp ứng xử là “chất xúc tác” cho sự thành công, giúp bạn nắm bắt cơ hội và vượt qua khó khăn.
  • Giúp bạn dễ dàng tạo liên kết sâu sắc hơn với kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Sức mạnh của kỹ năng giao tiếp ứng xử mở ra cánh cửa tốt đẹp cho các mối quan hệ

Sức mạnh của kỹ năng giao tiếp ứng xử mở ra cánh cửa tốt đẹp cho các mối quan hệ (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Đọc thêm: Kỹ năng sinh tồn là gì? 11 kỹ năng sinh tồn cơ bản cần thiết nhất

3. 6 nguyên tắc “vàng” trong giao tiếp ứng xử cần nắm

Để điểm tô bức tranh hoàn thiện cho kỹ năng giao tiếp ứng xử, phần tiếp theo là 6 nguyên tắc tựa như những viên gạch xây dựng nền móng vững chắc. Với mỗi một yếu tố là một hướng dẫn sâu sắc về cách tạo dựng quan hệ mạnh mẽ và hiệu quả thông qua giao tiếp tinh tế.

3.1. Xưng hô phù hợp theo độ tuổi, mối quan hệ

Đầu tiên, xưng hô đúng cách giữa người với người tạo nên một sự quan tâm âm thầm đến người khác. Đồng thời, đây là cách thể hiện tinh thần tương tác và gắn kết sâu sắc. Việc đặt người vào vị trí thích hợp trong giao tiếp, từ cách gọi tên đến cách thể hiện sự tôn trọng sẽ giúp cuộc trò chuyện thêm thăng hoa.

Điều chỉnh cách xưng hô phù hợp sẽ giúp bạn kết nối sâu sắc hơn với người đối diện

Điều chỉnh cách xưng hô phù hợp sẽ giúp bạn kết nối sâu sắc hơn với người đối diện (Ảnh: Sưu tầm)

3.2. Lời nói rõ ràng, tránh gây hiểu nhầm cho người nghe

Trong công việc lẫn cuộc sống, khả năng diễn đạt một cách dễ hiểu dễ dàng tạo nên cuộc trò chuyện tránh gây hiểu nhầm. Đây là chìa khóa để xây dựng sự thấu hiểu chân thành và cùng hướng đến mục tiêu chung.

Nói chuyện rõ ràng giúp tránh gây hiểu lầm và thể hiện tôn trọng người khác

Nói chuyện rõ ràng giúp tránh gây hiểu lầm và thể hiện tôn trọng người khác (Ảnh: Sưu tầm)

3.3. Hạn chế lối nói mỉa

Như một lưu ý quan trọng, đây là điều không thể bỏ qua trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh. Việc chỉ trích người khác một cách tinh tế, tưởng chừng là khen nhưng chất chứa ẩn sau giọng điệu thường tạo ra ấn tượng không tốt và dẫn đến mất cảm tình. Điều này cho thấy bạn có thái độ thù địch, thường xuyên xét nét người khác và gây khoảng cách trong quan hệ.

Lối nói tinh tế và tích cực tạo ra ảnh hưởng tích cực trong công việc lẫn cuộc sống

Lối nói tinh tế và tích cực tạo ra ảnh hưởng tích cực trong công việc lẫn cuộc sống (Ảnh: Sưu tầm)

3.4. Tránh nói về những chủ đề nhạy cảm

Như một lời khuyên sáng suốt, hạn chế nói nhiều về chủ đề nhảy cảm là cách cách giữ cho cuộc trò chuyện suôn sẻ và tạo dựng ấn tượng tích cực. Khi bạn biết cách nói giảm nói tránh về những chủ đề như chính trị, tôn giáo, pháp luật, giới tính… có thể giúp tạo nên không khí ôn hòa và tránh những cuộc tranh luận không cần thiết.

Khả năng đồng cảm và tôn trọng sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn

Khả năng đồng cảm và tôn trọng người khác trong việc chọn chủ đề thích hợp sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn (Ảnh: Sưu tầm)

3.5. Chú ý khi dùng từ

Khả năng sử dụng từ ngữ thích hợp là nguyên tắc để bạn thể hiện sự khéo léo và thông minh của bản thân. Hãy tránh tiếng lóng và ngôn từ địa phương để đảm bảo thông điệp dễ dàng đến với mọi người, tuyệt đối không sử dụng từ ngữ chuyên ngành hoặc ngôn từ cổ, để tránh làm người nghe cảm thấy không hiểu lời bạn nói.

Sự tỉ mỉ trong việc lựa chọn từ sẽ giúp bạn tạo nên môi trường giao tiếp chất lượng

Sự tỉ mỉ trong việc lựa chọn từ sẽ giúp bạn tạo nên môi trường giao tiếp chất lượng (Ảnh: Sưu tầm)

3.6. Không nên sử dụng lối nói mang đến sự tiêu cực

Khả năng lựa chọn từ ngữ tích cực giúp bạn tránh gây ra cảm xúc tiêu cực và tạo nên không gian giao tiếp hòa hợp. Việc chú ý đến cách truyền đạt thông điệp một cách tinh tế là cách cảm thông mà bạn dành cho người đối diện. Sự nhạy bén trong lối nói chuyện việc giúp bạn tránh rơi vào những cảm xúc tiêu cực không đáng có.

Khi biết cách truyền đạt chuẩn mực, đó là cách xây dựng sự tương tác tốt hơn với người khác

Khi biết cách truyền đạt chuẩn mực, đó là cách xây dựng sự tương tác tốt hơn với người khác (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: 12 kỹ năng lãnh đạo giúp nhà quản lý thành công trong sự nghiệp

4. Cách rèn luyện, cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả

Khi thực hành giao tiếp tích cực hàng ngày cho đến việc xây dựng lòng tự tin và tập trung vào việc lắng nghe, mọi thành phần khi kết hợp với nhau đều sẽ giúp bạn trở thành một người giao tiếp xuất sắc hơn. Hãy cùng khám phá những bí quyết và phương pháp hiệu quả để nâng cao kỹ năng giao tiếp và ứng xử của bạn.

4.1. Thể hiện thái độ tự nhiên và chân thành

Từ cử chỉ tới giọng điệu, sự tự nhiên và chân thành tạo nên tương tác thực sự. Khi rèn giũa kỹ năng giao tiếp ứng xử, bạn đã trực tiếp tạo nên bầu không khí thoải mái, truyền tải ý kiến của mình chân thành. Khi bạn lắng nghe, chia sẻ quan điểm, đặt câu hỏi, đó là cách quan tâm và tạo dựng tin cậy đến người khác.

Sự tập trung và thể hiện thái độ tự nhiên giúp bạn tăng kết nối trong mọi khía cạnh của cuộc sống

Sự tập trung vào người khác và thể hiện thái độ tự nhiên giúp bạn tăng kết nối ý nghĩa trong mọi khía cạnh của cuộc sống (Ảnh: Sưu tầm)

4.2. Tránh ngắt lời người khác

Kỹ năng giao tiếp ứng xử là việc tạo nên không gian lắng nghe và tôn trọng. Do vậy, không nên ngắt lời người khác là một phần quan trọng. Khi dứt khoát ngắt lời người đối diện, bạn có thể đánh mất cơ hội để họ kể câu chuyện của mình và làm mất sự kết nối trong cuộc trò chuyện. Điều này cũng có thể làm cho người đối diện cảm thấy không được quan tâm và đặt ra câu hỏi về lòng tôn trọng của bạn đối với họ.

Hãy tạo cho đối phương không gian để tự do diễn đạt

Hãy tạo cho đối phương không gian để tự do diễn đạt, sẵn sàng lắng nghe để hiểu rõ hơn về suy nghĩ và cảm xúc của họ (Ảnh: Sưu tầm)

4.3. Không nên nói quá nhiều, thao thao bất tuyệt

Giao tiếp hiệu quả là sự cân bằng giữa nói và lắng nghe, thế nên đừng nói quá nhiều để giúp duy trì sự tương tác và tập trung trong cuộc trò chuyện. Khi bạn thấy người nghe có dấu hiệu mất hứng thú như ngáp, ánh mắt lạc hướng, hãy linh hoạt chuyển chủ đề hoặc kết thúc câu chuyện để duy trì sự quan tâm.

Bên cạnh đó, ngắn gọn và trực tiếp vào vấn đề cũng là một điểm mà bạn nên lưu ý trong kỹ năng giao tiếp ứng xử. Hãy tránh những lời nói dài dòng và vòng vo, để người nghe dễ dàng nắm bắt thông điệp và tương tác một cách chính xác.

Đây là kỹ năng giúp mỗi người truyền tải thông tin hiệu quả

Đây là kỹ năng giúp mỗi người truyền tải thông tin hiệu quả, đảm bảo cuộc trò chuyện luôn diễn ra mượt mà hơn (Ảnh: Sưu tầm)

4.4. Giao tiếp bằng ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể

Trong kỹ năng giao tiếp ứng xử, bên cạnh lắng nghe thì bạn cần sử dụng kỹ năng quan sát một cách tài tình. Bởi vì ánh mắt và cử chỉ có thể tiết lộ nhiều điều về tâm trạng, ý định của người khác. Nếu bạn nhận thấy biểu cảm trên khuôn mặt người đối diện thay đổi khi nói chuyện, hãy nhạy bén thay đổi chủ đề để duy trì mối quan hệ tốt hơn.

Không những vậy, người có khả năng quan sát luôn đứng ở vị trí lợi thế, vì họ có khả năng nắm bắt thông tin từ môi trường xung quanh. Để rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể dành thời gian học hỏi về ngôn ngữ cơ thể (Body Language) và hành vi con người, giúp bạn trở thành người thông minh hơn trong việc tương tác và giao tiếp.

Ánh mắt và cử chỉ mang trong mình thông điệp tâm trạng và ý định của chúng ta

Ánh mắt và cử chỉ tuy là những phần nhỏ trong giao tiếp, nhưng mang trong mình thông điệp tâm trạng và ý định của chúng ta (Ảnh: Sưu tầm)

4.5. Đừng chỉ nói, cần biết cách lắng nghe

Khi tham gia giao tiếp, sự trao đổi thông tin không chỉ đơn thuần là việc bạn nói. Để thực sự hiểu và nói đúng, kỹ năng lắng nghe là điều cần thiết. Lắng nghe ở đây không chỉ đơn giản là tiếp thu thông tin, mà còn là thấu hiểu sâu hơn. Đôi khi, khả năng lắng nghe quan trọng hơn cả khả năng diễn đạt. Trong một số trường hợp, người khác sẽ thích chia sẻ và tương tác với bạn hơn vì bạn biết lắng nghe và thấu hiểu họ.

Để phát triển kỹ năng này, hãy tạo cơ hội cho người khác nói, có thái độ nhiệt tình trong việc tìm hiểu câu chuyện của họ. Đồng thời, bạn cần có lòng thông cảm và khuyến khích họ mở lòng chia sẻ. Thỉnh thoảng, khi bạn đang lắng nghe, hãy duy trì sự tập trung bằng cách hướng ánh mắt vào họ, và thể hiện sự quan tâm thông qua việc gật đầu hoặc mỉm cười.

Cách lắng nghe tinh tế và thấu hiểu trong giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp xây dựng mối quan hệ tốt

Cách lắng nghe tinh tế và thấu hiểu trong giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp xây dựng mối quan hệ tốt (Ảnh: Sưu tầm)

4.6. Đặt câu hỏi trong cuộc giao tiếp

Việc đặt câu hỏi trong giao tiếp thể hiện sự ham học hỏi và quan tâm của bạn đối với chủ đề đang trò chuyện. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh chủ đề nhạy cảm và đảm bảo nội dung phù hợp. Qua đó, bạn sẽ thể hiện tôn trọng và khả năng lắng nghe của mình đối với người khác, đồng thời tạo sự thoải mái và tạo điểm nhấn tích cực cho kỹ năng giao tiếp ứng xử.

Đặt câu hỏi và trao đổi một cách tự nhiên giúp tương tác tích cực hơn

Đặt câu hỏi và trao đổi một cách tự nhiên giúp tương tác tích cực hơn (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Tham khảo: Kỹ năng làm việc nhóm là gì? 11 kỹ năng cần thiết cho hiệu quả cao

4.7. Hạn chế làm việc riêng, sử dụng điện thoại

Với kỹ năng giao tiếp ứng xử, việc duy trì sự tập trung và hiệu quả đòi hỏi sự tương tác chân thành. Do đó, khi tránh làm việc cá nhân trong lúc trò chuyện là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của giao tiếp. Sự phân tâm này ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc trò chuyện và tạo ra cảm giác thiếu tôn trọng, không quan tâm đối với người đang nói. Vì thế, để tạo ra môi trường tương tác tích cực, hãy tập trung hoàn toàn vào cuộc giao tiếp, đặt điện thoại xuống và dành thời gian thực sự lắng nghe và tương tác với người đối diện.

Tôn trọng đối phương bằng cách tránh dùng điện thoại hay làm việc riêng khi giao tiếp

Tôn trọng đối phương bằng cách tránh dùng điện thoại hay làm việc riêng khi giao tiếp (Ảnh: Sưu tầm)

4.8. Giữ một khoảng cách vừa phải

Trong giao tiếp, việc giữ một khoảng cách vừa phải là rất quan trọng. Điều này thể hiện sự tôn trọng và tạo cảm giác thoải mái cho cả hai bên. Khi gặp tình huống không gian hẹp hoặc nhiều đồ vật riêng tư, cần tránh nhìn ngó nghiêng lung tung để không chạm đến sự riêng tư của người khác. Đặc biệt, khi giao tiếp với người lớn tuổi, bạn nên lại gần hơn một chút để họ có thể nghe rõ bạn nói. Tuyệt đối không nên tâm sự về chuyện riêng tư với mọi người, mà chỉ nên chọn lọc và chia sẻ những thông tin phù hợp nhất.

Giữ khoảng cách trong giao tiếp là cách tôn trọng và tạo không gian thoải mái cho cuộc trò chuyện

Giữ khoảng cách trong giao tiếp là cách tôn trọng và tạo không gian thoải mái cho cuộc trò chuyện (Ảnh: Sưu tầm)

4.9. Chú ý đến tông giọng và cảm xúc

Bên cạnh đó, tông giọng và cảm xúc đóng vai trò quan trọng, vì cùng một câu nói có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả trong giao tiếp, bạn cần điều chỉnh giọng điệu và cảm xúc phù hợp với ngữ cảnh cũng như đối tượng. Hãy cảm nhận tông giọng và trạng thái tâm lý của người đối diện để linh hoạt điều chỉnh cuộc trò chuyện khi cần thiết.

Điều chỉnh tông giọng và cảm xúc thể hiện sự nhạy bén và linh hoạt trong việc truyền đạt thông điệp

Điều chỉnh tông giọng và cảm xúc thể hiện sự nhạy bén và linh hoạt trong việc truyền đạt thông điệp (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu: Kỹ năng quản lý thời gian là gì? Cách quản lý thời gian hiệu quả

4.10. Sẵn sàng tiếp nhận những phản hồi và góp ý một cách tích cực

Đây là một thành phần không thể thiếu để mỗi người phát triển kỹ năng ứng xử trong giao tiếp cho bản thân. Bạn có thể mở lòng đối với những ý kiến đóng góp từ mọi người, sau đó xem xét và điều chỉnh để nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử của mình. Việc chấp nhận rằng không ai hoàn hảo từ đầu sẽ giúp bạn không ngừng hoàn thiện bản thân.

Tinh thần luôn đón nhận phản hồi, góp ý từ người khác giúp mỗi cá nhân rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả

Tinh thần luôn đón nhận phản hồi, góp ý từ người khác giúp mỗi cá nhân rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm)

4.11. Đọc sách, tham gia khóa học kỹ năng giao tiếp ứng xử

Không chỉ dừng lại ở đó, đọc sách kỹ năng giao tiếp ứng xử và tham gia vào các khóa học cũng là cách hiệu quả để nâng cao kỹ năng này. Chẳng hạn như lớp học về thông minh cảm xúc giúp bạn quản lý cảm xúc và hiểu thấu về bản thân cũng như người khác. Hơn nữa, bạn cũng không ngừng học hỏi từ những người có kinh nghiệm và tìm đọc những sách tích cực về chủ đề này sẽ giúp bạn tiến xa hơn về kỹ năng này.

Đọc sách và tham gia khóa học là những công cụ quý báu cần có trên bước đường phát triển bản thân

Đọc sách và tham gia khóa học là những công cụ quý báu cần có trên bước đường phát triển bản thân (Ảnh: Sưu tầm)

Khám phá thế giới qua những hành trình du lịch không chỉ là cơ hội thư giãn mà còn là một cách trau dồi kỹ năng mềm. Việc khám phá các điểm đến, hiểu biết về nền văn hóa và cuộc sống xung quanh giúp ta mở rộng tầm hiểu biết và cảm nhận sâu sắc hơn. Với tinh thần này, hệ thống công viên giải trí VinWonders là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Với những trò chơi hấp dẫn và trải nghiệm độc đáo, bạn có thể không chỉ tận hưởng những giây phút thú vị mà còn rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử một cách tự nhiên và linh hoạt:

  • Các trò chơi phiêu lưu sẽ giúp bạn khám phá giới hạn bản thân.
  • Các trò chơi trong nhà với công nghệ hiện đại giúp bạn tương tác và phối hợp với đồng đội tốt hơn.
  • Các trò chơi cảm giác mạnh thách thức dành cho gia đình, nhóm bạn cũng giúp tạo dựng sự kết nối giữa các thành viên để cùng nhau vượt qua khó khăn.
VinWonders là nơi gắn kết mọi người, tăng sự tương tác và vui chơi giải trí không giới hạn

VinWonders là nơi gắn kết mọi người, tăng sự tương tác và vui chơi giải trí không giới hạn

>>> Booking vé vào VinWonders Phú Quốc, Nha Trang, Nam Hội An, Hà Nội, Vinpearl Safari Phú Quốc, VinKE & Vinpearl Aquarium cùng gia đình, bạn bè trải nghiệm khoảnh khắc khó quên và tăng khả năng kết nối cùng nhau

Trong cuộc sống đa dạng và liên tục thay đổi, kỹ năng giao tiếp ứng xử trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Qua việc thực hiện những nguyên tắc cơ bản như thể hiện sự chân thành, lắng nghe tập trung và biết đặt câu hỏi, chúng ta có thể tạo dựng mối quan hệ tốt hơn và hiểu rõ hơn về người khác. Không chỉ giúp xây dựng môi trường giao tiếp tích cực, mà kỹ năng này còn giúp chúng ta vượt qua thách thức, tạo sự thấu hiểu và thấu hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh.

 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé
Đặt vé